RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

Vui đua thuyền đầu xuân mới

Vui đua thuyền đầu xuân mới
          Sáng ngày 28/1/2013, tại Hồ trung tâm thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh tưng bừng tổ chức Hội thi đua thuyền truyền thống lần thứ XV. Đây là hoạt động được tổ chức hàng năm vào ngày mùng 6 tết, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết trong đồng bào các dân tộc huyện Sông Hinh trước một năm mới. Đông đảo nhân dân đến với lễ hội từ rất sớm.

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

PHÁT TRIỂN DU LỊCH GÓP PHẦN GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC HUYỆN SÔNG HINH


Vui hội cồng chiêng- a rap

Phan Thanh Quyền
Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Sông Hinh

Với đặc thù là một Huyện miền núi có nhiều dân tộc anh em sinh sống (Gồm 17 dân tộc): Ê đê, bana, kinh, chăm hroi, rắc lây, tày, nùng, dao, sán dìu…Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng, do vậy đời sống văn hóa và sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc Huyện Sông hinh hết sức phong phú, độc đáo, đa dạng, đặc biệt là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đây là tài sản tinh thần vô cùng quý giá. Trong đó tiêu biểu là văn hóa cồng chiêng nằm trong không gian văn hóa cồng chiêng tây nguyên được Unesco công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15/01/2005.
Múa May-a của người Ê Đê M'DHour trong lễ đâm trâu


Sau hơn 25 năm xây dựng và phát triển, huyện Sông hinh đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội; an ninh quốc phòng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Mức hưởng thụ văn hóa của người dân nhất là các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có sự chuyển biến rõ nét. Các hoạt động văn hóa thể dục thể thao thường xuyên được tổ chức từ huyện đến cơ sở. Các lễ hội văn hóa của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện từng bước được khôi phục thông qua các hoạt động được tổ chức ở cấp Huyện, xã, thị trấn, thôn buôn và tham gia các hoạt động văn hóa ở cấp Tỉnh cụ thể: Hàng năm Huyện tổ chức liên hoan - thể thao các dân tộc; Hội diễn nghệ thuật quần chúng; Liên hoan văn hóa cồng chiêng; liên hoan đàn và hát dân ca…Các lễ hội được tổ chức ở các buôn làng như: Lễ bỏ mã; lễ cầu mưa; lễ mừng sức khỏe; cúng làng cuối năm; lễ mừng nhà mới; lễ đâm trâu…Thông qua các hoạt động văn hóa đã quy tụ được nhiều nghệ nhân tham gia biểu diễn và phát hiện nhiều nghệ nhân có trình độ hiểu biết về văn hóa nghệ thuật dân gian. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn gìn giữ.Một số thôn buôn đồng bào dân tộc đã có đội cồng chiêng, các hoạt động văn hóa thực sự là món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân. Thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa đã thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các dân tộc, các địa phương trên địa bàn huyện.

Căn cứ Nghị quyết số:21/2006/NQ-HĐND khóa 6 ngày 29/12/2006 của hội đồng nhân dân huyện sông hinh về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc Huyện Sông hinh. UBND Huyện Sông hinh đã xây dựng đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn Huyện Sông hinh và giao trách nhiệm cho Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện đề án này. Qua gần 4 năm thực hiện (Từ năm 2007-2010) đã được một số kết quả sau đây:
- Tổ chức khảo sát, sưu tầm di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn Huyện cụ thể như: Sưu tầm cồng chiêng, các làn điệu dân ca, sử thi, phục dựng lễ hội cầu mưa, sưu tầm các loại nhạc cụ, các trang phục của đồng bào các dân tộc trên địa bàn Huyện. Nhìn chung trong quá trình tổ chức thực hiện đề án Phòng Văn hóa và Thông tin nhận thấy đồng bào các dân tộc trên địa bàn Huyện có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa của địa phương, dân tộc mình.

- Tuy nhiên do sự nhận thức và điều kiện kinh tế khó khăn, sự tác động mặt trái của cơ chế thị trường, sự bùng nổ của các phương tiện thông tin nhất là Internet. Vì vậy, nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc có nguy cơ bị mai một, thất truyền. Các nghệ nhân hiểu biết về các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian rất ít, thế hệ trẻ thiếu sự quan tâm về các hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc theo đề án của UBND Huyện giao cho Phòng Văn hóa và Thông tin thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là nguồn kinh phí thực hiện đề án không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, chưa huy động được sự tham gia của cộng đồng. Có nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc hết sức độc đáo, có ý nghĩa nhân văn nhưng không được tổ chức phục dựng. Đội cồng chiêng ở các thôn buôn của đồng bào dân tộc Êđê, bana rất ít, vì vậy một số cồng chinh của đồng bào bị đem bán hoặc trao đổi để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt kinh tế của gia đình. Trước thực trạng đời sống văn hóa và hoạt động văn hóa của đồng bào các dân tộc Huyện Sông hinh như tôi vừa đề cập, đây là một vấn đề cần phải được quan tâm giải quyết. Làm thế nào để giữ gìn và phát huy được các giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc? Theo tôi, phát triển du lịch là phương án tốt nhất, hiệu quả nhất để phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa- xã hội.
Thưa các Đ/c!
Văn hóa và phát triển là sự vận động biện chứng mang tính quy luật. Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, bất cứ một địa phương nào cũng phải đặt tiêu chí phát triển lên hàng đầu. Bởi vì sự vận động và phát triển sẽ làm cho cộng đồng ở đó có cuộc sống tốt đẹp hơn, hướng đến giá trị nhân văn hơn. Như vậy, văn hóa phải năm trong tiêu chí phát triển chung. Ở trong mỗi quốc gia, mỗi Tỉnh, mỗi Huyện, hoặc mỗi xã trong đó người dân có thu nhập cao thì chưa đủ mà phải có đời sống văn hóa đẹp, mức hưởng thụ văn hóa phải cao. Như vậy, phát triển du lịch chính là một phần trong nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nếu phát triển du lịch tốt thì sẽ giải quyết được các vấn đề cơ bản sau đây:
- Giới thiệu quảng bá rộng rãi về đất nước – con người Huyện Sông hinh đến với công chúng trong nước và ngoài nước, đặc biệt là giới thiệu về bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc trong Huyện (Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể).
- Các nghệ nhân sẽ có điều kiện giao lưu văn hóa và biểu diễn để giới thiệu cho khách du lịch về những hoạt động văn hóa của địa phương như: Văn hóa cồng chiêng; các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian; các lọai nhạc cụ của đồng bào các dân tộc; các lễ hội hết sức độc đáo như: Lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mã, lễ cầu mưa, lễ mừng sức khỏe, lễ mừng nhà mới…
- Khi được tổ chức biểu diễn giới thiệu cho du khách, các nghệ nhân sẽ có sự sáng tạo, say mê và lưu giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, sẽ có điều kiện để truyền lại cho thế hệ trẻ biết giữ gìn và phát triển các loại hình văn hóa hết sức độc đáo này. Khi biểu diễn phục vụ, các nghệ nhân sẽ có thêm một phần thu nhập kinh tế, từ đó sẽ có điều kiện để đầu tư xây dựng các chương trình văn hoá nghệ thuật dân gian mang tính chuyên nghiệp và quy mô hơn, góp phần xã hội hoá các hoạt động văn hoá nghệ thuật.
Để thực hiện được mục tiêu đặt ra, theo tôi muốn khôi phục và phát triển được các hoạt động văn hóa để phục vụ khách du lịch thì cần phải tập trung vào những nhiệm vụ và giải pháp sau đây:

Thứ 1: Xây dựng nhà văn hóa thôn buôn:
Chúng ta cần tập trung ưu tiên đầu tư có trong điểm để xây dựng nhà văn hóa thôn buôn, xây dựng nhà kiên cố quy mô, đảm bảo tiêu chuẩn về thiết kế, diện tích sinh hoạt trong nhà và hoạt động ngoài trời. Địa điểm cần phải phù hợp thuận lợi để tổ chức các hoạt động văn hóa. Điều cần lưu ý và chú trọng đó là khâu thiết kế mẫu nhà văn hóa phải được đồng bào sinh sống ở thôn buôn đó lựa chọn quyết định. Việc đầu tư xây dựng, bố trí địa điểm phải được kiểm tra kỉ lưỡng phải có sự thống nhất cao giữa các ngành liên quan, vì đây là địa điểm tập trung sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa. Tránh tình trạng đầu tư xây dựng một cách tràn lan, lãng phí không hiệu quả.
Thứ 2: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc:
Đây là nhiệm vụ cần phải được chú trọng quan tâm đúng mức trước mắt cũng như lâu dài. Theo tôi cần tập trung khôi phục các đội đánh cồng chiêng, các đội nhảy Arap ở các thôn buôn. Tập hợp qui tụ các nghệ nhân biết biểu diễn các loại nhạc cụ, nghệ nhân hát các làn điệu dân ca, sử thi, để có sự đầu tư hỗ trợ giúp đỡ. Bởi vì hiện nay các nghệ nhân biết được các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật này là rất ít, nếu không được đầu tư thì sẽ có nguy cơ mai một, thất truyền.
Trang phục truyền thống của người Ê Đê M' DHour

Hiện nay Huyện Sông hinh có nhiều lễ hội độc đáo như: Lễ hội đâm trâu; lễ cầu mưa; lễ bỏ mã; lễ mừng sức khỏe; lễ mừng nhà mới…nhưng do điều kiện kinh phí khó khăn vì vậy các lễ hội này ít được tổ chức và phục dựng. Đề nghị Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND Huyện nên chọn điểm để đầu tư tổ chức phục dựng mỗi năm ít nhất là một lễ hội ở một địa phương để giới thiệu quảng bá nét văn hóa độc đáo này của đồng bào dân tộc.

Thứ 3: Tổ chức liên hoan văn hóa nghệ thuật dân gian:

Hàng năm hoặc định kỳ Sở VHTT&DL, UBND Huyện cần tổ chức liên hoan văn hóa nghệ thuật dân gian như: Liên hoan đàn và hát dân ca; liên hoan văn hóa cồng chiêng…Để các nghệ nhân có điều kiện thể hiện tài năng và nâng cao trình độ nghệ thuật. Qua liên hoan sẽ phát hiện được các tài năng để có điều kiện bồi dưỡng, đào tạo phát triển.

Thứ 4: Giới thiệu quảng bá trên các thông tin đại chúng:

Đây là vấn đề hết sức cần thiết trong công tác quảng bá giới thiệu các loại hình nghệ thuật dân gian của đồng bào các dân tộc Huyện Sông hinh đến với công chúng. Vì vậy để nghị UBND Huyện có sự đầu tư hỗ trợ để xây dựng chương trình văn hóa nghệ thuật phát trên đài truyền thanh - truyền hình Huyện, trung tâm truyền hình Việt nam tại Phú yên theo định kỳ.

Thứ 5: Xây dựng các tua du lịch trong và ngoài tỉnh:

Cần phải xây dựng các tua du lịch trong và ngoài tỉnh, xác định Sông Hinh là một điểm đến. Trong quá trình thực hiện các tua du lịch đến Sông Hinh phải có chương trình biểu diễn văn hoá nghệ thuật dân gian của đồng bào các dân tộc gắn với tổ chức các lễ hội truyền thống để phục vụ du khách.

Nếu chúng ta thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp như tôi đã nêu thì các hoạt động văn hóa của Huyện Sông hinh sẽ đáp ứng được chất lượng phục vụ cho khách du lịch khi đến tham quan và ngược lại khách tham quan sẽ được thưởng thức, khám phá về các hoạt động văn hóa rất độc đáo của địa phương.

Kính thưa các Đ/c!

Thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đảng ta đã khắng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển, đồng thời là mục tiêu cao cả của Chủ nghĩa xã hội”. Đây là một trong những luận điểm cơ bản và có tính chiến lược nói lên vị trí cực kỳ quan trọng của văn hóa đối với đời sống xã hội nhất là trong xu thế phát triển và hội nhập như hiện nay. Phát triển du lịch là một nhiệm vụ quan trọng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội và cũng là để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Huyện Sông Hinh.

Hội thảo “Định hướng và những giải pháp phát triển du lịch Huyện Sông hinh” Bao gồm nhiều nội dung liên quan đến các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, liên quan đến các ngành các cấp. Trong thời gian có hạn tôi chỉ xin phép được phát biểu trao đổi một số vấn đề cơ bản và đề xuất những nhiệm vụ giải pháp trọng tâm về công tác phát triển du lịch góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Huyện Sông hinh. Với hi vọng được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp của các ngành các cấp để chúng tôi thực hiện tốt hơn về nhiệm vụ phát triển văn hóa trên địa bàn Huyện Sông hinh. Thay mặt ngành Văn hóa và Thông tin Huyện xin được gởi đến các Đ/c lãnh đạo, quý vị đại biểu và toàn thể các Đ/c lời chào trân trọng- lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc, thành đạt- Chúc hội thảo thành công. Xin cảm ơn.

Hội thi đẽo tượng gỗ và chế tác nhạc cụ huyện Sông Hinh năm 2012


Sáng ngày 12/12/12, tai trung tâm văn hóa thể thao, huyện Sông Hinh tổ chức hội thi nghệ thuật đẽo tượng gỗ và chế tác nhạc cụ dân tộc năm 2012. Đây là một trong các chương trình nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sông Hinh.
Thuyết trình tác phẩm tại hội thi

          Với chủ đề, Nghệ thuật các dân tộc thiểu số đồng hành cùng đất nước, hội thi đã thu hút 18 nghệ nhân (chủ yếu là người Ba Na, Ê Đê) đến từ các 5 đơn vị: xã Ea Bar, Sơn Giang, Ea Bia, Ea Trol và xã Sông Hinh. Vật liệu dùng để chế tác là những thứ có sắn như tre, lứa, gỗ…; Mặc dù yêu cầu phương tiện dùng để chế tác hoàn toàn thô sơ, truyền thống như dao, rừu, dựa, đục, lửa… nhưng với bàn tay khéo léo, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, nhiều tác phẩm tượng gỗ phản ánh sinh động cuộc sống đã được hình thành. Tiêu biểu trong đó như: Tượng voi, tượng người đánh trống trong lễ hội của Y Thiện, xã Sơn Giang; Tượng người ngồi khóc, tượng nồi, lư cối giã gạo của ma Jun, Ma Ngâu, ma Ngoanh xã Ea Bar; Tượng người giã gạo của Ma Thú, xã Sông Hinh hay tượng Người giữ rẫy, tượng con khỉ của Ma Tác, xã Ea Trol…Phần lớn các loại hình trên hiện diện tại nhà mả mỗi khi có người trong buôn làng mất. 

          Theo những nghệ nhân, đồng bào Ba Na cũng giống như Ê Đê luôn có quan niệm rằng, người sống ở về ban ngày, còn người chết ở về ban đêm của thế giới bên kia; họ cũng cần sự chăm sóc khi như khi còn sống nên phải chia của cải, vật dụng thiết yếu trong sinh hoạt. Và cũng để thể hiện tình cảm của người sống, những tượng gỗ được coi là vật tượng trưng để phục vụ cho người đã chết. Tiêu biểu ở đây là tượng phụ nữ đang giã gạo, kèm theo nồi đồng, bếp lửa để nấu cơm; người đàn ông cầm cung tên đi săn bắt thú rừng làm thức ăn, tượng người đánh trống để mua vui trong các lễ hội; hoặc cũng có khi là hình ảnh người phụ nữ mặt buồn rầu thể hiện lòng tiếc thương của người đang sống với người đã khuất. Bên cạnh đó, các con vật thân quen,  như voi để làm công cụ sản xuất; những chú khỉ thông minh, nhanh nhẹn vừa làm bầu bạn vừa giúp chủ nhân canh giữ bảo vệ tài sản, mùa màng nương rẫy…


          Bên cạnh tượng gỗ, nhiều nhạc cụ truyền thống của đồng bào dân tộc được chế tác tỷ mỉ, công phu, như Chinh Coóc của Ma Phin, xã Ea Bar; Đàn K Ni, đàn Goong Ba Na 5 dây của Y Mẻ xã Sơn Giang; Sáo đất, đàn goong 13 dây của Oi Lức và Ma Cao xã Ea Bia; Chinh Nam của Oi Tiên, xã Sông Hinh. Trong đó có nhiều nhạc cụ mà đến nay người chế tác ra nó và có thể biểu diễn thuần thục được chỉ tính đầu ngón tay như Đinh Guih, Tơ Ky của Oi B lứ, xã Ea Trol.
          Tiêu biểu  và ấn tượng nhất ở đây vẫn là bộ nhạc cụ Đinh tút của nhóm nghệ nhân Mí Lát, xã Ea Bar; bằng những kinh nghiệm của mình, họ đã lựa chọn nhiều ống lồ ô to nhỏ khác nhau để tạo ra những âm thanh trầm bổng khác nhau; và để âm thanh đạt đến độ tinh tế, họ đã sử dụng nước, thêm vào hoặc bớt đi để điều chỉnh theo ý muốn. Nó đặc biệt còn ở chỗ, Đinh Tút cần có sự phối hợp nhuần nguyễn, ăn ý của tập thể 5 hoặc 7 người để tạo ra bản nhạc vui hoặc buồn tùy theo từng lễ hội.
          
          Qua hai ngày thi, đã có 21 tác phẩm nghệ thuật cơ bản đã hoàn thành, phản ánh sinh động đời sống vật chất, tinh thần ở vùng đồng bào dân tộc. Theo đánh giá của ban tổ chức, mặc dù lần đầu tiên tổ chức và vào ở thời điểm cuối năm bận rộn, nhưng hội thi sáng tác nghệ thuật đã nhận được sự hưởng ứng sôi nổi, nhiệt tình, lao động miệt mài của đông đảo nghệ nhân.
         
Qua hội thi này, các tác phẩm có chất lượng sẽ được bảo tồn, lưu giữ, tuyên truyền nhằm phát huy tinh thần dân tộc, niềm đam mê những giá trị văn hóa truyền thống và phát triển nhân rộng trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời tiếp tục phát hiện, bồi dưỡng, động viên những nghệ nhân tiếp tục sáng tác, cống hiến, phổ biến rộng rãi những kinh nghiệm, kỹ năng của mình đã có cho các thế hệ mai sau.
                                                                   Văn Thùy

Nâng cao chất lượng phong trào thi đua lao động sáng tạo, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.


Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của LĐLĐ huyện, trong những năm qua, phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống, thực hành tiết kiệm chống lãng phí… được đông đảo công nhân viên chức, lao động trong huyện hưởng ứng, qua đó đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở địa phương.


Nói đến phong trào thi đua lao động sáng tạo không thể không nhắc đến một đơn vị tiêu biểu như Công đoàn cơ sở Chi cục thuế huyện Sông Hinh. Không bằng lòng với những chỉ tiêu, định mức thu ngân sách hàng năm khiêm tốn, từ nội lực của mình, tâp thể đơn vị đã tạo sự bức phá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với các chỉ tiêu năm sau vượt cao hơn năm trước. Điều đó được minh chứng bằng mức thu ngân sách tăng hàng năm, nếu năm 2008 là 13 tỷ đồng, thì đến hết năm 2012, thu ngân sách của huyện đã tăng lên 51,5 tỷ đồng tăng gấp 4 lần so với năm 2008. Theo ông Phan Văn Dưỡng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Chi cục thuế huyện, có được kết quả trên, ngoài sự nỗ lực, đoàn kết của tập thể, thì còn có phần đóng góp rất lớn của phong trào thi đua lao động sáng tạo. Hưởng ứng phong trào, từng đoàn viên công đoàn không ngừng tìm tòi, học hỏi, đổi mới phong cách làm việc, tích cực nghiên cứu, sáng tạo, áp dụng những cách làm hay, hiệu quả vào từng phần việc chuyên môn. Qua 5 năm, đã có gần chục đề tài, sáng kiến lớn nhỏ đã được áp dụng vào thực tế, trong đó có nhiều sáng kiến, đề tài được cấp trên đánh giá cao và áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương khác. Tiêu biểu trong số đó như: Mô hình tuyên truyền pháp luật thế trong học đường; Tuyên truyền ý thức, trách nhiệm nộp thuế để xây dựng đất nước thông qua các hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và các buổi kể chuyện về Bác ở các thôn, buôn; Đề tài Xây dựng các chuyên mục, chương trình tuyên truyền về Pháp lệnh Thuế bằng tiếng Ê Đê; Đề tài Phối hợp thực hiện các giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu, cải cách cơ chế thu mua, đảm bảo khai thác tối đa công suất của nhà máy, góp phần tieu thụ sản phẩm cho nông dân, đồng thời góp phần tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Sông Hinh; hiệu quả của giải pháp này đã góp phần đưa nhà máy tinh chế bột sắn FOCOCEV trở thành đơn vị dẫn đầu trong công tác nộp ngân sách nhà nước với số tiền 32 tỷ đồng trong năm 2012. 
Trao nhà Mái ấm công đoàn cho Y Thư, xã Ea Trol, huyện Sông Hinh


Cùng với CĐCS Chi cục thuế, trong năm năm qua, đã có hàng trăm cá nhân, tập thể của các đơn vị khác trong huyện đã có những đề tài sáng kiến làm lợi cho nhà nước hàng trăm triệu đồng như đề tài của bà Nguyễn Thị Minh Trang, Giám đốc Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình vê công tác dân số; Đề tài của ông Trần Trung Tính, Chánh Văn phòng UBND huyện; ông Lê Giác Hải, Văn Phòng Huyện ủy về công tác cải cách hành chính; hoặc đề tài của Bác sỹ Đỗ Văn Hòa, Bệnh viện đa khoa huyện đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống sức khỏe, nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe trong cộng đồng dân cư. Bà Huỳnh Thị thu Sương, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Sông Hinh cho biết, xác định phong trào thi đua lao động sáng tạo là nhiệm vụ xuyên suốt và có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả, xây dựng dựng môi trường làm việc an toàn, hiện đại đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hàng năm Ban Thường vụ LĐLĐ huyện đã xây dựng  kế hoạch, xác định hình thức, chỉ tiêu, biện pháp, tiêu chuẩn thi đua cụ thể, rõ ràng; chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động phối hợp với chính quyền đơn vị phát động, tổ chức đăng ký các danh hiệu thi đua, các đề tài nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm, nội dung tập trung vào việc giải quyết thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, tháo gỡ những khó khăn trong công tác, sản xuất; phù hợp từng ngành, từng đơn vị và phù hợp với đặc thù là huyện miền núi.
Rượu cần mừng về nhà mới Mái ấm công đoàn


Với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền đơn vị, sụ nỗ lực của công đoàn các cấp, lao động sáng tạo đã trở thành phong trào mũi nhọn trong công tác thi đua của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động. Tổng kết 5 năm qua, toàn huyện đã có 1162 lượt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và cấp tỉnh; 1223 sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị về mặt kinh tế, xã hội đã được áp dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, thi đua lao động sáng tạo đã tạo ra phong trào rộng lớn khuyến khích công nhân, viên chức, lao động tích cực ứng dụng vào công việc những khoa học, công nghệ tiên tiến; sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc, tiết kiệm chi phí hành chính, tiết kiệm vật tư văn phòng phẩm, gương mẫu thực hiện tiết kiệm, chống tham ô, tham nhũng, lãng phí, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, cải cách lề lối làm việc, cải cách hành chính, phương pháp vận động quần chúng… 
Nhờ Mái ấm công đoàn, Y Thư  cuộc sống gia đình Y Thư tươi đẹp hơn
 

Ông Huỳnh Kim Hùng, Chủ tịch LĐLĐ huyện Sông hinh bày tỏ, phong trào thi đua lao động sáng tạo trong những năm qua đã khơi dậy được tinh thần thi đua yêu nước, ý thức tự lực, từ cường, phát huy tính năng động sáng tạo của công nhân, viên chức và người lao động trước những khó khăn chung của huyện, của tỉnh và của cả nước, qua đó đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện nhà. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thức hiện vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục đó là: Công tác xây dựng , phát triển, bồi dưỡng nhân tố điển hình tiên tiến, chiến sỹ thi đua các cấp chưa được coi trọng đúng mức, tỷ lệ đăng ký cũng như chất lượng đề tài có chuyển biến nhưng vẫn còn thấp. Để phong trào lao động sáng tạo thực sự trở thành động lực trong công tác thi đua, các cấp công đoàn cần nỗ lực hơn nữa trong việc phối hợp với chính quyền đơn vị, đẩy mạnh tuyên truyền để từng đoàn viên công đoàn thấy rõ phong trào thi đua yêu nước mà trọng tâm là thi đua lao động sáng tạo là nhân tố quan trọng, là điều kiện phát huy trình độ năng lực, óc sáng tạo của công nhân viên chức, lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở. Song song với đó, công đoàn các cấp cần tập trung xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, chú trọng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; khuyến khích, động viên tạo điều kiện cho đoàn viên, công nhân viên chức học tập nâng cao trình độ nhận thức, chình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

V Thùy

Triển vọng cây mắc ca


Trong những năm qua, các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như sắn , mía, cao su… mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm thay đổi rõ nét đời sống của bà con nhân dân trong huyện. Nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế, đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông hinh tiếp tục đẩy mạnh chủ trương đa dạng hóa vật nuôi cây trồng, khuyến khích nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, đáng chú ý trong số đó có cây mắc ca. Qua hơn một năm triển khai thực hiện, đến nay diện tích cây mắc ca đã lên đến hàng chục hecta, cá biệt trong số đó đã có hộ thu bói, mở ra triển vọng mới cho người nông dân. 

           
Người dưa cây mắc ca bén rễ trên vùng đất Sông Hinh là ông Nguyễn Đức Toán, thôn Tân An, xã Ea Bar. Được trực tiếp thăm quan, học hỏi mô hình trồng mắc ca của bạn bè bên tỉnh Đắk lăk, cuối năm 2010, ông Toán đã mạnh dạn đầu tư gần trăm triệu đồng mua giống cây mắc ca đem về trồng xen với rẫy cà phê hơn hai hecta. Đến nay, mắc ca đã thành cây xum xuê cành lá, cao ngập đầu người. Theo ông Toán, cây mắc ca phát triển nhanh, khỏe mạnh, chịu hạn tốt, không có biểu hiện của sâu bệnh. Theo chu kỳ sinh trưởng, sau khoảng 4 đến năm năm trồng, cây mắc ca sẽ ra quả. Nhưng thực tế sau hơn hai năm , nhiều cây mắc ca đã đam hoa, kết trái, đem lại niềm phấn khởi và hy vọng lớn cho gia đình ông Toán cũng như người dân nơi đây.
           
            Khác với tự phát như hộ ông Toán, nhiều hộ trên địa bàn Sông Hinh phát triển mắc ca theo hợp đồng liên kết với Công ty TNHH Đức Anh, một đơn vị cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm cây mắc ca. Ông Nguyễn Văn Học, xã EaBar là một trong những hộ như vậy. Theo ông Học, tham gia hợp đồng, đại diện bên A là Công ty Đức Anh cung cấp giống cây mắc ca đảm bảo chất lượng, đã qua kiểm định. Để khuyến khích nông dân mạnh dạn mở rộng diện tích, công ty Đức anh đã hỗ trợ trực tiếp cho người tham gia dự án 25% tổng số tiền cây giống, công vận chuyển. Điều khiến người nông dân an tâm hơn, ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đại diện bên A cam kết đảm bảo bao tiêu hết số lượng sản phẩm cây mắc ca theo giá cả thị trường đối với những hộ tham gia dự án.
           
Từ những kết quả bước đầu, đến nay trên địa bàn huyện Sông Hinh đã có hàng chục hộ đầu tư vốn trồng cây mắc ca với diện tích trên 60 hecta, tập trung chủ yếu ở các xã Ea Trol, Ea Ly, Ea Bar. Cũng như cây cao su, trong bốn năm đầu, mắc ca cho phép trồng xen nhiều loại cây trồng ngắn ngày khác như sắn, cà phê, bắt, đậu… Những người trồng cây mắc ca cho biết, với khoảng cách hàng 7 mét, cây cách cây 6 mét, hiệu quả canh tác cây ngắn ngày trên diện tích mắc ca giảm không đáng kể, ngược lại chúng còn hỗ trợ giữ ẩm, chống sói mòn đất khi tán cây măc ca chưa phát triển. Cũng từ thực tế cho thấy, cây mắc ca phát triển đều trên các loại đất, từ đát đỏ, đất đen hay đất pha cát…


Mắc ca là cây trồng còn mới lạ ở vùng đất Sông Hinh, nhưng với những địa phương khác như Đắk Lăk, Lâm Đồng hay một số tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều nhăm qua cây mắc ca đã đem lại giá trị kinh tế cao từ việc bán nhân quả mắc ca để xuất khẩu đến các nước trên thế giới. Với giá thị trường 100 đến 200.000đ/kg quả như hiện nay, mỗi héc ta mắc ca cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tại hội thảo giới thiệu khả năng phát triển cây mắc ca ở huyện Sông Hinh, các chuyên gia kinh tế đã khẳng định; Sông Hinh có độ cao, khí hậu, thổ nhưỡng lý tưởng, cây mắc ca sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nếu trồng chăm sóc đúng qui trình hướng dẫn. Để giúp nông dân có hướng phát triển kinh tế mới,huyện Sông Hinh đã tạo điều kiện cho Công ty TNHH Đức Anh triển khai dự án đầu tư trồng, thu mua, chế biến  và tiêu thụ sản phẩm cay mắc ca”. Theo đó diện tích cây mắc ca sẽ được mở rộng lên đến 1.000 hecta, đồng thời đầu tư vốn xây dựng nhà máy thu mua và chế biến hạt mắc ca tại địa bàn.

Văn Thùy

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Sông Hinh- Lễ Hội- Du lịch


VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI 
TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN SÔNG HINH
Cử nhân Nguyễn Trần Vỹ
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

I- VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG LỄ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH:
1. Quan điểm chung về Lễ hội:
Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hóa dân tộc.

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

Nhãn


cuocsong
dulich
tonghop