RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Người Ê Đê buôn Quang dù (Đức Bình Tây) phấn khởi treo cờ tổ quốc mừng ngày lễ lớn

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Sông Hinh: Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5



Ông Đào Tấn Lộc báo cáo dự kiến kỳ họp thứ 5 của QH khóa XIII
Sáng ngày 24/4, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên khóa XIII Đào Tấn Lộc đã về tiếp xúc với cử tri các xã Ea Bia, Ea Trol, Đức Bình Tây và thị trấn Hai Riêng (huyện Sông Hinh), trước kỳ họp thứ 5.
Nhiều cử trí có ý kiến góp ý cho huyện tỉnh, Q.Hội
 Đoàn đại biểu đã cáo cáo với cử tri dự kiến thời gian, nội dung, các phiên phát thanh, truyền hình trực tiếp kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII để cử chi biết và theo dõi. Đồng thời tiếp thu và giải trình các ý kiến của cử tri như: kiến nghị sửa chữa Quốc lộ 29, hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng; kéo điện lới ba pha về các buôn làng giúp bà con phát triển sản xuất; đầu tư kinh phí san ủi ruộng lúa nước sau hồ thủy lợi buôn La Bách; Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính; xây dựng nông thôn mới; các chính sách nhằm phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số; cần cấp đất lâu dài cho nhân nhân; có chính sách đảm bảo đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp ở địa phương…
Nhiều cử tri cũng có ý kiến góp ý về việc thực hiện Nghị quyết TW 4, khóa XI; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh.
Quang cảnh buổi tiếp xúc
 Buổi chiều cùng ngày, đoàn đại biểu đến tiếp xúc với cử tri xã vùng sâu Sông Hinh, huyện Sông Hinh

                                                                                V. Thùy- N. Ly

Việt Nam từ trong máu lửa

 
Niềm tin chiến thắng

(Dân trí)- Những ngày này, dân tộc lại sục sôi trước câu chuyện về chủ quyền biển đảo. Từ thế kỷ trước, báo chí thế giới đã từng ngợi ca Việt Nam như một "điều kỳ diệu" qua hai cuộc chiến lịch sử. Một đất nước từ trong máu lửa đã rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

Báo Mỹ đăng tải hình ảnh cuộc chiến ở Việt Nam 50 năm trước
Nhiều năm đã trôi qua, nhưng cả phía Mỹ và Việt Nam đều chưa thể quên cuộc chiến từ thế kỷ trước. 45 năm sau, báo Mỹ vẫn nhắc lại vụ thảm sát Mỹ Lai như một tội ác. Năm 1963, khi số lượng binh lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam tăng từ con số vài trăm lên tới hơn 10.000. Việc người Mỹ trực tiếp tham gia vào cuộc chiến cách họ nửa vòng trái đất khi đó đã trở thành đề tài lớn để báo chí Mỹ khai thác. Việt Nam khi đó là một trong những danh từ riêng xuất hiện liên tục trên sóng phát thanh, truyền hình của nhiều quốc gia. Việt Nam - một danh từ bí ẩn đã nhanh chóng khiến cả nhân loại phải biết tới: một đất nước nhỏ bé với những người dân bé nhỏ nhưng chiến đấu ngoan cường, bất khuất dù trong tay họ khi đó gần như… chẳng có gì.
Hình ảnh về một Nước Việt Nam từ trong máu lửa
Những bức ảnh chụp từ cuộc chiến tranh Việt Nam đoạt giải thưởng lớn, gây rúng động khắp thế giới. Bức ảnh "Em bé Na-pan" này đã giúp phóng viên ảnh chiến trường Nick Út đoạt giải Pulitzer.
Những người lính du kích bị sát hại trên đồng bằng sông Cửu Long.
..."Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"..
(Trích thơ Nguyễn Khoa Điềm)
Một lính Việt Minh bị bắt và bị đưa đến sở chỉ huy để thẩm vấn.
Cuộc chiến ấy đã lấy đi bao nhiêu máu và nước mắt của dân tộc. Chính báo Mỹ sau này đã bình luận, có lẽ máu và nước mắt đã tôi luyện cho những chiến sỹ Việt Nam trở nên sắt đá. Chính máu và nước mắt đã biến một dân tộc nhỏ bé trở thành anh hùng.
Sa lầy trong một khu rừng thuộc đồng bằng sông Cửu Long.
Một tay súng đang do thám khu vực bên dưới.
Không quân Mỹ ném bom napan để thiêu rụi những cánh rừng che chở Việt Minh.
Đối với người Mỹ khi đó, họ vốn quen với việc tiếp nhận thông tin từ các kênh truyền hình, phát thanh lớn, khái niệm về việc thu nhận tin tức qua ảnh đăng tải trên những tờ tuần báo từng khiến họ thấy sốc. Hóa ra một phần sự thật đã bị những kênh tin tức chính thống che giấu hoặc làm giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng.
Bích Ngọc
Không quân Mỹ ném bom napan để thiêu rụi những cánh rừng che chở Việt Minh.

 Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Út - Em bé Napan
Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Út - Em bé Napan
Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Út - Em bé Napan
Nước Việt Nam từ trong máu lửa. Rũ bùn dứng dậy sáng lòa (trích thơ Nguyễn Đình Thi)
Bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nick Út - Em bé Napan
Buộc những người Mỹ đã phải cúi đầu
Khi cho đăng tải lại những bức ảnh chân thực về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, một tờ báo Mỹ có viết "Đối với những độc giả trẻ, những người không sinh ra trong thời kỳ ấy, chúng tôi cho rằng rất đáng để nhắc lại cho các bạn nhớ lại lịch sử qua những bức ảnh không hề có sự sắp đặt hay dàn dựng này". 

Chúng tôi cũng vậy. Nhìn lại lịch sử để thấy thiêng liêng hơn với từng tấc đất của tổ quốc mình. Mỗi tấc đất ấy đều thấm đẫm máu xương của những người đã ngã xuống. Điều ấy có thể đã nghe quen rồi. Nhưng lịch sử là đây.


Hiền Hương- Bích Ngọc

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Phát động ngày thế giới phòng chống sốt rét


Quang cảnh buổi lễ

 Sáng ngày 23/4, tại huyện Sông Hinh (Phú Yên), Viện SR- KST –CT Quy Nhơn phối hợp với Sở Y tế Phú Yên tổ chức lễ phát động Ngày Thế giới phòng chống sốt rét khu vực Miền trung – Tây nguyên. Về dự lễ phát động có Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, Viện SR-KST-CT Trung ương; lãnh đạo các Sở Y tế, trung tâm YTDP, trung tâm PCSR 15 tỉnh thành khu vực Miền trung –Tây nguyên và hơn 500 cán bộ, nhân dân, học sinh của huyện Sông Hinh.
Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Văn Bình phát biểu tại lễ phát động

Phát biểu tại lễ phát động, TS Nguyễn Văn Bình- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh: Việc phòng chống sốt rét tại Việt Nam còn đang là thách thức lớn do còn gần 20 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành, chiếm 22,5% dân số toàn quốc. Khu vực Miền trung và Tây nguyên vẫn là trọng điểm sốt rét của cả nước. Năm 2012 có 7/8 trường hợp tử vong xảy ra tại khu vực Miền trung, trong đó Phú Yên là tỉnh có số trường hợp tử vong cao nhất ( 03 trường hợp). Nguyên nhân là do mạng lưới y tế cơ sở chưa phát hiện và điều trị kịp thời bệnh nhân sốt rét, người dân chưa có ý thức tự bảo vệ khi sinh sống hoặc vào vùng sốt rét lưu hành. Mặt khác do muỗi kháng hóa chất, ký sinh trùng kháng thuốc, sự phục hồi của véc tơ truyền bệnh sốt rét ở các vùng ngừng can thiệp hóa chất; vấn đề quản lý y tế tư nhân, giao lưu qua biên giới vùng sốt rét nặng, di biến động theo mùa vụ…
Theo ông Trần Công Đại, chuyên viên của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam “Chẩn đoán sớm, điều trị đúng và kịp thời, ngũ màn tẩm hóa chất, phun tồn lưu vẫn là những biện pháp phòng chống sốt rét cơ bản. Sốt rét vẫn còn là một thách thức lớn trong lĩnh vực y tế công cộng đối với các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương cũng như ở Việt Nam, và phòng chống sốt rét là trách nhiệm của tất cả mọi người. Trong khi từng cá nhân, từng hộ gia đình và cộng đồng thể hiện những nỗ lực của mình, Chính phủ cần phải tiếp tục cam kết đầu tư cho những nỗ lực phòng chống sốt rét, cho ngành y tế của Việt Nam để duy trì những thành quả đã đạt được và tiến tới loại trừ sốt rét thành công trong tương lai”.

                                                                 NGỌC CƯỜNG –VĂN THÙY

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

21 hộ dân Mả Vôi di dời về buôn mới

Rượu ché mừng buôn mới

Sáng ngày 25/4, người dân buôn Mả Vôi, xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh phấn khởi tổ chức lễ đón nhận buôn mới.
Buôn Mả Vôi (xã ĐứcBình tây, huyện Sông Hinh) có 69 hộ là người dân tộc Ê Đê sinh sống ở ở bờ sông Ba, dưới chân đập thủy điện sông Ba Hạ. Vào mùa mưa lũ, buôn Mả Vôi thường bị ngập lụt, chia cắt với bên ngoài, nhiều lần phải di dời khẩn cấp khẩn cấp đến nơi an toàn bảo vệ người và tài sản.

Bào tồn di sản văn hóa Sông Hinh:


GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Thạc sỹ Lê Thế Vịnh
Trưởng Phòng Di sản,
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Yên


So với các địa phương trong tỉnh, Sông Hinh là huyện có nhiều thành phần tộc người sinh sống. Theo thống kê của Cục thống kê huyện Sông Hinh, hiện nay trên địa bàn huyện có trên 30 thành phần tộc người cùng sinh sống, trong đó có 3 dân tộc cư trú lâu đời trên vùng đất Sông Hinh là người Ê Đê, người Chăm H’roi và người Ba – Na.
Với một địa phương có nhiều thành phần dân tộc sinh sống, nên di sản văn hóa ở đây từ vật thể đến phi vật thể vô cùng phong phú và đa dạng. Ở bài viết này chỉ đi sâu một số loại hình di sản văn hóa, mang tính chất định hướng cho sự phát triển du lịch trên địa bàn huyện.
Về văn hóa vật thể, nét độc đáo nhất phải kể đến là những chiếc nhà sàn của người Ê Đê. Trong sử thi Chi - Lơ - Kok (do ông Ka Sô Liễng sưu tầm, biên soạn và xuất bản) thì ngôi nhà của Chi Lơ Kok dài hàng trăm sải tay, đủ cho một gia đình mẫu hệ bao gồm nhiều thế hệ sinh sống. Còn theo mô tả của một số học giả, thì nhiều ngôi nhà Ê Đê có độ dài bằng một tiếng chiếng ngân. Ngôi nhà dài ấy, ngoài chức năng cư trú, còn là nơi sinh hoạt của đại gia đình; nơi lưu giữ, bảo tồn các tập tục, tín ngưỡng; không gian tổ chức các nghi lễ theo vòng đời người… Có thể nói, ngôi nhà dài Ê Đê là nơi hội tụ đầy đủ bản sắc, vẻ đẹp của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng.
Ngày nay do tập quán cư trú của người Ê Đê đã thay đổi, nên những ngôi nhà mẫu hệ gồm nhiều thế hệ sinh sống không còn, thay vào đó là những ngôi nhà một hoặc hai thế hệ (ông bà - cha mẹ - con cái) cùng sinh sống. Sự thay đổi về quy mô cư trú của mỗi gia đình làm cho diện mạo văn hóa ngôi nhà dài xưa có những biến đổi theo. Điều dễ nhận thấy nhất là các lễ cúng thuộc phạm vi gia đình giảm hẳn (do số lượng người giảm), uy thế và quyền lực của người đàn bà chủ gia đình đối với các thành viên trong gia đình không còn mạnh mẽ như xưa; việc truyền dạy, bảo tồn các tập tục, tín ngưỡng cũng bắt đầu có hiện tượng mờ nhạt. Vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch của Sông Hinh cần quy hoạch đầu tư xây dựng một số ngôi nhà dài với đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ vốn có của nó. Đây là một loại hình du lịch văn hóa mang đậm bản sắc cư dân địa phương, gắn kết với cộng đồng và môi trường sống đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm khai thác.
Về di sản văn hóa phi vật thể, Sông Hinh là nơi có nhiều loại hình văn hóa độc đáo. Trước hết phải kể đến là kho tàng sử thi của các tộc người Ê Đê, Ba Na và Chăm H’roi.  Theo điều tra và thống kê của Sở Văn hóa – Thông tin (nay là Sở VH,TT&DL) thì trên địa bàn Sông Hinh đã kiểm kê được gần 100 sử thi, nhiều nhất là của người Ê Đê và trên 30 nghệ nhân hát sử thi. Sử thi Sông Hinh không chỉ nhiều về số lượng, phong phú về chủ đề sáng tạo, mà chất lượng nhiều bản sử thi có giá trị về văn hóa, lịch sử, được các nhà khoa học đánh giá cao như Đam San, Xinh Nhã, Khinh Dú, Am H’Wứ….. Vì lẽ đó mà các nhà khoa học không ngần ngại đưa ra nhận định rằng: “Sông Hinh là quê hương của sử thi”. 
Trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, sử thi chiếm lĩnh một vị trí rất quan trọng và có sức thu hút mạnh mẽ, to lớn. Mỗi khi nghe nghệ nhân hát sử thi cất lên, thì dân buôn từ già đến trẻ đều lũ lượt kéo đến im lặng lắng nghe hết đêm này qua đêm khác. Người dân đến với sử thi không chỉ nghe tiết tấu, giai điệu và biểu đạt của nghệ nhân qua từng chương, khúc, mà thông qua nội dung sử thi, nhân dân nhận biết quá trình xây dựng buôn làng, lịch sử đấu tranh chống thiên nhiên và xã hội, phong tục tập quán, nếp sống cộng đồng, mối quan hệ giữa các tộc người trong địa vực cư trú…v..v… Mỗi sử thi là một câu chuyện lịch sử gắn bó với cộng đồng cư dân, được truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Rõ ràng việc đưa một loại hình văn hóa mang tính tự sự dân gian vào khai thác du lịch là một vấn đề khó, song đây là di sản văn hóa độc đáo, có sức thu hút đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, kể cả nhân dân địa phương. Với số lượng sử thi được điều tra, sưu tầm và công bố, với giá trị nghệ thuật và nhân văn, tin rằng trong tương lai không xa, sử thi Tây Nguyên sẽ trở thành di sản văn hóa truyền khẩu của nhân loại, khi đó cơ hội phát triển sản phẩm này trở nên sáng sủa hơn. Vì vậy, những người làm công tác văn hóa, du lịch Sông Hinh nên có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ, để đón nhận sự kiện đó.
Một di sản văn hóa độc đáo khác của Sông Hinh là múa “trống tùng khắc”, và “trống đôi”. Các loại múa này thường có tiết tấu nhanh và trình diễn theo lối ứng diễn, không có động tác ổn định, nên hiệu quả tiết mục hoàn toàn phụ thuộc vào nghệ nhân trình diễn và yêu cầu của người xem. Những động tác múa thường mô phỏng động tác các loài vật gắn với đời sống cộng đồng, như gà, chó, khỉ, vượn, đười ươi…
 Nét đẹp của “tùng khắc” và “trống đôi” không chỉ ở tiết tấu, giai điệu và động tác biểu diễn sinh động của nghệ nhân, mà thông qua âm thanh tiếng trống, nhịp tay vỗ (đánh) lúc mạnh, lúc nhẹ; lúc dồn dập, lúc thong thả, buông lơi, thật giống như bài dân ca dân tộc Chăm diễn tả:
Miệng tươi cười như đóa hoa bầu,
Tay đưa đi, đưa lại mềm mại,
Như gió đưa ngọn tre,
Như cá lượn, chim sà xuống đất.
Tiếng trống là lời nói đối đáp giữa hai người. Sự thăng hoa, sự vui buồn cũng như lời nhắn gửi của nghệ nhân đều thể hiện qua từng tiết tấu, âm điệu của mỗi tiếng trống. Người sành chơi, nghe tiếng trống hiểu được tâm trạng, lời nói của hai nghệ nhân.
Để cho việc biểu diễn “tùng khắc” và “trống đôi” được sinh động hơn, trong thời gian qua một số nơi dùng “bộ chiêng 5” (nếu người Chăm dùng bộ cồng 3 chiếc) đánh đệm và dùng “múa xoang” minh họa. Song sự kết hợp này nhiều nơi, nhiều lúc diễn ra còn khiêm cưỡng và do đó kết quả đạt được chưa cao. Vì vậy, để đưa loại hình văn hóa này phục vụ du lịch cần phải có sự đầu tư luyện tập, dàn dựng, phục trang, trang trí và chọn lựa không gian biểu diễn phù hợp với loại hình di sản văn hóa.
Trong di sản văn hóa phi vật thể, Sông Hinh là nơi có số lượng lễ hội dân gian rất lớn.
Về vòng cây trồng có các lễ: chọn đất, phát cây, đốt cây, trỉa hạt, cúng mừng cơm mới, cúng đưa lúa vào kho, cúng lấy lúa ra dã gạo ăn. Nếu trong quá trình sản xuất gặp nắng hạn, mưa dầm hoặc bị sâu bọ phá hoại mùa màng, dân làng tổ chức cúng Yàng.
Về vòng đời người có các lễ cúng: Bà mụ, sinh đẻ, đặt tên, thổi tai, trưởng thành, lễ cưới, lễ mừng sức khỏe, tang lễ, lễ bỏ mả……
Ngoài ra, trong năm buôn làng còn tổ chức một số lễ cúng khác như: cúng đầu làng, cúng bến nước, cúng thần cây đa, ma cây gạo, cúng về nhà mới, cúng mừng năm mới..v..v…
Trong các lễ hội nêu trên, lễ hội thu hút đông đảo người tham gia và được chú ý nhiều nhất là lễ hội “xoây cột con trâu”. Trong đời sống tâm linh của các tộc người ở Phú Yên, lễ “xoây cột con trâu” thường được tổ chức vào ngày có trăng của tháng Giêng, tháng Hai hoặc tháng Ba âm lịch. Đây cũng là tháng vụ mùa kết thúc, nhà nhà lúa đầy kho, ché đầy rượu, động vật và thực vất tràn đầy sức sống. Lễ xoây cột con trâu thường tổ chức theo hai hình thức: cộng đồng và gia đình.
Đối với buôn làng việc tổ chức lễ “xoây cột con trâu” nhằm cầu mưa thuận gió hòa, cầu mùa. Hoặc do dịch bệnh làm chết nhiều người trong buôn, do cháy buôn, làm ăn mất mùa, mừng thắng trận ..v.v.. chủ làng thay mặt dân làng khấn xin Yàng trời Yàng đất trợ giúp con người vượt qua hoạn nạn, khó khăn, đến ngày hẹn buôn làng tổ chức đâm trâu trả nợ Yàng.
Đối với gia đình, lễ xoây cột con trâu được tổ chức nhằm tạ ơn trời đất đem lại cho gia đình điều hay, việc tốt . Hoặc khi người trong nhà thường bị ốm đau, bệnh tật, gia chủ khấn Yàng phù trợ cho họ tai qua nạn khỏi, nay đến ngày hiến sinh cúng trả nợ yàng. Ngoài ra, lễ “ xoây cột con trâu” còn thấy trong lễ bỏ mả - một lễ hội quan trọng trong vòng đời của các tộc người thiểu số cư trú tại Sông Hinh.
Sức hấp dẫn, thu hút của lễ hội “xoây cột con trâu” không chỉ là yếu tố tâm linh, mà quan trọng hơn là sự trình diễn các loại hình văn hóa cộng đồng như đánh chiêng, trống, múa xoong, hát và cả nghệ thuật trang trí. Người dân tham gia lễ hội “xoây cột con trâu” cảm thấy như đang tắm mình vào dòng chảy của lịch sử - văn hóa dân tộc, với biết bao phấn khởi và tự hào; giúp họ xua tan những mệt nhọc, khó khăn; vững bước đi lên trong những chặng đường sắp đến.
Hiện nay, tục xoây cột con trâu chỉ còn thực hiện chủ yếu là “lễ cúng bỏ mả”. Đây quả thực là một thách thức không nhỏ đối với công việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, cũng như ước muốn đưa nó trở thành sản phẩm du lịch mang bản sắc riêng của Sông Hinh. Để di trì và đưa lễ hội này thành sản phẩm du lịch, bên cạnh dựa vào cộng đồng, huyện Sông Hinh cần định kỳ tổ chức lễ hội này và đầu tư quảng bá trên các phương tiện thông tin, nhằm tạo cho nhân dân địa phương cũng như du khách thập phương có sự chuẩn bị cần thiết để tham gia.
Ngoài lễ hội xoây cột con trâu, lễ cúng bến nước cũng là lễ hội độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số Phú Yên, mang đậm dấu ấn thời tìm đất lập làng; được tổ chức hàng năm sau mùa thu hoạch, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, dân làng ấm no, hạnh phúc; mong cho dòng nước tràn đầy, trong sạch, mát mẻ, để dân làng không bị ốm đau và luôn có nước để uống. Nét đọc đáo của lễ hội này không chỉ là lễ vật, cách thức cúng tế, mà thể hiện ở nghệ thuật múa khiêl.
Xét về hình thức, múa khiêl là loại múa kiếm – một hình thức vũ trang có từ lâu đời và tồn tại đến nay trong nghệ thuật diễn xướng nghi lễ của người Ê Đê. Trong sử thi Xinh Chơ Nga điệu múa này được mô tả trong bước nhảy của chàng cao hơn ngọn cây, hơn cánh chim bay, quá nguồn mưa gió.
Người múa mặc trang phục khá đặc trưng, đầu quấn khăn nhiễu đỏ, thả hai đuôi khăn về trước trán; mặc áo đại bàng tung cáng, đóng khố kơtel, tay trái cầm khiêl, tay phải cầm đao, nhảy múa với những động tác mạnh mẽ, dứt khoát, đầy uy lực.
Múa khiêl là loại múa giao đấu theo từng cặp. Vì vậy những người múa phải có sự phối hợp hài hòa và chính xác để tránh những va chạm có gây ra vết thương, làm đổ máu, một điều rất cấm kỵ trong tục cúng. Người múa có thể bước lấy đà vài bước ở nốt nhạc thuộc phách nhẹ và nhảy tới đồng thời hô to đúng vào các nốt nhạc chủ âm của tiếng chiêng Năm.
Múa khiêl là nghi thức thể hiện tài năng, khéo léo và tinh thần thượng võ của người con trai. Vì vậy, những người múa phải trải qua một cuộc kiểm tra tài năng và kỷ thuật; tức là họ dùng khiêl che đỡ những thác nước do các cô gái đứng cạnh trút vào. Ai không bị ướt được công nhận là người có tài năng, ngược lại, họ bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Thật là thiếu sót nếu không chọn ẩm thực là sản phẩm phục vụ du lịch của Sông Hinh. Nhiều người đến Sông Hinh đều có cảm nhận rằng nơi đây có không ít món ăn đặc sản như thịt bò nướng trong ống tre, ngũ tạng bò bóp mật bò, cá lăng nấu canh chua, thịt bò luộc chấm với muối ớt hoặc với cánh kiến vàng…Song có một món ăn vô cùng độc đáo khác chính là những bát cơm do đồng bào dân tộc xay, giã, nấu chín bằng những hạt lúa rẫy. Những bát cơm ấy không chỉ kết tinh bằng công sức lao động, mà bằng cả trí tuệ của cộng đồng được đúc kết, trải nghiệm từ thế hệ này đến thế hệ khác. Có lẽ đây là sản phẩm thiên phú cho người phụ nữ, nhằm để họ bù đắp lại những thiếu hụt về đời sống vật chất của nền kinh tế tự cấp tự túc.
Tóm lại: Di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh có khá nhiều, song để phục vụ và phát triển du lịch thì phải gắn với cộng đồng, coi cộng đồng là nhân tố bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa bền vững nhất. Song, huyện cần lựa chọn thời điểm và loại hình thích hợp tổ chức “sự kiện văn hóa”, nhằm thu hút du khách đến Sông Hinh, quảng bá và tạo cơ hội cho họ tiếp cận với đời sống thực của đồng bào./.

Du lịch Sông Hinh:


Pháo hoa tại công vien 25/2, mừng 25 năm thành lập huyện Sông Hinh

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN

Phòng Nghiệp vụ Du lịch
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Yên
 
1. Một số vấn đề về du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái (Ecotourism) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Đây là một lĩnh vực kinh doanh đang phát triển mạnh trong những năm gần đây và đang trở thành một xu hướng tích cực đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững gắn liền với việc bảo tồn thiên nhiên và môi trường, các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hoá của mọi dân tộc thông qua nhận thức của xã hội và của cộng đồng.
Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch, có một số đặc trưng cơ bản: Được đầu tư, khai thác ở những khu vực thiên nhiên, đặc biệt ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia; Có chứa đựng yếu tố giáo dục và giải thích về môi trường tự nhiên và nhân văn tại khu vực du lịch; Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá - xã hội; Tăng cường nhận thức về việc bảo tồn các tài nguyên tự nhiên và nhân văn cho cả người dân địa phương và các du khách; Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương và tạo ra những lợi ích kinh tế, lợi ích văn hoá xã hội cho cộng đồng, các tổ chức ở địa phương và đơn vị, doanh nghiệp quản lý các khu vực tự nhiên; Du lịch sinh thái thường được tổ chức bởi những doanh nghiệp chuyên kinh doanh về du lịch sinh thái…
Công viên 25/2, điểm vui chơi lý tưởng

Những mối quan hệ liên quan đến phát triển du lịch sinh thái:
Du lịch sinh thái với phát triển cộng

đồng: Phát triển cộng đồng trong du lịch sinh thái là tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương tham gia vào các dự án phát triển du lịch sinh thái, giao quyền hạn cho cộng đồng địa phương để họ kiểm soát và quản lý các tài nguyên tự nhiên và nhân văn có giá trị để đáp ứng nhu cầu về kinh tế, văn hoá, xã hội và sử dụng tài nguyên bền vững.
Du lịch sinh thái với bảo vệ tài nguyên và môi trường: Du lịch sinh thái và môi trường có mối liên quan rất gần gũi. Du lịch sinh thái chỉ có thể tồn tại và phát triển mạnh nếu chúng ta đảm bảo duy trì được môi trường hấp dẫn và các nguồn tài nguyên tự nhiên đặc sắc.
Du lịch sinh thái với phát triển bền vững: Phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch nói riêng cần phải tính đến 3 yếu tố: mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế; thời gian phát triển lâu dài; đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của những thế hệ tiếp theo.
2. Tiềm năng du lịch sinh thái ở Sông Hinh:
Phú Yên có 2 khu được xếp vào danh mục các khu bảo tồn thiên nhiên là khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai và khu rừng cấm Bắc Đèo Cả, đây được xem là hệ sinh thái rừng đặt trưng của Phú Yên. Ngoài ra còn có các hệ sinh thái cát biển, đầm phá ven biển: đầm Ô Loan, đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài; hệ sinh thái sông, suối, hồ: Sông Ba, Sông Hinh, Sông Kỳ Lộ...; các nguồn nước khoáng nóng: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Lạc Sanh…. Trải qua quá trình lịch sử, cộng đồng các dân tộc ở Phú Yên đã tạo nên nhiều di tích lịch sử - văn hoá có giá trị, các lễ hội truyền thống, các loại nhạc cụ độc đáo, các làn điệu dân ca, các điệu dân vũ rất đặc sắc. Đó là những tiềm năng to lớn, là cơ sở cho phát triển du lịch sinh thái biển, rằng gắn với văn hoá bản địa.
Đặc biệt, huyện Sông hinh được đánh giá là có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa bản địa như: các lòng hồ thủy điện, các thác suối, rừng tự nhiên, bản làng dân tộc gắn với di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú và đa dạng …

   3. Một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển du lịch sinh thái:
Thứ nhất chú trọng công tác quy hoạch và duyệt thiết kế :
- Khi quy hoạch xây dựng một khu du lịch sinh thái trước hết phải xác định mục tiêu đó là: Phát triển bền vững về du lịch và kinh tế; hạn chế được tác động môi trường; tạo ra lợi ích cho cộng đồng địa phương; tạo ra lợi ích cho công tác bảo tồn;
- Các công trình được xây dựng phải đảm bảo ít ảnh hưởng nhất tới sự tồn tại và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, không được làm thay đổi thiên nhiên xung quanh.
- Nhà đầu tư phải cam kết tuân thủ các nguyên tắc bảo tồn và phát triển cộng đồng, trong đó phải thực hiện công tác đánh giá môi trường chiến lượt (ĐMC) và đánh giá tác động môi trường (TĐM) theo đúng quy định.
Thứ hai: Trong quá trình triển khai mặt bằng và thiết kế công trình cho các dự án du lịch sinh thái:
- Tránh chặt, cắt các cây to và giảm thiểu sự ảnh hưởng đến các đặc điểm tự nhiên khác.
- Cần phải có kiểm soát xói mòn đối với tất cả các công trình xây dựng và đường mòn; Phải thoát nước ra khỏi các lối đường mòn và đường đi; Không nên phá bỏ mà phải duy trì thảm thực vật để gạn lọc, giảm thiểu cặn lắng;
- Các công trình xây dựng phải tương đối cách xa; Hạn chế dùng phương tiện gắn máy và các phương tiện đi lại gây ô nhiễm; Các vấn đề cụ thể về công trình phải phản ảnh mối quan tâm về môi trường trên phương tiện sử dụng gỗ và các vật liệu xây dựng khác; Công trình phải được bố trí tránh xa những khu vực có khả năng xảy ra sạt lở, hoặc trực tiếp ngăn cản các dòng chảy tự nhiên...
- Thiết lập các biển báo ở đầu đường mòn để đề cao ý thức về môi trường thiên nhiên và xác định rõ ràng nội quy hành vi;
Thứ ba: Khi xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỷ thuật khu du lịch sinh thái:
- Tận dụng kỹ thuật xây dựng, vật liệu phù hợp với môi trường; Hình dáng của công trình phải hài hoà với cảnh quan thiên nhiên; cần ưu tiên chú ý đến sự duy trì hệ sinh thái hơn là việc phô trương mỹ thuật thiết kế;
- Các công trình dịch vụ du lịch nên ưu tiên sử dụng các vật liệu của địa phương: đá, gỗ, tre, gạch…, tránh sử dụng các vật liệu có màu sắc tương phản với tự nhiên.
- Cần tiến hành nghiên cứu và dự báo về lượng khách và công suất sử dụng trước khi tiến hành xây dựng các cơ sở lưu trú để đảm bảo hiệu quả kinh doanh đồng thời tránh quá tải ảnh hưởng đến các khu vực tự nhiên khác.
- Khuyến khích sử dụng các công nghệ sinh thái trong thiết kế các công trình dịch vụ du lịch; Cơ sở lưu trú cần được trang bị đầy đủ, sạch sẽ và thuận tiện;
- Hệ thống đường giao thông phải được thiết kế sao cho khách du lịch có khả năng tiếp cận gần nhất để quan sát các hệ sinh thái động thực vật.
Thứ tư: Khi bắt đầu tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái:
- Cung cấp cho khách các tài liệu tham khảo tại chỗ cho việc nghiên cứu môi trường;
- Thiết lập các biển báo, nội quy, chỉ dẫn ở đầu đường mòn để đề cao ý thức về môi trường thiên nhiên (có Trung tâm giáo dục cho du khách và cung cấp các thông tin cần thiết về hoạt động du lịch và môi trường tại khu vực);
- Phải giám sát cẩn thận các hoạt động tham quan, du lịch ở khu vực du lịch sinh thái. Giáo dục và trang bị các kiến thức phù hợp cho các hướng dẫn viên du lịch và các nhân viên khác.   
Thứ năm: Yếu tố con người làm du lịch sinh thái: 
- Phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm việc trong ngành du lịch phải có một trình độ nghiệp vụ cao, phải có khả năng giải thích và thuyết phục các du khách bảo vệ những tài nguyên tự nhiên và nhân văn của khu vực.
- Bên cạnh những kiến thức cơ bản còn phải nắm được các thông tin đầy đủ và chính xác về đặc điểm đa dạng sinh học, về các giá trị văn hoá nhân văn truyền thống của các khu vực ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, bên cạnh đó họ cũng phải là những người được đào tạo căn bản và có năng khiếu trong việc giáo dục ý thức cộng đồng và cho du khách về môi trường và bảo tồn.
- Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực du lịch sinh thái phải có ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp cao. Nâng cao vai trò hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch vì họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của hoạt động du lịch sinh thái.
“Sông Hinh là huyện miền núi của tỉnh, có những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, tiềm năng đất đai, tài nguyên nước dồi dào, giao thông đi lại thuận tiện, là cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh, có khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc theo mô hình trang trại, trồng cây công nghiệp, trồng rừng kinh tế và phát triển du lịch sinh thái…” (Trích phát biểu của Đ/c Vũ Văn Phúc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Sông Hinh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2010-2015).

Với chủ trương, chính sách đã đề ra, Sông Hinh sẽ phát huy lợi thế của mình để tự mình lựa chọn, quyết định hướng phát triển du lịch nhanh và bền vững với nét riêng, vừa mang tính truyền thống và hiện đại và khai thác loại hình du lịch sinh thái là một trong hướng phát triển du lịch bền vững./.

Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

Phát triển du lịch huyện Sông Hinh:



Rượu cần đãi bạn trong Lễ mừng tuổi của người Ê Đê M'DHour

GẮN VỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Nguyễn Khắc Sự
                                                Trưởng Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Sông Hinh

Sông Hinh là huyện có vùng dân tộc và miền núi rộng lớn, chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên toàn huyện; có 11 xã, thị trấn (trong đó có 07 xã đặc biệt khó khăn). Do điều kiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế, trình độ canh tác lạc hậu, hơn nữa lại thường xuyên bị ảnh hưởng thời tiết do hạn hán thường xuyên xảy ra, do đó đời sống nhân dân trong huyện còn nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, nhất là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Với diện tích đất tự nhiên 88.663,97 ha, Sông Hinh là vùng đất rất có tiềm năng để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái gắn phát triển du lịch văn hoá lịch sử với các lễ hội truyền thống, du lịch mạo hiểm, tắm suối. Tuy nhiên, hiện thế mạnh đó chưa được khai thác một cách hiệu quả mà người ta vẫn hay nói một cách văn chương rằng "như nàng công chúa ngủ trong rừng". Chúng ta chưa biết cách đánh thức tiềm năng mà biểu hiện rõ nhất ở đời sống của người dân, nhất là các dân tộc thiểu số. Cái nghèo vẫn đeo đẳng và không thoát ra được khỏi các bản làng vùng miền núi này. Nhiều vùng cũng đã biết phát triển kinh tế xã hội từ việc khai thác tiềm năng du lịch, song nguy cơ tái nghèo còn đang hiện hữu do du lịch chưa thật sự phát triển một cách bền vững. Có thể nói rằng, vấn đề con người, cơ sở hạ tầng, các điều kiện tự nhiên chính là những nhân tố cơ bản, quan trọng tác động trực tiếp tới việc khai thác những giá trị kinh tế từ du lịch. Hơn nữa, đây còn là khu vực mà hệ thống điện - đường - trường - trạm còn yếu và lạc hậu. Đây là những khó khăn rất lớn trong quá trình phát triển du lịch.
Là một huyện có 03 công trình thuỷ điện nằm trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện dự án phát triển du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo bền vững mang tính tổng hợp để giúp nhân dân ổn định đời sống, xoá đói giảm nghèo cho các xã nghèo của huyện miền núi là nhu cầu hết sức cần thiết.
Buôn Le Diêm, thị trấn Hai Riêng vui ngày đại đoàn kết
 Ngoài ra, để phát triển lĩnh vực du lịch sinh thái ở Sông Hinh, chúng ta cần đầu tư mạnh hơn cho các mô hình trang trại như: Trang trại vườn cây ăn trái kết hợp mô hình ao cá, trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, trang trại cây công nghiệp dài ngày chất lượng cao…, để du khách đến tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm và thưởng thức các món ăn truyền thống. Tuy nhiên, việc đầu tư phải được thực hiện trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch nói chung và du lịch nông nghiệp nói riêng; nếu đầu tư thiếu quy hoạch thì không phát huy hiệu quả tổng thể của đầu tư, dẫn đến tình trạng manh mún, thiếu tập trung. Phối kết hợp giữa đầu tư tập trung và đầu tư theo hướng xã hội hóa. Trong đó đầu tư tập trung chủ yếu giải quyết các vấn đề lớn như cải thiện, nâng cấp, phát triển hệ thống hạ tầng du lịch và có liên quan đến du lịch. Đầu tư theo hướng xã hội hóa để giải quyết các vấn đề cho phạm vi không lớn, tạm thời và thích ứng với từng khu vực nhất định, phát huy hiệu quả trong từng không gian nhỏ. 
Pháo hoa mừng 25 năm thành lập huyện S.Hinh
Bên cạnh đó, cần đầu tư cho các nhà máy chế biến cũng như các công trình phụ trợ đi kèm để tạo đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp. Trên thực tế, khu vực huyện Sông Hinh mới có 02 nhà máy chế biến nông sản (Công ty cổ phần tinh bột sắn FOCOCEV và nông trường cà phê Eabá). Việc đầu tư phải hướng đến một trong những mục tiêu quan trọng của du lịch là kéo dài thời gian lưu trú thông qua việc đa dạng hóa các dịch vụ có tính truyền thống trong các loại hình dịch vụ, đồng thời bổ sung thêm dịch vụ mới.
Từ thực tế phát triển ở địa phương, muốn phát huy tốt tiềm năng du lịch sinh thái gắn với mô hình sản xuất nông lâm nghiệp bền vững, lãnh đạo huyện cần đẩy mạnh mời gọi đầu tư phát triển du lịch theo quy hoạch, hạn chế việc phát triển theo lối tự phát như hiện nay để xây dựng huyện Sông Hinh thành làng du lịch sinh thái mang đậm dấu ấn văn hóa vùng đồng bào Tây nguyên; ngành chức năng cần tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức cộng đồng, trang bị kiến thức cần thiết cho cộng đồng để tham gia giữ gìn môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. 
Một góc thị trấn hai Riêng, huyện Sông Hinh
 Sông Hinh giàu tiềm năng du lịch sinh thái, các loại hình du lịch đa dạng. Để  phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian đến chúng ta cần làm tốt một số công việc sau:
- Phát triển đa dạng các loại hình du lịch (bao gồm: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tắm suối, lịch sử văn hoá, du lịch tham quan vui chơi giải trí gắn với phát triển làng nghề...) trên cơ sở khai thác tốt lợi thế và tiềm năng du lịch của huyện. 
- Một số địa phương có khả năng phát triển du lịch sinh thái như: Xã Ealy, xã Sông hinh, xã Đức Bình Đông… Bên cạnh đó, chúng ta cần đầu tư các mô hình du lịch vừa tắm suối, tham quan các vườn cây ăn quả chất lượng cao, các vườn cây lâm nghiệp, câu cá và các món ăn ẩm thực truyền thống; kết hợp với tôn tạo các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hiện có ở địa phương và phát huy các bản sắc văn hoá của một số đồng bào ở địa phương.
- Đầu tư một số trang trại chăn nuôi các loại động vật rừng như cá sấu, heo rừng, Nhím, hươu, nai …
- Đối với cụm du lịch sinh thái Đức Bình Tây, Đức Bình Đông, Sơn Giang:  Cần đầu tư phát triển du lịch sinh thái, lịch sử văn hoá với phát triển các làng nghề.
- Đối với cụm du lịch EaBia, EaTrol, Sông Hinh cần đầu tư phát triển du lịch sinh thái, tắm suối, câu cá gắn với lễ hội truyền thống của người dân địa phương.
- Đối với cụm du lịch EaBá, Ealâm, Ealy, Eabar: Cần đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan các mô hình cây công nghiệp dài ngày như ca cao, cao su, chăn nuôi nhím, heo rừng, hươu, nai … vui chơi giải trí gắn với ẩm thực - các món ăn truyền thống của địa phương và phát triển nghề dệt thổ cẩm của một số đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc.
- Đầu tư phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm, có bước đi thích hợp, kết hợp chặt chẽ đầu tư xây dựng mới với khai thác có hiệu quả các điều kiện sẵn có. 
- Tập trung khai thác thế mạnh của du lịch nội địa, nhanh chóng tạo ra nhiều vùng, nhiều tuyến, điểm du lịch trọng điểm hấp dẫn khách trong nước và nước ngoài. 
- Đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch rõ nét cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát huy tiềm năng, lợi thế; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; cải thiện mức sống của nhân dân; củng cố quốc phòng - an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
- Tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế để đạt được tốc độ tăng trưởng cao, chú trọng chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy tiềm năng thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên, giữ gìn môi trường, sinh thái.
- Tiếp tục giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc về giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, từng bước giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển và mức sống giữa các vùng, khu vực. Ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, kiểm soát có hiệu quả tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách các thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước ở các cấp, ngành. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trên đây là báo cáo tham luận về phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Sông Hinh của Phòng nông nghiệp và PTNT huyện./.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

DU LỊCH SÔNG HINH


ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
    Cử nhân kinh tế Lê Xuân Độ 
 Trưởng Ban QL dự án Sở Văn hoá, 
            Thể thao và Du lịch Phú Yên
Công viên 25/2, thị trấn Hai Riêng, Sông Hinh, Phú Yên



Sông Hinh là huyện miền núi nằm về phía Tây- Nam tỉnh Phú Yên với Trung tâm huyện là thị trấn Hai Riêng, phía Đông giáp huyện Tây Hòa (ranh giới là sông Con), phía Bắc giáp huyện Sơn Hòa (ranh giới là sông Ba), phía Tây giáp huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai (ranh giới là ngã 3 sông Krông H’Năng), phía Nam giáp huyện M’Drăc tỉnh Đắc Lắk (ranh giới là suối EaMKeng).
Tổng diện tích tự nhiên: 885 km­­2.. Dân số: 41.301 người;  Gồm 12 dân tộc anh em sinh sống, phần lớn là dân tộc Kinh, Êđê, Bana và một số dân tộc khác như Chăm Hroi, Gia Rai, Răc Lây, Tày, Nùng, Dao, Mường, Sán Rìu, Hoa...
Tỉnh lộ 645: (ĐT 645) nối QL 1A tại km 1339+500 phường Phú Lâm, thành phố Tuy Hòa theo hướng Tây nối trung tâm huyện miền núi Sông Hinh, điểm cuối tuyến trên địa phận Phú Yên tại cầu Đắc Phú chiều dài tuyến là 83 km.
Hồ Hai Riêng huyền ảo bên cạnh công viên 25/2

I. Tiềm năng du lịch huyện Sông Hinh
Sông Hinh có vị trí địa lý nằm trên trục đường giao thông nối liền giữa đồng bằng và Tây nguyên, với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, suối đẹp, yên tỉnh, thơ mộng như hồ thủy điện Sông Hinh; văn hoá đa dạng của nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn, Sông Hinh có khả năng phát triển loại hình du lịch sinh thái. Không gian vùng hồ Sông Hinh và phụ cận đây là hồ thuỷ điện đã đi vào hoạt động ngày 23/11/1995 với 2 tổ máy có công suất 70MW. Hàng năm thuỷ điện Sông Hinh cung cấp một lượng điện là 373 triệu Kwh. Công trình không chỉ cung cấp điện hoà vào lưới điện quốc gia mà còn là nguồn nước tưới cho 5.500 ha lúa vùng Sơn Giang, Sơn Thành và góp phần hình thành một khu vực nuôi cá nước ngọt diện tích 41km2 . Hồ thuỷ điện Sông Hinh góp phần điều tiết khí hậu, cải thiện môi trường huyện Sông Hinh, đây là vùng du lịch xanh, Mặc dù tính sinh học ở vùng này chưa phải là cao, tuy nhiên hệ sinh thái hồ ở đây được xem là tương đối độc đáo với nhiều cảnh quan đẹp và hấp dẫn.
Bên cạnh những giá trị về sinh thái tự nhiên của vùng hồ, du khách đến đây còn có thể tìm hiểu được những giá trị văn hoá bản địa của đồng bào ÊĐê, Bana sống ở khu vực phụ cận hồ.
Căn cứ vào các đặc điểm sinh thái tự nhiên và điều kiện có liên quan, hoạt động du lịch ở vùng này chủ yếu là tham quan nghiên cứu hệ sinh thái hồ đặc thù kết hợp thắng cảnh và du lịch văn hoá.
Trong không gian du lịch này, trọng điểm đầu tư để phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái đích thực tập trung ở khu vực phía Bắc Hồ và khu vực phát triển du lịch vui chới giải trí và văn hoá cộng đồng ở khu vực hồ thị trấn Hai Riêng.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch sinh thái đa dạng của huyện, đảm bảo sự phát triển bền vững phải xem xét các yếu tố đứng từ góc độ tự nhiên và nhân văn, các yếu tố kinh tế, sự quan hệ tương tác để tổ chức đầu tư phù hợp cho từng dự án. Không nên đầu tư dàn trải, đầu tư một vài nơi có quy hoạch hướng phát triển tương lai, không phá vỡ quy hoạch, đầu tư dần từng giai đoạn theo phân kỳ đầu tư, để giảm tập trung vốn lớn. Trước mắt địa bàn huyện Sông Hinh chủ yếu là khách nội địa, điểm đến du lịch thăm quan đi về thành phố, trung tâm lớn của tỉnh trong ngày, giống như các huyện miền núi khác trong tỉnh, nếu không tạo được sản phẩm độc đáo.
Những khó khăn và thách thức:
- Du lịch Sông Hinh đang ở giai đoạn đầu của điểm xuất phát so với du lịch trong trong tỉnh  hoạt đông du lịch còn yếu dựa vào tự nhiên, chưa được tôn tạo thông qua bàn tay con người, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ lao động trong ngành dịch vụ du lịch còn bất cập, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỷ thuật du lịch hầu như chưa có.
- Tài nguyên du lịch và môi trường đang có sự suy giảm do  khai thác rừng. Sử dụng thiếu hợp lý và những tác động của thiên tai diễn ra nhiều vùng trong vùng
- Vốn đầu tư phát triển du lịch rất thiếu, trong khi đó đầu tư chưa đồng bộ kém hiệu quả đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển các hoạt động du lịch
II. Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý phát triển du lịch:
Xe hoa chào mừng 400 năm Phú yên tại Sông Hinh

 Huyện chủ động điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển du lịch theo nguyên tắc gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh thời kỳ 2010 - 2020, gắn với bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái và gắn với quy hoạch sử dụng đất. Các khu du lịch phải có quy hoạch chi tiết và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện. Đối với các quy hoạch khu du lịch lớn, hiện đại, quy hoạch các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch đòi hỏi phải có chất lượng cao và có tầm chiến lược trong phát triển du lịch của tỉnh,cũng như phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương,
Đối với quy hoạch cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các ngành tài nguyên môi trường, xây dựng, giao thông vận tải, văn hoá, điện, nước... để triển khai các quy hoạch chi tiết nhằm đầu tư xây dựng các khu, cụm du lịch
III. Đầu tư hạ tầng du lịch

1. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch:
Hiện nay cơ sở hạ tầng giao thông của huyện còn quá thấp hầu hết các tuyến đường thuộc loại 6 (nhóm E).
- Đường bộ: ngoài việc đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, những tuyến đường được xác định là lộ trình du lịch.
- Xây dựng lộ trình mở, khai thác khách du lịch từ Tây Nguyên liên kết với tuyến du lịch biển đảo. 
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật ở trung tâm thị trấn để tạo điều kiện thuận lợi đối với khách du lịch.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú; dự báo nhu cầu về lưu trú và cơ sở lưu trú du lịch thời kỳ 2010 - 2020 và các năm tiếp theo làm cơ sở để xây dựng và công bố quy hoạch phát triển cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ) ở địa phương đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Quy hoạch phát triển các nhà nghỉ ở các khu du lịch hồ và khu sinh thái rừng thiên nhiên. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư tại địa phương tham gia phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cũng như đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về đặc thù văn hoá các dân tộc sống ở địa phương của khách du lịch, đồng thời tạo khả năng khắc phục khó khăn về cơ sở lưu trú theo thời vụ nhà nghỉ gắn được sinh hoạt văn hoá cộng đồng địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân tại địa phương.
Tại các trung tâm du lịch lớn, cần có các khu vui chơi giải trí đa dạng có quy mô tương đối.
3. Chính sách Đầu tư phát triển du lịch:
Có cơ chế, chính sách thích hợp về vốn, nhân lực, đất đai, thuế, huy động đầu tư ngoài huyện, ngoài tỉnh và cải tiến các thủ tục hành chính để mọi thành phần kinh tế, cả trong ngoài tỉnh tham gia đầu tư phát triển du lịch.
Căn cứ khả năng ngân sách và nhu cầu đầu tư phát triển du lịch chủ động bố trí kinh phí, đồng thời có cơ chế chính sách thích hợp để huy động các nguồn lực hợp pháp phục vụ yêu cầu đầu tư phát triển du lịch.
a) Hệ thống giao thông:
Đây là phần rất quan trọng phục vụ cho việc phát triển đầu tư các khu du lịch, không có đường giao thông thuận tiện thì sẽ không có khách đến khu du lịch, trước khi đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch thì phải đầu tư giao thông trước. Đối với những khu du lịch sinh thái chú ý khi đầu tư giao thông trong các khu du lịch tránh phá vỡ môi trường cảnh quan, các con đường phải tạo cho khách cảm giác hoà nhập với thiên nhiên.
b) Đầu tư phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí, thể thao tổng hợp:
Hiện nay, các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao bổ trợ cho các hoạt động của khách du lịch khi đến Vùng núi còn rất hạn chế. Điều này đã hạn chế đáng kể thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của khách, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Để khắc phục tình trạng này cần ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình vui chơi giải trí, thể thao leo núi, lội suối để đáp ứng nhu cầu của khách khu du lịch, đặc biệt là khách du lịch nội địa – thi trường khách có nhu cầu cao về các dịch vụ vui chơi giải trí và thể thao.
c) Đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử, cách mạng và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch:
Vùng núi là nơi tập trung nhiều di sản văn hóa của nước ta; là chiến trường khốc liệt trong chiến tranh nên đã để lại nơi đây những di tích cách mạng đã ghi dấu ấn oanh liệt của các thế hệ trẻ Việt Nam, ghi lại lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam… Chính vì thế, đối với khách du lịch quốc tế mục đích chính khi đến đây là để nghiên cứu tìm hiểu về nền văn hóa bản địa. Do vậy, việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa lịch sử - cách mạng và các lễ hội truyền thống, một mặt có ý nghĩa giáo dục các thế hệ trẻ về những giá trị văn hóa lịch sử - cách mạng của dân tộc, về những hy sinh và kỳ tích của các thế hệ cha ông đi trước trong các cuộc chiến tranh giữ nước, mặt khác có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch. đầu tư xây dựng nâng cấp các lễ hội truyền thống.
- Xây dựng một số làng văn hóa điển hình của đồng bào dân tộc ít người, tạo điểm tham quan nghiên cứu văn hoá của khách du lịch.
- Đầu tư xây dựng chương trình, tiết mục, cồng ba chiêng năm, múa dân tộc thiểu số...
- Phát triển một số loại hình du lịch văn hoá, khu du lịch sinh thái.
d) Đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao:
Đây là một lĩnh vực đầu tư rất quan trọng, đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du lịch, đặc biệt trong bối cảnh du lịch tỉnh nhà nói chung và du lịch huyện miền núi nói riêng đang bước trên con đường hội nhập với hoạt động phát triển du lịch của cả nước, khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc đầu tư để xây dựng một chương trình đào tạo toàn diện và đồng bộ từ cán bộ quản lý đến đội ngũ nhân viên phục vụ có chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu hiện nay là rất quan trọng.
e) Về đầu tư phát triển sản phẩm du lịch:
Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo mang sắc thái riêng của huyện miền núi Sông Hinh, đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa. Bên cạnh đó, nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch lòng hồ thuỷ điện Sông Hinh, khu mua sắm sản phẩm vùng núi, ẩm thực và chú trọng phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí sinh hoạt cồng chiêng về đêm…
Nhóm giải pháp đầu tư:
Công viên 25/2 về đêm

Do du lịch ở huyện ta trình độ thấp, nên phát triển du lịch Sông Hinh phải gắn với sự phát triển du lịch trong khu vực, nhất là các huyện, tỉnh lân cận; phải tạo được sự gắn kết về du lịch với các huyện, thành phố trong khu vực và cả nước; đặc biệt là phải tăng cường mở rộng sự liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh doanh du lịch ở các tỉnh, thành phố lớn.
- Việc đầu tư phát triển du lịch cần theo thứ tự ưu tiên dễ làm trước, khó làm sau, nhưng phải chú trọng đến việc đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng cao, hấp dẫn, nhất là các sản phẩm du lịch, dịch vụ độc đáo riêng của huyện Sông Hinh.
-Việc tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch phải gắn liền với tổ chức quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội, đảm bảo ngăn chặn các tệ nạn xã hội, đặc biệt phải phát huy và nâng cao truyền thống văn hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, phát triển hệ sinh thái để du lịch Sông hinh  phát triển bền vững cùng với khu vực và cả nước.
- Phát triển đa dạng các loại hình du lịch, xây dựng các điểm du lịch, một số điểm du lịch miền núi gắn với chiến trường xưa, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá. khuyến khích các thanh phần kinh tế tham gia làm dịch vụ theo quy hoạch, bảo đảm an ninh quốc phòng, an toàn xã hội, bảo vệ cảnh quan môi trường.
Kiến nghị:
- Cần có kế hoạch để xây dựng các dự án phát triển du lịch khả thi cụ thể.
- Cần lồng ghép kế hoạch phát triển du lịch với những chương trình kinh tế - xã hội khác như: Chương trình trồng rừng trên địa bàn huyện, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá ... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Có kế hoạch cụ thể xúc tiến quảng bá tiềm năng du lịch huyện để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và khách du lịch trong tỉnh và khu vực.
+ Tổ chức hội nghị đầu tư nhằm kêu gọi và định hướng đầu tư cho các dịch vụ còn thiếu và chưa đạt chất lượng, đặc biệt là hệ thống khách sạn, nhà nghỉ du lịch, nhà hàng, phương  tiện vận chuyển.
+ Tiếp tục kêu gọi đầu tư để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá trên suốt tuyến du lịch đường bộ.
+ Đầu tư cho công tác đào tạo đội ngũ nhân sự cả về chuyên môn khai thác điều hành và ngoại ngữ nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách./.
 

 

Công viên 25/2