RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

KHÁNH THÀNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG BỂ BƠI CÔNG CỘNG

Quang cảnh bể bơi tại Trung tâm VH-TT huyện Sông Hinh

Nhân kỷ niệm 123 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (19/8/1890-19/8/2013), huyện Sông Hinh vừa khánh thành đưa vào sử dụng bể bơi công cộng tại khuôn viên Trung tâm Văn hóa- Thể thao. Công trình có vốn đầu tư một tỷ đồng với các hạng mục chính như: Bể bơi vòng, dáng đẹp có chiều dài 25m, rộng 10m, trong đó có bốn làn bơi; Hệ thống bơm, lọc nước; Nhà tiếp đón, sảnh chờ rộng 63m2 và nhà tắm, nhà thay đồ rộng 64m2 được xây kiên cố móng trụ bằng bê tông cốt thép, mái lợp tôn. Ngoài ra còn có cây xanh, sân, đường đi, điện chiếu sáng… Đây là địa điểm vui chơi, giải trí, tập luyện bơi lội, phòng chống đuối nước cho các em thiếu nhi. Ngay buổi đầu khai chương, bể bơi đã thu hút đông đảo các em thiếu nhi và phụ huynh đến vui chơi, giải trí.



V. Thùy

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Xe tải tự gây tai nạn, 1 người chết 02 người bị thương


Vào khoảng 6h30 ngày 07/5/2013, tại km 88 trên tuyến Quốc lộ 29 (thuộc khu vực rừng già, thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh) đã xảy ra vụ tai nạn giao nghiêm trọng làm 1 người chết, 2 người bị thương
Vào thời điểm trên, Văn Ngọc Dung, sinh năm 1962 ở phường 3, TP Tuy Hòa điều khiển xe tải 78K- 1422 chở củi lưu hành theo hướng từ ĐăkLăk về Sông Hinh đã tự gây tai nạn. Hậu quả: Đầu xe 78K-1422 do Văn Ngọc Dung điều khiển bị bẹp dí, Võ Thị Kim Vân Kiều, sinh năm 1980 trú tại Phú Mỹ, An Thọ, Tuy An ngồi trên cacbin bị chết tại chổ; Hồ Thị Thu Oanh, sinh năm 1981 ở cùng quê với Võ Thị Kim Vân Kiều cũng ngồi trên cacbin xe bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Sông Hinh; Văn Ngọc Dung bị thương nhẹ. Địa điểm xảy ra tai nạn là khúc cua rất nguy hiểm, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Hiện các ngành chức năng ở huyện Sông Hinh đang điều tra làm rõ nguyên nhân gây tai nạn.
Sau đây là một số hình ảnh tại hiện trowngf vụ tai nạn.
Hiện trường vụ tai nạn
                           

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Cụ thể hóa Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị vào cuộc sống

 
Hội đua thuyền truyền thống h, Sông Hinh hàng năm thu hút đông đảo người dân

Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong hai năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Sông Hinh đã cụ thể hóa bằng những việc làm thiết thực; góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, củng cố niềm tin yêu của nhân dân với Đảng, chính quyền cơ sở.

Sông Hinh là huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống chủ yếu nhờ sản xuất nông nghiệp. Để giúp bà con nông dân đảm bảo lương thực tại chỗ với diện tích lúa nước ít ỏi, huyện Sông Hinh đã thực hiện chủ trương phát triển cây lúa lai nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên một diện tích. Dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ tiền giống, tập huấn kỹ thuật, nhưng quá trình triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn. Đồng chí Đặng Đình Toại, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho biết, với thói quen sản xuất lúa thuần gieo sạ mỗi sào 20kg giống, nhưng khi chuyển sang lúa lai chỉ còn 5kg giống/sào, không ít người sau khi gieo sạ được vài ngày thì lo lắng, nằng nặc đòi phá bỏ vì cây lưa thưa. Trong những lúc đó, cán bộ khuyến nông đã có mặt kịp thời, động viên, hướng dẫn dặm tỉa, chăm sóc. Kết quả là niềm vui vô bờ bởi những mùa màng bội thu, năng suát cao hơn nhiều so với lúa thường. Từ vài hecta lúa lai, đến nay huyện Sông Hinh đã phát triển được trên 100hecta, trở thành địa phương đi đầu trong việc trồng lúa lai của tỉnh. “Những thành quả đó là sự biểu hiện sâu sắc của tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tận tâm, tận lực, gần dân, sát dân của đông đảo đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc giúp nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập gia đình”- Chủ tịch Đặng Đình Toại nói.
Khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu thực hiện Chỉ thị 03
             Hơn thế nữa, Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị ngày càng tác động sâu sắc đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng xa xôi, hẻo lánh. Buôn Học, xã Ea lâm là một địa phương điển hình tiểu biểu. Bí thư chi bộ buôn Học Ma Lưn cho biết, là vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, mặt bằng dân trí thấp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, ngay cả trong đảng viên cũng có tới trên 50% không đảm bảo trình độ để phân công nhiệm vụ. Tuy nhiên thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, từng đảng viên đã viết bản đăng ký làm theo với những việc làm đơn giản, thiết thực, phù hợp với buôn làng như: bản thân và vận động gia đình, họ hàng chấp hành tốt các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; không uống rượu say; đàu tàu gương mẫu nêu cao ý thức trách nhiệm trong mọi việc của đời sống xã hội; tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị… Nhờ vậy, từng đảng viên trong buôn dần phát huy được vai trò lãnh đạo, được nhân dân tin yêu, trở thành hạt nhân trong việc tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ một cơ sở yếu kém, đến cuối năm 2012, chi bộ buôn học vươn lên đạt danh hiệu vững mạnh xuất sắc. Ông Ma Goach, một nông dân đã gắn bó với buôn làng hơn 60 nay, bày tỏ: “Có Đảng lãnh đạo, đồng bào dân tộc trong buôn ngày càng phấn khởi thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, Chính quyền, cảnh giác đấu tranh đập tan âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết của các thế lực thù địch, phá hoại cuộc sống bình yên của buôn làng”.  
            Trưởng Ban tuyên giáo Huyện ủy Sông Hinh Nguyễn Văn Ngọc cho biết, phát huy những kết quả đạt được sau hơn hai năm thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ Huyện ủy đã nghiêm túc chỉ đạo, triển khai đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo tinh thần chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, từng bước đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác vào nề nếp, trở thành công việc thường xuyên của mỗi tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể và từng địa phương đơn vị. Qua hai năm triển khai thực hiện, Ban Thường vụ huyện ủy đã đi khảo sát thực tế và phát hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực cần được phát huy, phổ biến, nhân rộng như: Đảng bộ xã Sơn Giang xây dựng mô hình “Dân vận khéo” thực hiện xây dựng nông thôn mới, được nhân dân ủng hộ bằng những việc làm cụ thể như hiến đất làm đường giao thông, làm kênh mương thủy lợi, bảo vệ môi trường sạch sẽ, xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo; Đảng bộ xã Ea Trol nhân rộng mô hình “Huy động sức dân đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và đường điện” ở thôn Chứ Sai; Đảng ủy Công an huyện lồng ghép việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với  cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”… Bên cạnh đó, các điểm chào cờ đầu tuần duy trì tổ chức đều đặn, nghiêm túc và ngày càng phong phú về nội dung; nhiều địa phương mở rộng đối tượng tham gia chào cờ đầu tuần đến các bí thư chi bộ, trưởng, phó buôn, ban công tác mặt trận thôn, buôn, tiêu biểu như ở Đảng ủy xã Đức Bình Đông. Đáng chú ý, Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh được gắn chặt chẽ với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) qua việc xây dựng chuẩn mực đạo đức phù hợp và sát với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, công tác chuyên môn của từng địa phương, đơn vị.
            Chia sẻ kinh nghiệm qua hai năm triển khai thực hiện Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Sông Hinh Nguyễn Văn Ngọc cho biết, Ngoài việc nghiêm túc tổ chức, chỉ đạo học tập các chuyên đề của cuộc vận động, huyện Sông Hinh còn biên soạn, bổ sung một số chuyên đề học tập phù hợp cho 26 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị như: các lớp sơ cấp lý luận chính trị, lớp nhận thức về Đảng, bồi dưỡng đảng viên mới và các chương trình bồi dưỡng hàng năm của các hội, ban ngành, đoàn thể. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức khác nhau: như tuyên truyền lồng ghép trong chào cờ đầu tuần, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt thôn buôn;  tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình của Đài huyện bằng cả tiếng Kinh và tiếng Ê Đê, cùng với đó là công tác thường xuyên kiểm tra, giám sát, nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện chậm chễ, thiếu tích cực.
            Bí thư Huyện ủy Sông Hinh Lê Tấn Hổ bày tỏ: nhìn một cách tổng quát, kết quả chỉ thị 03 được thể hiện khá rõ trong nhận thức và hành động; nhờ đó đại bộ phận cán bộ đảng viên nêu cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần thái độ phục vụ công việc, phục vụ nhân dân. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện còn bộc lộ hạn chế, tồn tại như: việc tổ chức làm theo đôi khi lúng túng; ở một số nơi vẫn còn học tập dừng lại mang tính chung chung, chưa thuyết  phục cao; thiếu cách làm mới, sáng tạo và chưa chú trọng phổ biến những mô hình mới…
“Trong tời gian đến, huyện ủy Sông Hinh chỉ đạo các địa phương, đơn vị, các ban ngành đoàn thể tiếp tục tuyên truyền phổ biến ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; lựa chọn một số vấn đề bức xúc chỉ đạo giải quyết, tạo chuyển biến căn bản trong một thời gian nhất định; bố trí nội dung học tập với các buổi sinh hoạt định kỳ, chú trọng phổ biến nhân rộng những cách làm, mô hình hay, hiệu quả đồng thời tìm tòi, xây dựng những mô hình mới phù hợp với từng địa phương đơn vị. Với những kết quả đã đạt được, toàn Đảng, toàn dân huyện Sông Hinh quyết tâm tâm thực hiện tốt Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền cơ sở”- Bí thư Huyện ủy Sông Hinh Lê Tấn Hổ nhấn mạnh.
Văn Thùy

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Nhện đỏ hại sắn khiến người dân lo lắng

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn trừ nhện đỏ cho nông dân

      Trong niên vụ sắn 2012-2013, giá sắn liên tục tăng cao, bà con nông dân phấn khởi vừa được mùa, vừa được giá. Tuy nhiên, những ngày qua thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với nhện đỏ gây hại cây sắn đã khiến người nông dân lo lắng.
     Ông Trần Văn Nhất, thôn Chí Thán, xã Đức Bình Đông có hơn một hecta sắn. Cuối ngăm 2012, với giá bán 1.800 đồng/kg củ tươi, rẫy sắn đã giúp cả gia đình ông đón tết vui vẻ, đầm ấm. Tuy nhiên gần hai mươi ngày qua, ông Nhất như ngồi trên đống lửa bởi rẫy sắn đột nhiên ngưng phát triển, lá chuyển màu đốm trắng, sau đó úa vàng rồi rớt trụi. Ông Nhất lo lắng nói: “Cả nhà tôi trông chờ vào rẫy sắn này, ngoài tiền công ra, tôi đã đầu tư hơn chục triệu đồng tiền phân, tiền giống. Từ trước đến nay, cả khu vực này không hề thấy bệnh này. Những chỗ không bị bệnh, cây đã cao ngang đầu người, còn phần lớn sắn đã bị vàng lá, cây lẹt đẹt chỉ đến đầu gối. Không biết vụ này năng suất ra sao?”
    Không riêng gia đình ông Nhất, hầu như các rẫy xung quanh đều có hiện tượng trên. Ông Nguyễn Hữu Hóa, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Bình Đông cho biết, diện tích sắn bị hại tập trung nhiều ở thôn Bình Giang, thôn Chí Thán, và nhiều nhất ở những đồi cao, những nơi khô hạn, tốc độ lây lan nhanh, mạnh nhất là trong đợt nắng nóng vừa qua. Chỉ trong thời gian ngắn, từ chỗ vài hecta, đến nay đã tăng lên 15 hecta. Biểu hiện của bệnh giống như rệp trên cây xoài, tuy nhiêm nguy hiểm hơn là gây rụng lá, cây ngưng phát triển. “Đây là loại bệnh mới, chưa có kinh nghiệm trị nên đã khiến bà con nông dân lo lắng”- Ông Hóa nói.
    Ông Nguyễn Văn Kiện, Trưởng trạm Bảo vệ Thực vật huyện Sông Hinh cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, trạm đã phân công người tiến hành điều tra, khảo sát troàn bộ diện tích sắn trong huyện và đã phát hiện trường hợp trên là do nhện đỏ phát sinh gây hại sắn. Nhìn qua kính lúp, trứng nhện hình cầu, trong, mờ; nhện con mới nở màu xanh nhạt, có 6 chân, trên cơ thể có hai chấm đỏ sậm. Khi trưởng thành, nhện có 8 chân màu đỏ, nhện đỏ li ti, mắt thường nhìn kỹ mới thấy. Vòng đời của chúng rất ngắn, chỉ khoảng 10 đến 12 ngày. Nhện đỏ gây hại các lá đã trưởng thành trên cây, sau đó di chuyển lên các lá phía trên. Bám dày đặc ở phần giữa lá và dọc theo gân lá. Nhện tập trung hút biểu bì làm lá có những vết chấm màu trắng, khi bị nặng, các vết liên kết làm cho lá mất diệp lục, bị vàng khô và rụng. Nếu gặp nắng nóng kéo dài sẽ làm cho cây sắn khô và chết.
    Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sông Hinh cho biết. Diện tích sắn bị nhện đỏ gây hại tập trung nhiều ở các xã Đức Bình Đông 15 hecta, Sơn Giang 20 hecta và Ea Bia khoảng 5 hecta. Đặc biệt nhện đỏ chỉ tấn công trên sắn giống KM 98-5. Vào thời điểm này năm trước, nhện đỏ xuất hiện ở khu vực thôn Bình Giang, xã Đức Bình Đông trong phạm vi vài hộ gia đình, sau khi hướng dẫn, nhện đỏ đã được khống chế và sắn phát triển bình thường; đồng thời khuyến cáo bà con không nên sử dụng làm cây giống ở những diện tích này. Tuy nhiên do đây là giống sắn mới có năng suất cao nên bà con bất chấp những lời khuyến cáo, và lấy lại những cây sắn vụ trước để làm giống.
    Theo ông Nguyễn Văn Kiện, Trưởng trạm bảo vệ thực vật huyện Sông Hinh, qua kiểm tra, nhện đỏ gây hại khiến năng suất ở những diện tích bị bệnh giảm 15 đến 30%, cá biệt có những diện tích năng suất giảm từ 50 -70%. Nếu không chữa trị kịp thời và thời tiết tiếp tục nắng nóng thì thiệt hại sẽ lớn hơn rất nhiều cho người trồng sắn. “Nhện đỏ rất sợ nước, ở trong môi trường ẩm ướt, nhện đỏ sẽ chết, trứng nhện bị hư, thối. Vì vậy, để phòng trị nhện đỏ nên phun thật nhiều nước, chú ý tập trung phun nước ở mặt dưới lá. Nhện đỏ có khả năng kháng thuốc rất nhanh, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì cần luân phiên sử dụng các loại thuốc khác nhau, ví dụ như : Camite 73 EC, liều dùng  01 lít/hecta; Ortus 5SC, liều dùng 01 lít/hecta; Rufast 3 EC, liều dùng 0,5 lít/hecta. Khi dùng thuốc cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh an toàn lao động và đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách”- ông Nguyễn Văn Kiện, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Sông Hinh khuyến cáo.


                                                NGỌC CƯỜNG- VĂN THÙY

Sông Hinh: Khen tặng 10 tập thể, 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong 02 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị

Khen thưởng cá nhân, tập thể xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị 03 của BCT


Sáng ngày 04/5, Huyện ủy Sông Hinh tổ chức hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng chí Huỳnh Tấn  Việt, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã về dự hội nghị.
Đồng chí Huỳnh Tấn Việt, Phó bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại hội nghị

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, cùng với việc triển khai học tập, các địa phương đơn vị đã gắn việc làm theo Bác với các mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, tiêu biểu như mô hình “dân vận khéo” ở xã Sơn Giang gắn với xây dựng nông thôn mới qua việc hiến đất làm kênh mương thủy lợi, xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo; Trường THCS Trần Phú giáo dục đạo đức học sinh qua việc phát động mỗi lớp có hai quyển sổ ghi nhật ký làm theo lời Bác, nuôi heo đất giúp bạn nghèo vượt khó; Đảng ủy cơ quan quân sự huyện duy trì thùng quyên góp “Vì nạn nhân chất độc da cam”, “Nuôi heo đất vì nghĩa tình hải đảo”; Chi bộ buôn Học, xã Ea Lâm, đoàn kết tập hợp nhân dân giữ vững tình hình an ninh trật tự xóm làng … Bên cạnh đó, đến nay, 100% các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy đã xây dựng chuẩn mực đạo đức gắn với Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của đơn vị, từ đó đã tạo sự chuyển biến tích cực về ý thức tu dưỡng rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác.
Đ/c Lê Ngọc Loan, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Giang báo cáo tham luận

            Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Huỳnh Tấn Việt, Phó Bí thư Tỉnh ủy đánh giá cao những nỗ lực triển khai thực hiện và kết quả làm theo của đảng bộ và nhân dân huyện Sông Hinh, đồng thời mong muốn cán bộ và nhân dân huyện Sông hinh cụ thể hóa cuộc vận động học tập và làm theo Bác bằng việc xây dựng đời sống văn hóa mới lành mạnh, xóa hộ nghèo, nâng cao thu nhập, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, nhân lên niềm tin yêu của nhân dân với Đảng, Chính quyền từ cơ sở.

            Nhân dịp này, Huyện ủy Sông Hinh đã tặng giấy khen cho 10 tập thể, 11 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 02 năm 2011- 2012.

V Thùy

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Sông Hinh (songhinh): Liên tiếp cháy rừng, cháy mía



Thiếu phương tiện, chữa cháy rừng mang lại hiệu quả không cao
Vụ cháy xảy ra vào trưa ngày 01/5/2013 thuộc khu vực rừng phòng hộ địa bàn xã Ea Trol, huyện Sông Hinh. Ông Nay Y Bình, Phó Chủ tịch UBND xã EaTrol cho biết, ngay sau nhận được tin báo, chính quyền xã Ea Trol đã huy động lực lượng công an, xã đội và 30 người dân thôn Kinh tế 2 (xã Ea Trol) gần khu vực cháy cùng với Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh, Hạt kiểm lâm huyện Sông Hinh khoang vùng, rập lửa chữa cháy. Tuy nhiên do thiếu phương tiện, gặp nắng hạn, gió mạnh, thực bì dày, đến buổi chiều cùng ngày đám cháy mới được khống chế, diện tích rừng thiệt hại ước khoảng 10 hecta rừng keo. Diện tích trên thuộc khu vực quản lý của Tỉnh đội Phú Yên. Cơ quan chức năng đang đánh giá mức độ thiệt hại và điều tra làm rõ nguyên nhân gây cháy.
Trước đó không lâu, huyện Sông Hinh đã xảy ra hai vụ cháy mía ở xã Đức Bình Tây và thị trấn Hai Riêng với diện tích hơn 14 hecta.

V. Thùy

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Môn Kinh tế chính trị: CNH-HDH nông nghiệp nông thôn


LỜI GIỚI THIỆU
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại.

Tiêu luận



Tiểu luận

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam


MỤC LỤC

Môn Kinh tế chính trị- CNH-HDH nông nghiệp nông thôn


LỜI GIỚI THIỆU
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại.
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định phải "đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn" Trong những năm gần đây nhờ có "đổi mới" nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy nông nghiệp hiện nay vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn, có nhiều vấn đề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gay gắt. Do vậy đẩy nhanh tiến độ thực hiện chủ trương này của Đảng và Nhà nước là nhu cầu rất cấp thiết.

Môn Kinh tế chính trị- CNH-HDH nông nghiệp nông thôn


LỜI GIỚI THIỆU
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại.
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định phải "đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn" Trong những năm gần đây nhờ có "đổi mới" nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy nông nghiệp hiện nay vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn, có nhiều vấn đề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gay gắt. Do vậy đẩy nhanh tiến độ thực hiện chủ trương này của Đảng và Nhà nước là nhu cầu rất cấp thiết.

Môn Kinh tế chính trị- CNH-HDH nông nghiệp nông thôn


LỜI GIỚI THIỆU
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại.
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định phải "đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn" Trong những năm gần đây nhờ có "đổi mới" nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy nông nghiệp hiện nay vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn, có nhiều vấn đề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gay gắt. Do vậy đẩy nhanh tiến độ thực hiện chủ trương này của Đảng và Nhà nước là nhu cầu rất cấp thiết.

Môn Kinh tế chính trị- CNH-HDH nông nghiệp nông thôn


LỜI GIỚI THIỆU
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại.
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xác định phải "đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn" Trong những năm gần đây nhờ có "đổi mới" nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy nông nghiệp hiện nay vẫn đang đứng trước những thách thức to lớn, có nhiều vấn đề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gay gắt. Do vậy đẩy nhanh tiến độ thực hiện chủ trương này của Đảng và Nhà nước là nhu cầu rất cấp thiết.

Chủ nghĩa xã hội khoa học: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam


ĐỀ TÀI: Con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam I.> Tính tất yếu của thời kì quá độ lên CNXH, bỏ qua chế độ Tư Bản chủ nghĩa ở Việt Nam. 1. Thời kì quá độ . Thời kì quá độ là thời kì mà xã hội cũ chuyển sang một xã hội mới – Xã hội – Xã hội Chủ Nghĩa, về mặt kinh tế đây là thời kì bao gồm những mảng, những phần, những bộ phận của Chủ Nghĩa Tư Bản (CNTB) và chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH) xen kẽ nhau tác động nhau, lồng vào nhau. Nghĩa đây là thời kì tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất. Do đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, cả thành phần kinh tế TBCN, thành phần kinh tế XHCN, thành phần kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ. Cùng tồn tại vừa hợp tác thống nhất với nhau nhưng vừa cạnh tranh gay gắt với nhau. Thời kì quá độ này bắt đầu từ khi giai cấp vô sản giành lại chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong cơ bản, cơ sở vật chất kĩ thuật của CNXH, cả về mặt lực lượng sản xuất lẫn quan hệ sản xuất cả cơ sở kinh tế lẫn kiến trúc thượng tầng cả tồn tại Xã Hội và ý thức Xã Hội.

Tiểu luận: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp


LỜI GIỚI THIỆU
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại.