RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Hội CCB thị trấn Hai Riêng: Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế gia đình


Hội Cựu chiến binh thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh có 12 chi hội, 210 hội viên. Hưởng ứng phong trào thi đua “Cựu chiến binh tích cực”, trong thời gian qua, dưới mái ấm của Hội, từng hội viên đã phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, nỗ lực vượt qua khó khăn, giành được nhiều thắng lợi trên mặt trận xóa đói giảm nghèo ngay tại địa phương mình.  
Hội CCB thị trấn Hai Riêng trao đổi king nghiệm khai thác mủ cao su
Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Như Năm, chi hội 5, Hội CCB thị trấn Hai riêng không chỉ được nhiều người biết đến là cá nhân 13 lần liên tiếp tình nguyện hiến máu nhân đạo mà ông còn được nhiều người dân cảm phục bởi nghị lực vượt khó làm giàu từ bàn tay, sức lực của mình. Năm 2002, ông tập trung toàn lực vào mô hình bò sữa; ít năm sau, sữa đầy nhà nhưng chẳng có đơn vị nào thu mua. Cùng lúc đó giá bò rớt thảm hại, đầu tư hàng trăm triệu đồng mà khi bán đàn bò chỉ vỏn vẹn được 15 triệu đồng, số tiền đó không đủ trả nợ chứ chưa tính toán đến công chăm sóc nhiều năm trời.
Cuộc sống lâm vào cảnh khó khăn cùng cực, vợ chồng không ít lần lời qua tiếng lại. Không chịu khuất phục, với bản chất của người lính, sau nhiều đêm trăn trở vợ chồng ông quyết định chuyển sang nghề nuôi heo. Tay làm, miệng không quên khuyên nhủ, động viên vợ con “thà chịu khó còn hơn khó chịu". Lúc đầu chỉ hai con heo, sau tăng dần lên năm, sáu con, kết hợp với nấu rượu và máy xay sát; dưới bàn tay chăm chỉ đàn heo ngày càng nhiều và luôn hồng hào, béo tốt. Từ việc nuôi heo này, giờ đây ông đã có cơ ngơi nhà cửa khang trang trị giá trên tỷ đồng, có cơ sở máy xay sát gạo hoạt động thường xuyên, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Không dừng lại, ông tiếp tục học hỏi, áp dụng kỹ thuật mới trong chăn nuôi như làm chuồng vi sinh, hầm biôga vừa để phòng ngừa bệnh tật, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu dân cư. CCB Nguyễn Như Năm tâm sự: “Trong lúc khó khăn nhất, đồng đội anh em trong Hội thường xuyên đến động viên, an ủi và còn tạo điều kiện cho vay mượn 20 triệu đồng. Gia đình tôi rất trân trọng tình cảm này. Không biết cuộc sống gia đình tôi sẽ ra sao nếu không có sự sẻ chia từ đồng đội”.
Khác với Nguyễn Như Năm, CCB Đoàn Đình Bảng, chi hội 8, tìm hướng đi riêng cho mình quyết làm giàu từ cây tiêu. Cách đây hơn mười năm, tiêu rớt giá, mọi nhà đua nhau chặt bỏ tiêu để trồng cây khác, còn ông vẫn kiên trì tìm tòi học hỏi anh em, bạn bè, tích lũy kỹ thuật chăm sóc vườn tiêu của mình. Thành quả đã đến khi những năm qua tiêu liên tục được giá, mỗi năm hơn 8 sào tiêu cho lợi nhuận từ 120 đến 200 triệu đồng. Có tiền, có kinh nghiệm ông tiếp tục mở rộng diện tích, số còn lại chia sẻ cho con cái để đầu tư vào sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Ngoài các gương điển hình trên, trong thời gian qua Hội CCB thị trấn Hai Riêng đã xuất hiện nhiều cá nhân tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế với những mô hình đa dạng như: CCB Nguyễn Ngọc Phi- chi hội 2, nhờ cần cù lao động trong trồng trọt, chăn nuôi bò đã xây cất một ngôi nhà trị giá gần 02 tỷ đồng; CCB Cao Xuân Trợ, Trần Văn Hùng chi hội 6; CCB Đặng Quốc Dụ, Ngô Văn Quân chi hội 9 hiện đang sản xuất hàng chục hecta gồm cao su, mía, sắn mỳ, keo lá tràm bình quân mỗi năm cho thu nhập trên 300 triệu đồng; Trong đầu tư kinh doanh, buôn bán, hội viên Lê Bá Thiệu, Vũ Tuyển Cử, Phạm Ngọc Cương, Lại Văn Nghiêm…đã mạnh dạn đi tắt, đón đầu mở nhà hàng tiệc cưới, quầy hàng tạp hóa, xưởng mộc dân dụng đã tạo nhiều công ăn việc làm cho hàng chục lao động, lợi nhuận thu về hàng trăm triệu đồng/năm, gương mẫu chấp hành nghĩa vụ thuế với Nhà nước và làm tốt công tác từ thiện…
Ông Tô Hữu Đồng, Chủ tịch Hội CCB thị trấn Hai Riêng bày tỏ, trong những năm qua, phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” đã được đông đảo hội viên hưởng ứng. Song song với nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, phong trào thi đua phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo được đông đảo hội viên hội CCB thị trấn Hai Riêng đẩy mạnh. Với nghị lực truyền thống của mình, từng hội viên đã trăn trở, tìm tòi, áp dụng khoa học kỹ thuật khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế ngay tại địa phương, bứt phá vươn lên trở thành những hộ gia đình khá giả.
Đồng hành với nỗ lực của từng hội viên, Hội CCB đã đề ra chủ trương vận động các tổ chức cơ sở hội thành lập quỹ quay vòng để giúp nhau phát triển kinh tế. Đến nay hầu hết các chi hội đã có quĩ với tổng số tiền lên đến hơn 180 triệu đồng. Số tiền trên giúp các hội viên nghèo đầu tư phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, Hội đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH huyện thực hiện vốn vay ưu đãi. Đến nay tổng dư nợ đã lên đến hơn 07 tỷ đồng cho 429 hội viên được vay, trong đó tập trung đầu tư chăn nuôi cho trên 150 con bò sinh sản, đầu tư cho hơn 100 ha mía, khoảng 80 ha sắn mì và hơn 200 ha cây trồng các loại, thu nhập bình quân từ 50-70 triệu đồng/ năm.
Đáng chú ý, để giúp các hội viên có thêm kinh nghiệm, Hội thường xuyên tổ chức đi thăm quan các mô hình kinh tế của các hội viên khác trong và ngoài huyện, qua đó các hội viên có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tạo mối liên kết chặt chẽ trong hệ thống hội, từ đó giúp hội viên kịp thời trao đổi, thông báo cho nhau những biến đổi bất thường về thời tiết, giá cả. Ông Ngô Văn Quân, CCB chi hội 9 cho biết: “Đầu năm 2014, cây cao su bị nấm khiến lá rụng hàng loạt, nhờ có đồng đội quen biết trong các đợt thăm quan ở xã Ea Ly, Ea Bar báo về, nên tôi đã kịp thời phun thuốc. Nhờ vậy bệnh được ngăn chặn ngay từ đầu, vườn cao su của gia đình vẫn đảm bảo năng suất đều như mọi năm”.
Nỗ lực, quyết tâm của toàn thể cán bộ, hội viên trong phát triển kinh tế hộ gia đình đã có chuyển biến tích cực, hộ giàu từ 15 hộ năm 2009 tăng lên 30 hộ năm 2014, chiếm 11,4%; hộ khá 80 hộ chiếm 28%. Hơn những thế, tinh thần đó đã lan tỏa sâu rộng, nhân lên nghị lực trong các gia đình hội viên nghèo, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 25% năm 2009 xuống 8% năm 2014. Hầu hết các gia đình hội viên đã có nhà cửa ổn định, không còn hộ đói, con cái đều được học hành đầy đủ.
Ông Phạm Tây, Chủ tịch Hội CCB huyện Sông Hinh nói: Chủ trương giúp nhau phát triển sản xuất của Hội CCB trị trấn Hai riêng đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp từng hội viên ổn định và nâng dần mức sống. Nhưng điều quan trọng hơn là tạo được niềm tin và gắn bó giữa hội viên với tổ chức cơ sở hội; đó là môi trường thuận lợi để các hội viên phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng tình làng nghĩa xóm gắn bó, đồng lòng chung sức cùng với toàn Đảng, toàn dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế của của đất nước ta hiện nay.
Văn Thùy



Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Đề kiểm tra môn Kỹ năng lãnh đạo quản lý (2014)

Câu 2: Phân tích nguyê tắc đánh giá cán bộ. Liên hệ địa phương.

Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi nhận xét, đánh giá cán bộ là việc hệ trọng. Đánh giá đúng cán bộ là cơ sở để lựa chọn, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ, từ đó sẽ phát huy được tiềm năng của từng cán bộ và của cả đội ngũ cán bộ. Đánh giá không đúng cán bộ sẽ dẫn tới bố trí, sử dụng đề bạt, bổ nhiệm sai, gây ảnh hưởng không tốt cho địa phương, cơ quan, đơn vị.
Tuy nhiên, đánh giá cán bộ là công việc hết sức phức tạp. Đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, và hội nhập quốc tế… Trong khi đó, các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta. Vì vậy, để đánh giá đúng cán bộ, công tác đánh giá cán bộ cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1.Các cấp ủy đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Thường vụ huyện ủy, Ban Thường vụ đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giá trong phạm vi trách nhiệm được phân công

Đề thi môn Kỹ năng lãnh đạo quản lý

Câu 1
Vì sao khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu là một trong những hướng cơ bản để rèn luyện phong cách lãnh đạo cho cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở hiện nay. Liên hệ việc khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu ở địa phương đồng chí

          Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở là mẫu hành vi mà người lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động và làm ảnh hưởng có hiệu quả đến cấp dưới và quần chúng nhân dân tại cơ sở.
V.I.Lênin đã chỉ rõ: Kẻ thù bên trong tệ hại nhất của chúng ta chính là căn bệnh quan liêu. Trong khi đó, phong cách lãnh đạo không tự nhiên mà có, mà đòi hỏi mỗi người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải tự rèn luyện, bồi dưỡng mới có được; vì vậy trong quá trình đó, người cán bộ lãnh đạo phải biết nhìn nhận rõ căn bệnh quan liêu để có hướng phấn đấu rèn luyện, đấu tranh loại bỏ thói quan liêu, xây dựng phong cách lãnh đạo dân chủ, khoa học, hiệu quả thiết thực.
Vậy, Phong cách lãnh đạo quan liêu là gì?. Phong cách lãnh đạo quan liêu là phong cách tách rời quyền hành khỏi quỳên lợi và nguyện vọng tập thể, xem thường thực chất sự việc, trốn tránh trách nhiệm, làm việc không theo nguyên tắc và những quy định của pháp luật đùn đẩy trách nhiệm, hậu quả xấu cho cấp trên hoặc cấp dưới, duy trì đẳng cấp, đặc quyền đặc lợi.
          Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những biểu hiện của phong cách lãnh đạo quan liêu là: " Đối với người:...Không biết giải thích, tuyên truyền. Không biết làm dân chúng tự giác, tự động; Đối với việc: Chỉ biết khai hội, viết nghị quyết, ra chỉ thị. Chứ không biết điều tra, nghiên cứu, đôn đốc, giúp đỡ, khuyến khích, kiểm tra; Đối với mình: Việc gì cũng kềnh càng, chậm rãi, làm cho qua chuyện. Nói một đường, làm một nẻo. Chỉ biết lo cho mình, không biết quan tâm đến nhân dân, đồng chí;