RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Báo cáo thực tập môn: Thực hành phát triển cộng đồng (2014)


Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Khoa XHH-DNA
Lớp CTXH K12 Phú Yên- Từ xa
Thực hiện tháng 6/2014

Người dân xã Ea Bá vẽ sơ đồ sinh thái

KẾ HOẠCH THỰC TẬP PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
Môn: Thực hành Phát triển cộng đồng
Nơi thực tập: Buôn Bá, xã Ea Bá, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
Kiểm huấn viên: Thầy Huỳnh Minh Hiền
Sinh viên thực tập: (06 SV) Tên nhóm : “BUÔN LÊ DIÊM”
Họ và tên
MSSV
Điện thoại
E-mail
An Văn Thùy
62113081PY
01295678100
vanthuypyctxhk12@gmail.com
Nguyễn Ngọc Hanh
62113182PY
0947619016
ngochanhstv@gmail.com
Nguyễn Thị Thanh
62120038PY
01662876345
Ksor H’ Djrin
62113107PY
0165376828
thongrin68@gmail.com
Bá Huy Mích
62113110PY
0983012733
bahuymicpyctxhk12@gmail.com
Trần Văn Linh
62113061PY
0987015016
Thời gian thực tập: Từ 20/5/2014 đến 05/8/2014
Stt
Thời gian
Nội dung
Phương pháp
Địa điểm
01





Phần 1
TỔNG QUAN CỘNG ĐỒNG






Tuần 1:
Từ 20/5
Đến 27/5
1. Báo cáo, chào Kiểm huấn viên bắt đầu đợt thực tập
2. Họp nhóm lên kế hoạch toàn khóa; phân công trách nhiệm, nhiệm vụ từng thành viên
3. Xin phép thực tập tại  xã Ea Bá, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
Điện thoại                                                           .                                    .
Thảo luận, ghi chép.                       .                                              .
- Đăng ký làm việc với lãnh đạo UBND
Nơi thực tập     .                                    .
Nơi thực tập       .                                 .                                         .
Tại UBND xã Ea Bá
Tuần 2
Từ 28/5 Đến 04/6
4. Tìm hiểu vị trí xã Ea Bá    .                                                      .                                                .                                                                 .
5. Thu thập thông tin về dân số: Nam, nữ theo tuổi, lực lượng lao động…                  .
6. Thu thập thông tin về tôn giáo, nhà thờ…                        .                                                       .
7. Tìm hiểu về văn hóa tiêu biểu, nổi bật, khác với các cộng đồng khác
8. Tìm hiểu về giáo dục; Y tế, cơ sở hạ tầng (đường, điện, trường lớp học, độ tuổi đi học, tình trạng bỏ học; dịch bệnh, chăm sóc y tế…)
9. Tìm hiểu các vấn đề nổi cộm và tác động tới cộng đồng
- Thu thập tư liệu, đọc, và ghi chép; khảo sát, hỏi người dân tại cộng đồng 
- Nghiên cứu tài liệu; khảo sát thực tế; tìm hiểu từ người dân
- Đọc, thảo luận các báo cáo thống kê kết hợp khảo sát thực tế.
- Khảo sát, ghi chép, nghiên cứu tư liệu
- Khảo sát, thu thập ý kiến người dân, ghi chép, tham khảo báo cáo                  .
- Các báo cáo kết hợp khảo sát thực tế ; Thực tế, vấn người dân
- Trụ sở xã; các ban ngành địa phương; Tại cộng đồng
- Tại trụ sở, khu dân cư                   .                                    .
- Tại trụ sở; thảo luận nhóm, khu dân cư
Khu dân cư.               Trụ sở xã .             .                      
- Thực tế tại buôn; cơ sở trường học; Trạm y tế, cộng đồng …                     .
- Tại cộng đồng buôn,
Tuần 3
Từ 05/6
Đến 12/6
11. Tìm hiểu các hoạt động kinh tế trong cộng đồng               .                                                         .                                                         .                                                     .                                                        .                                                      12. Tìm hiểu các chương trình làm tăng phúc lợi cho người dân (Giảm nghèo, sức khỏe, giáo dục, môi trường…)
13. Vấn đề môi trường ở xã.
14. Tìm hiểu tổng quan buôn Bá, xã Ea Bá (vị trí, điều kiện tự nhiên, dân số, y tế, văn hóa- giáo dục, các vấn đề nổi cộm ….)
15. Vẽ sơ đồ tài nguyên xã Ea Bá và buôn buôn Bá                                       
- Đọc tìm hiểu, thảo luận nhóm các cáo cáo phát triển kinh tế của xã, buôn, kết hợp quan sát, trao đổi người dân.           - Quan sát, trao đổi người dân, tài liệu, báo cáo                       .                                                                   .
- Quan sát, - Nhóm khảo sát tại buôn, gặp gỡ Ban nhân dân và người dân                 .

- Nhóm có sự tham gia của người dân
Tại nhóm và thực tế ở buôn



- Tại buôn
                                                       .                                                .                                                .                                    - Tại buôn                .
- Tại buôn



- Tại buôn

Tuần 4
Từ 13/6
Đến 20/6
15. Viết báo cáo phần 1
16. Gửi báo cáo
17. Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo sau khi có ý kiến của Kiểm huấn viên
Nhóm
Email
Email
- Nơi thực tập
02
Phần 2
GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG

Tuần 5
Từ 21/6
Đến 28/6

1. Họp triển khai thực tập giai đoạn 2
2. Tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng, xác định chủ đề truyền thông                        
3. Xác định chủ đề
- Thông báo, thảo luận
- Khảo sát, trao đổi với người dân, chính quyền
- Thảo luận nhóm, trao đổi người dân
- Tại nhóm             .
Thực tế tại buôn                 .          
- Nhóm
Tuần 6
Từ 29/6
Đến 6/7
4. Lập kế hoạch truyền thông
5. Báo cáo KH với chính quyền địa phương
6. Các dự trù thực hiện
Làm việc nhóm     .
Trực tiếp                  .
Làm việc nhóm
Nhóm                   .
Cơ quan, buôn
Nhóm
Tuần 7
Từ 07/7
Đến 14/7

7. Xây dựng chi tiết chương trình tập huấn truyền thông
8. Báo cáo chương trình và xin ý kiến Kiểm huấn viên
Làm việc nhóm     .                                .
- Email
Nhóm                          .                                       .
Nơi thực tập
Tuần 8
Từ 15/7
Đến 22/7
9. Tiến hành truyền thông; Lượng giá
10. Báo cáo kiểm huấn viên đợt truyền thống
Truyền thông nhóm
Viết báo cáo, gửi Email
Tại buôn
03
Phần 3
TÌM HIỂU MỘT DỰ ÁN TẠI CỘNG ĐỒNG
Tuần 9
Từ 23/7
Đến 30/7
11. Họp nhóm triển khai           .
12. Chọn một dự án để tìm hiểu
13. Tiến hành tìm hiểu (Nguồn gốc, công tác tổ chức, điều hành; Sự tham gia của người dân; Tác động của chương trình đến đời sống…)
14. Nhận xét đề nghị về dự án
Thông báo, thảo luận
- Thảo luận nhóm
- Đọc tài liệu; khảo sát, trao đổi với người dân                                           .                            .                                     .                                                
- Thảo luận nhóm                       
Nơi thực tập         
                         .Nhóm              
                         .Tại buôn








Nhóm


Tuần 10
Từ 31/7
Đến 05/8
 1. Viết cáo cáo thực tập Thực hành Phát triển cộng đồng
2. Gửi báo cáo thực tập, hồ sơ thực tập
Thảo luận nhóm            .

- Email
Nhóm

Kết thúc đợt thực tập


















Phần I
TỔNG QUAN CỘNG ĐỒNG
1. Vị trí cộng đồng
Tên cộng đồng: Xã Ea Bá, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Diện tích đất tự nhiên (tổng diện tích toàn xã): 5.192,88 ha.
- Vị trí địa lý:
Xã Ea Bá nằm ở phía Tây Bắc huyện Sông Hinh, trung tâm xã cách trung tâm thị trấn Hai Riêng huyện Sông Hinh 12km.
Phạm vi ranh giới:
+ Phía Bắc: giáp hồ thủy điện sông Ba Hạ.
+ Phía Nam: giáp xã EaBar và thị trấn Hai Riêng
+ Phía Đông: giáp hồ thủy điện sông Ba Hạ và thị trấn Hai Riêng;
+ Phía Tây: giáp xã EaBar và EaLâm.
Đường đến cộng đồng: Theo Quốc lộ 29 từ TP Tuy Hòa - Đắc Lắc đến Km86+300 theo hướng Bắc rẽ phải vào đường liên xã. Ngay sau ngã rẽ khoảng 100m đường liên tục sổ dốc, ngoằn ngoèo, dộ dốc trong bình 15 đến 200 , chiều dài của dốc khoảng 3km. Khi hết dốc đường chạy theo hướng Tây bắc, xuôi dọc bờ sông Ba đi qua Ea Bá, Ea Lâm và sang Đắc Lắc. Chiều dài đường từ trung tâm xã Ea Bá đến Quốc lộ 29 khoảng 7,5km.
2. Dân số
Tổng số hộ: 401 hộ. Tổng số dân: 2.135 người: Nam: 1.043 người, chiếm 48,85%; Nữ: 1.092 người, chiếm 51,15%
Hiện xã có 4 Buôn với qui mô dân số trung bình là 5,32 người/hộ; Mật độ dân số trung bình 37 người/km2. Trong những năm gần đây nhìn chung không có sự biến đổi đột ngột về dân số mà chỉ có sự tách, nhập của các hộ gia đình. Tỷ lệ sinh tự nhiên khoản  2,2%.
- Dân số theo độ tuổi:
+ Từ 0 đến dưới 3 tuổi: 109 người, (nữ: 64 người, chiếm 58,7% trong độ tuổi); Chiếm 5,1% tổng dân số
+ Từ 3 đến dưới 6 tuổi: 142 người (nữ: 84, chiếm 59,1% trong độ tuổi) àChiếm 6,7% tổng dân số
+ Từ 6 đến dưới 12 tuổi: 299 người (nữ: 164người, chiếm 54,9% trong độ tuổi) à Chiếm 14% tổng dân số
+ Từ 12 tuổi đến dưới 15 tuổi: 165 người (nữ: 94 người, chiếm 56,9% trong độ tuổi) àChiếm 7,7% tổng dân số
+ Từ 15 đến dưới 18 tuổi: 104 người (nữ 63 người, chiếm 60,5% trong độ tuổi) àChiếm 4,9% tổng dân số
+ Từ 18 đến dưới 60 tuổi đối với nam: 576, chiếm 50,8% trong độ tuổi và dưới 55 tuổi đối với nữ: 558  người, chiếm 49,2% trong độ tuổi. Tổng số cả nam nữ là 1.134 người, chiếm 53,1% tổng dân số.
+ Từ 60 (Nam), 55 (Nữ) đến dưới 80 tuổi: 150 người, chiếm 7% tổng dân số
+ Trên 80 tuổi: 32 người, chiếm 1,5% tổng dân số.
Nhận xét:
+ Mặt mạnh: Số người trong độ tuổi lao động chiếm 58%, có thể nói nguồn nhân lực của xã trẻ, khá dồi dào, đây có thể coi là thời kỳ dân số vàng ở địa phương.
+ Hạn chế:  Những năm gần đây có sự mất cân bằng nhanh về giới tính, nữ giới nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ sinh tự nhiên 2,2%, cao hơn mức sinh thay thế 0,1%, trong đó số người sinh con thứ ba phần lớn rơi vào các hộ gia đình nghèo.
Chất lượng lao động chưa cao, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ khá lớn, lao động được đào tạo có tỷ lệ còn rất thấp.
3. Dân cư
- Nguồn gốc dân cư: dân tộc Ê Đê bản địa định cư từ lâu đời, dân cư sống tập trung thành từng cụm và theo các dòng họ lớn như KPắ, Nay, Ksor, Niê... Không có tình trạng di dân. Đã chấm dứt du canh, du cư. Dân cư sống tập trung ở trung tâm xã, duy có buôn Bầu cách khá xa trung tâm xã (khoảng 2,5km).
Dân tộc Ê Đê chiếm 96,7%, Kinh chiếm 3%; Tày, Nùng chiếm 0,3%
Nhận xét:
+ Măt mạnh: Định cư lâu đời nên người dân hiểu rất rõ điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết để phục vụ cho sản xuất cũng như trong sinh hoạt, cuộc sống.
Dân cư tập trung là điều kiện thuận lợi cho việc thưc hiện các chính sách của nhà nước như đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức hội họp, học tập kinh nghiệm cũng như hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.
+ Hạn chế:
Mặc dù đã định cư sống ổn định nhưng giấy tờ tùy thân của người dân thiếu rất nhiều, người lớn tuổi hầu như không nhớ chính xác năm sinh mà chỉ nhớ tuổi theo mùa rẫy; nhiều bố mẹ chậm làm giấy khai sinh cho trẻ.
Thành phần dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số Ê Đê, rất ít người Kinh và các dân tộc khác sống xen kẽ, vì vậy việc học tập, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, lao động sản xuất bị hạn chế khiến cộng đồng chậm phát triển  hơn so với các địa phương khác. Cụ thể ở các địa phương khác như xã Ea Bar, Ea Ly, Đức Bình Tây, tỷ lệ người dân tộc Ê Đê với dân tộc thiểu số khác, cũng như tỷ lệ với người Kinh khá cân bằng nhau; Các buôn người Ê Đê đều có người Kinh và người dân tộc thiểu số sống xen kẽ; và người Ê Đê cũng sống xen kẽ với người Kinh ở các thôn. Vì vậy trong cuộc sống, sinh hoạt cũng như trong lao động sản xuất họ có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Thực tế ở vùng dân cư sống xen kẽ người Ê Đê đã có thói quen sử dụng nhà xí hợp vệ sinh, biết thâm canh tăng cao năng suất cây trồng, còn ở vùng thuần Ê Đê, các vấn đề này còn rất hạn chế, các hộ gia đình hầu như không có nhà xí, sản xuất vẫn thói quen quảng canh phụ thuộc hoàn toàn thời tiết.
4. Tôn giáo:
Có 6 hộ, 19 khẩu theo đạo Tin lành nhưng chính quyền địa phương cho rằng đây là “Tin lành Đề Ga”, không hợp pháp. Những người này thường nhóm họp, sinh hoạt tại gia đình.
Tìm hiểu về vấn đề này, ông Y Sách, Chủ tịch  UBND xã Ea Bá cho biết, đạo Tin lành là một trong sáu tôn giáo lớn. Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận hiện nay đạo Tin lành có hai giáo hội: Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Tổng liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam).
"Tin lành Đề Ga" không nằm trong hệ thống giáo hội, mà thực chất đây là mưu đồ của một số kẻ xấu chia rẽ khối đoàn kết của cộng đồng các dân tộc. Các đối tượng này lợi dụng Tin lành để lôi kéo, thành lập nhóm, hoạt động không đúng với tôn chỉ, mục đích tốt đời đẹp đạo của Tin lành mà mục đích chính là kích động, lôi kéo, cưỡng ép những người dân tộc thiểu số vốn thật thà, chất phác chống lại chính quyền, gây mất trật tự địa phương. Thực tế tại địa bàn xã Ea Lâm (giáp với xã Ea Bá) vào năm 2006, “Tin lành Đề Ga” đã lôi kéo hàng chục người dân tộc thiểu số đập phá trụ trở ủy ban xã; đánh đuổi, đốt phá nhà cửa người Kinh, gây bất ổn, hoang mang, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Sau khi có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, vụ việc đã lắng xuống, tuy nhiên một số đối tượng cứng đầu vẫn lén lút hoạt động, lôi kéo, dụ dỗ người dân. Những người theo “Tin lành Đề Ga” thường chểnh mảng làm ăn, bán dần đất đai, bán bò nghé để đóng góp tiền cho nhóm hội, cuộc sống của những hộ này ngày càng khó khăn hơn. Chính quyền địa phương có đến gặp người theo “Tin lành Đề ga” tuyên truyền, giải thích và vẫn tôn trọng quyền, nghĩa vụ công dân, không phân biệt đối xử với những người này.
Xã Ea Bá phần chính là người Ê Đê với tín ngưỡng thờ Yang (Trời) và các thần như Thần Mặt trời, Thần Núi, Thần Sông, Thần mưa.... Người Ê Đê quan niệm rằng mỗi người đều có linh hồn và linh hồn đó được Yang che chở, Yang cho con người sức mạnh chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt; khi chết đi, linh hồn người đó vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến người còn sống. Vì vậy Lễ bỏ mả là lễ tốn kém nhất của người Ê Đê, họ mong muốn người chết sẽ về với Yang, không quẫy nhiễu, phiền toái người đang sống.
Nhận xét:
+ Mặt mạnh: Tín ngưỡng giúp cộng đồng người Ê Đê đoàn kết, tạo dựng niềm tin, sức mạnh để người trong buôn làng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
+ Hạn chế: Các lễ tế vẫn duy trì tổ chức nhiều ngày, tốn kém lớn về tiền bạc. Vào mùa cúng (Tháng 4 đến tháng 7 hàng năm), phần lớn thời gian mọi người dành cho việc đi uống rượu cúng trong buôn làng.
5. Văn hóa:
Xã Ea Bá là địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số Ê Đê chiếm chủ yếu nên có chịu ảnh hưởng của nền văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
- Văn hóa người Ê Đê gắn với sản xuất nông nghiệp, chủ yếu làm nương rẫy với các cây trồng cạn phụ thuộc thời tiết như: mè, đậu, bắp, sắn, lúa rẫy. Vì vậy người Ê Đê rất tôn thờ các thần như Thần mặt trời, Thần núi, Thần sông… và các lễ cúng như: Cúng lúa mới, Cúng cầu mưa, Cúng bến nước …
- Chế độ mẫu hệ: Con cái sinh ra mang họ mẹ. Con cái khi sinh ra thì kêu cha mẹ bằng Ma và Mí, nếu sinh con trai thì thêm Y đứng trước tên gọi (ví dụ Y Thư), sinh con gái thì thêm Hờ (H’ Hoan). Con gái lớn lên đi hỏi chồng về ở rể và phải phục vụ nuôi dưỡng  cha mẹ khi về già. Hiện vẫn duy trì tục lệ con gái khi hỏi chồng phải nộp bò hoặc của cải cho bố mẹ chồng để trả ơn công nuôi dưỡng. Người đàn bà là người có quyền lực lớn nhất trong gia đình
- Lễ bỏ mả: Người chết qua ít nhất ba lần cúng sẽ được làm lễ bỏ mả, chia của cải. Sau lễ bỏ mả, người sống coi như đã hoàn thành trách nhiệm với người đã chết, không còn cúng bái, thờ phụng. Từ lúc người chết đến khi bỏ mả, nhà nào nghèo cũng phải cố xoay sở để có bò, heo, ché cúng. Nhà nào nhiều bò có khi mổ đến 15 con.
Trong lễ bỏ mả, gia chủ mổ heo, mỏ bò, bốc rượu ché mời dân làng, đánh cồng chiêng ba ngày, ba đêm. Quan niệm của người Ê Đê ở đây là phải cúng nhiều heo, bò mới thể hiện tình cảm lưu luyến với người chết. Có nhà sau lễ bỏ mả thì kinh tế cũng cạn kiệt.
- Lễ mừng tuổi: (Lễ mừng tuổi lớn khôn hay Lễ trưởng thành): Một người phải qua 04 lần cúng mới hoàn thành Lễ mững tuổi, thành người lớn khôn, mức độ cúng từ thấp lên cao, đầu tiên là 03 ché rượu, 01 con gà, tăng dần và cuối cùng là bảy ché rượu với một con heo lớn. Lần cúng cuối cùng được tổ chức lớn nhất (ba ngày, ba đêm), ngoài heo cúng, gia chủ làm thêm ít nhất một con bò để chiêu đãi hàng xóm. Nhiều gia đình khó khăn kinh tế nên gần cuối đời mới được làm lễ mừng tuổi.
- Cồng chiêng: Cồng chiêng người Ê Đê nơi đây chỉ sử dụng trong các lễ hội lớn. Các buôn đều có đội cồng chiêng, xã cũng có đội đánh cồng chiêng được tuyển từ các buôn.
- Lễ đâm trâu: Cúng tạ ơn trời đất đã ban sức khỏe, ban mùa màng bội thu. Phạm vi trong gia đình, dòng họ (Tiêu biểu như Lễ đâm trâu của gia đình ông Ma Thông, buôn Ken, xã Ea Bá). Gia chủ cần có ít nhất một trâu lớn, mổ thêm nhiều bò, heo để đãi dân làng và họ hàng gần xa.
- Người Ê Đê có tính cộng đồng cao, khi nhà có việc lớn (Cúng nhà mới, cúng mừng tuổi, bỏ mả…) thường tập trung cả gia đình dòng họ gần xa, hàng xóm láng giềng. Tùy hoàn cảnh kinh tế, mức độ thân cận mỗi người mà góp công, góp ché rượu, hay góp con gà. Thân cận hơn là góp cả con bò cho gia chủ. Vào mùa màng, bà con tổ chức vần đổi công cho nhau (hôm nay làm giúp người này, mai tập trung làm cho người kia) để thu hoạch sắn, mía.
6. Giáo dục.
Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm thực hiện. Năm 2011 xã đạt chuẩn Quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở, năm 2013 đạt Chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi và đến nay được giữa vững.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong độ tuổi được tham gia các khóa bồi dưỡng dạy nghề ngắn ngày, và đào tạo dài hạn được cấp các loại chứng chỉ 90 lao động, chiếm 4% số người trong độ tuổi lao động
-         Trường mẫu giáo:
Tổng số 5 giáo viên đã qua đào tạo
                        Tổng số học sinh năm học 2013-2014 đầu năm học 69 học sinh, cuối năm học 80 học sinh. Trong đó trẻ 5 tuổi 40/40 học sinh; trẻ 4 tuổi 35 học sinh; trẻ 3 tuổi 05 học sinh; không có học sinh bỏ giữa chừng. Trẻ suy dinh dưỡng 2,4% học sinh toàn trường. 01 học sinh khuyết tật. Học sinh được hỗ trợ tiền học phí, tiền ăn trưa.
             So sánh với dân số, trong lứa tuổi mẫu giáo có tổng số 142 cháu, trong đó trẻ 5 tuổi có 40 cháu đều đến trường, đạt 100%; Còn lại có 40/102 cháu đến trường, đạt tỷ lệ 39%. Nguyên nhân chính là thiếu giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp học chưa đáp ứng nhu cầu. Ông Y Sách, chủ tịch UBND xã cho biết, xã không có khả năng về kinh phí, nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất phụ thuộc hoàn toàn vào cấp trên, trong khi đó, chủ trương của huyện là tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, biên chế giáo viên cho phổ cập mẫu giáo 5 tuổi. Còn với việc huy động vốn trong nhân dân thì không thể vì đời sống của người dân còn quá khó khăn. Những năm gần đây, nhu cầu gửi trẻ ở địa phương tăng lên, bà con mong muốn cho con được đến trường từ lứa tuổi nhà trẻ, giúp trẻ có điều kiện học tiếng phổ thông sớm hơn và dễ dàng tiếp thu bài học khi vào lớp 1 (90% giáo viên là người Kinh hoặc người DTTS khác không nói được tiếng địa phương). Nhưng do thiếu cơ sở vật chất, giáo viên, không có nhà trẻ tư nên nhiều trẻ vẫn phải theo cha mẹ lên nương rẫy; những cảnh trẻ em buộc vào địu treo dưới tán cây ở rẫy hoặc lăn lê bò toài chơi cùng các anh chị dưới gầm sàn nhà đầy phân heo, phân bò rất dễ thấy ở đây; thiếu nhà trẻ, nhiều bố mẹ phải thay nhau ở nhà chăm sóc con, ảnh hưởng đến việc lao động, sản xuất của các hộ gia đình, hơn thế nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bệnh tật lây lan. Thực tế hàng năm trẻ em ở đây mắc bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp, giun sán với tỷ lệ khá lớn.
-         Trường tiểu học:
             Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên (CB-GV-CNV) là 33 người, trong đó nữ 13 người: Ban giám hiệu 02; Giáo viên 26, giáo viên người DTTS 12; công nhân viên 05. 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó 88% đạt trên chuẩn.
Tổng số lớp: 19 lớp; Tổng học sinh năm học 2013-2014 đầu năm học 314 học sinh (HS), cuối năm học 299 HS (do học sinh chuyển trường). Trong đó khối lớp 1: 63 HS; Khối lớp 2: 54 HS; khối lớp 3: 69 HS; khối lớp 4: 74 HS; khối lớp 5: 39 HS.
Chất lượng: Học lực giỏi 31 HS, tỷ lệ 10,4%; Khá 84 HS, tỷ lệ 28,1%; Trung bình 147 HS, tr lệ 49,1%; Yếu 37 HS, 12,4%. Hạnh kiểm đầy đủ 299 HS, chiếm tỷ lệ 100%.
Trong cấp học tiểu học, học sinh đến trường đúng độ tuổi, đảm bảo tỷ lệ đến trường đạt 100%.
-      Trường THCS xã Ea Bá:
Tổng số CB-GV-CNV tính đến cuối năm học 2013 - 2014: 20 người, trong đó cán bộ quản lý 02 người; giáo viên giảng dạy 13, công nhân viên 05 người. 100% giáo viên đạt chuẩn.
     Gồm 5 lớp, trong đó: 02 lớp 6; 01 lớp 7; 01 lớp 8; 01 lớp 9.
Số liệu học sinh: Tổng số học sinh đầu năm học 114 HS, cuối năm học 113 HS (một học sinh bỏ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn, học lực yếu, kém). Trong đó HS dân tộc 108, học sinh nữ 60. Khối lớp 6: 48 HS; Lớp 7: 26 HS; Lớp 8: 19 HS; Khối lớp 9: 21 HS.
Trong lứa tuổi THCS, toàn xã có 165 em, như vậy còn 52 em không học tại xã. Qua khảo sát, trong số 52 em thì có 17 em đang học tại trường Dân tộc Nội trú huyện, còn lại 35 em bỏ học (lớp 6: 17 em, lớp 7: 8 em, lớp 8: 6 em, lớp 9: 4 em), chiếm tỷ lệ 21%. Đây là một con số khá cao ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cộng đồng
-      Học sinh THPT:
             Xã không có trường cấp 3, học sinh đi học tại trường PTTH tại trung tâm huyện cách trung tâm xã 13km. Học sinh theo học cấp ba 28/104 em, chiếm khoảng 27%. Riêng trong năm học 2013-2014 có 17 em học sinh cấp ba bỏ học giữa chừng, nguyên nhân là do năng lực học yếu kém, không theo kịp bạn bè, trong khi đó các em phải tốn tiền ăn ở, thuê nhà trọ. Đây là khoản chi phí không nhỏ đối với những gia đình nghèo.
Nhận xét chung:
+ Mặt mạnh: Có sự quan tâm đầu tư của nhà nước về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên được đào tạo nâng cao trình độ; chất lượng dạy và học có sự tiến bộ rõ rệt.
Các chế độ cho học sinh vùng dân tộc được thực hiện kịp thời như: cấp sách vở, miễn giảm học phí, cấp thẻ bảo hiểm y tế…
+ Hạn chế: Chất lượng giáo dục có nâng lên nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với các địa phương khác; Càng lên lớp cao các em học càng kém dẫn đến chán nản, bỏ học. Qua tìm hiểu, nguyên nhân chất lượng đạt thấp là xuất phát từ cấp tiểu học, ở lứa tuổi này hầu hết các em học sinh tiếp thu tiếng phổ thông rất kém, nhiều em không hiểu lời cô giáo nói, bên cạnh đó áp lực chạy theo thành tích đã khiến nhiều em “ngồi nhầm lớp”, tình trạng học sinh lớp 5 chưa đọc thông, viết thạo vẫn được lên cấp hai là khá nhiều.
Hiện xã đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập tiểu học và phổ cập THCS. Tuy nhiên chất lượng phổ cập đạt thấp. Hàng năm chính quyền địa phương cùng ngành giáo dục đều lên kế hoạch, lập danh sách tổ chức dạy phổ cập cho các em thiếu nhi trong độ tuổi mà không đến trường. Nhưng qua tìm hiểu, hầu như các lớp học đều không có học sinh đến học; Chỉ khi đến lúc thi mới tập trung hô hào vận động thí sinh học phổ cập đến phòng thi để chép bài, hợp thức hóa.
Về cách làm của chính quyền địa phương, nhìn chung có quan tâm đến giáo dục, trong các buổi giao ban hàng tháng đều có mời ban giám hiệu các trường đến dự để nắm bắt thông tin kịp thời, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho hoạt động của nhà trường, phối hợp cùng nhà trường, các ban ngành đoàn thể tích cực vận động học sinh bỏ học đến lớp, giải quyết kịp thời các chế độ chính sách ưu đãi của nhà nước cho học sinh, sinh viên vùng dân tộc. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế, công tác vận động học sinh bỏ học trở lại lớp của chính quyền, của các ban ngành đoàn thể chỉ mang tính chiếu lệ, chưa thực sự tích cực và giao phó chủ yếu cho nhà trường. Việc giám sát dạy và học của địa phương chỉ thông qua báo cáo, ít đến kiểm tra thực tế tại cơ sở giáo dục.
Những hạn chế trên ảnh hưởng tiêu cực đến người dân tộc thiểu số tại địa phương. Hầu hết người dân nơi đây có trình độ văn hóa thấp, thậm chí không biết chữ, họ không có khả năng chỉ bảo con cái học hành thêm ở nhà mà giao phó hoàn toàn cho nhà trường. Hầu hết là hộ nghèo nên việc quan tâm đầu tư cho con cái học hành hạn chế. Chất lượng giáo dục thấp cộng với nghèo đói khiến tỷ lệ học sinh bỏ học tăng dần theo cấp học.
Trình độ văn hóa hạn chế của người dân nơi đây là một trong những trở ngại lớn trong việc xóa đói nghèo tại địa phương, và đến thế hệ của con cái họ có nguy cơ bước vào lối mòn của cha mẹ, vì vậy chính quyền địa phương cần có những giải pháp tích cực hơn phối hợp với trường học nâng cao chất lượng giáo dục cũng như giải pháp nâng cao nhận thức cho người dân, đưa các em học sinh trở lại trường.
 7. Y tế
Đội ngũ cán bộ trạm có 1 bác sỹ, 3 y sỹ, 1 điều dưỡng trung học, 1 nữ hộ sinh trung học. Diện tích đất 2.000m2, diện tích xây dựng 364m2. Có đầy đủ phòng khám, phòng điều trị, phòng làm việc, vườn thuốc nam…
Thường xuyên hoạt động khám chữa bệnh ban đầu tại trạm.
Trạm y tế xã chưa đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Tỷ lệ người dân tham gia hình thức BHYT trên địa bàn toàn xã (gồm có: hộ nghèo, hộ người dân tộc thiểu số, người có công cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi, được nhà nước hỗ trợ và người dân tự mua) năm 2013 là 2.071/2.135  người đạt 97%.
Y tế buôn: Các buôn đều có nhân viên y tế.
Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản: Phụ nữ được quản lý thai nghén; sinh tại cơ sở y tế; khám thai định kỳ; hướng dẫn các biện  pháp phòng tránh thai ngoài ý muốn.
Trẻ vị thành niên mang thai còn diễn ra hàng năm. Riêng năm 2013, trong tổng số 50 ca mang thai thì có 04 ca là trẻ vị thành niên, các ca này được y tế quan tâm chăm sóc, tư vấn. (Có thai do lấy chồng sớm)
Tiêm chủng: Trẻ em được tiêm phòng đầy đủ 07 loại vacxin phòng bệnh, tiêm BCG, DPT3, OPV3, tiêm phòng sởi, tiêm phòng viêm gan B... Không có người mắc, chết các bệnh có vacxin phòng ngừa.
Các bệnh truyền nhiễm gây dịch và bệnh quan trọng: Nhiều nhất là bệnh viêm phế quản, chiếm 70% ca bệnh, bệnh tiêu chảy chiếm 15%, tai nạn, ngộ độc, chấn thương 5%, còn lại các bệnh khác
Các hoạt động phòng chống bệnh xã hội (Bệnh lây qua đường tình dục, phòng chống HIV/AIDS...): Hàng năm chính quyền địa phương cùng ngành y tế thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân về phòng chống HIV/AIDS, tập trung cao điểm vào trước trong và sau ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS 01/12 hàng năm. Hình thức tuyên truyền bằng pa nô, mít tinh, tuyên truyền trên Đài phát thanh của xã... Đến nay, xã Ea Bá không có người nhiễm HIV/AIDS
Dịch bệnh các năm trước: Có xuất hiện bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết:
+ Bệnh Chân –Tay- Miệng: Bệnh xuất hiện vào cuối năm 2013 với 06 ca rải rác ở các buôn, tập trung trong lứa tuổi mẫu giáo. Ngay sau khi phát hiện, nhà trường đã yêu cầu phụ huynh đưa trẻ đến trạm y tế và chăm sóc ở nhà tránh lây lan sang trẻ khác. Trạm y tế xã đã có phác đồ chữa trị kịp thời
+ Bệnh sốt xuất huyết: Năm 2013 sốt xuất huyết bùng phát ở huyện Sông Hinh với hơn 100 ca, tập trung cao điểm vào đầu mùa mưa (tháng 7, tháng 8). Tuy nhiên xã Ea Bá chỉ có 14 người nhiễm. Ngành y tế đã kịp thời tuyên truyền nhân dân tiêu diệt bọ gậy, phát quang bụi rậm, không để nước đọng, ứ, mắc mùng khi ngủ...
Nhận xét: Với mạng lưới y tế hiện nay ở địa phương, các dịch bệnh trên được phát hiện, chữa trị kịp thời, có rất ít trường hợp biến chứng gây tử vong. Tuy nhiên, với phong tục tập quán, thói quen của của vùng đồng bào dân tộc, tỷ lệ người hút thuốc lá (cả nam và nữ) còn cao (gần 80% đối với nam, 30% đối với nữ), người dân thờ ơ với việc vệ sinh môi trường (chuồng trại làm sát nhà ở, không có nhà tiêu, rác sinh hoạt không được xử lý, thói quen uống nước chưa đun sôi...) khiến các dịch bệnh như viêm đường hô hấp, ỉa chảy... xảy ra hàng năm và lây lan cho nhiều người, gây tổn hại sức khỏe, tinh thần đặc biệt là trẻ em, người già, làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến việc học hành của con cái. Trong khi người dân thờ ơ, không muốn thay đổi tập quán, thói quen hiện tại thì  giải pháp của ngành y tế cũng như chính quyền địa phương chưa thực sự rõ nét, chủ yếu tập trung vào công tác chữa trị bệnh, chưa coi trọng việc giáo dục nhằm cải thiện, thay đổi ý thức người dân. Ví như các bệnh viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, tiêu chảy thường xảy ra hàng năm, nhưng đến nay người dân vẫn rất mơ hồ, chưa thực sự biết rõ nguyên nhân, cách phòng trừ. Thiếu thông tin, thiếu kỹ năng người dân phó mặc sức khỏe cho Yang (thần), cho tạm y tế. Và cũng vì thế, dù chính quyền địa phương ra sức hô hào, vận động người dân làm nhà xí nhưng vẫn không mang lại hiệu quả. Thiết nghĩ với thực tế tại cộng đồng, việc tuyên truyền qua loa với những thông tin chung chung trên đài phát thanh, hay những áp phích dán ở trụ sở khó có thể tác động đến việc thay đổi ý thức của người dân; những buổi truyền thông trực tiếp tại cơ sở với những thông tin cụ thể, phù hợp với thực tế sẽ hiệu quả hơn, giúp người dân dễ hiểu ra vấn đề để tự điều chỉnh hành vi, thay đổi nhận thức thúc đẩy cộng đồng phát triển.
8. Các vấn đề nổi cộm trong cộng đồng
- Nghèo, đói: Đời sống của nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực so với những năm trước, tuy nhiên so với mặt bằng chung vẫn còn rất thấp. Cụ thể đến hết năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn 56,67%. Tình trạng thiếu gạo ăn khi gần đến mùa thu hoạch kế tiếp (đói giáp hạt) vẫn còn xảy ra ở một số hộ. Thu nhập bình quân đầu người mới đạt 7 triệu đồng/hộ/năm.
                                    + Mặt mạnh:                                     
                        Nguồn lực lao động của xã dồi dào (hơn 59% số dân trong độ tuổi lao động); đất đai rộng lớn, thích hợp cho việc sản xuất các cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Người dân có kinh nghiệm trong sản xuất nhất là thời thiết, mùa vụ; cần cù lao động.
             Các chính sách giảm nghèo của Chính phủ, của địa phương được phổ biến rộng rãi trong nhân dân
             Cơ sở vật chất điện, đường, trường, trạm y tế, thủy lợi... được quan tâm đầu tư ngày càng hoàn thiện hơn, cơ bản đáp ứng nhu cầu cuộc sống và sự phát triển kinh tế- xã hội.
             Công tác khám, điều trị bệnh được kịp thời, có sự quan tâm đầu tư về nhân lực, thuốc men, tỷ lệ chết vì bệnh tật trong lứa tuổi lao động ngày càng giảm. Sức khỏe người dân có sự cải thiện tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả lao động
             Việc cung cấp các kiến thức, kỹ năng sản xuất, phát triển kinh tế có sự đổi mới, nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng lúa nước, kỹ thuật thâm canh cây sắn, mía, cao su; Nhiều mô hình được thực hiện thực tế bằng hình thức cầm tay chỉ việc được triển khai như mô hình trồng cao su, mô hình sản xuất lúa lai, mô hình trồng sắn cao sản để người dân học tập, làm theo
             Nhiều hộ đã có ý thức tự mình vươn lên, tìm tòi, học hỏi nâng cao hiệu quả sản xuất, chăn nuôi, trở thành hộ khá giả, thu nhập ổn định. Tuy nhiên chỉ có vài hộ trong trường hợp này.
             + Hạn chế:
Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu thực hiện chưa tốt, ngành y tế mới chỉ quan tâm chữa bệnh, ít chú trọng phòng bệnh, bệnh tật thường xảy ra như viêm đường hô hấp, ỉa chảy, sốt xuất huyết... làm tổn hại đến sức khỏe, giảm năng suất lao động, khả năng học hành của trẻ em, tác động tiêu cực đến việc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Cách xóa đói giảm nghèo của chính quyền đã tạo ra sự phụ thuộc trong người dân, ví dụ như trong bình xét hộ nghèo theo tiêu chí của nhà nước tại địa phương, đa phần không muốn thoát nghèo để được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước như cấp gạo cứu đói, hỗ trợ tiền điện, cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn tiền học phí cho học sinh, sinh viên… điều này cũng là một trong các yếu tố làm triệt tiêu nỗ lực vượt qua những hạn chế để thúc đẩy cộng đồng phát triển của người dân. Những chính sách ưu tiên của Chính phủ trong thời gian dài đối với vùng dân tộc thiểu số đã để lại tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ, sự đầu tư của nhà nước mà quyên mất trách nhiệm của mình đối với cộng đồng, đối với xã hội.
Bên cạnh đó, một số chính sách giảm nghèo thực hiện tại địa phương thiếu sự tham gia của người dân nên hiệu quả thấp, người dân không được tham gia ý kiến của mình mà thực hiện theo cách áp đặt từ trên xuống. Ví dụ như Mô hình trồng cao su giảm nghèo của Phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Sông Hinh, mục đích của mô hình là giúp các hộ nghèo có cơ hội nâng cao thu nhập. Để tham gia mô hình, hộ dân phải có đất liền thửa trên 01 hecta, được mô hình hỗ trợ giống cây, tập huấn kỹ thuật, một phần phân bón lúc trồng. Mô hình tiển khai thừ năm 2012 nhưng đến nay rất ít hộ dân tham gia, chính quyền xã phải huy động lực lượng các ban ngành đoàn thể vận động mới được hơn chục hộ trồng. Theo ý kiến của người dân, mô hình này không phù hợp ở địa phương, vì hầu hết hộ nghèo ở đây không có nhiều đất để sản xuất, trong khi đó thời tiết khắc nghiệt, hạn hán thường kéo dài, có năm lên đến 6 tháng, như vậy cần phải tưới nước nhất là trong ba năm đầu, nếu không cây cao su sẽ chết; trong khi đó mỗi lần tưới hết hàng triệu đồng, người nghèo hầu như không có khả năng này.
Chưa có giải pháp tích cực, cụ thể nhằm thay đổi thói quen sản xuất nông nghiệp quảng canh vốn đã còn ăn sâu; ví dụ như thích nuôi bò cỏ truyền thống mà không nuôi bò lai, trong khi đó một con bò lai bán bằng tiền năm con bò cỏ, nguyên nhân là đã quen chăn thả bò đàn, sáng lùa lên rừng lên rẫy, chiều lùa về, còn nuôi bò lai phải trồng cỏ, chăm sóc tại nhà; Hoặc trồng sắn, lúa không có phân bón dẫn đến năng suất thấp, trong khi đó nguồn phân bò dồi dào thì đem bán hết cho người ở địa phương khác...
Việc cung cấp các thông tin, kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế địa phương; nhiều hộ được vay vốn vay ưu đãi nhưng không biết đầu tư vào đâu, làm cái gì, vì vậy khi vay được tiền thì chỉ biết mua sắm vật dụng sinh hoạt như ti vi, xe máy hoặc cho người khác mượn lại. Nguồn vốn vay dồi dào, cơ chế vay thuận lợi nhưng nhiều người cũng không muốn tiếp cận.
- Sức khỏe cộng đồng: Theo báo cáo ngành y tế, hàng năm có khoảng 887 lượt người mắc bệnh viêm đường hô hấp, chiếm 70% tổng số ca chữa bệnh tại trạm y tế, trong đó một trong những nguyên nhân chính là người dân chưa đề cao ý thức phòng bệnh. Có tới 80% nam giới từ 15 tuổi trở lên hút thuốc lá, 30% phụ nữ từ 15 tuổi trở lên hút thuốc là và đặc biệt là chưa ý thức được tác hại của thuốc lá đối với bệnh viêm đường hô hấp nói riêng và các bệnh khác do thuốc lá gây ra đối với chính bản thân họ và có hại với cả những người xung quanh khi hít phải khỏi thuốc.
Việc ô nhiễm rác thải sinh hoạt và chất thải của người, gia xúc, gia cầm là một trong những nguyên nhân khiến bệnh truyền nhiễm lây lan như ỉa chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết. Hàng năm có khoảng 15% số ca bệnh đến trạm y tế chữa trị. Tuy nhiên con số này còn thấp hơn nhiều so với thực tế. Nhiều người chữa bệnh tại nhà bằng những kinh nghiệm, bài thốc dân gian, chỉ đến khi sức khỏe kiệt quệ mới tới trạm y tế cấp cứu, truyền nước, uống thuốc.
+ Đánh giá mặt mạnh:
Chính quyền địa phương chỉ đạo trạm y tế chuẩn bị tốt thuốc men dự phòng chữa trị các bệnh dịch, không để bệnh biến chứng gây chết người.
+ Hạn chế:
Người dân thiếu kiến thức phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho gia đình, cộng đồng. Nguyên nhân là ngành y tế cũng như chính quyền địa phương chưa chú trọng công tác phòng bệnh như: việc giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường với sức khỏe con người còn hạn chế, thường bị động, không thường xuyên, chưa hợp lý và mới dừng lại ở việc tuyên truyền bằng việc thông báo trên đài truyền thanh của xã hoặc dán panô, áp phích tại trạm y tế, trụ sở UBND xã. Trong khi đó người dân cần những thông tin cụ thể hơn, thiết thực hơn, phù hợp với thói quen, phong tục tập quán cộng đồng nơi họ sống, giúp họ tự nhận thức được những việc cần làm nhằm khắc phục những hạn chế như ô nhiễm rác thải, chất thải, hay hút thốc lá, bảo vệ sức khỏe con người.
9. Cơ sở hạ tầng:
- Giao thông:
Toàn xã hiện có 24 tuyến giao thông nông thôn, tổng chiều dài khoảng 50 km
Trong đó:
Đường liên xã: có 02 tuyến (từ QL.29 đi EaBá-EaLâm, và từ EaBar đi EaBá), tổng chiều dài 14,3 km, mặt đường rộng 3,5 m, nền đường 6,5m. Trong đó cứng hóa 10,8Km
Đường trục thôn (buôn): có 04 tuyến với tổng chiều dài là 5,5 km; mặt đường rộng 3,5m lề đường 5,5m; đã được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT là 3,8km.
Đường ngõ xóm: 08 tuyến với tổng chiều dài 2,2 km, mặt đường rộng 3,5m; nền đường 5m đã được cứng hóa 1,6km.
Đường trục chính nội đồng: có 10 tuyến với chiều dài khoảng 28 km, nền mặt đường rộng 3,5m, trong đó có 4km đường cấp phối đá dăm. Giao thông đi lại rất khó khăn bởi sau mỗi mùa mưa lũ đường lại bị sói lở.
Đánh giá chung: Hầu hết đường giao thông nông thôn từ trung tâm huyện đến xã, từ trung tâm xã đến các buôn và từ buôn này đến buôn khác đã được kiên cố hóa bằng bê tông, người, xe vận tải hàng hóa đi lại thuận lợi. Tuy nhiêu khó khăn lớn là đường nội đồng, 86% là đường đất, với địa hình đồi núi, dốc cao, sau mỗi mùa mưa lũ là bị sói lở, nhiều chỗ xe tải vận chuyển hàng nông sản không thể vào được, người dân muốn bán sản phẩm (mì, mía) lại phải tốn thêm một khoản chi phí thuê máy cày chở từng ít một để chuyển ra xe ô tô. Nhiều chỗ hư hỏng nặng, dân kiến nghị thì chính quyền sửa chữa, còn lại đa phần dân tự khắc phục. 
- Thủy lợi:
Trên địa bàn xã hiện có 02 đập dâng đảm bảo cung cấp nước tưới 94 ha lúa 2 vụ.
Hệ thống kênh tưới: Tổng chiều dài kênh mương là 10,2 km; Trong đó, đã được kiên cố hóa 6,2 km còn lại là kênh đất 4 km.
Hiện nhu cầu có ruộng lúa nước của người dân buôn Bá, buôn Bầu rất cao nhưng không có thủy lợi.
Đánh giá: Người dân Ê Đê bản địa có thói quen trồng lúa rẫy, mỗi năm một vụ và phụ thuộc hoàn toàn thời tiết nên năng suất rất thấp, có năm mất trắng. Sau khi có thủy lợi ở buôn Ken, buôn Chao, người dân đã được hướng dẫn trồng lúa nước mỗi năm hai vụ, năng suất mỗi sào lúa nước gần bằng cả hecta lúa rẫy. Các hộ dân ở buôn khác học tập kinh nghiệm, san ủi đất khe, trấp thành các ruộng lúa nước, nhưng những diện tích này chỉ sản xuất được một vụ.
Tuy nhiên không phải hộ nào cũng có rộng, nhiều hộ vẫn phải chạy mua gạo ăn hàng ngày. Lợi dụng vấn đề này, một số tư thương sẵn sàng cho các hộ dân có nhu cầu mua gạo nợ nhưng đến mùa (bắp, đậu, mè...) phải bán lại cho họ với giá rất thấp. Đồng bào dân tộc ở đây rất thật thà, trọng tình nghĩa nên họ thường bị thiệt thòi nhiều. Vì địa hình đồi núi phức tạp nên để có công trình thủy lợi thì cần sự đầu tư rất lớn về tiền bạc, bà con nhân dân buôn Bầu, buôn Bá khát khao và đã nhiều lần đề nghị mong được nhà nước quan tâm xây công trình thủy lợi, giúp họ an tâm cuộc sống. Bà con địa phương cho rằng phải ổn định nguồn lương thực thì mới an tâm làm những việc khác.
-  Điện:
-Mạng lưới điện nông thôn được phủ rộng toàn xã (điện 0,2KV), có  4/4 buôn có trạm biến áp cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng diện sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống điện được lắp đặt an toàn về mặt kỹ thuật của ngành điện
Hiện tượng cây xanh trồng gần lưới điện, tán cây xanh đan xen lưới điện vẫn còn khá phổ biến gây mất an toàn.
- Số hộ sử dụng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn là 396 hộ/401 hộ, đạt tỷ lệ 98%.
Điện đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nắm bắt thông tin trên sóng phát thanh, truyền hình của người dân, trẻ em học hành thuận lợi; ngoài ra diện còn phục vụ sản xuất như máy xay sát, bơm nước, sạc điện thoại, internet...
- Cơ sở vật chất văn hóa:
Nhà văn hóa – khu thể thao xã: hiện chưa có.
Hiện chỉ có 01/04 buôn có nhà văn hóa thôn (Buôn Chao), cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu rất nhiều vì nhà văn hóa buôn mới đưa vào hoạt động tháng 10/2011,  chưa có sân chơi thể thao. Vì vậy, người dân rất ít đến đây, thỉnh thoảng mới tập trung tổ chức hội họp khi có việc trong buôn.
- Chợ:
Hiện nay trên địa bàn xã chưa có chợ. Tại địa phương có một số cửa hàng tạp hóa tập trung ở khuc vực trung tâm xã, hàng ngày có một số người buôn bán nhỏ lẻ đến bán thực phẩm, rau quả, người dân gọi là chợ di động. Khi cần mua sắm các mặt hàng lớn thì phải về trung tâm huyện cách trung tâm xã 13km.
Không có chợ khiến việc giao thương hàng hóa của người dân bị hạn chế, các sản phẩm nông nghiệp do người dân xản suất được như rau quả, bắp, heo gà… thường bị các tư thương ép giá hoặc bị ép đổi lấy các nhu yếu phẩm khác như mắm, muối, bột ngọt (ví dụ như một con gà nếu bán đúng giá là 100.000 đồng, nhưng chỉ đổi được gói bột gọt trị giá chưa đến 70.000 đồng). Bên cạnh đó người dân thiệt thòi khi không tiếp cận được với những hàng hóa thường ngày như quần áo, dày dép, thực phẩm… có chất lượng, giá cả phải chăng. Thực phẩm, hàng hóa của “chợ di động” không đảm bảo an toàn vệ sinh, không được kiểm duyệt vệ sinh an toàn thực phẩm.
 - Bưu điện:
Xã đã có 01 bưu điện văn hóa, hiện nay hoạt động không hiệu quả, thường xuyên đóng cửa. Nguyên nhân là nhu cầu của người dân ít, ngành bưu điện không đủ kinh phí duy trì
Không có điểm truy cập Internet công cộng. Internet chỉ nối mạng tại trụ sở UBND xã, nhu cầu sử dụng internet của người dân thấp
Mạng điện thoại di động được phủ sóng toàn xã. Nhờ vậy đến nay 70% hộ gia đình có người sử dụng điện thoại di động, tuy nhiên chủ yếu ở lứa tuổi thanh niên, trung niên, điều này đã mang lại nhiều thuận lợi trong sinh hoạt thường ngày cũng như trong việc trao đổi thông tin trong và ngoài cộng đồng, góp phần thúc đẩy cộng đồng phát triển.
- Nhà ở dân cư:
Tổng số: 401  nhà.
Số nhà tạm, dột nát: 25 nhà, chiếm tỷ lệ 6,2%.
Hiện trạng xã có hơn 95% là nhà Sàn của người dân tộc Ê Đê được xây dựng chủ yếu là bằng gỗ. Những năm gần đây, nguồn tài nguyên rừng phị khai phá vô tội vạ, dần cạn kiệt. Vì vậy gỗ để sửa chữa, làm nhà mới của người dân rất khó khăn và tốn kém nhiều hơn so với làm nhà xây cấp 4. Nhiều người sau khi tách hộ ở riêng phải dựng nhà tạm như túp nều để ở; vào mùa mưa nước dột vào đầy nhà, ẩm thấp, lạnh kiến người già trẻ em phát sinh nhiều bệnh tật.
Đa phần chưa có các công trình phụ và rất ít nhà có chuồng trại cho gia súc, gia cầm. Nuôi heo, gà thường thả rông dưới sàn nhà. Phân heo, phân bò, phân người thải bừa bãi khiến môi trường bị ô nhiễm, bệnh tật ây lan, sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
10. Các hoạt động kinh tế trong cộng đồng:
EaBá là một xã thuần nông, đời sống phụ thuộc chính vào nông nghiệp, còn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và dịch vụ chiếm tỷ lệ không đáng kể và ít phát triển.
Sản xuất nông nghiệp: chủ yếu là trồng cây ngắn và chăn nuôi bò đàn.
Trong trồng trọt, sắn, mía là hai loại cây chủ lực trong phát triển kinh tế, chiếm 80,9% tổng diện tích gieo trồng hàng năm. Mỗi hecta sắn, mía nếu chăm sóc tốt người dân có lãi từ 12 đến 15 triệu đồng. Những năm gần đây sắn, mía đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể, là nguồn thu nhập chính giúp các hộ gia đình có tiền mua sắm đồ dùng trong sinh hoạt, mua sắm máy móc phục vụ đời sống cũng như đầu tư cho con cái học hành. Tuy nhiên sắn là cây trồng hại đất, chỉ vài năm là đất bạc màu, chai cứng, năng suất ngày càng giảm.
Ngoài 1.020 hecta sắn, 304 hecta mía, Ea bá còn có 196 hecta diện tích lúa nước hai vụ. Diện tích lúa nước tập trung chủ yếu ở buôn Ken và buôn Chao, đảm bảo lương thực cho các hộ dân; còn lại buôn Bầu, buôn Bá thường xuyên thiếu lương thực bởi trồng lúa rẫy hoặc lúa ở các khe, trấp phụ thuộc nước trời bấp bênh
Sâu bệnh trên cây trồng ít ảnh hưởng, được các cơ quan chuyên môn hỗ trợ kịp thời. Tuy nhiên năm 2014, hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp, hàng chục hecta sắn bị chết khô, hàng trăm hecta đất sản xuất bỏ trống; nhiều diện tích lúa khe trấp bị hạn mất trắng hoặc giảm từ 30% đến 70% năng suất.
Chăn nuôi: Chăn nôi bò là một thế mạnh tại địa phương. Tổng đàn bò trong xã: 1.976 con. Trong đó, bò lai 142 con chiếm tỷ lệ 7,19% so với tổng đàn. Nhiều năm qua, chăn nuôi bò là nguồn kinh tế quan trọng, khi cần người dân bán bò có tiền làm nhà, cho con cái đi học, mua ti vi, xe máy, hoặc dùng làm đám tiệc.
Những năm qua, tổng số đàn bò trên toàn xã giảm do đồng cỏ chăn thả ngày càng bị thu hẹp, và do đốt (thịt) bò theo phong tục, tập quán của nhân dân như uống rượu năm, rượu bảy (trong Lễ mừng tuổi), rượu bỏ mả; cùng với đó phương thức chăn nuôi truyền thống, thả rông, gặp thời tiết mưa lũ kéo dài hoặc nắng hạn như những tháng đầu năm 2014 khiến đàn bò gầy yếu, cạn kiệt sức lực, chết dần, chết mòn vì thiếu cỏ ăn.
Bên cạnh đó, vệ sinh kém, thói quen chăn thả bò đàn nên hàng năm đều có dịch lở mồm long móng trên đàn bò với số lượng hàng trăm con, làm chết hàng chục con. UBND xã đã chỉ đạo các ngành liên quan theo dõi, nắm bắt tình hình, có biện pháp xử lý kịp thời như phun thuốc khử trùng, khoanh vùng, hướng dẫn chữa trị nhằm hạn chế tình trạng lây lan nhưng ít hiệu quả, người dân thì thờ ở, không quan tâm việc bệnh, tỷ lệ tiêm phòng bệnh lở mồm long móng hàng năm chỉ đạt khoảng 70% tổng đàn.
Ngoài ra địa phương còn có một số loại gia súc khác như: trâu, dê, nhiều nhất là heo với 1.300 con.
Nhận xét chung:
Người dân đã khai thác thế mạnh tiềm năng đất đai vào sản xuất các cây công nghiệp ngắn ngày (sắn, mía), chăn nuôi bò mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, đời sống kinh tế của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực trong những năm gần đây
Chưa mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi theo hướng: tăng năng suất, chất lượng và giá trị; Chưa áp dụng nhiều những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Nhìn chung sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây hàng năm với giá trị kinh tế thấp.
Công nghiệp: Tiểu thủ công nghiệp:  CN-TTCN không phát triển, trong xã chỉ có vài tiệm sửa chữa xe hon da; Có nghề dệt thổ cẩm nhưng chỉ tận dụng lúc nông nhàn mới dệt vải, làm trang phục truyền thống và chỉ để dùng trong dịp lễ hội.
Toàn xã có khoảng 07 máy cày đại, 75 xe công nông, 07 máy xay sát gạo: hoạt động thường xuyên phục vụ sản xuất của gia đình, và làm thuê cho bà con buôn làng.
Dịch vụ:  Dịch vụ không phát triển, toàn xã có khoảng 07 cửa hàng buôn bán hàng tạp hóa nhỏ, tuy nhiên hàng hóa sơ sài, chủ yếu là các hàng thực phẩm khô, đóng chai. Thực phẩm tươi ăn uống hàng ngày thường được các “chợ di động” được người buôn bán đựng trong sọt chở bằng xe máy đến bán. Tuy nhiên hàng hóa thường kém chất lượng, không qua kiểm tra an toàn thực phẩm; nhiều tư thương lợi dụng đem đến bán những thực phẩm, hàng hóa hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, ôi thiu.
11. Các chương trình liên quan đến phúc lợi người dân:
- Giải ngân vốn vay ưu đãi thông qua các kênh hội, Đoàn thể, dư nợ tính đến nay: Xóa đói giảm nghèo 5.217.000.000đ. Trong đó: Tín dụng cho phụ nữ 1.474.000.000đ, người DTTS 66.000.000đ
             + Mặt mạnh: Các nguồn vốn vay ưu đãi được giải ngân kịp thời, thủ tục nhanh gọn, dễ dàng ít gây phiền hà cho người dân, tạo điều kiện cho nhiều hộ dân phát triển kinh tế hộ gia đình như mua bò sinh sản, thâm canh cây trồng.
             + Hạn chế: Các ngồn vốn vay ưu đãi phát huy hiệu quả thấp, các hội, đoàn thể ít chú trọng đến việc phát huy hiệu quả nguồn vốn như cung cấp kiến thức, nhân rộng, giới thiệu các mô hình kinh tế hay để người dân học tập; nhiều người vay được tiền mà không biết làm gì, có người dấu kỹ trên kèo nhà đến kỳ thì đem ra trả nợ.
- Chương trình nước sạch nông thôn: Đã xây dựng 01 Công trình nước sinh hoạt phục vụ cho các hộ dân ở buôn Ken, buôn Bá và buôn Chao. Tổng dự toán đầu tư xây dựng công trình khoảng 5 tỷ đồng, với các hạng mục: Khu xử lý gồm hệ thống điều khiển bơm trộn hóa chất, 02 bể lọc 10m3 /giờ, 01 bể chứa 100m3; gần 15.000m đường ống dẫn nước các loại. Nước thô được lấy từ hồ thủy điện Sông Ba cách khu xử lý 1.100m. Toàn bộ kinh phí do nhà nước đầu tư.
+ Mặt mạnh: Giải quyết rứt điểm tình trạng thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô tại cộng đồng. Những năm trước vào những tháng cao điểm mùa khô, người dân phải đi xa hàng nghìn mét xuống dòng sông Ba mới lấy được nước về dùng, trong khi đó nước không đảm bảo vệ sinh, cộng với thói quen uống không đun sôi nên ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật lây lan.
Để duy trì hoạt động, người dân đồng thuận đóng phí 4.000 đồng/m3 nước; số tiền thu phí nước dùng để trả tiền điện và một phần thuê công nhân quản lý vận hành. Những hư hỏng lớn dùng ngân sách huyện hỗ trợ; qua ba năm hoạt động côn trình hoạt động tốt, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
+ Hạn chế
Tuy nhiên hơn 80 hộ dân ở buôn Bầu vẫn không được hưởng lợi từ công trình nước sạch, nguyên nhân ở cách xa công trình, đường ống dẫn dài, chưa có kinh phí xây dựng. Người dân vẫn phải dùng nước giếng, mùa khô hạn cao điểm phải dùng nước suối, nước không đảm bảo vệ sinh.
Sự tham gia vào việc xây dựng công trình hầu như không có, người dân chỉ được thông báo và nhà nước xây dựng. Do vậy, trong quá trình xây dựng cũng đã gặp một số vướng mắc trong việc đào đào lấp đường ống qua một số hộ gia đình, người dân đòi đền bù cây cối, hoa màu.
- Chương trình 134: Hổ trợ đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn. Người dân tộc thiểu số trên địa bàn xã đã được thừa hưởng chương trình, đã thúc đẩy sản xuất và tăng thu nhập cho người dân. Cụ thể hộ dân nào tận dụng san ủi khe, trấp làm ruộng nước sẽ được hỗ trợ một phần tiền (Mỗi sào khoảng 7 triệu đồng)
+ Mặt mạnh: Chương trình góp phần thay đổi ý thức của người dân chuyển từ sản xuất lúa rẫy bấp bênh sang lúa nước năng suất cao, nhiều hộ dân mở rộng diện tích lúa nước, góp phần đảm bào lương thực cho gia đình
+ Hạn chế: Tạo ý thức ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước, khi nhà nước cho tiền, hỗ trợ mới làm; không chịu tìm tòi, suy nghĩ để thay đổi.
- Chương trình 135 giai đoạn 2013-2015: Xã đã phổ biến đến người dân về Chương trìn 135 của chính phủ về Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, về hỗ trợ sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn; thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Hiện đang chờ nguồn vốn phân bổ để thực hiện.
- Chương trình nông thôn mới: Được phổ biến sâu rộng đến người dân; chính quyền cùng người dân đã hoàn thành việc lập đồ án quy hoạch nông thôn mới, công khai quy hoạch tại cộng đồng; người dân cũng đã đồng thuận góp tiền làm gần 200 mét đường giao thông nông thôn bê tông xi măng dày 0,2m; trong đó nhà nước hỗ trợ xi măng, công vận chuyển.
+ Mặt mạnh: Người dân được tham gia vào tất cả các khâu của chương trình, từ việc lập qui hoạch, xây dựng đồ án đến việc đóng góp xây dựng các công trình.
+ Mặt yếu: Công tác giáo dục cộng đồng, truyền thông gây nhận thức xây dựng nông thôn mới còn hạn chế. Vì vậy các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới ít cần nguồn vốn như vệ sinh môi trường, giáo dục, xây dựng đời sống văn hóa… chuyển biến rất chậm. Chính quyền địa phương thường đổ lỗi cho đó là những thói quen lạc hậu truyền từ đời này sang đời khác như: như nuôi bò thả rông, không sử dụng nhà xí, cúng lễ quá rườm rà gây tốn kém tiền bạc và thời gian; không chú trọng đầu tư cho con cái học hành, người dân còn suy nghĩ rằng không học thì cũng có nương rẫy để làm….
- Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây nguyên (FLITCH), do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ về trồng rừng, cải tạo vườn tạp, vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng… được triển khai từ năm 2007 và vẫn đang được thực hiện.
+ Mặt mạnh: Dự án đã trao quyền cho người dân từ việc lựa chọn đất trồng, cây trồng, đến việc quyết định xây dựng công tình công cộng nào (thuộc dự án) để đem lại lợi ích cho cộng đồng. Nhờ vậy, dự án góp phần phát triển kinh tế, cải thiện môi trường sống tốt hơn ở địa phương và đặc biệt là nâng cao nhận thức tài nguyên rừng đối với phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường sống.
+Hạn chế: Kinh tế của người dân địa phương còn khó khăn, trong khi đó rừng trồng nhanh nhất cũng phải mất 7 năm mới được thu hoạch, vì vậy số hộ tham gia dự án ít, chưa tương xứng với diện tích rừng địa phương đã mất.
- Chương chình nâng cao chất lượng đàn bò: Nhằm cải tạo, nâng cao chất lượng đàn bò, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi, huyện Sông Hinh thực hiện đề án phát triển tỷ lệ bò lai ở buôn Bầu, theo đó, ba con bò đực giống lai Sin được giao cho ba hộ dân có kinh nghiệm chăn nuôi, ngoài ra các hộ này còn được hướng dẫn kỹ thuật nuôi, kỹ thuật phối nhân giống, chương trình còn cấp tổng cộng 5 tấn giống cỏ voi để các hộ dân trong buôn trồng làm thức ăn cho bò. Mục đích chương trình để các hộ dân biết kỹ thuật nuôi, phối giống bò lai, thấy rõ hiệu quả kinh tế của bò lai so với bò bản địa từ đó tạo ý thức nhân rộng.
+ Mặt mạnh: Tạo chuyển biến trong nhận thức phát triển kinh tế chăn nuôi bò. Chương trình đã triển khai được hai năm, bò lai đã thích nghi với điều kiện địa phương. Người dân thấy được giá trị kinh tế hơn hẳn giữa bò lai và bò cỏ, xu hướng phát triển bò lai trong cộng đồng tăng lên.
+ Hạn chế: Chưa chú trọng nhiều đến việc tập huấn cung cấp kiến thức lai tạo, cách chăn nuôi bò lai rộng rãi cho người dân; không có chương trình truyền thông giúp người dân thấy rõ hiệu quả kinh tế để để thay đổi nhận thức trong chăn nuôi. 
- Đề án 167/TTg-CP về xóa nhà tạm: Mỗi năm xóa từ 5 đến 7 nhà tạm, nhà nước hỗ trợ 25 triệu đồng/nhà, còn lại gia đình, họ hàng và hàng xóm giúp đỡ.
+ Mặt mạnh: Tạo điều kiện cho hộ gia đình nghèo có chỗ ở ổn định, đảm bảo sức khỏe, học hành của con cái, tạo sức bật để vượt qua nghèo đói.
+ Hạn chế: Tạo nên sự phụ thuộc của người dân vào cộng đồng. Thực tế nhiều hộ ỷ lại vào chương trình, mặc dù đã có điều kiện làm nhà mới nhưng vẫn chờ để được hưởng tiền hỗ trợ của nhà nước. Hoặc nhiều hộ không muốn thay đổi, phấn đấu lao động sản xuất để kiếm thêm nhiều tiền làm nhà vì nhà cửa đã có nhà nước hỗ trợ.
12. Vấn đề môi trường, ô nhiễm:
- Ô nhiễm chất thải chăn nuôi:
Hầu hết gia súc, gia cầm chăn nuôi kiểu thả rông, không có chuồng trại; phân, nước tiểu của động vật thải bừa bãi từ gầm sàn nhà, trong sân, ngoài vườn đến đường làng ngõ xóm. Mùa khô, phân, nước tiếu chộn vào đất cát, bay bụi bốc mùi; còn mùa mưa theo theo nguồn nước chảy xuống sông suối.
Đàn bò gần 2.000 con được chăn thả ở các ven, các nhánh suối nước; chất thải của đàn bò này dồn về các dòng suối. Trong khi đó người dân địa phương thường đi làm từ sáng đến tối mới về, thời gian ở lại rẫy họ lấy nước suối làm nước uống, nước nấu cơm và tắm rửa. Rất ít người gùi nước từ nhà đi rẫy vì đường quá xa và người dân có thói quen dùng nước suối từ lâu đời.
Những năm qua, phân bò khô có giá, mỗi bao bán được trên dưới 30.000 đồng nên người dân tận dụng thu gom  đem bán, vì vậy cảnh quan buôn làng có phần sạch sẽ hơn vào mùa khô.
- Ô nhiễm do rác thải
+ Rác thải sinh hoạt: Không có tổ chức thu gom, xử lý rác thải nên hầu hết rác thải sinh hoạt của người dân thải trực tiếp ra môi trường xung quang. Rác thải hữu cơ được tận dụng dùng cho chăn nuôi, rác vô cơ khó phân hủy và thường người dân tự gom đốt. Chính quyền địa phương có tuyên truyền nhắc nhở người dân giữ gìn vệ sinh buôn làng, có đưa vào hương ước, qui ước của buôn, tuy nhiên không có giải pháp tích cực để giải quyết vấn đề.
+ Rác thải nông nghiệp: Chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật như thuốc cỏ, thuốc trừ sâu không được thu gom mà vất bừa bãi, nhiều nhất là cạnh các bờ sông, suối, ao hồ. Khi có mưa, nước cuốn trôi chảy theo về dưới hạ lưu. Chính quyền địa phương hầu như không có ý kiến gì về vấn đề này, người dân coi đây là chuyện bình thường, không có gì ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người.
+ Rác thải từ xưởng sơ chế cà phê làm ô nhiễm nguồn nước tưới cho cánh đồng buôn Ken, xã Ea Bá: vào mùa thu hoạch cà phê: Cánh đồng buôn ken có diện tích 21,5 hecta, sản xuất lúa hai vụ của người dân buôn Ken, nước được lấy từ suối Ea Bol qua đập dâng buôn Ken. Suối Ea Bol bắt nguồn từ rãy núi cao Chư Rưm chảy qua xã Ea Bar, nơi đây có một xưởng sơ chế cà phê. Vào mùa thu hoạch cà phê tháng 10, tháng 11, xưởng hoạt động và thải nước thải ra suối, chảy vào đồng ruộng, bốc lên mùi nồng nặc, gây mẩn ngứa chân tay. Đàn bò hơn 700 con của người dân buôn Ken sử dụng nguồn nước này hàng ngày. Chính quyền địa phương đã nhiều lần đến trực tiếp xưởng sơ chế cà phê để làm việc, đơn vị này cũng đã cam kết khắc phục nhưng sự việc vẫn tái diễn hàng năm
- Ô nhiễm từ chất thải của con người: Hầu hết các hộ dân không có nhà tiêu. Hàng ngày mọi người thường tìm những bụi rậm hoặc nương rẫy để đại, tiểu tiện; Người có ý thức hơn thì cầm theo một cái cuốc, đi xong thì lấp lại. Trẻ em xả bất cứ lúc nào, ở đâu khi chúng muốn. Chính quyền xã Ea Bá quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế nhưng rất khó khăn trong việc vận động ngời dân làm nhà tiêu hợp vệ sinh. Hiện tại 3 trong tổng số 4  buôn đã có nước máy, xã cũng tạo điều kiện giải ngân nguồn vốn vay ưu đãi để xây dựng công trình vệ sinh nhưng có rất ít hộ dân tham gia. Người dân địa phương cho rằng họ đã quen với việc này từ xưa mà vẫn sống tốt, không cần tốn kém tiền của để làm nhà vệ sinh.
Ô nhiễm rác thải trong sinh hoạt, chất thải của người là một trong những nguyên nhân lớn làm lấy lan các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, viêm đường hô hấp…
- Xây dựng môi trường bền vững:
Xã Ea Bá có diện tích rừng khá lớn, thuộc khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Ba. Tuy nhiên, những năm qua, cây sắn dễ trồng, mang lại lợi nhuận kinh tế cao đã khiến diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Hầu hết diện tích rừng đã chuyển thành đất rẫy sản xuất. Chính quyền xã đang tích cực bảo vệ diện tích rừng còn lại.
Xã chỉ đạo ngành phối hợp Công an, Xã đội tổ chức trực đêm, kiểm tra, kiểm soát các khu vực giáp ranh với các xã bạn, đồng thời kiên quyết đấu tranh ngăn chặn việc phá rừng làm nương rẫy và vận chuyển gỗ trái phép qua địa bàn.
Xã cũng đã tích cực phối hợp với các đơn vị triển khai dự án ADB để Chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng trồng, đôn đốc nhắc nhở hộ dân bảo vệ rừng trồng không cho trâu, bò vào khu vực rừng trồng của dự án để chăn thả, không đốt lửa trong và xung quanh rừng trồng.
Lòng hồ thủy điện Sông ba ôm trọn phía đông bắc của xã Ea Bá, đây vốn là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào cho người dân với những thủy sản như cá, cua, tôm… Tuy nhiên gần đây, nhiều nhóm người ở nơi khác đến đây dùng kích điện công suất lớn để đánh bắt khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt, môi trường thủy sản bị hủy hoại nghiêm trọng, gây bức xúc cho người dân. Đội liên ngành của xã nhiều lần truy quét nhưng không hiệu quả vì thiếu phương tiện, tàu thuyền. 
Nhận xét chung:
- Về chất thải, rác thải: Chưa được xử lý đúng cách gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, cản trở đến sự phát triển cộng đồng. Trong khi đó, chính quyền chưa chú trọng công tác truyền thông, giáo dục, gây nhận thức để người dân nhận ra vấn đề và thay đổi.
- Ea Bá có diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn khá lớn, tuy nhiên diện tích rừng vẫn bị thu hẹp dần theo thời gian. Các giải pháp chính quyền thực hiện trong thời gian qua mới chỉ giải quyết phần ngọn, không rứt điểm. Để bảo vệ rừng, ngoài việc tăng cường giáo dục truyền thông, địa phương cần thực hiện tốt các giải pháp xóa đói giảm nghèo cho người dân như: cung cấp kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, khôi phục nghề truyền thống, cải tiện môi trường nâng cao sức khỏe, quan tâm đầu tư giáo dục; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao tinh thần; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm…





13. Sơ đồ tài nguyên, cơ cấu tổ chức cộng đồng xã Ea Bá
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức cộng đồng xã Ea Bá
Rounded Rectangle: HỘI PHỤ NỮ XÃ
(Hờ Hoan)
Rounded Rectangle: HỘI NÔNG DÂN XÃ
(Ksor Y Dhang)
Rounded Rectangle: ĐOÀN THANH NIEN XÃ
(Nay Y Len)
Rounded Rectangle: HỘI CCB XÃ
(Nay Y Bắc)
Rounded Rectangle: HỘI CHỮ THẬP ĐỎ XÃ
(Ma Tá)
Rounded Rectangle: UBND XÃ
(CT: Niê Y Sách ĐT: 01684338914)
 




Rounded Rectangle: TRẠM Y TẾ
(Nay Y Bút:  0984680254)
Rounded Rectangle: CB Y TẾ BUÔNRounded Rectangle: TRƯỜNG HỌC

Rounded Rectangle: NGHÈO ĐÓIRounded Rectangle: …Rounded Rectangle: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNGRounded Rectangle: CÁC VẤN ĐỀ TRONG CỘNG ĐỒNG BUÔNRounded Rectangle: BAN NHÂN DÂN BUÔNRounded Rectangle: CHI HỘI CHỮ THẬP ĐỎRounded Rectangle: CHI HỘI CCBRounded Rectangle: CHI ĐOÀN THANH NIÊNRounded Rectangle: CHI HỘI NÔNG DÂNRounded Rectangle: CHI HỘI PHỤ NỮ










- Sơ đồ tài nguyên xã Ea Bá

14. Tổng quan về buôn Bá
- Buôn Bá nằm về phía Tây bắc của xã, phía Bắc giáp hồ thủy điện Sông Ba, phía tây giáp xã Ea Lâm, phía đông, Nam giáp với buôn Ken, buôn Chao.
Buôn có 109 hộ, 575 khẩu, trong đó nữ 280, đại đa số là người Ê Đê bản địa, sống bằng sản xuất nông nghiệp: trồng ngô, sắn, lúa, mè, đậu…, chăn nuôi bò, heo, đánh bắt cá làm thức ăn
- Diện tích cây trồng các loại là 273 hecta, trong đó lúa nước 21 hecta (chủ yếu sử dụng nước dưới khe trấp, một vụ), năng suất bình quân hàng năm đạt 50 tạ/ha; sắn 165 hecta, năng suất đạt bình quân 15 tấn/ha; mía 05 hecta, năng suất 45 tấn/ha và hoa màu các loại 85 hecta.
Tổng đàn bò trong buôn là 502 con, trong đó có 98 con bò lai, còn lại là bò cỏ truyền thống. Ngoài ra còn có trên 1 nghìn heo gà…
- Về cơ sở hạ tầng: Các trục đường chính của buôn đã được bê tông hóa kiên cố; Lưới điện được hạ áp một pha mới đáp ứng nhu cầu thắp sáng chứ chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng máy móc trong sản xuất của người dân. Hầu hết các hộ dân đã kéo được điện lưới về nhà.
Tại giữa buôn có một phân trường tiểu học, học sinh học hai buổi; Nhà văn hóa đang được xây dựng kiên cố; Trường mẫu giáo nằm sát buôn. Trạm y tế xã cách buôn khoảng 1 km
Trong buôn hầu hết là nhà sàn dài truyền thống người Ê Đê làm bằng gỗ; có 03 nhà thuộc diện xóa nhà tạm.
Tỷ lệ nhà có phương tiện xe máy 97%; 80% nhà có ti vi; 80% nhà có điện thoại.
- Về giáo dục: Năm học 2013-2014: Mẫu giáo 19/34 em đi học; tiểu học 82/82 em đi học; THCS 18/33 em đi học; THPT 7/36 em đi học. Có 03 người đang học trung cấp, 04 người học cao đẳng và 02 đang học đại học
- Về y tế: Tại buôn có nhân viên y tế; các bệnh thường có chủ yếu là viêm đường hô hấp, ỉa chảy. Phụ nữ được khám thai, trẻ em được tiêm phòng đầy đủ 6 loại vacxin. Trong buôn không có hiện tượng mại dâm, ma túy, phụ nữ biết sử dụng các biện pháp tránh thai
- Một số vấn đề nổi cộm trong buôn:
+ Nghèo: Hộ nghèo đến năm 2013 vẫn còn trên 55%. Người dân sản xuất chủ yếu vào nông nghiệp, ruộng lúa nước ít, không chủ động được nước tưới nên năng suất bấp bênh. Có năm hạn hán mất mùa, người dân thiếu gạo. Cây sắn là  nguồn thu chủ lực, trong khi đó sắn là loại cây làm đất nhanh bạc màu, cuộc sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số đa số khó khăn về tiền bạc, thường ít đầu tư phân bón vì vậy đất càng ngày càng bạc màu, năng suất càng ngày càng giảm. Thu nhập bình quân chung đầu người mới đạt 4.500.000đ/người/năm
Chăn nuôi bò đàn truyền thống là nguồn thu đáng kể, tuy nhiên những năm gần đây, diện tích đồng cỏ, diện tích rừng bị thu hẹp (do cây sắn lấn) đã khiến đàn bò giảm nhanh, chất lượng giảm. Trong khi đó phong tục cúng, lễ của người đồng bào thường rất hao tốn bò, vì vậy số bò của người dân hiện nuôi chủ yếu để phục vụ cho việc cúng lễ trong gia đình chứ không tập trung nhiều vào mục đích phát triển kinh tế.
+ Vệ sinh môi trường: Hầu hết các gia đình trong buôn không có nhà tiêu, trẻ em đại tiểu tiện ngay dưới sàn nhà, người lớn vào bụi cây hoặc ra nương rẫy. chăn nuôi heo, bò thả rông xung quanh nhà, cá biệt còn có hộ nuôi bò dưới sàn nhà; phân, nước tiểu gia xúc, gia cầm thải trực tiếp ra môi trường xung quanh. Vấn đề này làm phát sinh và lây lan các bệnh truyền nhiễn như tiêu chảy
Rác thải sinh hoạt cũng không được thu gom, có người đốt, người vứt bừa bãi.
Buôn đã được cung cấp nước sạch, 100% hộ sử dụng nước sạch.
Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong nông nghiệp vô tội vạ và thiếu ý thức, nhiều nhất là thuốc trừ cỏ cho rẫy sắn, mía. Sau khi phun xong, chai lọ vất ngay tại rẫy, được nước mưa cuốn theo xuống sông suối, trâu bò, chăn thả thường sử dụng nước uống tại các suối này.













15. Sơ đồ cộng đồng và sơ đồ tài nguyên buôn Bá, xã Ea Bá
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức cộng đồng giải quyết các vấn đề tại buôn Bá, xã Ea Bá
 


Rounded Rectangle: BAN NHÂN DÂN BUÔN
(Ma Nguyệt ĐT: 01664457275)
Rounded Rectangle: NHÓM CÔNG TÁC XÃ HỘIRounded Rectangle: CÁC VẤN ĐỀ TẠI CỘNG ĐỒNG BUÔN BÁRounded Rectangle: TỔ VAY VỐN PHỤ NỮ
(Ma Ni)
Rounded Rectangle: CHI HỘI PHỤ NỮ
(Chi hội trưởng: Mí Chứ)
Rounded Rectangle: CHI HỘI NÔNG DÂN
(Ma Nhang)
Rounded Rectangle: CHI ĐOÀN THANH NIÊN
(Bí thư: Ksor Y Cúi)
Rounded Rectangle: CHI HỘI CCB
(Chi hội trưởng: Ksor Y Lao)
Rounded Rectangle: CHỮ THẬP ĐỎ
(Ma Hốc)
Rounded Rectangle: NHÂN VIÊN Y TẾ BUÔN
(Ksor H’Ni)









- Sơ đồ tài nguyên buôn Bá, xã Ea Bá


Phần II
GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG
I. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG
Chủ đề: Truyền thông phòng chống bệnh tiêu chảy
1. Lý do.
Qua tìm hiểu, nhu cầu giáo dục cộng đồng tại buôn Bá, xã Ea Bá, huyện Sông Hinh tập trung vào hai nội dung sau:
-         An toàn giao thông đường bộ
-         Phòng chống bệnh tiêu chảy
-