RSS
Write some words about you and your blog here

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Đề thi môn Nhà nước và Pháp luật: Phân tích vai trò của pháp luật


Đề 2. Phân tích vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Để pháp luật trở thành công cụ quản lý sắc bén cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng nào? Cần làm gì để pháp luật phát huy tốt vai trò của mình trong quản lý nhà nước và xã hội.
Nhấn vào đây để tải về: http://upfile.vn/ipTm

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu, bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội nói chung và của nền đạo đức nói riêng... Đối với Việt Nam chúng ta, từ khi thành lập năm 1945, Pháp luật XHCN đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, chính trị xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, mà còn góp phần thúc đảy kinh tế xã hội phát triển.

Ngày nay, đất nước ta đang tiến hành đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường, vai trò của pháp luật XHCN càng có ý nghĩa quan trọng đòi hỏi việc nắm vững bản chất, vai trò, quan điểm của Đảng, Nhà nước về việc xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Những nội dung đó được trình bày cụ thể như sau:

Trước hết về khái niệm pháp luật XHCN: Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống những quy tắc xử sự chung so nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đại đa số nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy nhà nước và phương thức tác động của nhà nước trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của nhà nước nhằm xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa

Từ khái niệm trên ta thấy, bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng được thể hiện ở tính giai cấp và tính xã hội như các kiểu pháp luật đã và đang tồn tại. Nhưng, sự biểu hiện của các bản chất đó có những điểm khác với bản chất pháp luật nói chung, đó là:

- Trong xã hội – xã hội chủ nghĩa, pháp luật là sản phẩm của hoạt động nhà nước và xã hội chủ nghĩa – nhà nước kiểu mới – nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân.

- Cũng như nhà nước xã hội chủ  nghĩa, pháp luật xã hội chủ nghĩa không chỉ có tính giai cấp công nhân mà còn có tình nhân dân, tính dân tộc.

Ở Việt Nam, bản chất này của pháp luật là do bản chất nhà nước và mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” quy định. Mục tiêu đó không chỉ là nguyện vọng của riêng giai cấp công nhân mà còn là nguyện vọng của toàn thể nhân dân lao động và toàn dân tộc. Đó là hiện thực, bởi vì hơn ở đâu hết, trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay ở nước ta, lợi ích dân tộc cơ bản là thống nhất. Vì vậy, việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta không chỉ là sự lựa chọn của giai cấp công nhân, mà là sự lựa chọn của toàn thể nhân dân lao động Việt Nam. Cũng chính bởi thế, pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng chính là sự thể chế hóa đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam thành pháp luật nhà nước.

- Pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng mang tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Bất kỳ pháp luật nào cũng có tính cưởng chế - tức là tính bắt buộc đối với người thực hiện. Tuy nhiên pháp luật xã hội chủ nghĩa có bản chất nhân đạo sâu sắc. Pháp luật xã hội chủ nghĩa một mặt nghiêm khắc trong việc ngăn chặn, đấu tranh chống lại mọi hanh vi vi phạm pháp luật; mặt khác, rất khoan hồng đối với người phạm tội khi biết hối cải, trở thành người công dân lương thiện.

 

Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Hiện nay, chúng ta dang tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện đó, không thể không khẵng định vai trò của pháp luật đối với quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Vai trò đó thể hiện ở các khía cạnh sau:

* Vai trò của pháp luật đối với kinh tế

Đối với kinh tế, pháp luật là phương tiện hàng đầu xác định địa vị pháp lý bình đẵng đối với chủ thể tham gia quan hệ kinh tế; tạo lập các “khung pháp lý” để điều khiển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thông qua pháp luật, nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi, tin cậy và chính thức cho các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện có hiệu quả.

Pháp luật là phương tiện cho các quan hệ kinh tế trở thành quan hệ pháp luật. Khi đó, pháp luật xác định rõ các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế, quyền và nghĩa vụ cũng như khách thể mà các bên tham gia hoạt động kinh tế.

Pháp luật là phương tiện cũng cố và bảo vệ những nguyên tắc vốn có của nền kinh tế thị trường. Đồng thời, pháp luật còn là phương tiện bảo vệ lợi ích kinh tế tốt nhất cho các bên tham gia hoạt động kinh tế trong trường hợp sảy ra trnh chấp kinh tế, vi phạm hợp đồng kinh tế…

Ví dụ: Để thu hút đầu tư vào sản xuất, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, năm 2005 Luật đầu tư được ban hành. Một mặt, tạo môi trường pháp lý cho các chủ đầu tư; mặt khác, biến quan hệ giữa các chủ đầu tư thành quan hệ pháp luật. Hoặc trong quá trình sản xuất kinh doanh, khi xảy tra tranh chấp vi phạm hợp đồng kinh tế, không ddiungs thời gian, mẫu mã, chất lượng theo hợp đồng, khi đó các bên tranh chấp có thể giải quyết trên cơ sở pháp luật.

 

* Quan hệ của pháp luật đối với hệ thống chính trị

- Đối với sự lãnh đạo của Đảng,  pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,  làm cho đượng lối đó có hiệu lực thực thi và bắt buộc chung trên quy mô toàn xã hội. Đồng thời, pháp luật là phương tiện để Đảng kiểm tra đương lối của mình trong thực tiễn.

- Đối với nhà nước, pháp luật là cơ sở pháp lý tổ chức và phương thức hoạt động của chính mình (dựa vào các luật như: Luật tổ chuwcxs HĐND và UBND, Luật tổ chức Quốc Hội, Chính phủ…), là sự ghi nhận về mặt pháp lý trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội và cá nhân, công dân, là phương tiện quản lý có hiệu lực đối với mọi mặt đời sống xã hội. Pháp luật là phương tiện chứa đựng trong đó sự kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa tập trung và dân chủ, giữa năng động, sáng tạo với kỉ cương, kỉ luật. Do đó, khi thực hiện các chức năng của mình, nhà nước không thể không sử dụng pháp luật.

- Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, pháp luật là cơ sở pháp lý bảo đảm cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội thông qua các tổ chức chính trị - xã hội của mình. Pháp luật thể chế hóa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân dực vào pháp luật để phản ứng, đấu tranh với các hành vi làm quyền, cưởng chế ngoài quy định của pháp luật.

Tóm lại, pháp luật là phương tiện thiết lập các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của toàn bộ hệ thống chính trị, đảm bảo cho hệ thống hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp.

 

* Vai trò của pháp luật đối với đạo đức và tư tưởng

- Đối với đạo đức, các nguyên tắc căn bản của đạo đức được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật. Do vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa bảo vệ và phát triển đạo đức xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính công bàng, chủ nghĩa nhân đạo, tự do, lòng tin và lương tâm con người.

Ví du: Đạo đức truyền thống của dân tộc ta quan niệm rằng:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

- Quy tắc đạo đức trên đã được nâng lên thành quy phạm pháp luật tại điều 35 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: “Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, báo hiếu với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.

- Đối với tư tưởng, pháp luật là phương tiện đăng tải thế giới quan khoa học, các tư tưởng tiến bộ và các giá trị nhân loại. Vì thế, pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trò quan trọng trong cũng cố và nâng cao nhận thức tư tưởng cho con người dưới chủ nghĩa xã hội.

- Điều đó được thể hiện: Một mặt, pháp luật thừa nhận và khuyến khích sự phát triển của một hoặc nhiều hệ tư tưởng; mặt khác, pháp luật phủ nhận, không ghi nhận hoặc cấm sự tồn tại hoặc hạn chế sự phát triển của những hệ tư tưởng không phù hợp với hệ tư tưởng giữ địa vị thống trị, với lợi ích hoặc mục đích của giai cấp thống trị

 

* Vai trò của pháp luật đối với quá trình hội nhập quốc tế

Trong thời đại ngày nay, xu thế hội nhập quốc tế là tất yếu khách quan của mọi quốc gia. Cùng với những tuyên bố chính trị, các quốc gia đanh hướng xây dựng một hệ thống pháp luật, tạo cơ sở vững chắc cho quá trình hội nhập quốc tế.

Hiện nay nước ta đang tiếnhaành hội nhập quốc tế sâu sắc., quan hệ ngoại giao gần 180 quốc gia, quan hệ kinh tế gần 200 quốc gia vùng lãnh thổ , hội nhập phải tuân thủ theo pháp luật, pháp luật phải phù hợp với pháp luật quốc tế đểt thúc đẩy phát triển. Vì vậy PL là phương tiện thực hiện chủ trương, chính sách  đối ngoại của Việt nam trên trường quốc tế.

Pháp luật là phương tiện bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các chủ theertrong quá triinhf hoonij hập quốc tế

 

Trong những năm qua, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có bước phát triển mới, bước đầu tạo môi trường pháp lý đáng tin cậy cho quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Thành tựu đó biểu hiện rõ ở các nội dung như:

-          Quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới;

-          Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khôt pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn đé Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực;

-          Nguyên tắc phát quyền xã hội chủ nghĩa tưng bước được đề cao và phát huy trên thực tiễn, công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường đáng kể…

Những tiến bộ đó đã góp phần thẻ chế hóa đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, xã hội của đất nước.

Hạn chế, tồn tại:

-          Nhìn chung, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vao cuộc sống;

-          Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý;

-          Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao;

-          Việc nghiên cứu và thực hiện các điều ước quốc tế chưa được quan tâm đầy đủ;

-          Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế;

-          Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu.

Nguyên nhân:

-          Chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược;

-          Việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ về pháp luật và công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp được đòi hỏi của thực tiễn;

-          Việc tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ;

-          Ý thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và nhân dân còn nhiều hạn chế.

 

Để khắc phục được tình trành trên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong tình hình mới, cần đưa ra những mục tiêu, phương hương hoàn thiện hệ thống pháp luật. Phương hướng đó thể hiện ở những mục tiêu và quan điểm sau:

* Mục tiêu

-          Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;

-          Đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật;

-          Phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần giữ vững trật tự xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân góp phần đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

 

* Quan điểm hoàn thiện hệ thống pháp luật

-          Thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đương lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của pháp luật về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đảm bảo quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển văn hóa – xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng.

-          Phát huy cao độ nội lực, tích cực chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh, quốc phòng và định hướng xã hội chủ nghĩa.

-          Xuất phát từ thực tiễn nước ta, đồng thời tiếp thu co chọn lọc kinh nghiêm quốc tế về xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật; kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật;

-          Tiến hành đồng bộ với cải cách hành chính, cải cách tư pháp với những bước đi vững chắc, coi trọng số lượng và chấy lượng có trọng tâm, trọng điểm; dự kiến các điều kiện bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật

Về ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, quan điểm của Đảng dã chỉ rõ trong NghỊ quyết 48/NQ-TW của Bộ chính trị về    Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; cụ thể có 06 định hướng và 02 giải pháp lớn như sau:

Định hướng:

1- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

2- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân

3- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

4- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế, văn hoá - thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính sách xã hội

5- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội

6- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hội nhập quốc tế

 

GIẢI PHÁP

1- Các giải pháp về xây dựng pháp luật

- Xác định các lĩnh vực trọng điểm cần ưu tiên đầu tư để xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

- Đổi mới cơ bản quy trình, thủ tục xây dựng pháp

- Nâng cao trình độ và năng lực làm luật của Quốc hội.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật.

- Hiện đại hoá phương thức và phương tiện xây dựng pháp luật.

- Hoàn thiện pháp luật về Công báo,

- Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật.

2- Các giải pháp thi hành pháp luật

Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành pháp luật trong Nghị quyết này với các nội dung cải cách hành chính và các giải pháp về cải cách tư pháp.

- Phát triển hệ thống thông tin và phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng và triển khai Chương trình Quốc gia về phổ biến giáo dục pháp luật dài hạn.

- Cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp, trọng tâm là hoạt động xét xử của toà án theo nội dung của Chiến lược cải cách tư pháp.

- Đề cao kỷ luật, kỷ cương trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức làm công tác pháp luật.

- Huy động các nguồn lực tài chính trong nước và quốc tế;

 

Để PL phát huy tốt vai trò của mình trong quản lý nhà nước và xã hội thì cần phải tập trung vào một số nội dung sau:

+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

+ Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và ban hành luật

+ Kịp thời sửa đổi, bổ sung những văn bản qui phạm pháp luật không phù hợp trong thực tế

+ Tổ chức tốt việc thi hành PL

+ Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật

+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thực hiện pháp luật.

 Như vậy, hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt đọng kinh tế - xã hội, bảo dản cho xã hội phát triển ổn định và bền vững. Đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh và chủ động hội nhập quốc tế hiện nay, cần phấn đấu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho ngày càng đồng bộ, thống nhất, khả thi… Đồng thời phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

 
http://upfile.vn/ipTm

7 nhận xét:

Unknown nói...

cái link tải bị lỗi rồi. admin xem lại rồi fix đi nha!

Unknown nói...

Bài viết rất hay, cám ơn bạn

Tanhv nói...

Ai có tài liệu này không: phân tích và chứng minh nhận định pháp luật góp phần tạo dựng mối quan hệ mới

Unknown nói...

Phân tích hay nhưng còn sai xót về chính tả. Cảm ơn tác giả.

Diệu My nói...

vai trò này liệu có đúng trong xã hội dân sự vn ko?

Unknown nói...

cảm ơn ad nhiều lắm!!!!

Lan Ngọc nói...

bài viết rất hay

Đăng nhận xét