RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Câu 2 : Phân tích vai trò của nguồn lực lao động đối với phát triển kinh tế. Liên hệ địa phương đồng chí ?

(Ngân hàng câu hỏi môn Đường lối...) 

Nguồn lực lao động là động lực cho sự phát triên kinh tế nói riêng và là dộng lực phát triển xã hội, con người nói chung. Đại hội lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”.
Xét dưới góc độ  các yếu tố nguồn lực thì nguồn lực lao động chính là lực lượng lao động. Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao động đuoc pháp luật quy định, thực tế đang làm việc và những người thất nghiệp. Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển linh tế như: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực lao động (con người) là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trước đến nay. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt được sự phát triển như mong muốn. Có ba vai trò chính đó là:

- Nguồn lực LĐ phát hiện, sáng tạo ra các nguồn lực phát triển: con người là chủ thể phát hiện, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên để tạo nên tăng trưởng kinh tế; nguồn lực vốn là kết qua lao động và tích lũy của con người mà có; nguồn lực khoa học – công nghệ cũng do con người sáng tạo ra.
- NLLD đóng vai trò quyết định trong việc sử dụng các nguồn lực khác. Chất lượng nguồn lực lao động là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng ba nguồn lực còn lại ( gồm Nguồn lực vốn, KH&CN, tài nguyên thiên nhiên). Nói đến Nguồn LLĐ là nói đến tổng thể NLLĐ của một quốc gia, trong đó NLLĐ có trình độ cao là bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng, là NLLĐ tinh tuý nhất, có chất lượng nhất và có vai trò quyết định sự thành công đối với phát triển kinh tế của một đất nước
- NLLĐ là động lực của phát triển kinh tế. NLLĐ vừa có nhu cầu tự thân để phát triển với yêu cầu ngày càng cao, phong phú và chủ thể sáng tạo công nghệ, điều chỉnh cơ câu KT để thỏa mãn các nhu cầu xã hội.
Mối quan hệ giữa nguồn lực lao động với phát triển kinh tế thì nguồn lực lao động luôn luôn đóng vai trò quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế trong các nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước. NLLĐ quyết định quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Trong nền kinh tế công nghiệp, nền kinh tế tri thức, nguồn lao động chất lượng cao là nhân tố quyết định. Đảng và nhà nước ta khẳng định mục tiêu và động lực phát triển kinh tế - xã hội là vì con người và do con người.
Bên cạnh đó, nguồn lao động vừa là yếu tố "đầu vào" của quá trình sản xuất, vừa là người tham gia tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ của xã hội. Như vậy, với tư cách là bộ phận dân số thực hiện quá trình tiêu dùng, nguồn lao động trở thành nhân tố tạo cầu của nền kinh tế. Nguồn lực lao động khác với các nguồn lực khác là vừa tham gia tạo cung, tạo cầu, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với chủ thể kinh tế - xã hội do con người tạo ra.
Do đó nguồn lưc lao động có vai trò đặc biệt đối với phát triển kinh tế so với các nguồn lực khác. phát triển nguồn nhân lực chính là quá trình tạo lập và sử dụng năng lực toàn diện con người vì sự tiến bộ kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện bản thân mỗi con người. Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Với ý nghĩa đó, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm, tạo điều kiện để thực hiện phát huy nguồn lực lao động từ đó làm cơ sở phát triển đất nước, chính vì vậy trong thời gian qua nguồn lực lao động nước ta phát triển cả về số lượng, chất lượng, tạo ra một nguồn lực lao động dồi dào, đủ trình độ để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số yếu kém như: nguồn lực ta đông nhưng không mạnh, trình độ lao động phổ thông khá nhiều, lao động qua đào tạo còn ít và đặc biệt là chất lượng đào tạo chưa đạt hiệu quả yêu cầu, do vậy nguồn lực lao động chưa phát huy vai trò khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác đẻ phát triển kinh tế- xã hội. Địa phương tôi cũng không nằm ngoài điều đó, thực trạng nuồn lực lao động với sự phát triển kinh tế có thể đánh giá sơ bộ như sau:
Khai quát chung: Sông hinh là một huyện miền núi địa bàn khá rộng và phức tạp, địa hình hiểm trở đồi dốc, có diẹn tích tư nhiên khoảng 887 km2 với Dân số hơn 42 nghìn người ; trung bình 4,3 người/km2 sống phân tán và rời rạc, theo từng cụm, gần nơi sản xuất; mật độ thấp, phân bố không đều giữa các địa phương. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 31,2%, trong đó: nông nghiệp chiếm 71,9%; lao động công nghiệp – TTCN chiếm 8,5%; lao động dịch vụ và khác chiếm 19,6%. Đặ biệt, đây là vùng dân tộc thiểu số với dân số chiếm gần 50%, trình độ văn hóa thấp, phần lớn thuộc diện hộ nghèo, nhiều phong tục tập quán lạc hậu còn diễn ra phổ biến... đó là những thách thức to lớn trong việc khai thác nguồn lực lao động, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian tới.
Ưu điểm: Xác định tầm quan trọng của nguồn lực lao động, trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền huyện nhà đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương như: Triển khai, vận dụng, tốt các chính sách ưu tiên với huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc của Đảng, Nhà nước, đến nay, hầu hết các thôn buôn đã có điện lưới quốc gia, nhiều công trình nước sạch, trạm y tế được xây dựng, trường học được kiên cố hóa, hàng năm 100% trẻ đúng độ tuổi vào lớp 1, trẻ em được học mẫu giáo ngay tại thôn, buôn; hầu hết được tiêm phòng đúng độ tuổi; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ngày càng giảm.
Bên cạnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trong học tập như: hỗ trợ học phí, hỗ trợ bảo hiểm y tế, cho vay ưu đãi học phí sinh viên; thực hiện chính sách cử tuyển tạo nguồn nhân lực tại chỗ.
Đặc biệt đối với lao động trí thức, lao động trình độ cao, huyện SH đã có chế độ khuyến khích các sinh viên tốt nghiệp là kỹ sư các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, bác sỹ về vùng núi, vùng sâu vùng xa công tác; triển khai các đề án trí thức trẻ của tỉnh, của huyện nhằm tăng cường, bù đắp, đội ngũ cán bộ lãnh đạo các địa phương, nâng cao năng lực quản lý, điều hành ở cơ sở, nhiều tí thức trẻ đã phấn đấu trở thành những lãnh đạo chủ chốt, uy tín tại địa phương. Đáng chú ý, trong vài năm qua, các trung tâm giáo dục tổng hợp hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề huyện Sông Hinh đã phối hợp tốt các Trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn định hướng, dạy nghề cho hàng trăm lao động với các nghề như may mặc, sửa chữa máy móc phục vụ sản xuất, dệt thổ cẩm...
Bên cạnh đó, huyện SH đã thực hiện các biện pháp mở rộng sản xuất như: tạo điều kiện cho nhà máy sắn, mía, nhà máy chế biến mủ cao su, chế biến cà phê, xản xuất phân vi sinh... gắn trồng trọt với tiêu thụ sản phẩm. Nhờ vậy giá trị sản xuất trên diện tích được nâng lên, nhân dân tích cực mở rộng sản xuất với hơn 5 ngàn hecta mia, hơn 100 hecta sắn, hơn 3 ngàn hecta cao su, hàng trăm trang trại... tạo việc làm ổn định hàng ngàn lao động phổ thông tại địa phương
Giúp người lao động có thu nhập cao và ổn định, hàng năm huyện tổ chức rộng rãi các phiên giao dịch việc làm với các công ty, doanh nghiệp trong nước, xuất khẩu lao động nước ngoài... nhờ vậy nhiều người đã phát huy được tay nghề, sở trường, lao động ổn định ở trong nước cũng như lao động có thời hạn ở nước ngoài, tạo nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình, xã hội...
Đánh giá chung, lao động trên địa bàn huyện có những ưu điểm chung của lao động của cả nước đó là đức tính cần cù lao động, sáng tạo, chịu khó trong sản xuất. Người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng với lực lượng trẻ, sức khỏe tốt; về giáo dục – đào tạo nói chung về dạy nghề nói riêng đã có những bước chuyển biến tích cực, từng bước chuyển đổi theo hướng nâng cao về chất lượng và tiếp cận với thị trường lao động, gắn việc đào tạo theo địa chỉ với giải quyết việc làm. Lao động trí thức, trình độ cao được quan tâm ưu tiên sử dụng; Quy mô dạy nghề tăng nhanh, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ NN sang công nghiệp- dịch vụ.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, nguồn lực lao động trên địa bàn vẫn còn nhiều hạn chế,
Trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp. Lao động tốt nghiệp trung học phổ thông chiếm 16,5%; tốt nghiệp trung học cơ sở chiếm 31,9%; tốt nghiệp tiểu học chiếm 50,2%; chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 29,97%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2013 chiếm 23,1%, con số trên phần lớn thuộc khu vực giáo dục, văn hoá, y tế và quản lý nhà nước;  tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực nông nghiệp ở nông thôn còn rất thấp chỉ chiếm từ 5-6%. Tỷ lệ lao động qua học nghề, nhất là đào tạo nghề chính quy không đáng kể dẫn đến chất lượng lao động thấp, nguồn nhân lực dư thừa, mất cân đối giữa các ngành kinh tế . Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay khá nghiêm trọng. Lực lượng lao động tuy đông, giá thành thấp song chất lượng chưa cao, năng suất lao động hạn chế nên không đáp ứng được yêu cầu của công việc...
            Một thực tế ở địa phương là nguồn nhân lực lao động người dân tộc thiểu số chiến gần một nửa của huyện, nhiều nhất là Ê ĐÊ. Song hầu hết là lao động phổ thông, trình độ văn hóa thấp, hầu như chưa qua đào tạo nghề. Điều đáng nói là mặc dù chính quyền địa phương tạo nhiều điều kiện để có việc làm như: xuất khẩu lao động, làm việc ở các công ty trong và ngoài tỉnh... lý do là vì phong tục tập quán, chưa mạnh dạn “thoát ra khỏi lũy tre làng” để tìm kiếm cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho gia đình.
            Bên cạnh đó, hàng trăm sinh viên ra trường trở về địa phương không b trí được việc làm, hoặc không đúng với nhu cầu; tình trạng này diễn ra ngay cả với sinh viên cử tuyển. Đề án trí thức trẻ thực hiện chưa được triệt để, sau một vài năm hoặc sau khi kết thúc đề án là bỏ lơ, không có kế hoạch tiếp tục sử dụng.
            Những hạn chế trong nguồn lực lao động ở huyện có thể đánh giá tóm gọn ở những đặc điểm như sau:
- Chất lượng nguồn lực lao động thấp
Chất lượng nguồn lực lao động ở SH rất thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và so với các địa phương khác. Trước hết là sự thấp kém về thể chất, sức khỏe, độ dẻo dai trong quá trình lao động công nghịêp.
Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng số lao động còn rất thấp so với mục tiêu đề ra, do yêu cầu của kinh tế và càng rất thấp so với các địa phương trong tỉnh và khu vực.
Cơ cấu đào tạo chưa hợp lý, chất lượng đào tạo chưa cao, đào tạo chưa gắn với nhu cầu xã hội nên dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu.
Ý thức, kỷ cương, kỷ luật và tính cộng đồng trong tập thể lao động chưa cao, không tạo được sức mạnh tập thể, nên năng suất lao động thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém.
Cơ chế chính sách chưa hợp lý, nên không khuyến khích được tính năng động, sáng tạo của đội ngũ lao động gây lãng phí chất xám.
- Một bộ phận khá lớn lực lượng lao động chưa có việc làm hoặc việc làm lao động chưa thường xuyên
Việc làm là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi người, vì việc làm giúp cho bản thân có thu nhập và việc làm tạo điều kiện để hoàn thiện, phát triển nhân cách con người, lành mạnh hóa quan hệ xã hội. Tuy nhiên, việc làm còn phụ thuộc vào quy mô, trình độ phát triển của nền kinh tế và các yếu tố chính trị xã hội khác.
- Hầu hết lực lượng lao động làm việc trong khu  vực nông nghiệp lại phân bố không đều giữa các vùng
Chủ yếu là lao động nông nghiệp, trong khi đó lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chỉ vài %; đồng bằng mật độ dân số và lao động đông hơn rất nhiều so với miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Thu nhập và đời sống của người lao động còn thấp
Thu nhập của lao động ở các ngành sản xuất vật chất, dịch vụ, khối hành chính sự nghiệp ... đều rất thấp không đủ tái sản xuất sức lao động. Thu nhập thấp và không công bằng giữa các tầng lớp lao động đang gây khó khăn về đời sống đã buộc người lao động phải kiếm việc làm thêm nhằm tăng thu nhập. Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất lao động của công việc được phân công.
- Nguồn lực lao động tăng nhanh
Tốc độ tăng dân số còn cao, dân số trẻ nên tốc độ tăng nguồn lực lao động cũng cao. Nguồn lực  lao động tăng nhanh là áp lực lớn cho giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp.
           
            Nguyên nhân từ thực trạng trên là
            Nguyên nhân ưu:
-          Đảng, chính quyền địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc quan điểm cấp trên về công tác đào tạo và sử dụng nguồn lực lao động
-          Kế thừa truyền thongs cần cù trong lao động sản xuất, truyền thống hiếu học của dân tộc
-          Có sự kết hợp đồng bộ giữa giải pháp phát triển kinh tế với đào tạo nguồn nhân lực
-          Kinh tế có bước phát triển mới, đồi hỏi sự vươn lên xứng tầm của người lao động
            Nguyên nhân khuyết:
-          Tiềm lực kinh tế của địa phương còn yếu, chưa kích thích việc rèn luyện, nâng cao thể chất, trình độ
-          Chuyển dịch cơ cấu tại địa phương chậm, nên chưa tạo điều kiện cho lao động đòi hỏi năng lực, phẩm chất, trình độ cao    
-          Chính sách thu hút trí thức trẻ chưa thực hiện triệt để, sau vài năm hoặc hết đề án là bỏ lơ
-          Công tác tư vấn, định hướng cho học sinh chưa hiệu quả, nhiều Sinh viên tốt nghiệp ra trường không bố trí được việc làm vì học ngành nghề không phù hợp với dịa phương
-          Trình độ dan trí thấp, nhận thức trong vùng đồng bào dân tộc còn hạn chế với lao động và việc làm; tập quán sản xuất nông nghiệp gắn bó lâu đời với người nông dân

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động, khai thác tốt tiềm năng con người góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương. Chúng ta cần tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:
-          Xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh từ cơ sở, từ đó lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực lao động tại địa phương
-          Tăng cường công tác thông tin tuyên tuyền với các hình thức đa dạng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò nguồn lực lao động đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
-          Triển khai đồng bộ ba nội dung chiến lược dân số: Ổn định quy mô dân số, thực hiện có hiệu quả chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình để hạ thấp tỷ lệ sinh để từ đó điều chỉnh tăng tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động hợp lý. Từng bước nâng cao thể chất, tinh thần cho người  lao động
- Nhóm giải pháp chất lượng đào tạo: Nâng cao mặt bằng dân trí
+ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu: tập trun đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục từ bậc mầm non đến cậc THPT; Làm tốt công tác định hướng, tư vấn cho học sinh chọn ngành, nghề đào tạo phù hợp, bảo bảo sau khi ra trường dễ dàng bố trí, sử dụng phục vụ tại địa phương
+ Làm tốt công tác giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề - giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; Củng cố các trung tâm dạy nghề cấp huyện, Trung tâm giáo dục cộng đồng các xã, thị trấn; chú trọng tìm nhiểu nắm bắt kịp thời nhu cầu học nghề phù hợp từ đó cung cấp kiến thức, kỹ năng thuần thục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phương
- Tăng cường các biện pháp hành chính, kinh tế và giáo dục động viên để nâng cao đạo đức, thái độ lao động mới Xây dựng đạo đức, kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, chấp hành giờ giấc
-          Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế: từng bước xây dựng các vùng chuyên canh cây cong nghiệp có giá trị kinh tế cao; Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển từ sản xuaatsnoong nghiệp lạc hậu sang thâm canh nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi
-          Thường xuyên tổ chức các phiên giao dịch việc làm, tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp ở trong và ngoài tỉnh; Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ học nghề và giải ngân vốn vay ưu đãi cho người dân tộc thiểu số đăng ký xuất khẩu lao động, xem biện pháp xuất khẩu lao động là một giải pháp xóa đói giảm nghèo có hiệu quả cao trong thời gian đến.
- Kêu gọi đầu tư để Phát triển, thành lập nhiều công ty, doanh nghiệp trên địa bàn để tạo việc làm và giải phóng triệt để sức lao động hiện có của địa phương.
            - Tư vấn tạo điều kiện về vốn, vật tư kỹ thuật để các hộ thiếu đất sản xuất chuyển đổi sang phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác. /.
Kiến nghị: Nguồn lao động có vai trò quyết định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cuả mọi thời đại. Do đó, phát triển và sử dụng hợp lý nguồn lao động là đòi hỏi bức thiết. Ngoài những giải pháp thực hiện tại địa phương, để đáp ứng được đòi hỏi trên, kiến nghị cấp trên cần thực hiện tốt các giải pháp như:
- Thực hiện tốt công tác đổi mới trong giáo dục, Làm tốt công tác quy hoạch trường lớp, giáo trình đại học cao đẳng, trung cấp, nghề; Tập trung đổi mới đồng bộ, toàn diện về giáo dục, đào tạo, đổi mới chương trình giáo viên, đổi mới chính sách và quản lý sứng tầm là quốc sách hàng đầu

- Khuyến khích phát triển kinh tế, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo thêm nhiều việc làm
Phát triển kinh tế là để tạo ra nhiều việc làm mới (tạo cầu lao động) góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp cả ở thành thị và nông thôn. Do đó, nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng GDP cho nền kinh tế .
- Tạo lập và quản lý thị trường lao động
Thừa nhận sức lao động là hàng hóa, thì cần tạo lập thị trường để hàng hóa đó được tự do trao đổi như các loại hàng hóa khác. Do đó, Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách cho phát triển thì trường hàng hóa sức lao động và tổ chức, quản lý sự vận động, phát triển của thì trường đó.
- Nâng cao thể chất và thu nhập của người lao động
Nâng cao thể chất và thu nhập, tuy là hai vấn đề riêng biệt, song có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Thu nhập cao có điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao thể chất người lao động. Ngược lại, người lao động có thể chất tốt thì năng suất lao động sẽ cao, góp phần tăng trưởng kinh tế và cũng tăng thu nhập cho chính mình.
- Mở rộng xuất khẩu lao động
Sự di chuyển lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác trong xu thế quốc tế hóa kinh tế là tất yếu khách quan. Nước ta số lao động thiếu việc làm rất lớn, nên cần mở rộng và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động. Để thực hiện điều đó, cần hoàn thiện cơ chế quản lý, hệ thống chính sách; mở rộng thị trường; đào tạo văn hóa, nghề nghiệp cho người lao động.
Tóm lại,  nguồn lực lao động là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đặc biệt là công cuộc CNH-HDH đất nước ta. Con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự thành công hay thất bại, nhanh hay chậm phụ thuộc lớn vào phương thức tạo và sử dụng nguồn nhân lực đó. Vì vậy, các cấp, các ngành, từng địa phương đơn vị cần thực hiện tốt các giải pháp nêu trên.
Với bản thân, để góp sức vào việc xây dựng, khai thác hiệu quả nguồn nhân lực, trước tiên tôi nghĩ rừng mình cần có nhiều nỗ lực cố gắng hơn nữa trong nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, gia sức xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; kịp thời tiếp thu những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, nhất là trong công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực; đồng thời không ngừng tuyên truyền vận động người than, gia đình, hang xóm láng giềng gia sức học tập nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, từ đó tạo cơ hội việc làm cho mình và góp phần đáp ứng nhu cầu phát troeenr của xã hội.





1 nhận xét:

TRUNG TÂM THIẾT BỊ TIN HỌC THANH NIÊN nói...

ok

Đăng nhận xét