RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Câu 3.Trình bày quan điểm chỉ đạo và tính chất của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Theo đồng chí, cần làm gì để thực hiện tốt vấn đề trên.

(Ngân hàng câu hỏi môn Đường lối...)

            Đảng ta luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò, vị trí của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, trong đó nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới là một nhiệm vụ quan trọng. Những quan điểm chỉ đạo cơ bản đó là:
- Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Quan điểm này xác định vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới ở n­ước ta hiện nay. Mục tiêu của sự nghiệp đổi mới là phấn đấu vì dân giàu, nư­ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó phải giải quyết hài hòa giữa sự phát triển kinh tế và văn hóa, đảm bảo cho đất nư­ớc phát triển bền vững và lâu dài. Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng ta xây dựng vừa phải là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Thứ hai, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quan điểm này xác định phư­ơng h­ớng và đặc tr­ưng của nền văn hóa Việt Nam mà chúng ta tập trung xây dựng. Trình độ tiên tiến của nền văn hóa phải thống nhất với bản sắc văn hóa dân tộc và khẳng định tầm vóc, vị thế của văn hóa dân tộc trong giao l­ưu và hợp tác quốc tế.
- Thứ ba, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Quan điểm này nhấn mạnh tư­ t­ưởng nhất quán của Đảng, Nhà n­ước ta về đảm bảo tính thống nhất và tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Hơn 50 dân tộc sống trên đất n­ước ta đều có những giá trị và sắc thái văn hóa riêng, các giá trị và sắc thái đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam. Củng cố sự thống nhất dân tộc chính là cơ sở để giữ vững sự bình đẳng và phát huy tính đa dạng văn hóa của các dân tộc.
- Thứ t­ư, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.
 Quan điểm này xác định vai trò chủ thể xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa dân tộc. Mỗi ng­ười dân Việt Nam cần nhận thức đư­ợc trách nhiệm của bản thân trong quá trình này. Công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa d­ưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà n­ước. Trong đó, đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.
- Thứ năm, văn hóa là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì, thận trọng.
Quan điểm này nhấn mạnh tới ph­ương pháp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là “xây” phải đi đôi với “chống” và lấy “xây” làm chính. Cùng với việc giữ gìn và phát triển những di sản văn hóa quý báu của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, phải tiến hành kiên trì cuộc đấu tranh bài trừ các hủ tục, các thói hư­ tật xấu, nâng cao tính chiến đấu, chống mọi mư­u toan lợi dụng văn hóa để thực hiện “diễn biến hòa bình”.

Trong thời kỳ đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã xác định nền văn hóa mà chúng ta tiến tới là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trình độ tiên tiến của nền văn hóa không mâu thuẫn với bản sắc văn hóa dân tộc, ngược lại, hai đặc tính thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại và quy định lẫn nhau. Tính chất của nền văn hóa VN tiên tiến đậm đà dân tộc được thể hiện như sau:
+ Nền văn hóa tiên tiến trước hết là nền văn hóa yêu nướctiến bộ mà nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa tự nhiên với cá nhân và cộng đồng, giữa tự nhiên với xã hội.
- Chủ nghĩa yêu nước là hệ thống quan niệm, tư tưởng, lý luận về địa vị và sự tồn tại của đất nước, về độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, về tinh thần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người dân đối với đất nước…, trong đó, lý tưởng độc lập dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Đây là chủ nghĩa yêu nước chân chính, hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi hoặc chủ nghĩa sôvanh nước lớn. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị cao nhất trong thang bậc giá trị của văn hóa Việt Nam. Nó là cơ sở để liên kết cộng đồng và liên kết thế hệ tạo thành sức sống liên tục của truyền thống văn hóa dân tộc. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam phải được nâng lên tầm cao của thời đại và phải được bổ sung những nội dung mới gắn liền với lý tưởng tiến bộ và cách mạng của thời đại, thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, lý tưởng độc lập dân tộc phải gắn liền với lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Đó là con đường phát triển vững chắc của dân tộc, con đường đảm bảo hạnh phúc của toàn thể nhân dân. Vì vậy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành nội dung cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam hiện đại.
- Nền văn hóa tiến bộ là nền văn hóa thúc đẩy sự phát triển của đất nước dựa trên tư tưởng cách mạng và khoa học dẫn đường. Đó là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Nền văn hóa tiến tiến phải thể hiện tinh thần nhân văn cách mạng
Tính nhân văn thể hiện ở ngay trong mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa mà Đảng ta đã đề ra. Đây là nền văn hóa hướng tới đấu tranh, giải phóng cho con người, trước hết là nhân dân lao động khỏi sự áp bức, bóc lột về phương diện giai cấp, dân tộc và xã hội; phấn đấu để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tạo điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo, hưởng thụ nhiều hơn những thành tựu văn hóa của dân tộc và nhân loại.
Tính nhân văn của nền văn hóa mà chúng ta xây dựng không phải là sự quan tâm đến con người một cách chung chung trừu tượng mà là sự quan tâm cụ thể, thiết thực, toàn diện và sâu sắc đối với con người, đối với các tầng lớp xã hội và các thành phần dân cư khác nhau “nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên”.
+ Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa mang tinh thần dân chủ
Tính dân chủ của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là dân chủ xã hội chủ nghĩa, gắn liền với chế độ chính trị - xã hội tiến bộ “của dân, do dân và vì dân”. Nền văn hóa này khai thác động lực dân chủ trong nhân dân, tạo điều kiện để phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân và cộng đồng, đề cao trách nhiệm của công dân trước nhân dân, dân tộc và thời đại. Tính chất dân chủ của nền văn hóa thống nhất với việc đề cao ý thức công dân, đề cao trật tự kỷ cương xã hội và thống nhất giữa quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân trước pháp luật. Đồng thời phát huy dân chủ phải gắn liền với việc nâng cao ý thức chính trị, đạo đức xã hội và trình độ dân trí, tạo điều kiện để nhân dân tham gia xây dựng bộ máy nhà nước, chống lãng phí, tham nhũng, quan liêu và các tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước và ngoài xã hội. Phát huy dân chủ phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, chống tư tưởng tự do vô chính phủ, tự do vô kỷ luật.
+ Nền văn hóa tiên tiến bao gồm tính hiện đại
 Nền văn hóa tiên tiến phản ánh trình độ phát triển cao mang tính hiện đại, cập nhật với thành tựu văn hóa chung của khu vực và cộng đồng quốc tế. Bên cạnh hệ tư tưởng tiên tiến là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các thành tố khác của nền văn hóa Việt Nam cũng phải được hiện đại hóa. Cần phải phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, nâng cao trình độ dân trí, khả năng chiếm lĩnh và sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nền văn hóa mới phải tập trung xây dựng những phẩm chất mới, xây dựng đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện đại ngang tầm với công cuộc đổi mới. Mặt khác, nền văn hóa Việt Nam phải tham gia cùng cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề đặt ra trong xu thế toàn cầu hóa, khẳng định bản lĩnh và bản sắc dân tộc trong giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế.
+ Nền văn hóa tiên tiến còn thể hiện ở hình thức biểu hiện, phương tiện truyền tải nội dung với việc sử dụng các hình thức sáng tạo mới, công nghệ hiện đại làm sâu sắc, hong phú va đa dạng các sản phẩm văn hóa dân tộc, làm mới các giá trị văn hóa cổ truyền cho phù hợp với thời đại, dồng thời phải xây dựng kết cấu hạ tầng của văn hóa tiến kịp rình độ khoa học công nghệ. Hội nghị lần thứ V, BCH TW Đảng khóa VIII chỉ rõ; “Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong các phương tiện truyền tải nội dung”
Bản sắc văn hóa dân tộc các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, cốt cách, phẩm chất và bản lĩnh riêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. “Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”. Bản sắc văn hóa dân tộc là cơ sở để liên kết xã hội và liên kết các thế hệ, tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc. Vì vậy, bản sắc văn hóa dân tộc vừa được coi là “căn cước”, vừa được coi là “bộ gien” di truyền văn hóa dân tộc. Đứng trước sự bùng nổ của cách mạng khoa học - công nghệ và sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, các quốc gia, dân tộc, nhất là các nước đang phát triển đều ý thức sâu sắc việc bảo vệ, giữ gìn các giá trị đặc sắc và đa dạng của văn hóa dân tộc, chống nguy cơ bị đồng hóa. Vì vậy, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở thành yêu cầu khách quan và là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trước hết cần bảo vệ và phát huy truyền thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc, khẳng định ý chí và bản lĩnh của con người Việt Nam hiện đại trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời bảo vệ và phát huy các tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các giá trị tinh hoa của văn hóa dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

Quán triệt quan điểm của Đảng về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong bối cảnh đầy biến động của tình hình quốc tế, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, quá trình toàn cầu hóa, sự cạnh tranh quốc tế diễn ra gay gắt, các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu chống phá ta, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu đáng kể về văn hóa: các giá trị văn hóa của 54 dân tộc đư­ợc kế thừa và phát triển; giao l­ưu, hợp tác văn hóa với n­ước ngoài đư­ợc mở rộng; một số nét mới trong chuẩn mực văn hóa của con ngư­ời Việt Nam từng bư­ớc đ­ược hình thành; Vai trò của văn hóa truyền thống được đề cao, thiết chế văn hóa được củng cố, tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng; vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế ngày càng được chú trọng; xã hội hóa hoạt động văn hóa được đẩy mạnh nhất là trong công tác bảo tồn di sản văn hóa, hoạt động sân khấu, văn nghệ quần chúng, giao lưu văn hóa quốc tế, mở rộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” có tác động to lớn đối với việc xóa đói giảm nghèo, tương thân tương ái, góp phần ổn định chính trị, giữ gìn, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, môi trường văn hóa lành mạnh ở cơ sở. Việc ban hành luật pháp, chính sách về văn hóa được quan tâm và có tác động tích cực tới đời sống văn hóa- xã hội, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa. Văn hóa từng bước đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng của quần chúng nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, quá trình thực hiện Nghị quyết qua ba kỳ Đại hội Đảng vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Các giải pháp lớn đã đi vào đời sống nhưng vẫn còn có nhiều giải pháp chưa được thực hiện một cách triệt để và hiệu quả. Yếu tố văn hóa trong xây dựng văn hóa vẫn chưa được đề cao để xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội ở các địa phương. Xây dựng cơ quan văn hóa vẫn chưa được coi trọng, hiệu quả còn thấp. Tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ đảng viên và cán bộ, nhân dân vẫn diễn ra nghiêm trọng. Năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về văn hóa có lúc còn tỏ ra lúng túng, bị động trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trước xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.....
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, địa phương tôi cũng không nằm ngoài thực trạng đánh giá nêu trên. Nhiệm vụ xây dựng phát triển nền văn hóa được Đảng bộ, Chính quyenf và các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo, dặc biệt là sự đồng thuận của nhân dân, nhiệm vụ xây dựng văn hóa đạt nhiều kaats quả đáng mừng; Các phong trào toàn dân đoàn xết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” ngày càng đi vào chiều sâu; công tác bảo tồn giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc thiểu số được chú trọng đầu tư với hàng trăm tác phẩm, hiện vật; tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng gắn bó. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại như: các hủ tục lạc hậu đây đó vẫn còn diễn ra; Các lễ hội bị lạm dụng gây tốn kém lớn cho các gia đình, dòng họ; nhiều cấp ủy chưa thực sự quan tâm đến nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa..
Ngày nay trong tiến trình đổi mới, Đất nước đang bước vào CNH, HĐH “mở cửa” hội nhập với thế giới, nếu tăng trưởng kinh tế mà không đi đôi với việc phát triển văn hóa, xây dựng con người thì không thể có sự phát triển bền vững, ổn định. Bên cạnh đó, có rất nhiều những yếu tố tác động trực tiếp vào đời sống v/c và tinh thần của nhân dân, làm thay đổi đời sống văn hóa dân tộc như cơ cấu kinh tế xã hội thay đổi, sự chuyển tiếp cá thế hệ, trình độ dân trí và nhu cầu văn hóa tăng lên, quá trình dân chủ hóa ngày càng sâu rộng … Vì vậy theo tôi để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến đạm đà bản sắc dan tộc, theo tôi cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước là giải pháp mang tính quyết định trên các lĩnh vực văn hóa. Có chủ trương, đường lối, nhân sự chủ chốt, phân công, phân nhiệm rõ ràng; phát huy trách nhiệm tập thể và cá nhân, phát huy tối đa sức mạnh sáng tạo của toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.
- Tập trung “Xây dựng con người việt Nam giàu lòng yêu nước, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi, có văn hoá; có tinh thần quốc tế chân chính”.
- Đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và đặc biệt là tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Phát triển văn hóa và xây dựng con người có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, vì vậy, cần thiết phải quan tâm đến lĩnh vực văn học, nghệ thuật - lĩnh vực nhạy cảm của văn hóa, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân.
- Giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa tinh thần của 54 dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Quan tâm phát triển ngành công nghiệp văn hóa (xuất bản sách báo, sản xuất phim ảnh...) theo định định hướng của Đảng và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá nghệ thuật của nhân dân.
- Hoàn thiện luật pháp, thể chế văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa từ Trung ương đến cơ sở. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho văn hóa. Tăng cường và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa, cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa, đặc biệt coi trọng nguồn lực xã hội hóa. Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, giới thiệu các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc với bè bạn năm châu, góp phần tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được hưởng thụ tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú văn hóa dân tộc.

Tóm lại:
Văn hóa là nền tảng, là động lực mục tiêu, là cái gốc của dan tộc, gốc của con người. Sự nghiệp cách mạng vẻ vang đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải quyết tâm xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đứng trước những khó khăn và thách thức mới, mỗi người dân Việt Nam chúng càng phải nhận thức được vai trò của bản thân trong xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng đã đề ra. Chúng ta hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân thật tốt để mỗi người đều trở thành một bông hoa đẹp có ích, qua đó thể hiện được bản sắc văn hoá dân tộc trong từng lời nói, hành động. Làm được điều đó có nghĩa là chúng ta đã góp phần xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam thân thiện và đẹp đẽ trong mắt bạn bè quốc tế.

Với riêng bản thân tôi, để góp phần sức lực nhỏ bé của mình, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyen môn, trình độ chính trị, hoàn thành xuất ắc các nhiệm vụ được giao; gương mẫu đi đàu trong các hoạt động địa phương, từ đó tuyên truyền, vận động người thân, gia đình tham gia xây dựng đời sống văn hóa mới như các phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, củng cố tình làng nghĩa xóm, nêu cao tinh thần doàn kết tương trợ lẫn nhau; tích cực tham gia cùng mặt trận, hội đoàn thể địa phương tổ chức vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa, bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, kịp thời góp ý phản biện để Đảng, Nhà nước có những sửa đổi cho phù hợp, góp phần đưa chủ trương chính sách của Đảng vào cuộc sống.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét