RSS
Write some words about you and your blog here

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Đề thi môn Nhà nước và Pháp luật: Tại sao phải tăng cường pháp chế XHCN?


Vì sao trong nền kinh tế thị trường, Đảng, Nhà nước ta tăng cường đẩy mạnh pháp chế XHCN? Việc tăng cường pháp chế XHCN hướng vào những biện pháp cơ bản nào?

Những biện pháp ấy được thực hiện như thế nào ở cơ quan, đơn vị, địa phương đồng chí?
  Nhấn vào đây để tải về: http://upfile.vn/ipTo
Pháp chế XHCN là chế độ của đời sống chính tri- xã hội trong đó nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; các cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp, các tổ chức xã hội , các đơn vị kinh tế và công dân đều phải tôn trọng và thực hiện hiến pháp, pháp luật một cách nghiêm minh, triệt để và chính xác. Mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật. Pháp luật chỉ có thể phát huy hiệu lực của mình, điều chỉnh một cách có hiệu lực các quan hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế. Thực hiện pháp chế XHCN, đất nước ta đã không ngừng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ổn định, ấm no, hạnh phúc.

Vậy tại sao trong  bối cảng phát triển kinh tế thị trường phải tăng cường pháp chế XHCN? Điều này có thể giải thích ở một số khía cạnh sau:

- Nền kinh tế thị trường muốn phát triển thì phải có sự điều chỉnh bằng pháp luật, pháp luật phải thực sự nghiêm minh, công bằng, mọi chủ thê kinh tế phải triệt để thực hiện pháp luật.

- Trong quá trình xây dựng nèn dân chủ XHCN hiện nay, phải gắn liền với việc xây dựng pháp chế.

- Hiện nay chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, vì vậy tăng cường pháp chế sẽ tác độn tích cực đến công cuộc cải cách bộ máy nhà nước nói chung và coongchwcs hành chính nhà nước nói riêng, nhằm nâng cao hiu lực, hiệu quả quản lý  nhà nước.

- Hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật, đặ biệt là tham nhũn, dienx ra phổ biến, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình chung, vì vậy cần tăng cường pháp chế để ngăn chặn, loại trừ những hành vi vi phạm PL.

 

Như vậy tăng cường PCXHCN có ý nghĩa quan trọng trong bối của nước ta hiện nay. Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ này, chúng ta cần phân tích, nắm vững các nguyên tắc và gải pháp thực hiện nhiệm vụ tăng cường PC XHCN, nội dung cơ bản như sau:

 

Các nguyên tắc của pháp chế:

- Tôn trọng tín tối cao của hiến pháp

Hiến pháp là đạo luật gốc, cơ bản của cả hệ thống pháp luật và có giá trị pháp lý cao nhất. Vì vậy, hoạt động xay dựng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải căn cứ vào các qui định của hiens pháp. Chỉ có thực hiện tốt nguyen tắc này mới có thể xây dựng được hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, đồng bộ, tránh được tình trạn tản mạn, trùng lắp, chồng chéo  hoặc mâu thuẩn. có được một hệ thống pháp luật thống nhất mới có được một chế độ pháp chế thống nhất.

- Bảo đảm sự thống nhất của pháp chees trên phạm vi toàn quốc.

Nguyên tắc này đòi hỏi phải thống nhất trên phạm vi cả nước cả về nhận thức và thực hiện pháp luật, nhằm loại trừ những tư tưởng cục bộ, bản vị, địa phương, chủ nghĩa tự do, vô chính phủ, vi phạm pháp luật. Tuân thủ nguyên tắc này là điều kiện quan trọng để thiết lập trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Tính pháp chế của thống nhất không hề laoij bỏ những điều kiện đặc thù, pháp luạt càn qui định cụ thể, thích hợp để không còn những “lỗ hổng pháp luật”.

- Các cơ quan xây dựng , tổ chức thực hiện và bảo vệ pháp luật phải thực hiện một cách tích cực , chủ động và có hiệu quả.

Để thực hiến pháp và đưa hiến pháp vào cuộc sống, các cơ qua  xây dựng pháp luạt là những cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản qu phạm pháp luật, phải có kế hoạch và làm tốt kế hoạch đó, đặc biệt là quốc hội; các cơ quan hành chính từ chính phủ đến UBNF phải chủ độn trình các dự án luật len Quốc hội phù hợp với kế hoạch của quốc hội. Làm toots điều này giúp hệ thống pháp luật ngày càng đầy đủ, hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu khách quan, cần thiết của việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng. Một hệ thốn pháp luậtđầy đủ và có chất lượng cao là cơ sở vững chắc để củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng pháp luật quan trọng, nhưng đưa pháp luật vào cuộc sống càng quan trọng hơn, để thực hiện điều đó, các ttor chức trong hệ thống chín trị và toàn dân thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả.

- Nguyên tắc phải chịu pháp lý bắt buộc khi vi phạm pháp luật

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, mọi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật, không phân biệt tôn giáo, dân tộc giai cấp… Tùy tính chất, mức độ vi phạm căn cứ vào bón hành vi tương ứng bốn chế tài để xử lý: Vi phạm pháp luật hành chính- Chế tài hành chính; Vi phạm pháp luật dân sự- chế tài dân sự; Vi phạm pháp luật về kỷ luật nhà nước- chế tài kỷ luật nhà nước; Vi phạm pháp luật hình sự- Chế tài hình sự. Các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có những biện pháp nhanh chóng và hữu hiệu để xử lý nghiêm minh và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, nhất là tội phạm. Nhirmj vụ giữ gìn pháp chế còn là nhiệm vụ các tổ chức xã hội, của công dân; Pháp chê XHCN đòi hỏi các tổ chức, đoàn thể xã hội và mọi công dân phải tôn trọng và thực hiện pháp luật và tham gia phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ xã hội chủ nghĩa.

Để tăng cường pháp chế XHCN, cần tập trung thực hiện ddooongf bộ theo 6 phương hướng sau đây:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với pháp chế XHCN.

Đảng CSVN lãnh đạo đối với tăng cường pháp chế xhcn tên tất cả các mặt hoạt động của nhà nước và xã hội

- Lãnh đạo nhà nước xây dựng pháp luật để mọi chủ trương đường lối của đảng phải được cụ thể hóa bằng pháp luật.

Đường lối, chủ trương , chính sách của Đảng thể hiện trong cương lĩnh xây dựng đất nước, trong các nghị quyết của Đảng. Đó là cơ sở tienf đề, là “linh hồn “ của pháp luật. Vì vậy dảng lãnh đạo việc ra các văn bản qui phạm pháp luật sao cho phù hợp với  quan điểm, nội dung, định hướng, khắc phục tình trạng lach hậu pháp luật hoặc mâu thuãn của PL với chủ trương đường lối của Đảng, như vạy chủ trương, nghị quyết của Đảng mới đi vào cuocj sống và phát huy hiệu quả.

- Lãnh đạo và kiểm tra công tác tổ chức và thực hiện pháp luật của các tổ chức đảng, dảng viên.

Đảng phải chăm lo việc hộc tập nghị quyết của đảng, đồng thời tuyên truyền, giá dục phổ biến PL cho đảng viên; tăng cường coong tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, đưa nội dung đó vào việc đánh giá, xếp loại đảng viên; nêu cao tính tiên phong gương mẫu, tinh thần phê bình, tự phê bình về việc thực hiện PL ở tổ chức, ở nơi cư trú.

- Lãnh đạo công tác bảo vệ pháp luật.

Bảo vệ pháp luật là thực hiện quyền tư pháp của các cơ quan tư pháp như; CA, VKS, TA, THA; phải tăng cường sự lãnh đạo đảm bảo các đơn vị này hoạt động độc lập, đúng PL, công khai, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng  trong hoạt động tư pháp.

- lãnh đạo công tác cán bộ, công chức nói chung và trong các cơ quan bảo vệ pháp luật

2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật phù hợp, đồng bộ, đầy đủ là yếu tố quan trọng, hàng đầu để tăng cường pháp chế XHCN. Các bienj pháp hoàn thiện bao gồm:

+ Phát hiện và sửa chữa nhưng qui định lỗi thời, chồng chéo, mâu thuẫn trong PL

+ Thường xuyên tổng kết đánh giá tình hình thực hiện PL, phát hiện những vi phạm PL để có biện pháp hoàn thiện PL

+ Dự báo những quan hệ xã hội phát sinh trong nền kinh tế thị trường để có kế hoạch làm luật

+ Thường xuyên hệ thống hòa PL, rà soát để đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành

+ Thực hiện các định hướng xay dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo nghị quyết 48, ngày 24/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống PL Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

Định hướng xây dựng và hoàn thiện PL trên 6 lĩnh vực

+ Hoàn thiện hệ thống PL phù hợp với yêu caauff xây dựng nhà nước pháp quyền XHCn của dân, do dân vì dân.

+ PL phải đảm bảo quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân

+ Hoàn thiện thẻ chế kinh tế thị trường địnhhướng XHCN

+ Hoàn thiện PL về giáo dục, công nghệ, y tê, văn hóa, thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số gia đình trẻ em và các chính sách xã hội.

+ PL vè quốc phòng, an ninh, trật tự ATXH

+ Pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế.

3. Tích cực chủ động tổ chức thực hiện pháp luật, đưa PL vào đời sống

Trách nhiệm đưa pháp luật đến với người dân trước tiên là của cnhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị; Việc tuyên truyền, phổ biến bằn nhiều hình thức: trên báo, đài, phá hành sách, hoặc phổ biến tuyên truyền trực tiếp cho người dân. Đưa nội dung giáo dục pháp luật vào trường học. Trong quá trình thực hiện phải có sự đổi mới, phù hợp ch từng đối tượng. Học tập pháp luật là bổn phận của coong dân, là yêu cầu bức thiết của cán bộ, công chức, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.

4. Tăng cường kiển tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện PL, nhằm xử lý các vi phạm PL.

Đây là phương hướng cần thực hiện thường xuyên, toàn diện nhằm phòng, chống các vi phạm pháp luật. Kiểm tra là hoạt động của các cơ quan nhà nước cấp trên với cấp dưới, Của các cơ quan nhà nước đối với các tổ chức kinh tế, chính trị- xã hội, cộng đồng dân cư… vè tình hình thực hiện PL. Tăng cường thanh tra nhà nước, thanh tra liên ngành, thanh tra nhân dân nhằm chấn chỉnh bộ máy nhà nước; Tăng cường hoạt động giám sát của cơ quan dan cử đói với hoạt động tư pháp, hành pháp; tăng cường giám sát của các cơ quan ngôn luận, các tổ chức chính trị-xã hội và của nhân dân; Hoàn thiện  cơ chế giám sát, đảm bảo các cơ quan nhà nước đều có sự giám sát của nhân dân; đảm bảo việc thực hiện dan chủ ở xã, các tổ chức chính trị xã hội, trong các cơ quan nhà nước…

5. Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật

Là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, nhưng trách nhiệm chủ yếu, lực lượng nòng cốt là các cơ quan tư pháp. Vì vậy cần cải cách thể chế tư pháp, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp, xây dựng đội ngũ các chức danh tư pháp đảm bảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đủ năng lực, giải quyết các vụ án hình sự nghiêm minh, triệt để, kịp thời, đúng người , dúng tội, đúng PL.

6. Tăng cường hoạt động bổ trợ tư pháp.

Hoạt động bổ trợ tư pháp giúp cho các hoạt động ddieuf tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng, khách quan, đúng PL. Các hoạt động đó là: Luật sư bào chữa viên nhân dân; giám định tư pháp; hoạt động chứng thực, chứng nhận, công chứng, khám tử thi, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, gia đình chính sách xã hội

Liên hệ địa phương.

Là mọ cán bọ, đảng viên công tác tại địa phương, tôi nhận thấy trong những năm qua, dảng, chính quyền cơ sở đã dành nhiều quan tâm đến việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay.

Ở tại tổ chức cơ sở Đảng, các nghị quyết của Đảng được triển khai kịp thời đến từng Đảng viên, thông qua các cuộc họp, các văn bản qui phạm pháp luật mới được phổ biến rộng rãi; Trong acsc buổi đánh giá xép loại đảng viên hằng năm, hầu hết các đảng viên đã đưa nội dung ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành các nội qui, qui định ở đơn vị, ở nơi cư trú, ý thức tuyên truyền vận động người thân, hàng xóm láng giồng chấp hành pháp luật… để đánh giá kiểm điểm xếp loại.

Để góp phần hoàn thienj hệ thống pháp luật, các địa phương đã nhiều lần tổ chức họp dân, tạo điều kiện cho người dân góp ý cho việc sửa đổi hiến pháp 1992; góp ý luật đất đai sửa đổi. Đã có hàng ngàn lượt ý kiến của nhân dân góp ý cho hai nội dung này, trong đó nhấn mạnh ý nhĩa, tầm quan trọng và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với coong cuộc đổi mới của đất nước ta. Bên cạnh đ, các chủ trương, nghị quyết của đảng cũn được nhân dân chú trọng góp ý thông qua các buổi tiếp xúc đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo huyện ủy, UB với nhân dân, thông qua các buổi tiếp dân hàng tuần của bí thư, CT UB.

Công tác phổ biến, tuyen tuyền dược thực hiện với nhiều hình thức khác nhau. Hệ thống loa truyền thanh được củng cố, duy trì haotj động từ đài huyện đến đài xã, loa công cộng đến từng thôn, buôn; Đài truyền thanh huyện duy trì hàng tuần chuyên mục pháp luật và đời sóng, qua đó người dân được cung cấp các thông tin kịp thời nhanh chóng và chính xác. Các trung tâm giáo dục cộng đồng được thành lập ở tất cả các xã, thị trấn, qua đó hàng ngàn lượt người được tập huấn, phổ biến, tiếp cận với các chủ trương chính sách pháp luật của Đảng, nhà nước; Ở trường học, các hình thức phổ biến PL cũng có nhiều đổi mới như phát tờ rơi, qua các cuộc thi thìm hiểu PL như LATGT, PCMT; tại các cơ sở, các ban ngành đoàn thể vào cuộc với những việc làm cụ thể như tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ, phân công kèm cặp, giúp đỡ đối tượng thiếu nhi có hành vi vi phạm pháp luật tiến bộ trong cuộc sống… nhiều phiên toàn được tổ chức lưu động về địa phương thể hiện sự dân chủ, công khai minh bạch, có tác dụng tuyen truyền tích cực trong nhân dân.

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát được thược hiện thường xuyên, qua đó đã phát hiện, xử lý kịp thời nhiều đối tượng vi phạm trong các cơ quan nhà nước như: vụ tuy tố cán bộ địa chính huyện lợi dụng quyền hạn tham nhũng, cán bộ kế toán xã Sơn Giang tham ô tài sản công quĩ nhà nước…  

Bên cạnh đó các cơ quạn bảo vệ pháp luật như công an, viện kiểm soát, tòa án, thi hành án hoạt động tích cực, minh bạch; từ người đứng đầu đơn vị cũng như từng cán bộ chiến sỹ luân giưa vững phấm chất đạo đức, tận tâm tận lực, công khai minh bạch, hết lòng hết sức bảo vệ uy lực pháp luật, bảo vệ đảng bảo vệ sự bình yên của nhân dân. Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật được phát hiện điều tra, xử lý kịp thời tạo được lòng tin trong nhân dân

Trong các hoạt động bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người có công cách mạng, đặc biệt là người đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm chú trọng. Định kỳ, các bộ tư pháp về các thôn, buôn để tuyên truyền phổ biến pháp luật có nội dung phù hợp với đặc điểm tình hình từng cơ sở, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, ý kiến kiến nghị và giải thích để người dân hiểu , nâng cao ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật của nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả dạt được, tại dịa phương vẫn tồn tại nhiều hạn chế như: Một số tổ chức cơ sở đảng đôi lúc còn coi nhẹ, không quan tâm đến việc phổ biến pháp luật cho cán bộ, đảng viên; tinh thần phê bình, tự phê bình việc thực hiện pháp luật trong đảng viên còn kém; Công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu; Cán bộ tư pháp cấp xã hầu hết chưa có chuyên đào tạo bài bản, hiệu quả xử lý, giải quyết công việc không cao; nhiều vụ việc khiếu kiện, khiếu nại còn kéo dài, chậm khắc phục và có tính chất ngày càng phức tạp, nhiều nhất là trong lĩnh vực đất đai…

Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số cấp ủy đảng và chính quyền chưa coi trọng đúng mức việc tuyên truyền, giáo dục PL trong CB và ndân. Việc thi hành PL chưa nghiêm, ctác ktra, giám sát và xử lý những hành vi VPPL chưa thật sự chặt chẽ, nghiêm minh và kịp thời. Sự lãnh đạo của Đảng chưa được tăng cường đúng mức, nhiều cấp ủy trình độ kiến thức và năng lực lãnh đạo bị hạn chế, phương thức lãnh đạo chậm được đổi mới, còn nhiều lúng túng; một số quy định pháp luật, nhất là trong lĩnh vực đất đai thường xuyên thay đổi, tạo kẽ hở pháp luật, gây khó khăn cho đơn vị quản lý cũng như người dân.

Do vậy để củng cố và tăng cường PCXHCN trong giai đoạn đổi mới và phát triển hiện nay, theo tôi, cần thực hiện các biện pháp đồng bộ sau đây:

-  Tăng cường sự lđạo của Đảng đối với ctác Pháp chế .

Tăng cường hoạch định đường lối chiến lược, chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời để làm cơ sở cho NN thể chế hóa PL. Bồi dưỡng, quy hoạch, ổn định đội ngũ CB trong những cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Coi trọng giaos dục, nâng cao đạo đức CM, tinh thần yêu nước, yêu CNXH

- Tăng cường XD PL và hoàn thiện HTPL ngày càng hoàn chỉnh, công bằng, phù hợp với yêu cầu cuộc sống, hợp lòng dân và có khả năng hội nhập với HTPL thế giới;

- Tăng cường hiệu quả tổ chức thực hiện PL theo hướng thống nhất triệt để nhưng phải vận dụng hợp lý với từng địa phương, đ/vị. Các c/quan NN có thẩm quyền phải phối hợp với các đoàn thể ndân bằng nhiều b/pháp, nhiều h/thức để t/truyền, gdục, phổ biến PL đến tận ĐV và ndân.

- Tăng cường xử lý nghiêm minh những hvi VPPL và ktra giám sát việc thực thi PL. Chú ý việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng những người, những cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm PL.Tăng cường hoạt động của hệ thống cơ quan thanh tra; tăng cường hoạt động ktra giám sát của ĐBQH, HĐND, của đoàn thể ndân, phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia h/động ktra, g/sát. Phải có cơ chế bvệ dân. 

TL: Pháp chế xã hội chủ nghĩa đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyen suốt toàn bộ cơ chế hoạt động trong chế độ chính trị- xã hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Pháp chế  XHCN là hình thức , phương pháp tổ chức và vận hàn cơ chế Đảng lãnh đạo , nhà nước quản lý , nhân dân làm chủ. Vì vậy pháp chế XHCN trở thành nguyên tắc do hiến pháp qui đinh và là nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị, nguyên tắc sự sự của mọi công dân. Đó là điều kiện và bảo đảm pháp lý của nền dân chủ xã hội chủ xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt nhiệm vụ tăng cường pháp chế XHCN sã là môi rường lành mạnh thức đẩy kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển.

Vì vậy, trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, để góp phần tăng cường pháp phế XHCN, mỗi cán bộ đảng viên cần hơn nwuax việc tăng cường bồi dưỡng lý kuaanj chính trị, tu dưỡng đạo đức, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện pháp luật và là những tuyên truyền viên tích cực tuyên truyền pháp luật đối với gai đình, họ hàng, hàng xóm làng giềng, góp phần đa đất nước ta ngày càng phát triển.

6 nhận xét:

Unknown nói...

luongbua@gmail.com

Unknown nói...

cảm ơn bạn nhiều

tranminh nói...

thanks

Unknown nói...

Hay. Cảm ơn bạn nha!

Unknown nói...

Hay. Cảm ơn bạn nha!

Unknown nói...

Hay. cảm ơn bạn nhiều nha!

Đăng nhận xét