BIÊN TẬP
VIÊN VIẾT GÌ?
1. Viết tin: Phản ánh sự việc, sự kiện mới or đang xảy
ra.
2. Ghi nhanh, p/s: Trình bày 1 khía cạnh or 1 hiện tượng
của việc xảy ra (Với p/s: có quan điểm, với ghi nhanh: không có quan điểm)
3. Viết lời dẫn: Giới thiệu tin, tiết mục... (pamro: giới
thiệu để vô tin, nhằm tạo sự chú ý. VD:
Đọc dẫn: “Động đất ở… - Thực tế đáng lo ngại” → vô nội dung tin: động đất xảy
ra thời điểm nào, bao nhiêu người chết…)
4. Lời bình: Giải thích cho người xem hiểu. Nhận định
theo câu ch
uyện.
5. Thuyết minh: Giải thích
6. Câu hỏi phỏng vấn, tức dựa vào vấn đề nào đó để hỏi →
để xác nhận, truy đến cùng vấn đề. (Phỏng vấn là cả một nghệ thuật. Tránh câu
hỏi gây tức giận, trả lời nhát gừng, miễn cưỡng…)
7. Kịch bản: Viết nội dung câu chuyện phải thực hiện
thành CT truyền hình.
8. Kịch bản phân cảnh: Viết phim trên giấy.
9. Viết tựa cho tin, p/s, phim, chương trình…
10. Viết khẩu hiệu
(slogan).
VIẾT NHƯ THẾ
NÀO?
1.
Viết đủ nghĩa
2.
Đúng ngữ pháp
3.
Dễ hiểu
4.
Dễ đọc ↔ dễ trình
bày
5. Không gây hiểu lầm (hiểu lầm về giá trị: “Con yêu bố
or nói quá, tự hào quá đáng, tự khẳng định mình…)
6.
Viết câu ngắn.
Một câu- một ý.
7. Viết tiếng Việt. VD: K viết tuổi teen, viết
tuổi mới lớn, tuổi cập kê ↔ tuổi kẹp tóc. Tránh giải thích ý, có từ tương đương
để lý giải. (Không gọi Miến Điện thay Malaysia ; Luân Đôn, nước Anh Cát
Lợi thay cho nước Anh)
8. Gọi đúng đơn vị đo lường (gọi 15km- không gọi 15 cây
số; gọi 20 kg gạo, không gọi 20 yến gạo or 20 cân gạo; gọi 100gram- không gọi 1
lạng .., trừ vàng, gọi chung là lượng).
Lưu
ý: Với một dãy số không ghi số mà
ghi rõ bằng chữ. VD: 34.460đ, viết: 34 nghìn, 400 trăm, 60 đồng)
- “Bất cập” ↔ không đến mốc nào đó.
9. Viết đúng nghĩa các từ, không dùng tiếng lóng or dùng
phương ngữ quá nhiều. (Quảng Trị, Huế gọi giường là chờn; Cà Mau gọi đậu nành
là đỗ tương, Hà Nội gọi đậu miếng là đậu phụ…; gọi đúng: tai vách mạch dừng,
cầu Trường Tiền…; 1ha tương đương 500m2 (ở miền Trung), 360m2 (ở miền Bắc).
10. Dùng thể xác
định, thì hiện tại. Không viết thể giả định, đảo ngược. VD: Đi đường phải đội mũ bảo hiểm, không viết: đi đường
không thể không đội mũ bảo hiểm.
11. Viết phải có cơ
sở. Không nói: “Theo phóng viên Đài tôi…”; Tránh dùng từ “nên chăng”… kẻ cả, tự
mãn.
12. Phát hiện đề tài- những ngóc ngách, khoảnh khắc,
góc tối of cuộc đời (Một số đề tài được chú ý: Bánh mì, guốc…)
13. Tin tức:
Quan trọng hàng đầu bởi mang tính thông tin đại chúng. (News, Nouvelles(Tiếng
Pháp), Tân Văn (Tiếng Trung)…
- Tin tức (Lập tức báo cho nhau biết thông tin- mới) # Tin (Báo cho nhau biết-
chưa phải mới).
- Tin tức
Truyền hình là thể loại tin of TH
nhằm trình bày cho đối tượng về một sự kiện, hiện tượng có thật, đang or vừa
mới xảy ra bằng fương tiện TH.
- Tin tức TH
phải thật, phát đúng giờ.
- Không nên bình trong tin tức # thời sự: phải có bình. (Phỏng vấn tại trường quay →
bình → kết tin.
- Mục tiêu of tin
là: thông báo cái mới.
Chú ý: Trình bày tin:
“Đưa trọng tâm tin lên trước, tránh dài dòng.
Với p/s: tiết chế pv lãnh đạo, chú trọng phỏng vấn người dân.
Lưu ý: Không dùng từ “vượt trội, trên tất cả…” trong các thể
loại báo chí, nhất là trong các clip quảng cáo.
* Cơ quan truyền thông ưu tiên fục vụ 100% đối tượng
nhằm tăng thu, tăng uy tín, tạo giá trị fi vật thể
* Có 11 fương
fáp để biết số lượng người xem/nghe ở một Đài: mướn người làm, dùng
Internet, điện thoại, khảo sát, dùng thư fản hồi, cho người đến các Trung tâm
Thông tin, khảo sát trường học, phân loại theo giới, theo thu nhập, theo học
vấn.
* Dùng âm thanh thể hiện thêm hình ảnh, không dựng lại
hình ảnh.
Biết thêm:
Ông “Tổ” Báo
chí: Trương Vĩnh Ký.
Tờ Báo Tiếng
Việt đầu tiên là Gia Định Báo.
* CNN, CBS, BBC, UBI bán nhiều tin tức, p/s, phim tài
liệu, thể thao trên TG.
* Đài nhỏ nhất nước: Đài Nam Cát Tiên, kế đến là Đài
Côn Đảo, Đài Phú Quốc…
* EU ngưng nhập khẩu cá basa VN- sau Mỹ và sắp sang
kiểm nghiệm quy trình nuôi cá bè, tôm of VN.
Chiều
ngày 12/3/2012
CHỦ ĐỀ TƯ TƯỞNG CỦA PHIM
Chủ đề tư
tưởng: Con chó nhìn người chủ bị khổ sở trong lũ lụt còn biết đau đáu. Đây là
tư tưởng xuyên suốt khi thực hiện phóng sự khai thác cát làm sạt lở bờ sông,
gây hiện tượng lũ lụt làm đảo lộn cuộc sống của người dân.
Vì vậy trong
chương trình của mình phải ghi chủ đề của phim là cái gì. Và trên cơ sở tư
tưởng đó ta chọn hình ảnh trước và phải tìm được hình ảnh đó để lột tả chủ đề.
Khi quay
những phim chống tiêu cực phải rình quay đủ bằng chứng trước khi gặp mặt nhân
chứng để đối chất.
- Trong tin
cũng có chủ đề tư tưởng: Thông thường chủ đề tư tưởng của tin nằm trong phần
đầu của tin.
3/ Cấu trúc:
3.1 Thành phần của tin: Một tin thường
có 3 phần:
Phần 1: Phần chủ đạo hay gọi là lead,
trình bày định hướng tin của mình, thông thường rất ngắn, tầm 2 dòng đến 2,5
dòng A4 giấy ngang để giảm sư cuối xuống của BTV.
Khi dùng phải dùng giấy màu vàng và mềm
để tránh sột soạt và loé sáng khi PTV đọc (tránh giấy cứng và màu trắng).
Hoặc nguyên tắc khi in hình ảnh trên
báo không in chính giữa để tránh việc gấp tờ báo gấp luôn cả mặt người.
- Có 2 cách làm: Một là bằng âm thanh
và 2 bằng hình ảnh. Do vậy phải coi chương trình thời sự để nắm bắt được chủ đề
hình ảnh
Ví dụ:
Hình ảnh con chó ngồi xem những người dân
khổ sở bị sạt lở, ngập lụt, cầu sập, 4 người chết 13 người bị thương khi xe
băng qua đường sắt: 14 người chết và 22 người bị thương khi băng qua đường sắt-
nói đến sự thiệt hại quá lớn về nhân mạng. Tài xế coi thường tính mạng, khiến
14 người chết, 22 người bị thương, bất chấp mọi cảnh báo.
Phần này phải trả lời một trong các câu
hỏi: Who lead, What lead, Why lead, Where lead...
Ví dụ Vedan phải đền cho dân bởi hệ
thống siêu thị gỡ bỏ toàn bộ sản phẩm Vedan trên kênh phân phối. Sau khi các
siêu thị phản ứng, lập tức công ty Vedan phải đền bù cho dân.
- What: Đây là yếu tố rất thường gặp
khi làm chủ đề.(Đồng bằng sông Cửu Long được mùa Cá Linh)
- Why là vấn đề ghê gớm và trọng tâm
nhất, thu hút nhất khi làm chủ đề.
- Where lead: Tỉnh bị phát dịch đầu tiên.
Ở đó phá rừng...khi đụng đến vấn đề này phải hết sức cẩn thận vì liên quan đến
địa phương, rất dễ thiệt hại về sinh mạng chính trị của các đối tượng có liên
quan.
- When: Không quá quan trọng đối với
nhiều sự kiện
- How: Năm nay lũ về sớm, thành phố HCM
bị nhấn chìm trong nước ngay trong tháng 3. Hàng nghìn người đã kéo nhau đến
Thanh Đa để ăn cháo.
Phần 2: Nội dung chính (body): Không
quá 30 giây. Thông thường tin truyền hình chỉ có 45 giây.
Phần 3: Backround: Phần mở rộng, phần
liên quan. Nói đến ông Triết là nói đến cả quá trình, nói đến ông Kiệt thì phải
nói đến quá trình. Nói đến hầm Thủ Thiêm thì phải nói đến những khó khăn trong
quá trình thi công công trình, phần lạc quan và phần bi quan có liên quan.
Nhiệm vụ phóng viên làm đủ 1 phút 30
giây cho một tin. Chuyện giữ nguyên hay cắt bỏ backround là do quyền của BTV (1
giây 3 từ đơn). Một phút 30 giây tương đương 270 từ. Yếu tố càng yếu càng đưa
về sau.
Nguyên tắc
báo chí là phóng viên không đặt tựa của cái tin mà phải thư ký toà soạn hoặc
phó giám đốc nội dung hay tổng thư ký mới được đặt tựa cho các tin. Bởi các pv,
btv nắm hết các chủ trương của tờ báo đó. Nguyên nhân thứ 2 là cân bằng tin đó
với các tin khác. Thứ 3 đó là cách mà các TBT bắt BTV, thư ký toà soạn làm
việc, phải đọc hết tin trước khi đặt tên cho tin. PV chỉ đề xuất (theo tôi nên
đặt tít tin...)
Tuy nhiên
thực tế việc đặt tên giao phó hết cho Pviên, BTV, do các TBT không biết, hoặc
không chịu làm...Có trường hợp họ chấp nhận đặt tít để đạt được mục đích gì đó.
Đã làm từ Phó Tổng biên tập của một tờ báo trở lên thực chất là “làm chính trị”.
3.2 Định dạng viết tin:
Hình trụ: 3 phần trải dài từ trước ra sau theo trình tự.
Ví dụ: Thổng
thống Bill Clinton, phần đầu thăm Hà Nội, sau thăm Tp Hồ Chí Minh, thăm Bảo
tàng lịch sữ. Mỗi phần có 3 phần lead, phần chính, và phần backroud. Muốn viết
lại phải cắt tin ra và làm lại hình ảnh, rất khó khăn cho BTV. Thông thường tin
diễn tả các sự kiện của một nhân vật theo thứ tự thời gian, thông thường tập
trung dạng tin nghi lễ, đám tang của các vị lãnh tụ... Lần đầu tiên đám tang vị
Phạm Văn Đồng sau khi chôn xong dựng bia và trồng hoa và hoàn chỉnh trước khi
đoàn đám tang rút về như nước ngoài. Trong tin này không được thay đổi thứ tự
vì trái với nghi lễ. Hay trong nghi lễ gặp mặt các nguyên thủ đều tuân theo
nguyên tắc phải tuân thủ theo định dạng.
Hình tháp:
Phần đầu lead, phần không quan trọng ở kề sau phần lead và phần quan trọng ở
cuối cùng. Muốn cắt phải cắt 2 lần mới có được nội dung chính trong thời lượng
ngắn nhất.
Đây là loại
tin nhân quả. Quá trình...kết quả.
Ví dụ:
- Tin khánh
thành thuỷ điện Trị An, quá trình xây dựng thuỷ điện, điện sáng trong các buôn
làng...
Buông lỏng
quản lý dẫn đến dịch bệnh bùng phát. Thông thường loại tin này thường dùng để
tuyên truyền, giáo dục...
Hình Tháp ngược: Quan trọng trên cùng, muốn cắt chỉ
cắt phần sau.
Đây là loại
tin gây chú ý, tạo sự thu hút ngay từ đầu cho người xem, người nghe.
Ví dụ: Vàng
đã sụt giá thảm hại, các dự án địa ốc của thành phố Hồ Chí Minh đang dãy chết,
nhiều người dân thành phố Hồ Chí Minh uống nước tiểu trị bá bệnh do một quyển
sách của Hội chữ thập đỏ Tp Hồ Chí Minh dịch từ quyển sách của một tiến sỹ thần
học ở một tiểu ban Hoa Kỳ...
- Hơn 60%
heo siêu nạc tại Đồng Nai có chứa chất tạo nạc gây ung thư.
- Ai đội mũ
nhái sẽ bị phạt. Đây là chỉ thị của Bộ Tài Chính vừa ban hành ngày 1/3/2012....
Sau tin này, BTV có thể làm bài phóng sự về vấn đề này và lấy ý kiến của người
dân, của các ngành chức năng, nhà sản xuất về vấn đề mũ bảo hiểm kém chất
lượng, việc các cơ quan chức năng đá trái bóng trách nhiệm như thế nào và hậu
quả người dân phải gánh chịu ra sao.
Xả nước
thải, quy phạm xây dựng trong thành phố...
Chính những
tin này góp phần hạn chế những tiêu cực trong cuộc sống.
Định dạng hình thoi (kim cương): quan trọng phần lead
và body chính giữa.
Đây là loại
tin tường thuật về một sự kiện nào đó, như trận đấu bóng đá tại sân vận động
giữa MU với chelse...sau phần lead là phần giới thiệu quang cảnh và nội dung
chính là 3 quả bóng vào golf, phần cuối là chelse bị đại bại, hình ảnh cổ động
viên.
Trong truyền
hình hiện nay thường áp dụng nhất là hình tháp ngược và hình tháp để chỉ mối
quan hệ nhân quả. Chọn ảnh, bố cục, cắt xén là dựng hình ảnh (chọn bố cục ảnh
lại), biên tập trong lời là biên tập truyền hình.
14/03/2012
PHỎNG VẤN
1. Phỏng
vấn là gì: (Phỏng: dựa vào, căn cứ vào; vấn: hỏi)
Để nhân vật xuất hiện trên TH; trong TH
ít khi phỏng vấn.
Quay
đồng cảm với người hỏi và trả lời: quay qua vai, chính diện. Đặt máy ngang cằm.
Lưu
ý:
- Đặt góc máy nghiêng 1/3 or 2/3, không
đặt máy đối diện
- Người
trả lời dài, chuyển máy quay sang người nghe (Không trả lời quá 70s).
- Không
để máy cao, tránh trưng bày hậu cảnh rườm rà.
- Quay
một máy, zoom out để lấy hai người, không zoom out khi nv đang trả lời.
- Có
trường hợp vừa đi vừa phỏng vấn.
- Đặt
chổ ngồi giữa người hỏi và người trả lời gần nhau, người hỏi ngồi thấp hơn một
chút. Hiện màn hình số điện thoại để khán giả giao lưu.
- Vô cận: dùng vị trí tương đồng, quay qua vai tạo điểm nhìn tương đồng,
dùng ống kính têlê để 2 đối tượng gần
nhau. Đồng thời, làm cho đối tượng chính
nổi bật. Chọn phim trường rộng để chọn ống kính têlê.
Hiệu chỉnh hai máy giống hệt nhau để
hướng nhìn luôn trùng hợp, vào cận không bị giật.
2. Phỏng vấn làm gì: Để có thông
tin mới, để xác nhận sự thật, để điều tra.
3. Quay phỏng vấn:
4. Câu hỏi:
- Câu hỏi mở. “Tình hình sx of Trang
trại ntn?”
- Câu hỏi đóng. “Tổng GDP năm nay giảm
so với năm ngoái. Xin ông cho biết vì sao?” “Từ xếp hạng 3 rớt xuống hạng 4.
Ông có suy nghĩ gì?”
- Câu hỏi gợi ý. Có hai tình huống: nói
về những điều đối tượng thích nói, nói về ưu điểm or khuyết điểm và dẫn dụ. VD:
“Được biết, xuất khẩu cá tra năm vừa rồi đạt cao?”; “Mỗi một m2 mặt nước nuôi 2
tấn cá?”
-
Câu hỏi chung: “Xin cho biết Đài có bao nhiêu PV nữ?”
- Câu hỏi riêng: “Như vậy có bao nhiêu PV nữ độc
thân?”
- Câu hỏi xác nhận: “Theo nguồn tin ông
nắm được có phải TG tăng giá xăng dầu, từ… lên...?”
(Trường
hợp phát sóng do bị áp lực thì miễn trừ trách nhiệm)
- Câu
hỏi để thăm dò đối tượng: Dùng để dẫn nhập đối tượng vào chủ đề chính. “Lịch
làm việc of ông trống vào chiều nay, ông có thể dành time cho PV PTP?”
- Câu hỏi nhắc (Nhắc cho đối tượng
nhớ): “Hình như ông được giải lớn vào năm …?” “Tiêu chuẩn trong năm… là 24 nhà
tình thương?”
- Câu
hỏi chận: “Được biết toàn bộ tài sản of Cty đã bị phát mãi để trả nợ Ngân hàng
Á Châu?”
- Câu hỏi đơn/ Ngắt ý đối tượng (Mỗi
câu hỏi mang một ý. Dùng ngắt ý người trả lời sai ý hoặc dài dòng): ”Xin lỗi
ngắt ý ông.. nhưng chúng ta có thể trở lại vấn đề… ”
Chú
ý: Khi hỏi dùng lời nhẹ nhàng, lễ
độ để tránh gây sốc và tạo sự thân thiện đối với người trả lời.
- Câu hỏi kép (Sử dụng trong Họp báo):
“Xin Bộ trưởng cho PV PTP hỏi 4 vấn đề….”
16/03/2012
Thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn 5’. Chủ đề tự chọn.
Đánh giá và những lưu ý:
-
Không cho khán giả biết trước nội dung phỏng vấn.
- Tránh dùng từ thông điệp, giao diện…;
Không lặp lại những từ mà các pv khác thường dùng. Dùng từ hợp với ngữ cảnh,
văn phong of VN.
- Không đọc USD, đọc đôla Mỹ.
- Không dùng câu: “Chúng ta hãy cùng
nghe”, Dùng câu: “Mời các bạn cùng theo dõi”.
PHÓNG SỰ
Đã làm CT Thời sự phải có phóng sự, thường đưa vào giữa CT.
Thực hành nhiều dùng “viên”, nghiên cứu: “sư”.
* “phóng”: đẩy đi
với tốc độ nhanh, có mục đích, “viên” là người có vị trí, chức vụ nhỏ trong XH.
* phóng sự
(reportage): dõi theo một sự việc, hiện tượng xảy ra, có định hướng trước.
* phóng tác: căn cứ
vào sự việc, dõi theo để viết.
(Phóng
tác, phóng sự tương tự nhau)
Thời sự ≠ tin tức ở
chổ: “Thời”: khoảnh khắc, “sự”: việc nổi cộm ≠ “tin tức”: báo cho nhau biết một
thông tin nào đó- chưa phải mới.
- Khác với tin, P/S chỉ trình bày một khía cạnh of sự
kiện, sự việc. Tuyệt đối tôn trọng sự thật và phải có quan điểm.
II. Mục tiêu thực hiện P/S:
- Giáo dục (ngoài học đường or bổ sung học đường,
không thay thế học đường)
- Thông tin mới.
- Lợi ích của đối tượng.
III. Cấu trúc: Có 3 dạng:
1. Cấu trúc hàng dọc: Nói về
công việc, liệt kê các vấn đề liên quan.
VD: Nuôi tôm
ở Cà Mau, phải có vốn, có giống, có địa điểm, có thức ăn, công nghệ.
2. Cấu trúc hàng ngang: Nói về nhân vật. Chú
trọng diễn biến: vì sao, làm thế nào, thành quả đạt được. Sự kiện trãi dài theo
time.
3. Cấu trúc tổng hợp: Định dạng hình chéo.
VD: P/S khánh thành Cầu: Bộ trưởng là nhân vật 1, ngân hàng: nhân vật 2,
đơn vị tư vấn: nhân vật 3, đơn vị thực hiện: nhân vật 4; song song với đề cập
các nhân vật là kết quả triển khai công trình; nối kết quả với từng nhân vật
cho ra định dạng đường chéo, làm nổi bật chủ đề P/S.
IV. Phương pháp thực hiện:
1. Diễn tả bằng hình ảnh (có bổ sung âm
thanh- nhưng không lạm dụng), tức hình ảnh hóa nội dung.
2. Phải chứng minh bằng hình ảnh.
VD: Quay cảnh một người đột nhiên đổ gục, không cần giải thích hình ảnh,
chỉ cần nói rõ, chất gì khiến người đàn ông đổ gục.
3. Dùng hình tượng/biểu tượng: Sử dụng
hình tượng phù hợp, mang tính thời đại, tránh dùng lại.
VD: Người thiếu ăn, trông ốm yếu; hình tượng thể hiện trên tranh biếm
họa, câu ca: “Còn thun làm ná bắn chim, hết thun ra chợ tìm thun bắn ruồi”. Tránh
dùng câu: “Chúng ta đang ăn ngon mặc đẹp cho nên…”
4. Phỏng vấn: Hỏi nhân chứng, nhân vật
trong câu chuyện để biết sự thật, tạo điều kiện để đối tượng tự giải thích,
chứng minh, để quảng cáo dùm, tạo phản đề.
V. Phóng viên xuất hiện:
1. Xác lập tầm cở đơn vị, xác nhận
phóng viên of Đài có đến hiện trường, chứng minh đơn vị có tinh thần phục vụ
khán giả. (Xuất hiện có hình và không có hình, thường ghi VO (voice off). Xuất
hiện không có hình: thường có trong tường thuật thể thao…).
Chú ý: Dùng từ chính xác, đúng lúc để tạo hiệu quả cho nội
dung.
VD: Trong nông nghiệp có từ lỗ mọi, tuy từ “mộc” nhưng mọi nông dân VN
đều có thể hiểu được.
2. Là chứng nhân, có giá trị trong câu
chuyện tường thuật.
3. Khi không cho quay ở hiện trường.
VD: Không quay buổi lễ ở nhà thờ tin lành, một số cuộc họp Quốc hội, cảnh
quá xúc động, quá dã man.
4. Khi BTV là chuyên gia vấn đề trong
P/S.
5. Quảng cáo cá nhân.
VI. Viết:
- Để bổ sung.
- Để nâng cao giá trị.
- Để giải thích. Chú ý: Nếu mời
chuyên gia giải thích thì thuyết phục hơn. “Theo Giáo sư…., cho biết:…… “
- Để tạo sự liên tục mà hình ảnh không
làm được.
- Để thay thế hình ảnh không ghi lại
được.
Lưu ý: Viết đúng chính tả, dùng từ chính xác, tránh từ
phương ngữ đặc biệt, câu từ xách mé, miệt thị, từ đã được dùng quá nhiều, bớt
dùng từ Hán Việt (Thay “Quán triệt” bằng “Nghiên cứu và thực hiện một cách
nghiêm túc”, thay “Hải quan” bằng “Thuế quan” để gần gũi với tiếng Việt hơn).
Trong
thông tấn báo chí: Chú trọng vấn đề đúng or sai, chính xác or không chính xác.
Tìm
hiểu thêm:
- Gia Định xưa có Nguyễn Tấn Đời, tỷ phú
miền nam trước năm 1975, Phạm Sanh- Nam Việt Ngân hàng.
-
Tin nóng now: ngân hàng cho vay vốn để mua bán BĐS.
-
KT là huyết mạch of XH
- Tư
↔ vốn; bản ↔ gốc.
- “Nghệ sỹ là hồn of đất nước”.
- Hoa lục bình trôi trên sông trong chiều hoàng hôn-
nhạc sỹ trông thấy, gọi “hoàng hôn tím”.
- “Dĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc) là câu nói nổi
tiếng of cụ Trần Khánh Dư.
-
* Không dùng đồ gốm sứ rẻ tiền vì trong
men tráng có trộn kim loại chì- độc hại cho sức khỏe, có thủy ngân nếu đồ dùng
có màu đỏ.
* Thận trọng khi dùng chảo không dính.
* Thận trọng khi dùng dưa không hạt, cà
chua, cam không hạt, đậu nành, bắp do bị biến đổi gien, sử dụng cây trái được
trồng trên nước (còn gọi PP thủy canh) vì thùng chứa cây bằng nhựa or bằng xốp,
khi để ngoài trời các thùng này thải chất chì thấm vào cây gây ảnh hưởng đến
sức khỏe.
P/S Trà đạo: Trong trà đạo,
người uống tự pha chứ không phải người phuc vụ, uống trà cầm cả tách để giữ ấm
trong lòng bàn tay hoặc có đĩa đi kèm với tách, cầm uống thật từ tốn, trang
nhã.
P/S Lễ hội bà Chúa Xứ- Núi Sam:
Dẫn ngắn vô P/S→ cho tiêu đề xuất hiện→ kể về sự tích bà Chúa Xứ ( trích cảnh
thể hiện trên sân khấu) → hành lễ về đêm (có cảnh pháo hoa, tiếp hình ảnh rực
rỡ của Lễ hội từ nữa đêm về sáng) → đặc trưng/nét riêng của Lễ hội/ trích đoạn
tuồng: hát những tuồng trung nghĩa ái quốc, tri ân tiền nhân→ khẳng định Lễ hội
là nét đẹp VH (đã được nâng lên Lễ hội cấp Quốc gia).
* Tứ hiếu: Sinh thành dưỡng dục.
* Trong hát tuồng, tướng trung đi dáng
bộ hình chữ tâm.
* Cờ trưng nơi Lễ hội là cờ ngũ sắc,
tức cờ có các màu vàng (kim), xanh(mộc), đen (thủy), đỏ(hỏa), trắng (thổ).
Màn hình NED: tốt, NCD: không tốt bằng
8h15’ sáng thứ 5 (22/03) tập hợp tại Hội
sách Thành phố. 10h quay về Đài. Mỗi tổ làm P/S 1,5’- 2,5’.
PHIM TÀI LIỆU
Được hình thành bằng tư duy liên tưởng, phảo có trục
phát triển, tức là phải có tứ của phim và phản ánh hiện thực một cách chân thực
tuyệt đối, không phóng diễn và không có diễn viên (trừ trường hợp nhân vật vẫn
còn sống – đối với phim tư liệu lịch sử nhưng không can thiệp sâu)
Trong trường hợp hình ảnh dựng lại phải ghi trích dẫn:
“Đây là hình ảnh được dựng lại bởi… “
Sử dụng ngôn ngữ tài liệu, hình ảnh tài liệu để tái
hiện lịch sử trong trường hợp nhân vật lịch sử không còn để tạo tính chân thật
cho phim.
Phim Tài liệu là tác phẩm văn học nghệ thuật, bằng vốn
sống, tâm trạng của tác giả gửi gắm tâm trạng, suy ngẫm dự báo của tác giả. Để
lại dấu ấn phát hiện, thể hiện nghệ thuật, trạng thái tình càm phải có sự sáng
tạo.
Phim tài liệu phản ánh chân thật xã hội khác nhau, con
người cụ thể với những thân phận khác nhau để người xem hiểu được bước phát
triển, sự chuyển biến của xã hội ( ví phim tài liệu như một Bảo tàng sống bằng
hình ảnh động)
Một quốc gia không có phim tài liệu như một gia đình
không có album ảnh, có thể hiểu, một quốc gia không có phim tài liệu tức là tự
nguyện chặt đứt quá khứ, không muốn thế hệ sau biết đến.
Giá trị phim tài liệu: đánh thức lương tâm, trách
nhiệm của XH.
Phim Tài
liệu: “Tiếng vọng 50 năm”
Bố cục chặt
chẽ, hình ảnh, lời bình tốt. Khai thác chi tiết lời nhân vật kể, VD: các con
của chị lúc còn sống thích vẽ tranh, chụp ảnh;
Hình ảnh về
máy bay Mỹ rãi chất độc da cam, trên màn hình cần cho hiện bảng chữ + lời đọc,
cho tiếng máy bay lớn lên tạo hiệu ứng âm thanh, để thấy thiệt hại về người và
của là quá lớn, như vậy, người xem sẽ nhớ lâu hơn.
Đôi khi tác
giả như lạc ra khỏi tuyến nhân vật để phát triển nội dung. Như trong phim Tài liệu Tiếng vọng 50 năm,
nhân vật chính chưa kể cái chết của chồng mà đưa hình ảnh chị đi chụp hình ở
vùng này, vùng khác- sau khi chị lần lượt mất đi 3 đứa con. Đây là thủ thuật ẩn
nỗi đau của nhân vật để tạo mạch dẫn, tạo sự chú ý cho người xem.
Tuy nhiên, 2
chủ đề chính xuyên suốt trog phim là vừa tố cáo tội ác chiến tranh vừa nói lên
nghị lực vươn lên của người phụ nữ. Chỉ nên chọn 1 chủ đề và bám sát từ đầu đến
cuối, hiệu quả sẽ cao hơn.
Điều cần chú
ý là điều tiết cảm xúc để tạo xúc động cao hơn thêm cung cấp hình ảnh thực, là
dẫn chứng của hiện thực.
Phim Tài
liệu cần sự tinh tế trog cảm nhận,
khéo léo trong xử lý trường đoạn. VD: trong phim là những khoảng lặng: bàn tay
thẫn thờ của người mẹ khi nghe tin các con qua đời, nhưng ngay sau đó, tác giả
đưa hình ảnh nhân vật đi thăm trẻ nhiễm chất độc da cam, cho thấy, tiết chế cảm
xúc để dành cho những trường đoạn sau. Giấu chi tiết tạo sự thu hút. Nghệ thuật
giấu và bỏ lửng, không để lộ giấu tích, đến trường đoạn giữa, khi đạt đến đích
mới đề cập đến.
Trước đây
định nghĩa Phim tài liệu là tờ báo Đảng bằng hình ảnh, tương đương tuyên truyền
chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, đưa đường lối đổi mới của
Đảng vào đời sống, những sự kiện chính trị để nhân dân biết.
Sau này, các
nhà quản lý, nhà làm phim thấy rằng quan
niệm này bị bó hẹp nên nâng lên quan niệm mới, phim tài liệu là phản ánh hiện
thực, đi vào số phận, thân phận của con người, những vấn đề bức xúc, nổi cộm
của xã hội, nhưng ẩn chứa trong đó là tâm trạng, suy ngẫm của nhà làm phim, tác
động đến nhà hoạch định chính sách)
Hiện nay,
trong khu vực Đông Nam Á, VN đứng đầu về làm phim tài liệu.
Một số phim
đạt giải cao như: “Đám mây không dừng lại” của Đạo diễn Đào Bá Sơn, “Chốn quê”
ĐD Nguyễn Sỹ Chung, “Gầm cầu mặt nước”, “Còn mãi với thời gian” hay” Nước về
Bắc Hưng Hải” của ĐD Bùi Đình Hạc, Giải vàng Liên hoan phim Tài liệu “Giữ làng
giữ nước”, “VN trên đường thắng lợi”, “Tiếng Vỹ cầm ở Mỹ Lai”…
Nay, Phim
tài liệu là cầu nối để thế giới biết đến VN. Do đó, người làm báo phải biết
phát hiện, biết trăn trở trước đời sống xã hội để có nhiều phim hay.
Độ dài phim
tài liệu tùy thuộc vào nội dung.Thế giới làm phim tài liệu dài là 52’, ngắn
26’. Đối với VN, thường từ 10 đến 22’
Phim Tài
liệu phải có giá trị tư tưởng, mang tính hình tượng
Đôi khi cái
xộc xệch đem lại cái thật cho phim, nắn nót quá tạo cảm giác sắp đặt.
Trong vài
trường hợp, phải quay nhanh để ghi lại cái thần thái, cảm xúc của nhân vật, đây
là cơ may để tạo sự độc đáo cho bộ phim.
Phim Tài
liệu phải có trường đoạn, mỗi trường đoạn có nội dung, đẩy trường đoạn sau lên
trường đoạn trước.
Tránh lời
bình quá dài
Lời bình
không mang tính hướng dẫn nhận thức cho người xem, nên để người xem tự suy
ngẫm.
Lột tả được
chi tiết nội dung, nhân vật. Do đó cần có cảnh cận, “độc”, đẹp, tức là phải
chắc chắn và ấn tượng.
Làm phim tài
liệu phải có sự kiện, phải có tình huống, xử lý tình huống, phải nuôi nhân vật từ
đầu đến cuối (đẩy đến đỉnh điểm, phải
có chi tiết gây ám ảnh người xem)
Nhân vật là
xương sống, có gập ghềnh, khúc khuỷa, có quá khứ, nhiều lan tỏa trong hiện tại,
bắt rễ cho tương lai (Khi quay phải tận dụng mọi âm thanh đắt giá, tiếng nói
chuyện.
Nhân nói về
âm thanh nói thêm về âm thanh/ tiếng động mô phỏng: thể hiện những cái mà hình
ảnh đã nói hoặc để trống
Âm
thanh/tiếng động hiệu quả: tiếng đồng hồ tích tắc miêu tả tâm trạng nhân vật.
Sử dụng bằng
tư duy của người sáng tác
Tránh đơn
giản hóa khi thể hiện, phải thổi hồn bằng tư duy tâm cảm
Tóm lại,
phim tài liệu: Hình ảnh là quan trọng nhất, trong đó, cần chú trọng các cỡ cảnh
Kế đến là
lời bình, lời phỏng vấn của nhân vật, phụ đề, âm thanh và tiếng động. Tất cả
đều mang cái tâm của tác giả, gửi trọn tâm huyết của tác giả vào bộ phim để tạo
tác phẩm có chất lượng.
Có nhiều
dạng phim Tài liệu:
1.Phim tài
liệu lịch sử, cung cấp cho người xem những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai
đoạn lịch sử, như phim về Điện Biên Phủ, về thời đại Vua Hùng, hay như cột mốc
quan trọng của lịch sử, như ngày 30/4/1975, hay như phát triển lịch sử phật
giáo VN, thời đại nhà Trần…
Trong các sự
kiện lịch sử tiêu biểu đó, có những nhân vật cụ thể, địa danh cụ thể, những
nhận định, đánh giá của nhà nghiên cứu lịch sử.
Phải phân
tích được giá trị của giai đoạn lịch sử đó trong tiến trình phát triển chung
của dân tộc. Để làm được cần gặp các nhà nghiên cứu LS, đọc các tài liệu liên
quan, tìm đến những địa điểm và tận mắt nhìn những hiện vật, nếu có để thể hiện
nội dung mà mình đề cập.
VD: phim về
LS Thành cổ Quảng Trị, tìm di vật của LS, như bi đông, cặp xách, sổ ghi chép …
Dùng người
nghiên cứu LS nói về LS- chuyển sang lồng hình ảnh hiện trường nơi xảy ra tiến
trình LS.
VD: Quay tái
hiện phố phường, chọn cách quay tranh để tạo khoảng lặng nâng tính nghệ thuật
lên cao hơn là quay tại hiện trường, tránh được tiếng ồn nơi hiện trường và
người xem hiếu kỳ
Khi tìm thấy
tài liệu quý, cần đặt câu hỏi cái này có trong hoàn cảnh nào, xuất hiện khi
nào, giá trị tác động và lần tìm những nhân chứng liên quan.
Không kể LS
với góc nhìn mọi người đã biết, phải thể hiện những tình huống mọi người chưa
biết, những câu chuyện của những con người cụ thể để thể hiện sinh động LS.
Với những
phim kể về nhân vật đã mất thì mỗi bức ảnh, hiện vật có liên quan được coi như
nhân vật.
Để tái hiện
LS, cần thuê họa sỹ vẽ tranh tái hiện. VD:
“Theo truyền thuyết, nơi này, bà…. đã đến đây dựng đảo”.
Phim có sử
dụng tư liệu của đồng nghiệp thì cho chạy chữ “Sự kiện này đã được … dựng” dòng
chữ này cho chạy bên dưới đoạn phim.
- Phim tài liệu LS phải tạo thẩm mỹ, nhận thức
cho người xem
- Làm theo
trình tự nhưng cụ thể hóa bằng con người cụ thể, góc khuất LS để làm sáng tỏ
LS.
Có hai loại
giáo khoa LS và tác giả hiễu về LS
- Phải biết
tận dụng nhận định đánh giá của nhiều người hiểu biết về sự kiện LS, cộng với
suy nghĩ của tác giả sẽ cho lời bình thuyết phục. Cần thiết phải trích dẫn:
“Theo nhà nghiên cứu LS…. có nhận định… “
2. Phim tài
liệu sự kiện, tức lưu trữ sự kiện. VD: Xây dựng Thủy điện Sông Đà, ngăn lũ ở
Đồng bằng Sông Cửu Long, hoàn thành một khu dân cư mới…
Nguyên tắc
khai thác chất liệu: Luôn đặt 2 câu hỏi: vì sao và như thế nào? Sự việc sắp nêu
tác động đến XH ra sao? Hỏi han các nhà lãnh đạo, nhân chứng, nhân vật có liên
quan đến sự kiện. Đặc biệt, phải nắm được điển hình qaun trọng của sự kiện. VD:
Đối với phim xây dựng nhà máy thủy điện bắt buộc phải có cảnh nổ mìn trong quá
trình xây dựng nhà máy.
- Phải tìm
những câu chuyện liên quan đến câu
chuyện hoặc liên quan đến tác phẩm.
VD: Lúc phát
tiếng nổ xây dựng nhà máy thì có 1 đám cưới, 1 đứa bé chào đời… để nói lên sự
khởi sắc, sáng sủa của sự kiện. Do đó nên quan sát xung quanh để tạo sự sinh
động cho bộ phim, phải đi vào con người, số phận cụ thể, làm cho sự kiện lấp
lánh, hấp dẫn hơn lên.
- Kinh
nghiệm được truyền đạt là trên đường đi quay sự kiện nào đó,nếu thấy góc cảnh,
sự kiện nào có giá trị nên dừng lại để quay làm tư liệu cho sau này.
- Bố cục
trong phim không nhất thiết theo trình tự tiến độ, mà nên xáo nó lên,. VD: vấn
đề quan trọng có thể đưa vào cuối phim. Trường đọan đầu, cần tạo sự khai mở,
hấp dẫn
- Lời bình
không viết dài, không để hiểu hết ở đoạn đầu mà nên đưa vào phần cuối của bộ
phim
- Có thể sử
dụng bảng chữ đế nhấn mạnh, tạo ấn tượng, hiệu quả.
- Bên cạnh
tiếng động thật nên sử dụng âm nhạc, phải là nhạc sáng tác hoặc chọn nhạc phù
hợp, nên có âm thanh, hình ảnh chủ đạo để phát triển.
3. Phim tài
liệu chân dung/ Tiểu sử:
Thể hiện từ
lúc con người đó ra đời cho đến những sự kiện, hành động liên quan đến khi
người đó qua đời.
Phân tích
đánh giá từ nhiều nguồn theo trình tự thời gian.
Phim chân
dung
|
Phim Tiểu
sử
|
- Làm về con người nhưng được tổ chức, kết cấu theo vấn đề mà người đời cảm nhận được từ nhân vật,
tương tự (phá vỡ trình tự time, đời sống của nhân vật)
- Cần tìm
hiểu nét tiêu biểu nhất mà người đời đánh giá về nhân vật. VD: Cuộc đời của
Vua Duy Tân, định hướng làm sáng tỏ chân dung nhân vật, tìm hiểu những đóng
góp điển hình của nhân vật thông qua sách báo, phim ảnh (Phải lần tìm về nơi
nhân vật ra đời, các câu chuyện liên quan, tiểu sử nhân vật, hoặc nhân vật
cho mối quan hệ ra sao với những người xung quanh, tìm hiểu tác động của nhân
vật, việc làm của nhân vật đối với nhận thức, tác động đến hiện thực(nên gặp
những người chịu tác động của nhân vật – những người được nhân vật hỗ trợ,
giúp đỡ trở thành những người đóng góp lớn cho XH.
- Phải có địa điểm, hiện vật cụ thể của nhân vật để nhân vật dù chết
đi nhưng vẫn đang tồn tại.; Tìm hiểu góc độ, động tác máy để tái hiện hành
động của nhân vật- thổi hồn, thổi cảm xúc của tác giả vào nhân vật.
- Phải tham khảo đánh giá của nhiều
người khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau.
- Không theo bố cục thời gian mà theo
rung cảm của bản thân, tổ chức kết cấu theo vấn đề.
- Dùng bố cục ở phần đầu tiên (căn cứ nhân
vật hoạt động ở lĩnh vực nào: CT, KT, VH, XH…. để quyết định đưa vào trường
đoạn đầu tiên)
Lưu ý, nhân vật có nhiều thăng trầm sẽ
tạo sức hấp dẫn, sử dụng chi tiết riêng để tạo đặc trưng cho nhân vật, cố
gắng ghi chép cuộc đời giản dị, những ứng xử đời thường…
- Hình ảnh lãnh tụ có trong sách, báo,
fim tài liệu là cơ sở để viết lời bình.
|
- Kể trình tự thời gian dừng lại ở thời điểm điển hình, đánh giá nhân
vật vào thời gian đó
- Nhân vật đó qua đời để lại những giá trị ảnh hưởng ra sao
|
4. Phim tài
liệu luận đề: Thường làm. Dùng để bàn luận, thể hiện vấn đề mới được dư luận
quan tâm.
VD: Trở lại
Ngư Thủy, “Chốn quê”, “Đất lạnh”
Có hiện thực
XH, suy ngẫm, thể hiện tâm trạng của tác giả.
Luôn quan
sát hiện thực xung quanh, ghi chép, ngẫm ngợi- đẩy tới rung cảm, đánh thức
trách nhiệm của các nhà quản lý.
Để có sự
sáng tạo cần sự trãi nghiệm (nghe+ nhìn+ ngẫm nghĩ+ có linh giác chọn đề
tài hay .
Cần có tứ
trong phim, biết điều chỉnh, tiết chế hiện thực, phải tìm đến số phận, nhũng
mảnh đời cụ thể
Quan trọng
nhất của Phim tài liệu là tứ trong phim (là cái đích nhận thức, thông điệp của
tác giả thông qua số phận con người cụ thể. Thân phận đó là cái cớ “Độc” để móc
nối lại những tư duy xúc cảm để người xem suy ngẫm. Tuy nhiên, cần sử dụng khéo
léo, không sa đà.
- Có giá trị
tác động đến XH, đến các nhà quản lý, đánh thức trách nhiệm đối với các nhà
quản lý.
- Không bao
giờ có biểu đồ, bảng chữ, lời bình ít, có phỏng vấn, âm thanh, âm nhạc hiệu
quả.
5. Phim tài
liệu du lịch phong cảnh: Phô bày vẻ đẹp, nói những ý đẹp trong phim. Chọn thời
điểm thích hợp để tạo hiệu ứng XH.
Trước tiên,
tìm hiểu câu chuyện, truyền thuyết, dã sử mà ở vùng du lịch có.
Nhìn, nghe,
hỏi, nghĩ để có tứ cho phim. Triệt để khai thác ý tưởng của bên A, trân trọng
mong muốn, đề nghị của họ.
- Triệt để
tận dụng hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc để tái hiện nhân vật LS, tận dụng mọi
câu chuyện LS: dã sử, dân gian, quay các Lễ hội văn hóa, biến động thời cuộc.
- Có sự tích
lũy, 6 tháng- 1 năm cho ra một sản phẩm có chất lượng.
- Tên phim
phải gợi mở, là ngòi nổ, kích hoạt tạo sự hứng thú cho người xem.
- Tứ trong
phim là điểm tựa để những chất liệu bám vào nó và phát triển. VD: Thuyền và
biển của Nhà thơ Xuân Quỳnh lấy tứ để nói về tình yêu.
6. Phim tài
liệu truyền thống: Làm dịp lễ kỷ niệm đón nhận danh hiệu nào đó, bởi thời điểm
quảng bá phù hợp.
Mục đích ca
ngợi quá trình hình thành, phấn đấu và phát triển của 1 địa phương, đơn vị nào
đó, mà thường được xây dựng nhân kỷ niệm năm chẵn.
Cần tìm:
- Tài liệu:
(Đi xem những địa điểm, nhân vật liên quan, tận mắt nhìn kỹ những hiện vật mà
thời điểm đó minh chứng cho thời điểm điển hình (tìm mối quan hệ lan tỏa).
- Nói về quá
khứ (là cơ sở, cái bắt đầu, chiếm ¼, 1/5 thời lượng, không quên nói về thành
tựu trong hiện tại (4/5 thời lượng)
Bố cục: Hình
thành trên cơ sở của những vấn đề, 1 vấn đề tạo thành 1 trường đoạn. Mỗi trường
đoạn có quá khứ, hiện tại, dự báo tương lai. Mỗi trường đoạn không sắp xếp
trước, nay và sau mà bố trí theo con người bằng tư duy liên tưởng. Tư duy này càng mạnh thì năng lực thể hiện càng
tốt bấy nhiêu. Vậy, liên tưởng nhân vật bằng hồi ức, liên tưởng địa điểm (từ
địa điểm hiện tại lật về quá khứ), liên tưởng từ chi tiết sang chi tiết và được
nối kết với nhau có khi là cở cảnh tương ứng, hoặc đột ngột chuyển cảnh ngược lại
để tạo kịch tính.
Quá khứ: nên
chặt khúc ra từng trường đoạn để cho thấy bước phát triển con người ở từng
trường đoạn, nối nhau bằng tư duy liên tưởng.
Chuyển
trường đoạn: khi đỉnh điểm của trường đoạn trước được đẩy đến cao trào (cái
tốt, chưa tốt nên để cuối), tiếp đến đưa đoạn tiếp theo đến cực thấp, và tạo
“sự nhấp nhô”– theo ngọn sóng bằng chi tiết, tranh ảnh, sách báo
Lưu ý, tránh
đi đường thẳng. Dùng hình ảnh, âm thanh/tiếng động, bảng chữ để chuyển tải đến
người xem những thông tin dễ ghi nhớ hơn.
Đoạn kết
quay về định hướng, dự báo vấn đề nhưng bằng hình ảnh ngắn gọn, súc tích, điểm
xuyến hình ảnh của quá khứ.
Thường, các
Đài sử dụng lời phát biểu chỉ đạo ở đoạn cuối.Tuy nhiên để hay hơn, nên để lời
phát biểu của lãnh đạo ở đoạn giữa, phần cuối để thế hệ trẻ, già nói về vấn đề
đó.
Chú ý:
- Tìm hình
ảnh tượng trưng, khái quát vấn đề làm lời kết
- Cố gắng
đưa tư duy xúc cảm, suy ngẫm về cuộc đời của tác giả vào phim.
Để tạo tính
hấp dẫn cho phim,thì:
- Bố cục
theo vấn đề
- Tư duy
liên tưởng
- Sử dụng
cảm xúc.
Cảm hứng về
những câu chuyện, những nhân vật. Khi không có hình ảnh tư liệu, thì khai thác
những địa điểm, con người, tranh ảnh có liên quan (một câu chuyện có 3- 4 người
kể(, từ câu chuyện ra bối cảnh.Kết nói về sự đổi thay, mới mẻ (có sử dụng mâu
thuẫn). Tránh những câu biền ngẫu, đối nhau, như: “Trước đây khó khăn, nay nỗ
lực vươn lên, bo71y khó khăn hơn- vô nghĩa, nên dành khoảng cảm bằng khoảng
lặng, suy ngẫm của tác giả, để hình ảnh tự nói.
7. Phim tài
liệu ca nhạc
8. Phim tài
liệu ký sự nhiều tập:
Làm theo 2
cách: Theo địa dư. VD: “Mê Kông ký sự”, khai thác triệt để nội dung phù hợp với
phim: văn hóa, lịch sử, thiên nhiên… và làm theo trình tự thời gian phát triển
Phân
đoạn, phân tập: Có tứ hình thành phân đoạn
- Có cảnh
ngắn ở đầu phim, là điểm tựa cho nội dung, từng tập có nội dung trọn vẹn. Phần
đầu, phần kết của tất cả các tập, một nhân vật xuyên suốt có thể cho xuất hiện
vài nhân vật khác, có liên quan.
- Dùng các
nhà nghiên cứu để tạo tư tưởng, tư liệu cho phim
- Dùng thế hệ
trẻ đi ngược lại LS để phát triển nội dung
- Cần có âm
nhạc chung cho tất cả các tập phim
- Viết lời
bình không khó hiểu, sử dụng hình ảnh mượt mà, nhẹ nhàng (Thông tin+ bình luận
đan xen nhau)
- Dùng tiếng
ngoại hình nói lên khát vọng thường xuyên
Phim Tài
liệu hay: “Một thời để nhớ” (nói về TNXP), “Đất Tổ quê cha”
ĐẶC TRƯNG
NGÔN NGỮ KỊCH BẢN PHIM TÀI LIỆU
-
Là cơ sở văn hóa để đạo diễn tựa vào đó để phát triển.
-
Viết kiểu dựa vào tóm tắt nội dung, bản báo cáo + sáng
tạo. Không cụ thể hóa nhiều.
-
Dùng thể văn miêu tả: sự kiện, hành động, tình huống
-
Trong quá trình thể hiện, tác giả có thể đưa vào những
cảm xúc nhưng không miên man nhằm tạo cảm xúc, cùng với người đạo diễn
-
Bên cạnh miêu tả cảm xúc đưa đánh giá nhìn nhận của
tác giả vào.
-
Nên thể hiện nội dung phỏng vấn nhân vật
-
Những chổ cần thiết, cần đưa thông tin, con số cụ thể
để minh chứng cho lời bình (sử dụng biểu đồ, bản chữ)
-
KẾT CẤU PHIM
TÀI LIỆU
1. Quy tâm: Vấn đề nhận thức luôn là
trung tâm, các trường đoạn ở trung tâm (Phát triển xong rồi lại trở về bằng tư
duy liên tưởng. tư duy liên tưởng khi thì bằng hồi ức, đặc điểm, hiện vật, chi
tiết. Cở cảnh = lời bình
2. Vòng tròn miệng giếng hay rắn ngậm
đuôi: Phần đầu đưa ra luận điểm, rồi hình thành những trường đoạn.
Kết
có khi thuận (cao hơn cái trước), có khi là nghịch, để lại tư duy cho người xem
Khi viết kịch bản xác định trường đoạn
1,2…, mỗi trường đoạn chọn bố cục cho nó (cho phép phá trường đoạn).
3. Dạng hình xương cá: Theo tuyến
ngang, hình thành nên các tuyến dọc, càng về sau càng lên cao, gieo vào người
xem sự suy ngẫm, mở ra hướng mở.
Phản ánh thân phận cuộc sống
Liên kết với những người thực hiện
Đặt vấn đề- gút sự chú ý ở phần kết
bằng hình ảnh ấn tượng, ngắn, bắt đầu bằng cái cụ thể, tránh chung chung.
Mở: nói 1 phần nội dung: (thể hiện
năng lực nghề nghiệp)
-
Giữa nhân vật, nhân chứng có sự khác nhau: nhân vật có
cuộc đời, có mối liên quan với các hoạt động, có thăng trầm
-
Phải có hàng chuỗi hiện tượng, tình huống (phải tìm
hiểu kỹ số phận nhân vật, không kể hết trong 1 trường đoạn, để cho lúc ẩn, lúc
hiện
-
MÔ PHỎNG
HIỆN THỰC VÀ THỂ HIỆN HIỆN THỰC TRONG PHIM TÀI LIỆU
-
Mô phỏng hiện thực: Cung cấp cho người xem hiện thực 1
cách sinh động, trung thực, không cảm xúc
Tổ chức hình
ảnh cho phim cho thấy cái cảm của tác giả. Tránh kể lại những gì nhìn thấy mà
hãy nói về những gì mà tác giả cảm thấy.
-
Phản ánh
thiếu chi tiết, thể hiện phải đủ chi tiết, Khi dừng lại để miêu tả chi tiết gọi
là thể hiện. Dùng ánh sáng vừa sáng, vừa tối để nói lên tâm trạng nhân vật.
-
Xem hình viết lời bình sẽ tạo cảm xúc
PHỎNG VẤN
CHO PHIM TÀI LIỆU
Trong
phim tài liệu nhiều khi PV ẩn trong lời bình, lẫn ý trong đoạn trước làm cơ sở
cao hơn về nội dung.
Lời bình
không lặp lại lời nhân vật đã nói. Sau lời nói của nhân vật, sau 1 thông tin
nên có câu bình. Bình để tạo ý cho phim, đẩy nội dung lên cao hơn.
NGUYÊN TẮC
VIẾT LỜI
-
Lời bình, PV chiếm 50% thời lượng của phim
-
Trước tiên, nhìn hình ảnh bằng con mắt của tác giả,
tâm trạng của nv suy cho cùng là tâm trạng của tác giả- tác giả phải làm cho
nhân vật “sống lên”, đoán định tâm lý của người xem ( tạo câu hỏi: ở đoạn này,
người xem chờ đợi điều gì)
-
Một bảng lời bình: thực hiện 3 góc độ: Tác giả, nhân
vật, người xem
Sản xuất phim
và chương trình truyền hình
I.
TƯ DUY HÌNH ẢNH VÀ ÂM THANH:
1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Phim
TH/ Điện ảnh tương đương phương tiện nghe, nhìn, cảm nhận bằng mắt/tai
VD1: Nơi căn phòng của cô gái.
Nội cảnh/Đêm. Viết: “Căn
phòng im ắng chỉ có tiếng ngòi bút sột soạt trên những trang nhật ký. Cô gái
ngồi xoay lưng lại, chăm chú viết. Ánh đèn tỏa ánh sáng vàng nơi bàn làm việc,
(nói thêm: căn phòng được bày trí gọn gàng, sạch sẽ)
- Kịch bản gợi cho người xem những hình ảnh
nhìn thấy trên màn ảnh
-
Không viết thơ hoặc những cảm xúc không nhìn thấy được.
-
Kịch bản đòi hỏi phải có cái nhìn thấy + âm thanh. Tuy nhiên, cảm xúc
có trong lời tự sự, lời bình.
VD2: Viết: “Cơn
gió mạnh, ùa vào phòng, rèm cửa bay theo luồng gió thổi bên ngoài. Lan vùng
dậy, chạy đến bên cửa sở nhìn xuống dưới đường, những trang nhật ký bay khắp
phòng vì gió mạnh.
-
Cụ thể hình ảnh bằng ngôn ngữ. Minh họa một cách cụ thể
-
Không minh họa theo lối kể lể, không áp đặt, không tham lam sử dụng
những hình ảnh đã được thông báo.
Hình ảnh: Là hình khối,
đường nét, bối cảnh…
Nội dung chứa hình ảnh: nhân
vật khóc, cười, chạy…
PHIM
TÀI LIỆU
Âm
thanh trong fim tài liệu là phỏng vấn, lời bình của tác giả.
-
Lời bình phải đi theo hình ảnh mà người xem đang nhìn thấy
-
Lời bình áp đặt or dẫn dụ (áp đặt: những cái cụ thể/ hữu hình: mắt,
tai,mang tính liên tưởng.
1. Từ hình đến tiếng:
2. Từ tiếng đến hình:
Chú ý:
- Cái nhìn thấy
chưa chắc đã là sự thật. Do đó, làm fim cần phải có liên tưởng. Có cụ thể mới
có lan truyền, hấp dẫn (chứ không phải sự thô thiển)
- Phim ngắn
tương đương tiểu phẩm ngắn có cốt truyện, có hư cấu, sắp xếp theo ý tưởng của
tác giả.
- Có xung đột,
kịch tính, tạo tính hấp dẫn
VD: Kể câu
chuyện một người cứu người bị nạn do TNGT không hấp dẫn bằng kể câu chuyện một
người cứu người bị nan do TNGT và bị nghi ngờ là người gây ra tai nạn
- Phim truyền
hình nhiều tập: thường 30 tập
2. ĐẶC TRƯNG CỦA PHIM
NGẮN:
Phim ngắn là lát cắt, thời lượng ngắn nhưng chuyển tải nhiều nội dung, phải cô
đọng, có xung đột và có cái kết bất ngờ.
Có
thời lượng từ 1- 60’. Tuy nhiên, thường không phụ thuộc vào độ dài ngắn mà phụ
thuộc vào các đặc trưng sau:
-
Có mở đầu phim: giới thiệu không gian, nhân vật
-
Có diễn tiến câu chuyện, có tình tiết (VD: 2 người đang đi, em bé xuất hiện.
Gọi là xuất hiện tình tiết. Chú ý đưa hình ảnh thuyết phục. VD: Em bé ở nông
thôn không biết bơi là không thuyết phục), có vật cản (VD: người nghi là gây
tai nạn giao thông cho người bị nạn, bị CSGT bắt lầm → Bắt lầm là vật cản trong
phim.
-
Tạo vật cản, chướng ngại bên trong sự dằn vặt của nv, bên ngoài: những việc mà
nv quan tâm thực hiện…
-
Dùng ẩn dụ và siêu thực để dẫn dụ người xem. Cách giải quyết: giấu nv
- Sức nặng của
phim ngắn nằm ở phần kết: Phải mang tính bất ngờ. Có nhiều cách kết phim:
·
Dùng một cảnh khác nói về sự
trôi trượt của thời gian gọi là chuyển cảnh trực tiếp
·
Cho nv xuất hiện, dùng tiêu
đề hiện trên màn hình “5 năm sau” ( trong kịch bản đề màn hình hiện chữ để
biết)
Ngoài ra, có tĩnh lượt, đồng
nghĩa trôi trượt time, nhưng không nói cụ thể bao nhiêu năm. VD: 2 cảnh chồng
nhau có sự khác nhau về thời gian. Cảnh 1: một bà cụ đợi con với mái tóc muối
tiêu, cảnh 2: bà cụ đợi con với mái tóc bạc trắng, nói lên, bà cụ đợi con trong
rất nhiều năm.
Vĩ thanh giải quyết tính có
hậu của câu chuyện. Tiếng vọng của kịch bản
Lưu ý:
-Siêu thực là cái có thực được đặt cạnh nhau nhưng không có thực
-Phân đoạn: có nhiều cảnh, là địa điểm xảy ra hành động của nv
-Trường đoạn là sự kết nối của nhiều phân đoạn nhưng phải có tính quy
luật, phải có sự kiện rõ ràng, có mở đầu, kết thúc. Khi tách ra có thể phát
triển để trở thành một bộ phim ngắn.
- 90’ có 5 trường đoạn (là đoạn dài có nhiều nội dung khi tách ra có ý
nghĩa độc lập, tương đương 5 bộ phim ngắn.
*
Lý lịch nhân vật, gồm: tuổi tác, diện mạo, nghề nghiệp
*
Trong phim nv phải hoạt động, tức phải đi, đứng, nằm, ngồi… thể hiện tâm trạng:
vui sướng, đau khổ, hanh phúc…. (nv
trong phim là người, đôi khi là cây cỏ, thiên nhiên)
Phim
ngắn thường giải quyết 5 câu hỏi:
-
Who (ai)
-
When (khi nào)
-
What (cái gì)
-
Where (ở đâu)
-
Why (tại sao)
Chú ý:
* Để tạo sự đan cài về nội dung phải có nút thắt để
tạo sự hấp dẫn.
* Phim dài 90’,
ít nhất có 4 xung đột
* Phải đặt nhân
vật vào tình thế khó xử nhất, tức phải có vật cản trong phim.
PHIM TÀI LIỆU
Viết từ
cái có thật
|
PHIM TRUYỆN
Có thể là
thật, nhưng được hư cấu (được nghệ thuật hóa nhưng phải làm cho khán giả tin
là thật.
|
Phải đảm bảo các yếu tố:
-
Hiện thực
-
Nghệ thuật hư cấu
-
Hấp dẫn: phải có kịch tính, xung đột nv…
Tất cả các yếu
tố này phải mang tính nhân bản, giáo dục, thẩm mỹ.
* Để viết
kịch bản hay, người viết phải quan sát, tưởng tượng.
* Để tư duy
hình tượng tốt: phải đọc nhiều, nghe nhiều, có kỹ
năng viết
tốt, kỹ năng phản biện.
Câu
chuyện: là phẩn xương, thịt của câu chuyện
|
Cốt
truyện: là xương sống của câu chuyện, là cấu trúc, tiền đề của
câu chuyện, được chấp nối giữa hình tròn và hình đồng tâm.
VD: Hai vợ chồng cùng 2 con vào rừng cắm trại (cốt
truyện) vì sự nghịch ngợm quá đáng của 2 đứa trẻ, bố mẹ chúng đã quyết
định bỏ chúng lại giữa rừng nhưng không quên mang theo con chó…
|
* Câu chuyện và cốt truyện: Khác nhau về nội
dung, giá trị nghệ thuật nhưng chung đề tài
* Cấu trúc truyện:
Tạo sự nối kết cho câu chuyện ( Đặt phân đoạn, địa điểm, sự kiện)
VD: Với câu chuyện nói
trên, diễn tiến truyện: từ sân nhà → ra nhà xe → trên đường đi → vào rừng…
|
SỰ KIỆN
-
Tức mổ xẻ kịch bản phim theo hướng hấp dẫn.
-
Được đan cài kịch tính hấp dẫn
|
CHI TIẾT
- Là ngôn ngữ phim. VD:
hình ảnh một chiếc ấm đang sôi réo trên bếp: thể hiện sự bức bách, không lối
thoát
|
* bỏ kết kịch bản: 2 người nhìn nhau đắm đuối- cắt
hoặc: 4 người đang ngồi ăn trưa: một người nữ cùng nhìn vào nút áo cài lộn
của người đàn ông, đồng thời chuyển hướng nhìn vào cọng cỏ trên đầu của người
nữ còn lại. Đây còn gọi là nghệ thuật bỏ cách.
|
·
Chú ý:
·
Tác giả kịch bản là họa sỹ:.
VD: Bóng đổ trước mặt nói lên sự nặng nề, chậm chạp
·
Ngôn ngữ còn thể hiện trên
khuôn mặt của nv. VD: Lan ngồi thần ra, 2 dòng nước mắt ứa ra từ khóe mắt, cô gục đầu
xuống và nấc lên.
·
Kỹ năng tốt là tạo xung đột,
bất ngờ.
·
Tưởng tượng bằng hình ảnh
thông qua sự liên tưởng
ĐỀ CƯƠNG (BÌA NGOÀI) KỊCH BẢN
Đài PT & TH PY
Kịch bản phim TH/ Tâm lý
XH: “Hoa hồng trắng. 20 tập. Thời lượng:…
Tên tác giả:
1.
chủ đề tư tưởng
2.
Tóm tắt nội dung tổng thể
(tối đa nữa trang giấy)
-
Tóm tắt tập 1: nữa trang
-
Tóm tắt tập 2:…
3.
Mô tả nhân vật: liệt kê số
nv trong phim
-
Người chồng: Huy ( tuổi,
diện mạo, nghề nghiệp…)
4. Kết: Phim có sự tài trợ của…. hoặc đưa ra phương
án vận động nhà tài trợ.
NGHỆ THUẬT ĐAN CÀI
- Trong kịch bản, đứng là điển hình, động là hình
ảnh nhằm tôn nhau lên.
- Bỏ cách, bỏ bớt phân cảnh nhưng có sự nối kết
- Lặp lại lời thoại là sự bão hòa thông tin
- Trong phim không cố súy cho tội ác, hình ảnh ghê
rợn của chiến tranh,
- CT Thời sự do
Ban TS làm. Trong thực hiện tin, lời bình không quá dài, tập trung vào hình
ảnh trong 1 tin.
- Các trò chơi
truyền hình: Được mua từ bản quyền nước ngoài/ được VN hóa hoặc tự làm: thường
là các CT thiếu nhi.
QUẢNG
CÁO
- Phim quảng
cáo: từ 15, 30, 90s, tối đa thời lượng là 1’ (thường là 30s) Đây là thể loại
đặc biệt mà TH phải dùng đến để tạo nguồn thu, phát triển đài và tái sản xuất.
- Có ý tưởng,
triển khai nhân cách hóa ý tưởng.
- Hình phải phù
hợp với âm thanh.
- Kỹ xảo đóng
vai trò quan trọng.
- Chiều sâu tạo
bởi tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh.
SÂN KHẤU TRUYỀN HÌNH
Dùng ngôn ngữ
sân khấu để tải các CT truyền hình. Cách dàn dựng, viết kịch bản mang tính sân
khấu.
Hình ảnh: truyền tải thông tin, trước đây
chiếm 80% thời lượng
Lời bình dẫn dụ . Nay âm thanh và hình ảnh đi
liền nhau.
*
Biết
thêm: Làm chủ tập thể ≠ tư hữu cá nhân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét