Công việc của các nhà báo là lấy tin,
Nhưng có biết bao sự kiện xảy ra trong ngày và không phải tất cả đều đáng đưa
tin. Vậy tin là gì? Hôm nay, chúng ta sẽ làm rõ định nghĩa của tin.
Một định nghĩa nổi tiếng của tin là
"Chuyện một con chó cắn một người không phải là tin. N
hưng nếu một người
cắn một con chó thì đấy là tin." Định nghĩa này có được từ việc xuất hiện
một tin trên trang nhất của tờ Bangkok Post viết về một người bị bắt vì cắn vào
cổ con chó của mình. Người đàn ông đó muốn chứng tỏ anh ta là ông chủ của nó. Ở
góc độ này, tin tức là sự kiện gây chú ý.
Tin tức cũng là cái gì đó có tác động
tới nhiều người. Đó có thể là bão lũ tàn phá nhiều nhà cửa, mùa màng ở địa
phương A. Có thể là giá xăng, dầu tăng, đồng nghĩa là việc đi xe máy sẽ tốn kém
hơn hoặc giá điện tăng từ ngày 1tháng 7 năm nay… Thường thì tin gây chú ý là
những tin có tác động tới hầu hết mọi người.
Trước khi đặt bút viết, mỗi nhà báo phải
tự hỏi: "Đây có phải là thông tin mà nghe, người xem cần biết không?"
Như vậy có thể nói tóm lượt như thế này: Tin tức là thông tin quan trọng
hoặc thú vị đối với nhiều người. Tin
tức: Phản ánh sự việc, sự kiện mới vừa xảy ra hoặc đang xảy ra.
Trong truyền
thông, tin tức quan trọng hàng đầu
bởi mang tính thông tin đại chúng. (Tin tức, tiếng anh gọi là News, tiếng Pháp
gọi là Nouvelles, Tiếng Trung gọi là Tân Văn …, nghĩa là lập tức báo cho nhau biết một thông tin nào đó.
- Đối với truyền
hình, tin tức là thể loại tin of
truyền hình nhằm trình bày cho đối tượng về một sự kiện, hiện tượng có thật,
đang or vừa mới xảy ra bằng fương tiện truyền hình
- Yêu cầu của Tin
tức truyền hình là phải thật và phát đúng giờ.
- Thông thường, làm tin tức không bình, khác với phỏng
vấn trường quay trong bản tin thời sự: phải có bình. Trường hợp này, phóng viên
phỏng vấn→ bình → rồi mới kết tin.
- Mục tiêu of
tin là: thông báo cái mới.
- Trong
trình bày tin: Đưa trọng tâm tin lên
trước, tránh dài dòng.
……
Tin thường là đưa về sự kiện diễn ra, có
khi là xung đột làm gián đoạn đời sống bình thường hằng ngày, như tranh chấp
về nhà, đất Vụ Tiên Lãng vừa rồi là một ví dụ...
Tin cũng có góc độ địa phương, như vụ sét đánh chết người ở huyện
Sơn Hòa trong mùa mưa giông hay như bão số 11 làm chết hàng chục người ở Xuân
Quang 3, Đồng Xuân…. Tin cho biết những sự kiện diễn ra ở nơi hoặc gần nơi mà phóng
viên đang sinh sống, để cung cấp đến người xem/người nghe ở đia phương khác về
những sự kiện tác động giống mình. VD: Người Phú Yên có xu hướng quan tâm tới
những gì xảy ra đối với những người Phú Yên. Một vụ rơi máy bay ở Bắc Kinh có
thể sẽ không được đưa tin nhiều trên một tờ báo Thái Lan, nhưng nếu có đến 5
người Thái trên máy bay bị rơi thì đó sẽ là một tin lớn đối với người Thái.
Có khi tin tức là những thông tin bổ
ích, chẳng hạn như thông tin về một loại thuốc cấm bị nghi có chứa hóa chất
độc hại hay như khuyến cáo về thức ăn tăng trọng đối với gia súc, gia cầm..,
những tin này giúp người nghe/người xem tự bảo vệ mình.
Có khi tin chỉ là những thông tin giải
trí. Đó có thể là game show của ca sỹ nổi tiếng X, Y,Z nào đó hay như việc
sản xuất một bộ phim mới, một tập truyện ngắn v.v.
Vậy
làm thế nào để có tin hay
Về Cấu trúc:
Một tin thường có 3 phần:
- Phần 1: Phần chủ đạo, còn gọi là
lead, trình bày định hướng tin của mình, thông thường rất ngắn, tầm 2 dòng đến
2,5 dòng A4 giấy ngang để giảm sư cuối xuống của BTV.
Khi dùng phải dùng giấy màu vàng và mềm
để tránh sột soạt và loé sáng khi PTV đọc (tránh giấy cứng và màu trắng).
Hoặc nguyên tắc khi in hình ảnh trên
báo không in chính giữa để tránh việc gấp tờ báo gấp luôn cả mặt người.
- Có 2 cách làm: Một là bằng âm thanh
và 2 bằng hình ảnh. Do vậy phải coi chương trình thời sự để nắm bắt được chủ đề
hình ảnh
Ví dụ:
Hình ảnh con chó ngồi xem những người
dân khổ sở bị sạt lở, ngập lụt, cầu sập, 4 người chết 13 người bị thương khi xe
băng qua đường sắt: 14 người chết và 22 người bị thương khi băng qua đường sắt-
nói đến sự thiệt hại quá lớn về nhân mạng. Tài xế coi thường tính mạng, khiến
14 người chết, 22 người bị thương, bất chấp mọi cảnh báo.
Phần này phải trả lời một trong các câu
hỏi: Who lead, What lead, Why lead, Where lead...
Ví dụ Vedan phải đền cho dân bởi hệ
thống siêu thị gỡ bỏ toàn bộ sản phẩm Vedan trên kênh phân phối. Sau khi các
siêu thị phản ứng, lập tức công ty Vedan phải đền bù cho dân.
- What: Đây là yếu tố rất thường gặp
khi làm chủ đề.(Đồng bằng sông Cửu Long được mùa Cá Linh)
- Why là vấn đề ghê gớm và trọng tâm
nhất, thu hút nhất khi làm chủ đề.
- Where lead: Tỉnh bị phát dịch đầu
tiên. Ở đó phá rừng...khi đụng đến vấn đề này phải hết sức cẩn thận vì liên
quan đến địa phương, rất dễ thiệt hại về sinh mạng chính trị của các đối tượng
có liên quan.
- When: Không quá quan trọng đối với
nhiều sự kiện
- How: Năm nay lũ về sớm, thành phố HCM
bị nhấn chìm trong nước ngay trong tháng 3. Hàng nghìn người đã kéo nhau đến
Thanh Đa để ăn cháo.
Phần 2: Nội dung chính (body): Không
quá 30 giây. Thông thường tin truyền hình chỉ có 45 giây.
Phần 3: Backround: Phần mở rộng, phần
liên quan. Nói đến ông Triết là nói đến cả quá trình, nói đến ông Kiệt thì phải
nói đến quá trình. Nói đến hầm Thủ Thiêm thì phải nói đến những khó khăn trong
quá trình thi công công trình, phần lạc quan và phần bi quan có liên quan.
Nhiệm vụ phóng viên làm đủ 1 phút 30
giây cho một tin. Chuyện giữ nguyên hay cắt bỏ backround là do quyền của BTV (1
giây 3 từ đơn). Một phút 30 giây tương đương 270 từ. Yếu tố càng yếu càng đưa
về sau.
Nguyên tắc
báo chí là phóng viên không đặt tựa của cái tin mà phải thư ký toà soạn hoặc
phó giám đốc nội dung hay tổng thư ký mới được đặt tựa cho các tin. Bởi các pv,
btv nắm hết các chủ trương của tờ báo đó. Nguyên nhân thứ 2 là cân bằng tin đó
với các tin khác. Thứ 3 đó là cách mà các TBT bắt BTV, thư ký toà soạn làm
việc, phải đọc hết tin trước khi đặt tên cho tin. PV chỉ đề xuất (theo tôi nên
đặt tít tin...)
Tuy nhiên
thực tế việc đặt tên giao phó hết cho Pviên, BTV, do các TBT không biết, hoặc
không chịu làm...Có trường hợp họ chấp nhận đặt tít để đạt được mục đích gì đó.
Đã làm từ Phó Tổng biên tập của một tờ báo trở lên thực chất là “làm chính trị”.
3.2 Định dạng viết tin:
Hình trụ: 3 phần trải dài từ trước ra sau theo trình tự.
Ví dụ: Thổng
thống Bill Clinton, phần đầu thăm Hà Nội, sau thăm Tp Hồ Chí Minh, thăm Bảo
tàng lịch sữ. Mỗi phần có 3 phần lead, phần chính, và phần backroud. Muốn viết
lại phải cắt tin ra và làm lại hình ảnh, rất khó khăn cho BTV. Thông thường tin
diễn tả các sự kiện của một nhân vật theo thứ tự thời gian, thông thường tập
trung dạng tin nghi lễ, đám tang của các vị lãnh tụ... Lần đầu tiên đám tang vị
Phạm Văn Đồng sau khi chôn xong dựng bia và trồng hoa và hoàn chỉnh trước khi
đoàn đám tang rút về như nước ngoài. Trong tin này không được thay đổi thứ tự
vì trái với nghi lễ. Hay trong nghi lễ gặp mặt các nguyên thủ đều tuân theo
nguyên tắc phải tuân thủ theo định dạng.
Hình tháp:
Phần đầu lead, phần không quan trọng ở kề sau phần lead và phần quan trọng ở
cuối cùng. Muốn cắt phải cắt 2 lần mới có được nội dung chính trong thời lượng
ngắn nhất.
Đây là loại
tin nhân quả. Quá trình...kết quả.
Ví dụ:
- Tin khánh
thành thuỷ điện Trị An, quá trình xây dựng thuỷ điện, điện sáng trong các buôn
làng...
Buông lỏng
quản lý dẫn đến dịch bệnh bùng phát. Thông thường loại tin này thường dùng để
tuyên truyền, giáo dục...
Hình Tháp ngược: Quan trọng trên cùng, muốn cắt chỉ
cắt phần sau.
Đây là loại
tin gây chú ý, tạo sự thu hút ngay từ đầu cho người xem, người nghe.
Ví dụ: Vàng
đã sụt giá thảm hại, các dự án địa ốc của thành phố Hồ Chí Minh đang dãy chết,
nhiều người dân thành phố Hồ Chí Minh uống nước tiểu trị bá bệnh do một quyển
sách của Hội chữ thập đỏ Tp Hồ Chí Minh dịch từ quyển sách của một tiến sỹ thần
học ở một tiểu ban Hoa Kỳ...
- Hơn 60%
heo siêu nạc tại Đồng Nai có chứa chất tạo nạc gây ung thư.
- Ai đội mũ
nhái sẽ bị phạt. Đây là chỉ thị của Bộ Tài Chính vừa ban hành ngày 1/3/2012....
Sau tin này, BTV có thể làm bài phóng sự về vấn đề này và lấy ý kiến của người
dân, của các ngành chức năng, nhà sản xuất về vấn đề mũ bảo hiểm kém chất
lượng, việc các cơ quan chức năng đá trái bóng trách nhiệm như thế nào và hậu
quả người dân phải gánh chịu ra sao.
Xả nước
thải, quy phạm xây dựng trong thành phố...
Chính những
tin này góp phần hạn chế những tiêu cực trong cuộc sống.
Định dạng hình thoi (kim cương): quan trọng phần lead
và body chính giữa.
Đây là loại
tin tường thuật về một sự kiện nào đó, như trận đấu bóng đá tại sân vận động
giữa MU với chelse...sau phần lead là phần giới thiệu quang cảnh và nội dung
chính là 3 quả bóng vào golf, phần cuối là chelse bị đại bại, hình ảnh cổ động
viên.
Trong truyền
hình hiện nay thường áp dụng nhất là hình tháp ngược và hình tháp để chỉ mối
quan hệ nhân quả. Chọn ảnh, bố cục, cắt xén là dựng hình ảnh (chọn bố cục ảnh
lại), biên tập trong lời là biên tập truyền hình.
Trong làm tin tuyệt đối tránh đưa tin
không kiểm chứng, tin đồn, tin với quan điểm thiên vị, thậm chí tin sai bởi đây
là những kiểu tin kiểu góp phần gây rối cho xã hội, đi ngược lại những nguyên
tắc cơ bản của báo chí- luôn luôn tôn trọng sự thật.
Xin chia sẻ một số yếu tố cần thiết để có
tin hay
Thứ nhất: Bắt buộc tin phải chính xác. Để
có tin chín xác, nhà báo phải xác định nguồn gốc của tin, phải công tâm, không
thiên vị và hiểu thấu đáo nguồn tin. Nghĩa là nhà báo phải luôn luôn đặt câu
hỏi. Luôn luôn kiểm chứng và luôn luôn lưu ý đến mọi chi tiết, từ việc
đơn giản nhất, như: tên, chức danh, địa điểm cho đến xác nhận các thông tin,
trích lời một người nào đó thật đúng hoặc mô tả đúng quan điểm của họ.
Tuyệt đối không được viết tên sai bởi một
lần sai sẽ để dấu ấn cho người biên tập suy nghĩ: “đến cái tên viết cũng sai
thì không biết còn sai thêm những gì nữa’ Thêm vào đó, người cung cấp tin có
thể bực mình nếu phóng viên viết sai tên của họ, tệ hơn là họ có thể không tin
cậy bạn nữa, rồi những cái rối rắm khác như phải đính chính xin lỗi..v..v
Thêm điểm cần chú ý là không đưa những tin
gây hoang mang dư luận, như H5N1 đã xuất hiện nhiều ca bệnh tại P7, Tp. Tuy Hòa
chẳng hạn.
Làm tin rất dễ xảy ra sai sót do phải vội
vã và để kịp phát sóng, do đó, phóng viên cần phải kiểm chứng nguồn tin cho thật kỹ lưỡng. Không nên viết những tin
dễ gây tranh cãi mà không kiểm chứng. Nếu được, hãy kiểm chứng bằng cách đến
tận nơi. Nếu không thể đến được thì yêu cầu những ai chứng kiến tận mắt xác
nhận sự việc. Đồng thời, cũng nên xem những tài liệu, giấy tờ chứng tỏ sự việc
có thật.
Xử trí như thế nào với các tin đồn là một
trong các thử thách khó nhất của người phóng viên. Do đó phóng viên phải hỏi
thẳng nguồn gốc của tin đó, đòi phải có chứng cớ. Hỏi người bị đồn về thực hư.
Nếu không kiểm chứng được tin đồn đó là thực, không viết.
Một yếu tố khác là tôn trọng sự thật khách quan. Thực tế, cũng có vài phóng viên thường thêm thắt ý của họ vào đủ mọi loại tin, để tăng tính hấp dẫn nhưng như thế vô tình khiến cho tin thiếu khách quan, không thật nữa.
Một yếu tố khác là tôn trọng sự thật khách quan. Thực tế, cũng có vài phóng viên thường thêm thắt ý của họ vào đủ mọi loại tin, để tăng tính hấp dẫn nhưng như thế vô tình khiến cho tin thiếu khách quan, không thật nữa.
Nếu anh chị có mặt tại một sự kiện có tính
thời sự nào đó, các anh chị chỉ cần viết lại những gì mắt thấy tai nghe tại đó.
Nhưng trong nhiều trường hợp, tin của các anh chị do người khác cung cấp. Vấn
đề lúc này là phải tìm ra xuất xứ của nguồn tin, để giải thích về sự kiện mà
chính các anh chị không chứng kiến.
Ví dụ:
- GĐ Ngân hàng
nhà nước- Nguyễn Ngọc Khố cho biết: sẽ giảm lãi suất đối với các loại hình kinh
doanh kể từ tháng 8 tới; hay như: “Thống kê từ ngành chức năng cho biết: Số du
khách nước ngoài đến tham quan tỉnh Phú Yên tăng đột biến trong 6 tháng đầu
năm”.
Như vậy, xác định xuất xứ nguồn tin là
thông báo cho người xem/người nghe biết đó là lời, là thông tin của một người
khác. Nói như vậy không có nghĩa là bất kỳ lời ai nói cũng được trích dẫn, trừ
khi nguồn tin đó do những người có thẩm quyền cung cấp. Điểm lưu ý, trong
trường hợp này là phóng viên cần viết đúng, đủ họ tên, chức vụ và các chi tiết
khác, nếu có. Điểm lưu ý khác, tên hay chức vụ của một quan chức quá dài thì
tránh đưa vào đầu tin mà nên đưa vào đoạn thứ nhì của tin.
VD: Chi cục trưởng Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh- Đỗ Như Mai cho biết chiến dịch chăm sóc sức
khỏe sinh sản đợt 1 năm 2012 sẽ bắt đầu triển khai từ tháng 7 này.
Thay vào đó nên viết như sau: Từ tháng 7
này, chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh
sản đợt 1 năm 2012 bắt đầu triển khai tại 7 địa phương, là…. Chi cục
trưởng Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh- Đỗ Như
Mai cho biết như vậy tại cuộc họp mới đây.
Muốn viết được một tin sạch sẽ, không
chỉnh sửa, gạch bỏ nhiều, phóng viên phải nắm chắc, hiểu chắc về sự kiện hoặc
thông tin đó. Để thực hiện điều này, trong quá trình theo đuổi tin nên hỏi
những câu hỏi khéo và đặt nhiều câu hỏi khéo để tìm được thông tin cần thiết.
Tiếp đó là ngẫm nghĩ về các thông tin mà các anh, chị có được, lựa chọn khía
cạnh chính cho đoạn mở đề và sắp xếp các chi tiết cho mạch lạc, dễ hiểu.
Viết tin nên dùng từ đơn giản để ai cũng
có thể hiểu được. Tránh dùng thuật ngữ, hay những chữ lóng của các chuyên gia.
VD: Ban quản lý dự án Capas Phú yên tổ chức lớp tập huấn hội thảo.
Đọc lên không nhiều người biết Dự án Capas là gì nên phải viết rõ: Ban quản lý
dự án nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước, gọi tắt dự án Capas tổ chức
tập huấn hội thảo…
------------
Giới truyền thông ngày càng quan tâm đến
các vấn đề kinh tế và hoạt động kinh doanh. Tin kinh tế không còn bị coi là một
chủ đề đặc thù thường đưa vào cuối phần tin mà đang được coi là tin tâm điểm.
Làm tin kinh tế thường vấp phải hai vấn
đề: là phức tạp và buồn tẻ bởi
phần đông người nghe/người xem không ý thức được rằng việc chính phủ giãn nợ
hoặc lợi nhuận của một công ty có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ,
nhiều người thấy những vấn đề đó thật sự chẳng dính dấp gì đến bản thân nên có
xu hướng ít chú ý trừ những nhà hoạch định kinh tế, các doanh nghiệp..
Mục tiêu của
một phóng viên kinh tế là gì? Không gì khác là đưa tin một cách chính xác – đây
được coi là “sứ mạng” đặc biệt quan trọng vì cần đặt sai một dấu phảy là có thể
làm cho nhiều người phá sản.
Có hai mục tiêu quan trọng cần phải chú ý khi
viết loại tin này, đó là dễ hiểu
và hấp dẫn
Làm thế nào để tin kinh tế dễ hiểu? Bắt
buộc phải giải thích.
Nhưng trước khi phóng viên giải thích cho người khác thì bản thân
họ phải hiểu vấn đề. Và để hiểu, có một chiêu thức là phải thừa nhận rằng mình
không biết, chưa hiểu để nghe các chuyên gia giải thích rõ hơn vấn đề mà mình
quan tâm, tránh viết nhầm, viết sai.
Vậy sau khi đã làm cho các tin kinh tế trở
nên dễ hiểu, làm thế nào để chúng trở nên hấp dẫn? Câu trả lời đơn giản là bớt
tập trung vào các con số mà hãy tập trung vào con người, bởi kinh doanh và kinh
tế học cơ bản là nói về con người.
VD: Những thay đổi trong nền kinh tế ảnh
hưởng đến cuộc sống thường nhật của mọi người ra sao và một trong những vấn đề
nóng bỏng hiện nay là khủng hoảng của các doanh nghiệp trước ảnh hưởng của suy
thoái kinh tế. Trên thực tế, trong kinh doanh có nhiều câu chuyện liên quan đến
con người, cả thành công, thất bại.. Đây đều là những đề tài hấp dẫn để phóng
viên khai thác.
Một trong những thể loại tin thông thường
là tin Hội nghị, nói theo cách của một số đồng nghiệp ở Đài Bình Định là tin
đầu lâu, vì quay toàn đầu người dự.
Viết tin hội họp thường các yếu tố sau:
-
Ai
chủ trì cuộc họp?
-
Mục
đích của cuộc họp?
-
Nội
dung cuộc họp?
- Chú ý đưa thêm phát biểu của những người
tham dự, coi có ai nói điều gì quan trọng hay đáng chú ý không?
-
Hoàn
cảnh của vấn đề mà họ thảo luận?
Ở các cơ quan báo chí lớn, nhất là phương
Tây, các phóng viên đến hội nghị, nhưng thường không đưa tin hội nghị, mà họ
đến đấy để lắng nghe, thu thập thông tin, đề tài, để tập hợp cho một bài viết
sau.
Thường chúng ta có suy nghĩ đưa tin Hội
nghị thì dễ nhưng thực tế, đưa tin Hội nghị rất khó, bởi để có tin Hội nghị hay
không phải ai cũng làm được.
Hội nghị thường được các học giả, các tổ
chức phi chính phủ, các nhóm chuyên viên và chính phủ tổ chức nhằm trao đổi ý
kiến và thường có ít hoặc không có hành động nào được đưa ra.
Nếu hội nghị có một người phát biểu chính
thì lời bình của người đó có thể lấy làm chủ đề tập trung cho tin. Nếu nhiều
đại biểu đưa ra các giải pháp cho một vấn đề thì những giải pháp đó là chủ đề
của tin. Điểm chú ý khác, không phải Hội nghị nào cũng cho những tin, bài hay,do
đó phóng viên cần tỉnh táo, chọn lọc.
Giống như khi đưa tin về cuộc họp, cần
tránh kiểu liệt kê trong phần mào đầu: họp cái gì, ở đâu, khi nào mà nên đưa
những vấn đề cuộc họp quan tâm lên trước,
để tăng tính hấp dẫn cho tin.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét