KỸ THUẬT QUAY VIDEO
Ngày 17/02/2012
Lớp quay Video tại HTV (V83)
Thầy: Trần Sum
STT: 48
Film là bản máy từ xênilo
Video là hình ảnh, là tín hiệu hình
Camera man: Người quay phim
Script girl: Thư ký trường quay
Mặt cảm quang ban đầu: CCD or C.mos→ hình ảnh đầu tiên
phải qua Image Sinson.
Gọi quay camera là sai, gọi quay Video
Thứ tự các máy từ nhỏ → lớn
-
Still camera
-
Film camera
-
Cini camera
-
TV camera
-
Braddcars camera
-
Pro camera
Các yếu tố cần có trong thực hiện quay
video:
I.
Hình ảnh: Để có hình ảnh, PV phải đến sớm. Phải quay thêm để có hình ảnh
dự phòng khi dựng.
Gồm:
1.
Xác định đối
tượng (cho biết or không cho biết), xác
nhận k gian.
2.
Xác nhận thời
điểm (ghi hình ban ngày thì có bóng
sáng; trang phục lạnh, biết là mùa đông or nhìn cây cối nở hoa, rụng lá: xác
định mùa- hoa phượng chỉ nở vào mùa hè, hoa phượng tím Đà Lạt nở cả mùa xuân,
hoa điệp nở quanh năm or nhìn nước: xác định nước lên theo giờ, theo mùa or
nhìn vị trí mặt trăng, mặt trời…
Lưu ý: Biên tập viên không nên khẳng định thời điểm trên
hình ảnh do PV cung cấp, mà cần xác định dựa trên thực tế, mang tính khoa học. Không
khẳng định: “PV của chúng tôi cho biết….”
3. Chọn hướng:
-
Quay một người
đang nói: Quay qua vai
-
Hướng xác lập
người đang nói là trái → phải
Lưu ý: Lỗi quay sai hướng xảy ra hầu khắp các Đài, kể cả
các Đài lớn trên TG do k phải PV nào cũng được đào tạo bài bản về kỹ thuật quay
or do biến động lực lượng phải đào tạo lại.
-
Quay hình ảnh cần
tuân thủ tính logic, quay đúng sự thật
-
Chuyển hướng phải
giải thích bằng hình ảnh.
VD: Quay
đoạn đường quanh co (có đoạn giống như đường ngược hướng do có khúc quanh) thì cần
có hình ảnh giải thích – quay bản chỉ dẫn, để biết có khúc quanh, nhằm tạo hình
ảnh hợp quy luật khấu thị, hợp lý.
Lưu ý: Quay Hội nghị: K quay chủ tọa cùng hướng với người
nghe (quay sai trục)
4.
Hình ảnh chỉ
diễn đạt sự hiện diện, k thể hiện được tâm trạng, tức chỉ có khả năng mô tả cấu
tạo ngoài.
5.
Có khả năng dự báo thuận và dự báo nghịch.
Lưu ý: Dự báo thuận: có trong tin tức, dự báo nghịch: có
trong điện ảnh, P/S điều tra để tạo cao trào.
Lưu ý: Chuyển hình ảnh có hai cách:
- Cách cổ điển: quay thầy giáo ra về: giữa cảnh đầu:
ra về và cảnh cuối: trên đường đi, quay cảnh gấp tập sách, phòng k người
- Cách mới: để lặng 1/10s, tạo tiết tấu nhanh. VD:
cảnh 1: Gấp sách, đứng dậy → cắt máy quay, cảnh 2: gia đình đang ăn cơm,
nv xuất hiện (1/10s) Cách này cho thấy: nv k xuất hiện liên tục, chỉ chuyển
hình ảnh, k gian và time.
* Hình ảnh k liên tục → diễn đạt hình ảnh liên tục.
II. Âm thanh:
Gồm: tiếng người, tiếng động vật, công cụ máy móc, máy bay, tiếng tự nhiên,
tiếng nhạc, đọc lời bình, thuyết minh, k nói…→ xác nhận sự hiện diện of đối
tượng.
·
Trường hợp quay
sót nv → bổ sung bằng lời. Lưu ý:
K dựng lại hình ảnh theo cách dàn dựng, trừ khi mua lại hình ảnh of Đài bạn- có
chú thích: “Tư liệu do… cung cấp” (Công ước QT)
·
Lượng thông tin
nhiều, hình ảnh ít: hấp dẫn hơn
·
Âm thanh chỉ bổ
sung k nói thay hình ảnh
Lưu ý: 1s = 3- 4 từ, nói chậm: 2,5 từ; 1 tin= 45s.
·
Khi đọc lời, cần
đọc chậm để người xem cảm nhận hết hình ảnh
·
Viết dễ hiểu,
trùng khớp hình ảnh
·
Âm thanh xác nhận
k gian, time hoạt động.
Lưu ý: Tin tức k cần quay địa chỉ- nơi tổ chức sự kiện; địa
danh có sự thay đổi, cần nói rõ. VD: huyện… (cũ), ghi rõ time tổ chức sự
kiện: rõ giờ, nhất là giờ quốc tế.
* Lời + Hình phải trùng khớp về không gian,
thời gian. Xác định âm thanh môi trường xung quanh để biết có sự trùng khớp hay
k.
Lưu ý: Past rourd: hậu cảnh,
hình nền, phông, cảnh trí. Trong tin tức gọi là phần mở rộng, phần nói thêm of
tin, k gọi hậu cảnh of tin
-
K dùng đạo diễn
âm thanh mà dùng Tổ trường âm thanh
-
K giám đốc hình
ảnh mà là đạo diễn hình ảnh
-
Manager: Người
quản lý = Giám đốc Đài
* Âm thanh diễn
đạt chiều hướng (tiếng xe chạy). Cần phân biệt âm thanh chính
và âm thanh môi trường (Trước: Trường ĐH Bách Khoa- Phú Thọ,GS Nguyễn Duy
Thu Lương (mất) có đào tạo chuyên ngành âm thanh, nay k còn nữa.
1946, Bác gọi GS Quê từ Pháp về nâng cao chất lượng âm
thanh.20 năm trở lại đây, film có use âm thanh: k chính xác.
* Âm thanh+ hình ảnh=
cho biết tâm trạng.
Muốn chuyển đến người xem cấu tạo trong cần quan sát,
tìm hiểu.
* Âm thanh dùng để dự báo thuận, nghịch, chuyển time.
CẤU TẠO HÌNH ẢNH
I.
Hình ảnh đạt kỹ thuật:
- Rõ
- Ít rung
- Bố cục coi được
- Đúng sáng (bằng cách điều chỉnh Auto; chỉnh tốc độ
quay+ chụp: dùng trong tin tức thời sự- k quá 10s.
- Màu trung thực
Lưu ý: Sử dụng phiêu:
24 use 60 Hz; thường dùng: 25
II. Hình ảnh phải có giá trị:
Trong điều kiện phim chưa đạt hình ảnh thì nhất thiết phải có giá trị, tức:
- Phải mới.
- Mang nhiều thông tin
- Tạo cảm xúc
- Mang tính giáo dục
- Chứng lý (minh chứng thông tin)
- Mang tính lịch sử
- Tạo cho người xem suy nghĩ về phận làm
người để có hành động tốt hơn cho XH.
III.
Biết “chọn lựa”: * Làm truyền hình chuyển tải hình ảnh mang
nhiều nội dung.
-
Chọn chủ đề
để tạo thống nhất trong thể hiện hình ảnh
-
Chọn lựa cách
đề cập chủ đề
VD: quay một
người là chủ gia đình → quay lúc nv ra mệnh lệnh; quay cả nhà quây quần: lớn
tiếng gọi người thân.
-
Tìm cách để
mọi người có cái riêng, nhân vật phải thật tự nhiên.
-
Muốn mọi
người trật tự để quay → bấm đèn flash
-
Đọc nhiều để
học và thực hành tốt hơn
-
Biết bấm máy
đúng lúc, chọn thời điểm “tột đỉnh”, tức giữ được hành động, chuyển động, sắc
thái chung, dự báo được kết quả sau này.
Lưu ý: Quay cận cảnh trong trường hợp nhân vật đẹp, ngược
lại, quay trung cảnh.
Nhân vật buồn: đèn ít sáng, ít rực rỡ.
Lưu ý: Trong Nhiếp ảnh có 32 vị trí mạnh; Trong TH có 4 vị
trí mạnh.
Lưu ý: Xác định màu nguy hiểm: Thứ tự từ cao đến thấp:
1. Đen- Cam or Đen- Vàng
2. Đỏ- Trắng
3. Vàng chanh- Xanh lá
Lưu ý: Nghệ thuật truyền hình là nghệ thuật cận ảnh; quen
thuộc, thân thuộc.
IV. Khuôn hình- cở cảnh:
1.
Khuôn khung: Ảnh phải nằm trong khuôn, còn gọi công tác khuôn hình.
Khuôn hình là hình ảnh nằm trên mặt fim ↔ mặt cảm quang ban đầu or kính bôi hóa chất.
*
Tìm cách đưa đối tượng vào trong diện tích của mặt cảm quang ban đầu theo ý of
người cầm máy.
Cở cảnh (shot size) là tương quan kích thước of đối tượng so với
kích thước of khuôn hình.
Lưu ý: Trước năm 1958, cho là có 03 cở cảnh căn bản: cảnh
trung toàn… Từ năm 1958 trở đi- khi
Truyền hình mạnh lên, chia 3 nhóm: nhóm rộng, trung, cận, mỗi nhóm chia làm 3
cảnh:
-
Cực rộng (Wide shot- WS) Quay
từ trên cao xuống; thấy or không thấy nhân vật.
-
Rất rộng (Very long shot- VLS) NV chiếm
1/3 kích thước khuôn hình. (Giới
thiệu không gian cụ thể, mục đích hoạt động)
-
Rộng (Long shot- LS) đầu
chừa 2cm, chân chừa 2cm (Dùng để
nhận dạng đối tượng, dùng quay đồ vật or quay con người)
-
Trung rộng (Medium long shot- MLS) mép
dưới: dưới xương bánh chè, trên: chừa 2cm. (Dùng nhận dạng đối tượng và quan tâm đến hành động- dùng trong phim
truyện- nhất là phim Ý)
-
Trung (Mid shot- MS) mép
dưới: từ thắt lưng, trên: chừa đầu (Nhận
diện đối tượng)
- Trung
hẹp (Medium close up- MCU) mép dưới ngang ngực (xác định bằng nữa trên
cánh tay- khi thả ngang ngực), mép trên: ngang mép tóc. (Nhận dạng đối tượng & chú tâm đến cấu
tạo ngoài- thường thấy trong vai phản diện)
- Cận
(Close up- CU) dưới: ngang vai, trên: ngang
tóc (thể hiện phần chủ yếu of đối tượng; trình bày sự biểu hiện of đối
tượng)
- Cận
hẹp (Big close up- BCU) dưới: ngang cằm, trên: ngang trán (Chú
ý vào đặc điểm riêng)
- Đặc
tả (Extreme close up- ECU) phóng đại chi tiết: vân tay, nốt ruồi, đôi mắt
→ làm đầy khuôn hình… (Giới thiệu
chi tiết of đối tượng. Chi tiết này là độc lập nên thường đi kèm với cảnh khác
để dễ phân biệt)
VD: Quay một người đang buồn bực quay cảnh cận or cận
hẹp, đang đi: cảnh rộng or rất rộng.
Lưu ý: Toàn cảnh (full shot) use cho đồ vật or sinh vật,
không phải là con người.
Lưu ý: Phân cảnh (script) các cảnh đều có, trừ tin tức và
ghi nhanh.
Dự kiến cảnh quay, Tin tiền chế.
* Lưu ý:
Ngoài 9 cở cảnh căn bản nói trên còn có các cảnh sau:
-
Two shot (2
người) (2s) ….
-
Group shot (nhóm
người)
-
Top shot ( Từ cao
quay xuống)
-
Over shoulder
shot (Qua vai- quay cảnh đối thoại)
-
Crane shot ( dùng
cần cẩu để quay) Không quay ngang, xóa luôn được lưới of gol.
-
Boom shot (chân
máy) Quay ngang được
-
Camera bay
-
Doli (xe cút
kích) đi thẳng góc vào đối tượng.
-
Travel (tiếng
Pháp nghĩa là tà vẹt trên đường ray xe lửa- động tác máy song song với mặt
phẳng chứa đối tượng.
Lưu ý:
·
Quay qua vai
chuyển qua quay 2 người phải có phân cảnh.
·
Trong phỏng vấn:
Quay two shot: lúc giới thiệu → quay cận người dẫn → trở lại cảnh hai người.
·
Quay điểm nhìn
tương đồng
·
Quay 1 người, 1
mic nhưng giống như quay 2 mic, 2 lần (KT mới: quay 3 cảnh, cảnh 1: có mic, cảnh
2,3: k mic.
·
Tránh đưa mic
nhanh, gây phản cảm.
·
Ghi rõ nội dung
trong điều kiện k kịp ghi hình ảnh- k đủ time chọn bố cục.
Lưu
ý:
-
Kỹ thuật quay 1 máy giống như quay 2 máy: Quay người được phỏng vấn → Đối vị
trí máy→ quay phóng viên, sau về dựng cắt câu hỏi lắp vào hình ảnh để tạo thể
thống nhất cho một bài phỏng vấn.
-
Quay một người đang nói: camera đặt ở mắt đối tượng, hướng về người nghe ↔ Dùng
vị trí tương đương.
CẤU TẠO NGOÀI CAMCORDER (Camera- Recorder)
Gồm 3 phần:
hệ quang học, hệ điều khiển, ghi/lưu trữ/thu:
▲ Thu
► Tới
◄ Lùi
≥ Tới nhanh
≤ Lùi nhanh
║ Pause: Tạm
dừng
▄ Stop: Dừng
.
|
Eject:
Bỏ băng
I. Quang
học:
1. - Ống
kính Ø: 53mm/19mm.
- Vòng xoay lấy nét (Trị số thứ nhất: khoảng cách tối
thiểu, trị số thứ nhì: vô cực)
Lưu ý: Sử dụng kính vô cực: 28mm, khoảng cách tối thiểu: xoay
bằng tay.
Với
máy quay đối tượng xa 8m: zoom out tối đa rồi chỉnh or bật Auto
Lưu ý: Điều chỉnh bằng tay tốt hơn.
2. Vòng điều
chỉnh khoảng cách:
-
Focus (nếu điều
chỉnh bằng tay- MS) Hội tụ, trung cảnh, thời sự…
-
Manual (M)
-
Auto (+)
Lưu ý:
- Tiêu cự là
khoảng cách tia quang học đến ống kính; cự ly là khoảng cách tia quang học đến
camera.
- Đưa ngoài vào
trong (infocus): cho hình rõ, điều chỉnh ra (out focus): hình mờ.
- Nhấn Focus
xuất hiện M or MF: để cho hình rõ.
3.
Tiêu cự camera:
Máy hiện nay có 2 chỉ số:
F 4- 40 mm (Trị số khuếch đại gấp 10 lần)
f 2.5- 50 mm (Trị số khuếch đại gấp 20 lần)
F 6- 72 mm (Trị số khuếch đại gấp 12 lần)
Lưu ý: - Khi bấm vào T (Tele)- zoom in (hình ảnh lớn)
- khi bấm vào W (Wide)- zoom out (hình ảnh nhỏ)
Nhỏ nhất x 1, lớn nhất x 120.
T Góc hẹp
N (Normal) Bình thường 58º- 62º (Với TH, tiêu cự
bình thường là 43- với màn hình 24x36 (Với Điện ảnh, ống kính: 69cmx120mm,
tiêu cự 50 là bình thường, nếu chụp ảnh 24x26, tiêu cự là 50)
1/3 in= 8mm
Với máy ảnh: Giá trị tiêu cự ↔ đường chéo cở ảnh ban đầu
·
Hơi rộng 4.1mm → Bình
thường 9mm → Hơi hẹp: 32mm
·
Giá trị tiêu cự x
2 là bình thường VD: Với 4.1: 8.5 bình thường, 2.5 ở khoảng 5 là bình
thường.
* Focus: -
Chỉnh tay→ để chế độ manual → xuất hiện MF là quay được.
- Chuyển tự động:
* Khảo sát
tiêu cự: fm→ fn (Ống kính này gọi là ống kính zoom)
4
40mm
fm
≈ fn
Vì sao gọi
ống kính là zoom? UB Quốc tế ánh sáng
(CIE) đề nghị đặt tên ống kính. Hãng Zoomar (hãng sx ống kính) đặt tên zoom ↔
ống kính thay đổi giá trị tiêu cự.
Hệ số khuếch
đại ống kính, gồm: hệ số khuếch đại quang học: ghi x12 or 12x, có máy 24x, thậm
chí lên đến 400x, 1.200x.
ج Góc bao
quát/góc mở: Lấy đường chéo mặt cảm
quang ban đầu để xác định.
Lưu
ý: Đọc các tính năng of máy (specifications) để biết thêm.
Khẩu
độ/độ mở chế quang: Điều chỉnh bằng
tay.
Thang
khẩu độ (nấc) thường chọn, là:
2.8→ 3.5→ 4→ 5.6 → 6.3→ 8→ 11 → 16 → 22 → 32.
Nhưng
chuẩn, là: * 1/60 – 4
* 1/125 – 3.5
Lưu ý:
- Thang tốc
độ (nấc), gồm có: 1- 2- 4- 8- 15- 30- 60- 125- 250 (nấc tiếp liền sau gấp đôi nấc tiếp liền
trước; nấc tiếp liền trước bằng một nữa nấc tiếp liền sau)
Như vậy
thang khẩu độ, được tính bằng √. Tính theo thang tốc độ ở trên, theo thứ
tự, sẽ là: 1- 1.4- 2- 2.8 - 4 - 5.6 - 8
- 11 – 16- 22- 32. Để
- Tốc độ
nhanh gấp đôi thì khẩu độ mở rộng ra gấp đôi.
-
Quay xe đang chạy: để chế độ Auto speed. Chú ý, giữ tốc độ góc, chuyển máy
quay.
-
Quay tốc độ cao- High speed shutter (HSS)
- Tốc độ
bình thường: PAL: 1/50
NTSC: 1/60
VN thường
dùng PAL vì là hệ màu quốc gia, PAL/D.
Thực tập cho ngày thứ 4 (29/02): Quay 5
cảnh: BCU, CU, MS, LS, VLS. Mỗi người cầm máy 10’.
Lưu ý: Quay đúng cỡ cảnh, bố cục, rõ, ít rung.
Trước khi quay, quay tên vào.
Thao tác:
-
Mở máy:
Power/on
-
Mở hộp băng→
Đóng hộp băng
-
Chọn ánh sáng
(để chế độ Auto)
- Chỉnh rõ tối
ưu: Mở ống kính tối đa để tìm đối tượng. Thấy đối tượng rồi → zoom in vào một
chi tiết → Chỉnh rõ → Chọn cở cảnh.
- Nhấn Start
(xuất hiện nút REC quay)→ Đủ thời lượng→ nhấn Stop/Pause.
- Quay cảnh tiếp
theo: Nhấn Record.
Lưu ý:
*Đứng tư thế tạo góc 15º, đưa chân phải
lên tạo thế vững chắc, dễ dàng khi xoay.
*Tuyệt đối không ngồi ngược xe gắn máy,
không đi lui- nếu quay một mình.
V. Động tác:
Camera 1 vị trí (Động tác KQ) Camera
di động (Động tác CQ)
- Pan
(Panaroma: vòng cung ↔ quét vòng cung, mô tả hàng ngang), gồm: right;
left ≈ Travelling (máy quay
song song với mặt phẳng chứa đối tượng và góc quay thẳng góc với đối tượng): right;
left .
- Tilt, (nằm
chân cần) gồm: up (không song song với mặt dất); down ≈ Pedestal
(Trục máy song song với mặt đất: Up Elevate (trục quang học song song với mặt
đất); Down Depress(máy quay đè xuống)
- Zoom, gồm in (T) và out (W) ≈ Dolly
(Hướng máy di chuyển thẳng góc với mặt phẳng chứa đối tượng): in;
out.
- Boom (Nằm đầu cần, di chuyển trục thẳng
đứng, camera song song với mặt đất): ↔ crane
shot
Lưu ý: - Track in
(đẩy ra); Track out (đẩy vào); Đẩy qua vài cảnh.
- Mô tả hàng ngang trong những tình huống không còn
chổ lùi- phải Pan/Traveling.
- Trong trường hợp lui được vẫn phải pan do theo hoạt
động of đối tượng.
- Quay câu khẩu hiệu ở Hội trường (từng
chữ) bỏ chi tiết phụ, cần làm nổi bật câu khẩu hiệu: Pan Right- phải qua trái.
* Gel (miếng vải lưới): làm mịn gương mặt
diễn viên.
II/ CÁC TÌNH HUỐNG SỬ DỤNG ĐỘNG TÁC PAN
1- Khi đã mở
ống kính tối đa nhưng không còn chỗ lùi nữa nhưng không bao quát hết toàn bộ
đối tượng cần mô tả nhiều người trên hàng ngang, buột lòng phải pan. Ví dụ
trong hội trường họp quốc hội hay hội đồng nhân nhân(phía sau là chủ tịch
đoàn).
2- Tình
huống 2: Vẫn lui được nhưng vẫn pan để theo vận động của đối tượng hàng ngang
để tránh ra khỏi khuôn hình.
3- Khi cần
bỏ các chi tiết phụ không dính tới nội dung cần mô tả và tạo chú ý với nội dung
cần đề cập.Phải pan đúng đối tượng và
gắn đúng với các mối quan hệ hữu cơ của nó. (ví
dụ quay dòng chữ nhiệt liệt chào mừng ngày QTPN 8-3 theo kiểu pan right chứ
không pan left).
Ví dụ:
Trong các văn
tự người Hoa cổ viết theo kiểu Hán Học, tức theo hàng dọc, từ phải sang trái.
Trong tiếng
Bắc Kinh và Hồng Kông hiện nay, viết theo kiểu La Tinh, từ trái sang phải và
viết theo hàng ngang như tiếng Việt(Phim Tam Quốc Diễn Nghĩa). Do vậy khi quay
Pan các văn tự phải biết chữ và quay theo đúng đối tượng.
Nếu không am
hiểu khi gặp chữ nước ngoài như tiếng Hoa, tiếng Thái, tiếng Phạn... thì tốt
nhất là không Pan sẽ dễ gặp phải trường hợp quay ngược mà nên quay cảnh
rộng.
4- Pan phải
gắn với bố cục
Trong trường hợp họp HĐND pan right và quay cảnh cận
liên tục là để giới thiệu đối tượng và muôn làm nổi bật các đối tượng, nếu đối
tượng đứng đầu nhưng hình không đẹp thì tốt nhất quay cảnh trung và các đối
tượng khác cũng làm theo cùng cỡ cảnh.
5- Đưa máy
theo để gắn 2 yếu tố của mối quan hệ nhân quả. Khi bắn con chim trúng chết,
palan ném... (nhưng phải đưa máy quay nhanh mới diễn tả được). Muốn quay được
phải đứng sau người bắn, hoặc có những máy trong các trường bắn quay tốc độ
cao, quay cả đường bay viên đạn và độ xé của bia.
CÁC TÌNH HUỐNG CỦA TILT:
1- Khi đối
tượng quá cao, góc không quay hết. Hoặc có thể dùng cáp,ví dụ quay trụ cáp
truyền hình, quay nhảy cầu trong thể thao...
2- Theo hành
động của đối tượng theo chiều lên xuống(trèo dừa, rắn bò, câu liễng, câu đối -
luôn luôn quay từ trên xuống).
3- Khi cần
bỏ các chi tiết phụ không gắn với nội dung.
4- Pan để
gắn với bố cục
5- Đưa máy
khi gắn với đối tượng nhân-quả
CÁC TÌNH HUỐNG CẦN ZOOM IN- ZOOM OUT:
1- Zoom in
khi cần cỡ cảnh đó(cận hay rộng) mà không thể tiếp cận được đối tượng, hoặc
đứng gần mà cần cỡ cảnh đó thì zoom out.
2- Muốn làm
cho đối tượng nổi bật (trong diễn đàn quốc hội, zoom in vào đối tượng đang phát
biểu).
3- Zoom out
là để gắn yếu tố môi trường với đối tượng.
4- Zoom out để làm
người xem sao lãng đối tượng và chuẩn bị chuyển sang tiếp nhận một câu chuyện
khác.
5- Làm người
ta bé đi và không còn nổi bật nữa (ít dùng)
-
Zoom in làm cho đối tượng nổi bật, zoom out làm đối tượng bị sao lãng, nhỏ đi,
không làm nổi bật đối tượng .
-
Dolly in, out cũng tương tự như trên.
- Zoom in hậu cảnh mờ, hẹp ≠ Track in hậu cảnh rộng lớn và rõ.
Lưu ý: Trong khi đối tượng đang phát biểu nhưng Zoom out là thể
hiện thái độ không tôn trọng với đối tượng hoặc hàm ý đối tượng đang nói dở.
Đây là kiểu xúc phạm đối tượng.
Trong trường hợp muốn phê bình nhẹ nhàng thì cắt cảnh
và chuyển sang cảnh đại biểu đang ngủ (tức dùng hệ quả)
-------
Khi máy di động (Travelling, Pedestal, Dolly) cũng
giống như 3 động tác trên. Tuy nhiên khi máy cố định ý nghĩa là nhìn, thấy
(động tác khách quan) nhưng khi máy di động trong những trường hợp cụ thể còn
có ý nghĩa quan sát, nghiên cứu.. (động tác chủ quan của người cầm máy).
Về phương diện vật lý, khi Zoom in hậu cảnh mờ và hẹp
nhưng Track in hậu cảnh lớn và rõ.
Trong những tình huống quay trên cao hay trong các hẻm
núi, mặt đất, vùng nguy hiểm có phóng xạ, hoả hoạn → quay phim có máy bay nhỏ,
gắn camera để hỗ trợ quay.
VI. Điểm nhìn/vị trí máy (paint of
view):
Ảnh hưởng phương diện vật lý, tâm lý.
1. Phương diện vật lý: (f ≠ d):
- Điểm nhìn bình thường/máy quay bình thường: Tạo máy ở góc mở bình thường- ống
kính bình thường.
+ Vị trí máy bình thường camera đặt
đối diện đối tượng, trục quang học đi ngang tầm mắt of đối tượng, song song với
mặt đất → tạo hình ảnh trung thực.
+ Chiều cao of đối tượng chân thực.
+ Hậu cảnh tương ứng.
+ Đường ngang song song với mép khuôn hình.
- Điểm nhìn cao/máy quay cao:
+ Hình ảnh không còn trung thực, chiều cao bị hạ
xuống.
+ Tiền cảnh bị đẩy xuống thấp.
+ Hậu cảnh (phía sau bên dưới)
- Đưa máy lên cao
tạo lớp cảnh xa, đối tượng lưa thưa, mặt đối tượng bị ốm nhưng có ưu điểm
là cho cảnh chi tiết. Tránh để máy lên cao để quay lãnh đạo.
- Chú ý hậu cảnh (làm mờ cảnh không đẹp ở phía sau).
- Điểm nhìn thấp:
+ Tạo hình ảnh đối tượng cao lên, toàn cảnh bị dồn nén
+ Tạo hậu cảnh thấp. Quay trong nhà: chú ý đèn, quạt,
quay bên ngoài chú ý các nhánh cây, ánh mặt trời chiếu sáng… có thể gắn trên
đầu đối tượng.
- Điểm nhìn một bên/máy quay một bên:
+ Cho hậu cảnh ở phía sau của bên ngược lại (cho thấy
toàn bộ câu khẩu hiệu… ) Nén bề rộng.
+ Đường thẳng với mép khuôn hình trở thành đường xiên,
hình ảnh bị nghiêng.
Lưu ý:
- Phải ghi nhớ
hình ảnh.
- Quay hai
người cao- thấp cùng lúc: để máy hơi thấp để có sự tương đương.
- Đưa máy
quay qua một bên hoặc cao lên một chút để k gắn micro vào miệng người nói.
- Quay trao
giải thưởng, chổ đông người: tránh đưa máy lên cao.
- Quay phim chú
ý chi tiết.
* Ngược sáng nhấn backlight- bên dưới tay trái có hình
rẻ quạt. Tuy nhiên sử dụng tính năng
này gây giật hình. Tránh giật hình
ảnh→ không sử dụng gain up.
Sử dụng đèn chiếu sáng chất lượng cao: HMI- 15.000$,
thông thường là sử dụng đèn quạt (quartz halogen) + filter → delight.
2. Phương diện tâm lý:
- Vị trí máy
khách quan: camera bình thường
- Vị trí máy
chủ quan, có 3 tình huống:
+ Cái nhìn
of nv vô hình- quay cảnh trên tàu, xe…
máy quay đặt ở vị trí nv vô hình đó, đặt phía trước hoặc sau.
+ Nv cụ thể
thấy. Có hai cảnh, gồm: cảnh nhân vật và cảnh mô tả hành động. Lúc này camera
đặt ngang mắt đối tượng và cùng hướng
hoặc vị trí tương đương, sử dụng ống
kính góc hẹp.
Quay cảnh Hội nghị:
camera đặt cùng hướng với hướng mắt of chủ trì. Chú ý: Không quay sai
trục.
+ Điểm nhìn
giao lưu: máy đối diện với đối tượng, trục quang học đi ngang mắt đối tượng. (camera
đặt đúng hướng nhìn of đối tượng). Cách quay này sử dụng trong quay người dẫn
CT Truyền hình, người đang phát biểu, giảng viên, giảng đạo, luật sư, công tố
viên, chính khách vận động tranh cử, nghệ sỹ biểu diễn…
- Điểm nhìn
tương đồng: đồng cảm nv này sau đó đồng cảm với nv khác. (Trong trường hợp PV, đối thoại: máy lúc
đồng cảm với người hỏi, lúc đồng cảm với người trả lời. Lúc này máy đặt sát một bên đối tượng- sử dụng
một máy nhưng đảo vị trí.
Lưu ý: Quay
cảnh nhân dân: quay chính diện, nổi bật, hàm ý lấy dân làm gốc.
Thực hành
cho ngày thứ 4 (07/03): Giới thiệu cây, hoa ở Thảo Cầm Viên. Mỗi học viên cầm
máy 25’ quay đoạn phim 2’.
Thứ 2 (ngày
12/3/2012)
(nhận xét
cảnh quay các tổ tiếp theo)
Viết bài
giới thiệu khu cây cảnh trong Thảo Cầm Viên (khía cạnh mà bạn quan tâm) 1 trang
giấy học sinh.
Giới thiệu
vườn Phong Lan tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
- Khi giới
thiệu phải giới thiệu địa điểm nơi Thảo Cầm Viên cụ thể.
- Giới thiệu
nội dung chính phải bình quân so với phần sau. Phần giới thiệu phải dấu để gây
sự bất ngờ cho khán giả, bình quân nội dung phần mở đầu với nội dung cần giới
thiệu và phần kết với tỷ lệ là 20-60-20. Phần nội dung trọng tâm dành thời
lượng để đi sâu vào phần mô tả, tên các loài cần miêu tả để thấy sự khác biệt
giữa loài hoa này với loại lan khác...Khi quay mocada với vanda phải quay lá và
nhuỵ hoa để phân biệt, vanda nhuỵ dài hơn mocada và lá của vanda kim hơn mocada
- Trong ý
tưởng quay và viết giới thiệu phải thể hiện được sự mô tả để phân tích sự khác
biệt giữa yếu tố này với yếu tố kia của cùng 1 đối tượng cần mô tả và quay được
yếu tố phân biệt giữa nó và cây khác đồng thời gắn gốc tích của nó, qua tác
phẩm có thể bổ sung tri thức của người xem.
Muốn làm tốt
công việc miêu tả qua hình ảnh khi nghiên cứu hiện trường phải biết quan sát để
mêu tả sự khác biệt và tìm hiểu kiến thức liên quan khi thực hiện tác phẩm
truyền hình khi miêu tả về lĩnh vực đó. (tổ 9, tổ 4, tổ 7 chưa chiếu).
Lưu ý: Động
tác máy khi zoom in hoặc zoom out phải bấm nhẹ để zoom êm, không bị giật. Không
được làm 2 động tác ngược chiều nhau cùng 1 lúc (đã pan right thì không pan
left ngược, zoom in thì không zoom out).
Muốn miêu tả
đầy đủ và tránh thiếu hình phải làm phân cảnh phải quay theo phân cảnh, quay
theo thứ tự để khi dựng phim thuận lợi hơn. (thứ 4 học phân cảnh).
NHỮNG KINH
NGHIỆM SAU KHI XEM CÁC ĐOẠN PHIM
- Một phim
phải bắt đầu từ ý tưởng.
- Những ý
tưởng bắt nguồn từ thực tế, từ các tác phẩm văn học, từ nhiệm vụ và từ những câu chuyện lịch
sử, từ suy nghĩ của tác giả, từ dã tưởng (phim Người Sao Hoả đánh trần thế), từ các câu chuyện dân gian(tấm
cám), từ dư luận (ổ gà trên đường cao tốc Trung Lương, đại
tiện trên tàu hoả khi đang chạy đồng nghĩa đi trên đường ray, gây ảnh hưởng đến
nhân dân sống 2 bên đường ray…), Từ truyền thông đại chúng.
Ví dụ: Những
phim lấy ý tưởng từ các tác phẩm văn học như Hòn Đất, Truyền Kiều, Cánh đồng
hoang.
(7.2.1966 Việt Nam phát sóng truyền hình. Và cơ quan
nhà nước đầu tiên là Uỷ ban phát thanh, truyền hình quốc gia. Television tức
truyền hình; Trần Đức Tuấn- Biên tập viên Mê Công ký sự, tìm cửa thứ 9 của phim
Mê Công ký sự sau khi có dư luận cửa thứ 9 bị lấp, một thoáng Hồng Công)
- Sau khi có
ý tưởng làm kịch bản phân cảnh (trừ tin tức và ghi nhanh), Kịch bản phân cảnh
bắt buột phải có trong phim tài liệu, phim truyện. Từ kịch bản văn học phải
chuyển thể ra thành tác phẩm kịch bản điện ảnh và truyền hình mới có thể làm
phim được.
Muốn viết
được các kịch bản truyền hình, điện ảnh phải chuyển thể từ các kịch bản văn học
sang điện ảnh phải có óc tưởng tượng, kiến thức thực tế và phải biết ngôn ngữ
điện ảnh, ngôn ngữ truyền hình.
Hiện nay tại
Việt Nam
đang thiếu trầm trọng những kịch bản văn học có giá trị.
Sau
khi có kịch bản văn học làm kịch bản phân cảnh(tức phim trên
giấy).
Sau
khi có kịch bản phân cảnh thì bất cứ quay phim nào cũng thực hiện được. Nhiệm
vụ của đạo diễn là kéo dài cảnh đó trong bao nhiêu giây, góc miêu tả như thế
nào, thời gian ra sao, độ rõ như thế nào, màu đúng hay không đúng…
14/03/2012
Phân cảnh (Script) ↔ Kịch bản, phân cảnh, KB kỹ thuật, gồm:
Script một máy và Script nhiều máy.
Không làm phân cảnh cho tin tức.
Một phân cảnh có 9 cột.
VD: Giới thiệu khu cây kiểng.
TT
(01)
|
Nội dung
(02)
|
Cở cảnh- Động tác- Điểm nhìn
(03)
|
Thời lượng
(04)
|
Thuyết minh/Lời bình
(05)
|
Âm thanh trực tiếp
(06)
|
Âm thanh khác
(07)
|
Nhạc
(08)
|
Ghi chú
(09)
|
1
|
Giới thiệu khu cây kiểng
|
- MCU (Trung hẹp ) hoa Nokma Z.out VLS khu cây kiểng*
|
5”
|
TCV thành lập năm 1864, có khu… để…, là…
|
Không
|
Tiếng động tự nhiên trong TCV (Âm lượng từ 25- 35%)
|
Không
|
* Hậu cảnh là một nữ SV đang
chọn vị trí để chụp ảnh
|
2
|
Phong lan
|
- Đặc tả (ECU) hoa Nokma
- ECU hoa Hồ Điệp
|
3”
3” ++
|
++ Dissolve
|
||||
3
|
Nhà phong lan
|
- LS khu phong lan
( có hoa Hồ Điệp)
|
4”
|
Đặc biệt có các cây gì…
|
||||
4
|
Phong lan
|
- FS (Full Shot) cây Hồ
Điệp (Cảnh đầy khuôn hình of lá )
|
3”
|
|||||
5
|
Phong lan
|
- CU rễ hoa lan, Tilt up
lên thân, lá và hoa
|
5”
|
|||||
6
|
Học viên
|
- MCU học viên hướng máy về cây trầu bà
|
3”
|
Du khách và những người
quay fim, chụp ảnh thường sử dụng vị trí này để thực hiện các tác phẩm of họ
|
||||
7
|
Trầu bà
|
- ECU lỗ trên lá trầu bà
(để thấy sự khác biệt), Zoom out FS chậu cây
|
5”
|
|||||
8
|
Cảnh khu nhà phong lan
|
- VLS
|
3”
|
Các loại cây, hoa, ý
tưởng…
|
||||
9
|
Khu cây kiểng
|
- LCD cận hoa dừa cạn,
Zoom out LS người quay phim + khóm
hoa.
|
5”
|
|||||
10
|
Khu cây kiểng
|
- Top shot/FS cây sanh
“thác đổ”
|
3”
|
|||||
11
|
Hoa Sen
|
- CU bóng hoa sen Tilt up
& Z.out LS
|
5”
|
|||||
12
|
Hoa Sen
|
- ECU bên tronghoa sen có
nhiều cánh nhỏ, gạo sen
|
4”
|
Từ 12 đến hết: Nói về lợi
ích of khu này đối với dân chúng.
|
||||
13
|
Cây khế
|
- FS bộ rễ Tilt up + Z. in
quả khế
|
4”
|
|||||
14
|
Cả khu cây kiểng
|
- WS → Fade out (kỹ thuật
làm mờ rồi tắt hẳn)
|
3”
|
Từ
1- 4: Hình ảnh; Từ 4- 8: Âm thanh.
Lưu ý: Trong TH, cameraman thường bắt đầu giới thiệu bằng
cảnh rộng. Đây là thói quen k đem lại hiệu quả. Nên bắt đầu bằng cảnh trung, cận, đặc tả. (Muốn thể hiện nét riêng trong tác phẩm cần có
thời gian, đổi mới từ từ)
Ghi
chú: Hãng TH giàu nhất TG: NBC, kế
đến là CNN (Thu nhập trong 1 năm bằng tổng thu nhập của nước VN).
Biên
tập viên of film là linh hồn of film.
** Thứ 6 (16/03/2012): Giới thiệu Chùa Một Cột ở Thủ
Đức 2’. Chủ đề tự chọn.
Đánh
giá và một số lưu ý: Quay người vái
bàn thờ: cameraman đứng giữa người vái và bàn thờ để quay, có thể quay cảnh
người vái rồi quay bàn thờ.
-
Chú ý chọn bố cục
tốt, để 1s yên tĩnh để thuận tiện
khi dựng.
-
Để không nhòe
hình khi zoom: Trước hết chỉnh rõ tối ưu→ trả về cảnh rộng rồi mới zoom.
-
Khi tilt up thì
tilt up nhanh để tạo hình ảnh đạt.
-
Tránh quay tia
nắng mặt trời để không bị cháy camera/CCD.
-
Quay tượng phật
chỉ nên quay một cảnh rộng, không cần mô tả chi tiết.
-
Quay chùa có
vướng 2 trụ thì đứng gần lại hoặc quay mé một bên để tránh.
-
Máy có từ mix, strobe,
still, wipe… thì nhấn nhiều lần để bỏ đi, để k còn chế độ kỹ xảo. Tránh nhấn
vào backlight để máy không lóe sáng.
-
Quay bóng chùa → đường nét chùa→ bảng tên chùa→ tiếp
tục khai triển các cảnh trong chùa or quay hoa sen- khi về dựng làm mờ trên nền
cảnh chùa.
-
Quay cảnh cổng chùa có chùa một cột- ở phía sau bằng
kỹ thuật long shot
-
- Quay cảnh người hành khất (người nghèo sống nhờ cửa
phật, quay cảnh thầy chùa (thầy sống nhờ cửa phật)
-
Phải có câu chuyện, liên kết từng cảnh
-
Quay từng chữ →
quay toàn cảnh chữ: dùng trong p/s điều tra
Tìm
hiểu thêm:
- “Ngạn Thị Đầu Hồi: Quay đầu thấy bờ”.
-
Diên Hựu Tự (Vua
nằm mơ thấy đám mây rớt trên đài sen, đặt tên chùa là Diên Hựu Tự với ý nghĩa
kéo dài sự sống và ngôi chùa đặt trên đài sen).
-
Một cột mô tả ngó
sen.
-
Tạc tượng “Lưỡng
long chầu nhật” ở nơi Vua ngồi, mái chùa (thể hiện sự sống); Nơi Đền thờ, lăng
mộ chỉ tạc tượng “Lưỡng long chầu nguyệt” (thể hiện cái chết).
Thứ 6 (23/03/2012): Giới thiệu một nét
về Khu “Nam Tú Thượng Uyển” Đầm Sen 2’. (Cổng Lạc Long Quân). Đầm Sen là công
viên Văn Hóa. (Cty Phú Thọ)
Đánh giá: Chỉ giới thiệu một nét. VD: Giới
thiệu rồng: tượng rồng, đầu rồng, cây rồng, hình tượng rồng trong các Đền thờ
--------------
28/03/2012
ĐƯỜNG
NÉT VÀ KHỐI DẠNG
1. Đường thẳng đứng:
- Thẳng
- Diễn tả chiều cao
- Ổn định
- Ngay thẳng, trung thực
- Nghiêm trang
- Ngăn nắp
- Nghiêm khắc, khô khan.
2. Đường thẳng
nằm ngang:
- Phẳng
- Rộng
- Diễn tả sự công
bằng, công lý
- Vững chắc, vĩnh cửu. trong nhiều trường
hợp diễn tả tam cương ngũ thường, tứ tượng, mê tín dị đoan.
Tuy nhiên, tránh làm đường thẳng ngang
nhiều quá vì cho thấy cho sự bảo thủ, trì trệ.
3. Đường xiên: Là đường hữu hình/vô
hình ↔ đường di chuyển of các nhân vật trong phim.
- Mất ổn định, không ngay thẳng, trung
thực, hèn kém. \
4. Đường cong: Nói lên sự dịu dàng,
mềm mỏng, nữ tính. Lặp lại nhiều lần, tạo cảm giác buồn bã.
5. Đường gãy khúc/zíc zắc:
- Diễn tả sự rối rắm, hỗn độn, mất trí,
tuyệt vọng, thất bại.
II. Khối dạng:
- Có dạng hình trụ đứng
- Trụ ngang
- Hình tháp: xuôi và ngược.
- Hình cầu: nói lên sự đoàn kết, hướng
nội, nhưng khép kín và bảo thủ.
- Hình trụ hình chữ L (đứng & ngang):
nói lên sự bền vững, phát triển. Đang được sử dụng nhiều hiện nay.
- Hình chữ thập: Diễn tả quyền lực tuyệt
đối.
- Hình sao: Sự hạnh phúc, vui tươi, trọn
vẹn.
- Hình sin lồng nhau ( ~~ ): diễn tả sự rối rắm
Chú ý:
Không để điểm nhìn sai chổ
Biết thêm:
* Tím đậm: buồn; tím nhạt: lãng mạn. Hoa tím
violet: Không buồn, diễn tả sự nhớ nhung, tha thiết. Cúc: hạnh phúc, đối với
người hoa ở miền Tây: cúc là lục đục
* Không nên “đụng độ” cảnh sát, báo chí,
các cơ quan chức năng thi hành Luật, linh mục.
* Tam cấp - thể hiện Tam cương: sống, làm
việc theo Pháp luật; ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, gồm lư hương, đèn,
hoa, nước trên bàn thờ), ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
* Hệ đếm số of ĐNA,
có hệ 9 (từ 0- 9, gọi Bộ Hà đồ) và hệ 10 (từ 1-10).
* Tại sao người phương Đông chọn số 9 vì
trong Bộ Lưỡng nghi, lưỡng cực, sinh tứ tượng, xâm bát quái, sinh quẻ chân mệnh
thiên tử, được Vua chọn.
* Xây
nhà không vừa theo phong thủy, vừa theo Phật giáo.
* Vương Hồng Sển- Viện Bảo Tàng đã mất là
người rành về thước Lỗ bang. Có rất nhiều thước Lỗ bang nên khó chính xác
* La bàn TQ: Kim Chỉ Bắc, La bàn Phương
Tây: Kim Chỉ Nam .
* Nước lên: 17AL- (nước cường); nước xuống: 30, mùng 1
(nước kiệt).
* Tả: bên trái, tính từ hướng bàn thờ (họ
nhà trai), hữu: phải tính từ hướng bàn thờ (họ nhà gái). Cô dâu, chú rễ đi
đường thẳng.
Thứ 4 (04/04/2012): Quay trình giấy vào CQ
(16s).
BV: HV từ ngoài cổng đi vô-
bàn 1: kiểm tra danh sách- bàn 2: kiểm tra CMND- bàn 3: Hướng dẫn và Kiểm tra
giấy tờ - vào P75.
Thứ 6 (06/04/2012) Đi thực tế, sau đó về nhà
viết KBPC- một nét về “Đền thờ Vua Hùng” ở Suối Tiên. (2’)
Thứ 2 (09/04/2012) nộp TP.
Chú ý:
- Quay đúng cở cảnh, quy trình
hợp lý.
- Đảm bảo sự liên tục.
BỐ
CỤC
VD: Quay một
người đánh máy: Quay Tilt up/Tilt out
Như vậy, bố cục là: Đặt chủ đề trong khuôn
hình để chuyển tải đến người xem ý mà BTV muốn chuyển tải ↔ Bố cục là tổ chức,
sắp xếp các thành phần tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh.
Tìm điểm khác biệt, nổi bật trong khuôn hình để gây sự chú ý.
Điểm gây sự chú ý là màu sắc nổi bật, di động, hành động khác biệt
với xung quanh.
- Trong diện tích khuôn hình, chủ đề đặt bất kỳ nhưng phải là nổi
bật nhất. Thường đặt ở mép khuôn hình; Trọng
tâm khuôn hình trùng hợp với trọng tâm of chủ đề.
Chú ý: Không để điểm trọng tâm ở giữa mặt đối tượng - còn gọi là
thăng bằng chết. Quay nghiêng sẽ đẹp hơn.
II. Làm đối tượng nổi bật:
-
Zoom
in đối tượng ↔ đối tượng chiếm diện tích lớn trong khuôn hình.
-
Chuyển
động đối tượng khác với môi trường.
-
Tương
phản về màu sắc. (các cặp màu sắc tương phản: vàng chanh + đen; đỏ + trắng; đen
+ cam….)
-
Tương
phản về sáng tối.
-
Hướng
nhìn khác với môi trường.
-
Độ
rõ. ( Sử dụng ống kính và ống kính với kỹ xảo xóa background. Chú ý tránh để
nền bị hạt mè)
-
Nhờ
định sáng so với các yếu tố chung quanh (Chiếu đèn để tạo sáng (để AutoErop,
chiếu đèn Sport).
-
Vị
trí mạnh. (Có 2 đường ngang mạnh, 2 đường đứng mạnh, 4 điểm mạnh; Có 12 đường
xiên mạnh, từ vị trí 1/3, 2/3; có 12 đường cong: 8 đường cong cắt góc và 4
đường cong of các điểm giữa → Tổng cộng
có 32 vị trí mạnh.
Yếu tố
nào mạnh đưa vào vị trí mạnh, nét đưa vào đường tương ứng, trọng tâm đưa vào
điểm.
VD: Quay đường ray- quay xiên.
Quay cánh đồng có hoa vàng. (Tiệp với nền
và màu tương phản để không quá tương phản).
Nền
tương phản: Trắng trên nền xanh, vàng chanh trên nền xanh lá .
III. Bố cục:
Chọn hình ảnh để đưa vào
khuôn hình luôn luôn nổi bật cùng với các
yếu tố phụ thành một thể thống nhất, hài hòa.
Lưu
ý:
- Quay sát mép: diễn tả
nhân vật (nv) bế tắc, để nv ở giữa: diễn tả tâm trạng bâng khuâng; khung hình
phía trước đối tượng luôn luôn trống, nv đặt ở cuối khung hình, hơi nghiêng:
diễn tả nv tươi vui.
- Hình ảnh phải trùng khớp
với tâm trạng nv.
- Thoát thuyết minh, lời
bình trong hình ảnh.
- Hình ảnh chính và phụ
phải hài hòa. (phù hợp với nguyên lý, quy luật khấu thị; thời tiết nóng tránh
quay màu nóng; phù hợp với quy trình, với văn hóa, phong tục, thời đại, lịch
sử, yếu tố địa phương, với nghề nghiệp of nv- đóng đinh phải do thợ mộc thực
hiện.
- Hình ảnh không đẹp: thắt
caravat không cài nút áo: không đưa lên.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét