BS. Đỗ Văn Hòa khám bệnh cho bệnh nhân |
Với
sự nỗ lực của ngành y tế, của toàn xã hội, dịch sốt xuất huyết trên địa bàn
huyện Sông Hinh (Phú Yên) đã có dấu hiệu giảm nhiệt. Tuy nhiên, thời tiết mưa
nắng bất thường như trong những ngày qua, dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng
phát ra diện rộng nếu chủ quan, lơ là.
Ghi nhận tại bệnh viện đa khoa huyện Sông
Hinh ngày 13/8, số người điều trị sốt xuất huyết đã giảm nhiều so với thời gian
trước. Dưới cơ sở, các ổ dịch cũng đã có dấu hiệu giảm nhiệt. Bác sỹ Trần Minh
Anh, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Sông Hinh cho hay, để chủ động đối phó với
dịch sốt xuất huyết, ngành y tế đã tập trung lực lượng, bám sát cơ sở, phối hợp
với chính quyền địa phương hướng dẫn, vận động nhân dân tổng vệ sinh, diệt
loăng quăng, bọ gậy, xử lý hóa chất; mặt khác,
phối hợp chặt chẽ với Đài TT-TH huyện tăng cường thời lượng tuyên truyền
việc phòng, ngừa bệnh cũng như thông tin cần thiết về tình hình diễn biến của
dịch sốt xuất huyết. Đến ngày 11/8, các ổ dịch tại xã Đức Bình Đông và các xã
khác cơ bản được khống chế. Còn tại thị trấn Hai Riêng, trung tâm của dịch cũng
đã giảm 5 ca so với tuần 31. Tuy nhiên theo nhận định chung của ngành y tế, dù
đã có dấu hiệu khả quan nhưng vẫn chưa thực sự an tâm khi hiện nay đang bước
vào thời điểm giao mùa. Bác sỹ Trần Minh Anh, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện
Sông Hinh cho cho rằng: "Về khách quan, thời tiết mưa nắng bất thường, đây
là điều kiện lý tưởng cho muỗi, bọ gậy sinh sôi nảy nở. Về chu kỳ của dịch sốt
xuất huyết, năm 2010, 2011 không xảy ra, nên năm nay có thể là năm đến chu kỳ
của sốt xuất huyết; đặc biệt là tới những tháng cao điểm là tháng 8, tháng 9,
10 của mùa mưa.. Việc bùng phát bệnh sốt xuất huyết trên diện rộng là điều rất
có thể xảy ra nếu chủ quan lơ là trong việc phòng bệnh". Còn bác sỹ Đỗ Văn
Hòa, giám đốc bện viện đa khoa huyện Sông Hinh nhận định: "Thời tiết diễn
biến thất thường là điểm rất đáng báo động. Nếu ngành y tế không có giải pháp và
không có sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, chắc chắn rằng tình hình
sốt xuất huyết trong những tháng tiếp theo sẽ tiếp tục gia tăng và phức tạp,
khó lường".
Thông điệp “không có loăng quăng, không có sốt
xuất huyết” dường như quá quen thuộc trong cuộc sống. Nhưng để làm được điều đó
lại không dễ, thực tế cho thấy các ban ngành đoàn thể, xã hội và không ít người
dân còn đổ hết trách nhiệm cho ngành y tế, chưa ý thức được việc diệt muỗi,
diệt bọ gậy là phòng bệnh cho chính mình, cho cộng đồng. Theo bác sỹ Trần Minh
Anh, nhiều hộ gia đình vẫn chưa biết cách, chưa chịu khó, chưa nhiệt tình chủ
động thường xuyên hàng tuần để dọn vệ sinh các vật dụng chứa nước, tích nước,
nơi mỗi thường sinh sản. Đặc biệt là những nơi nhạy cảm có nước đọng nhiều, nhất
là các doanh nghiệp có nhiều vật dụng phục vụ sản xuất kinh doanh như lốp,
thùng phi, vật chứa lớn. Mặc dù UBND thị trấn Hai Riêng đã làm cam kết với các
đơn vị doanh nghiệp trong việc vệ sinh, sử lý bọ gậy nhưng thực tế vẫn chưa có hiệu
quả.
Dù chưa có thiệt hại về người, nhưng con số
352 người (chưa kể những những người chữa trị ngoài cơ sở khám chữa bệnh tư
nhân) bị nghiễm sốt xuất huyết đã gây tổn hại không nhỏ đối với đời sống, kinh
tế, xã hội nói chung và của từng hộ dân nói riêng.
Vì vậy để dập tắt dứt điểm dịch sốt xuất
huyết, ngành y tế cũng như toàn xã hội nói chung kêu gọi các cơ sở sản xuất,
từng hộ gia đình hãy nêu cao hơn nữa ý thức phòng ngừa bệnh; tổng vệ sinh diệt
bọ gậy hàng tuần với phương châm “không có loăng quăng, không có sốt xuất huyết",
"phòng bệnh cho mình, cho gia đình cũng chính là cho cộng đồng xã hội".
Văn Thùy- Ngọc Cường
0 nhận xét:
Đăng nhận xét