RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Mỗi một vấn đề cụ thể trong xã hội là một chủ đề nghiên cứu của nhiều ngành khoa học


Từ một vần đề xã hội cụ thể, chứng minh vấn đề đó không chỉ là đối tượng nghiên cứu của xã hội học mà còn là đối tượng nghiên cứu của các khoa học xã hội khác.
-Định nghĩa vấn đề xã hội: Vấn đề xã hội là những tình huống nảy sinh trong đời sống xã hội mà cách thức và những biện pháp giải quyết của chủ thể (con người, nhóm xã hội) chưa đạt được kết quả mong muốn. Chẳng hạn như là nghèo đói, mại dâm, thất nghiệp, ma túy…”

-Có thể thấy rằng trong tiến trình phát triển của xã hội tồn tại và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, các vấn đề này là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau trong đó có xã hội học. Ví dụ: nghiên cứu về vấn đề tự tử, cả tâm lý học và xã hội học điều nghiên cứu và giải thích về vấn đề này. (nếu các nhà tâm lý học lấy yếu tố bên trong (yếu tố cá nhân) của cá nhân để giải thích cho hiện tượng tự tử, thì các nhà xã hội học lấy yếu tố bên ngoài (yếu tố môi trường văn hóa- xã hội), lấy yếu tố liên cá nhân để giải thích. Các nhà xã hội học cho rằng tự tử là một hiện tượng xã hội do xã hội áp đặt và bắt cá nhân tự tử hay không tự tử. Các nhà xã hội học cho rằng ở đâu con người càng ít các mối quan hệ xã hội ràng buộc thì ở đó nguy cơ con người tự tử càng cao. Một ví dụ khác đó là vấn đề ly hôn hay tội phạm cũng được nhiều ngành khoa học nghiên cứu, trong đó có khoa học xã hội học. Giải thích cho vấn đề ly hôn, các ngành khoa học khác như gia đình học, tâm lý học cho rằng nguyên nhân xuất phát từ những kỳ vọng không được đáp ứng, thói hư tật xấu của nhau, căng thẳng kinh tế…thì các nhà xã hội học đi tìm những yếu tố văn hóa xã hội, những lực xã hội nào chi phối hiện tượng ly hôn. Các nhà xã hội học đặt lại vấn đề, tại sao tỉ lệ phụ nữ ly hôn trong các xã hội truyền thống thấp hơn xã hội hiện đại, nông thôn ít hơn đô thị… câu trả lời cho vấn đề này là: các giá trị văn hóa, tôn giáo, mạng lưới xã hội, điều kiện kinh tế… có tác động đến tỉ lệ ly hôn của phụ nữ. Do vậy hiện tượng ly hôn bên cạnh các nguyên nhân mang tính cá nhân còn có những yếu tố từ xã hội và nền văn hóa. Giải thích cho vấn đề tội phạm, các nhà tội phạm học, đạo đức học lấy yếu tố “đạo đức” để giải thích thì các nhà xã hội học lấy yếu tố xã hội để giải thích. (Các nhà xã hội học cho rằng tội phạm là do cấu trúc xã hội đẻ ra, xét đến cũng tội phạm cũng thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.)

-Như vậy có thể thấy rằng, với một sự kiện và hiện tượng xã hội nó là đối tượng nghiên cứu và giải thích của nhiều ngành khoa học khác nhau trong đó có xã hội học. Sự giải thích này theo hai hướng chính một là theo hướng cấu trúc chức năng; hai là theo hướng tác nhân xã hội mà thôi. Cái khác biệt của xã hội học là ở nhãn quan của nó – đó là cách lý giải mang tính xã hội học.

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét