RSS
Write some words about you and your blog here

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Đề thi môn Nhà nước và Pháp luật


                Câu 1:

                Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2011) khẳng định: “Nhà nước XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…”

                Đồng chí hãy làm rõ:

                1. Thế nào là nhà nước pháp quyền XHCN? Nêu các yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN

                2. Liên hệ thực tiễn việc xây dựng nhà nước pháp quyền và đưa ra phương hướng xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền VN XHCN

 Nhấn vào đây để tải về: http://upfile.vn/ipTl

Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân là một quan điểm chỉ đạo thống nhất và xuyên suốt Đảng ta, Đến Đại hội XI, Đảng ta nhận định: Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN tại Việt Nam là một tất yếu khách quan . Điều này cũng đã được  Hiến pháp năm 1992 (bổ sung) nhận tại Điều 2 : “Nhà nước cộng hòa  XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.”. Bằng lý luận về nhà nước pháp luật, chúng ta cùng phân tích làm rõ thế nào là nhà nước pháp quyền VN xã hội chủ nghĩa? Đồng thời thời xem xét thực tiễn để tìm hướng đi đúng nhằm xây dựng hoàn thiện NN VN XHCN.

 

Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

XHCN là một xã hội dược tổ chức trên cơ sở luật pháp. Luật pháp là cái thể hiện, là cái đảm bảo cho quyền làm chủ của nhân dân lao động và là công cụ để quản lý xã hội. Nói Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền có nghĩa là nhà nước hoạt động dựa trên cơ sở của pháp luật, vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước chỉ được thực hiện thông qua pháp luật và cũng bị hạn chế bởi chính pháp luật Nói cách khác,  nguyên tắc của nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật. Tính  pháp quyền XHCN của nhà nước ta được thể hiện ở các đặc trưng như sau :

            - Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước trong đó quyền dân chủ, quyền tự do và lợi ích chính đáng của con người, của công dân được nhà nước bảo đảm và bảo vệ.



1-6
 

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp để điều chỉnh các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội và pháp luật giữ vai trò tối cao. Nhà nước pháp quyền quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật, dùng pháp luật làm công cụ điều tiết chủ yếu mối quan hệ giữa con người với con người, tăng cường pháp chế, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật nhằm thực hiện và bảo vệ được các quyền tự do dân chủ, đặc biệt là quyền tự do kinh doanh và lợi ích hợp pháp của nhân dân, ngăn ngừa sự tuỳ tiện lạm dụng từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước, đồng thời ngăn ngừa hiện tượng dân chủ cực đoan, vô kỷ luật, thiếu kỷ cương. Đó là nhà nước mà mọi tổ chức, kể cả tổ chức Đảng đều hoạt động dựa cơ sở pháp luật, tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước công dân về các hoạt động của mình. Mọi công dân đều phải có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật. Tất cả mọi người không loại trừ ai (kể cả những người ban hành pháp luật) cũng phải chịu sự chi phối của pháp luật. 

- Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó xác định  rõ trách nhiệm của cả hai bên:  nhà nước và công dân trên cơ sở pháp luật, quyền của nhà nước là nghĩa vụ của công dân, quyền của công dân là nghĩa vụ của nhà nước

            - Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó quyền lực nhà nước được thực hiện theo cơ chế quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phù hợp giữa các cơ quan nhà nước trong vịêc thực hiện các quyền : hành pháp, lập pháp và tư pháp.

            - Nhà nước pháp quyền là nhà nước có những hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra, xét xử  có hiệu quả việc thực hiện pháp luật và có một hệ thống tài phán hoàn chỉnh (của cả cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính).

            - Nhà nước pháp quyền là nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Nhà nước CHXHCN Việt Nam còn là nhà nước thống nhất của các dân tộc, dân chủ thực sự, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân.

 

Các yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN  Việt nam (trang 46, 47)

 

 

Quá trình xây dựng, tăng cường nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở nước ta trong suốt mấy chục năm qua (đặc biệt trong những năm đổi mới) đã đưa lại nhiều kết quả tích cực. Nghị quyết Hội nghị lần thứ III khoá VIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và các Văn kiện Đại hội Đảng khoá IX, X, XI đã khẳng định công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng:

- Đã từng bước phát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Hiến pháp 1992 và nhiều Bộ luật, Luật, Pháp lệnh đã được ban hành, tạo khuôn khổ pháp lý để nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng... Đã có nhiều quyết định cải cách có ý nghĩa quan trọng trên lĩnh vực xây dựng nhà nước và pháp luật, làm cơ sở cho đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát huy trên nhiều lĩnh vực. Dân chủ về kinh tế ngày càng được mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất, là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Dân chủ về chính trị có bước tiến quan trọng, thể hiện ở việc bầu các cơ quan dân cử, ở chất lượng sinh hoạt của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, tại các cuộc thảo luận của nhân dân tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật, trong hoạt động của báo chí...

- Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, trước hết là của cơ quan hành chính nhà nước, đã có một bước điều chỉnh theo yêu cầu của quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước đã có bước đổi mới, vừa bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, thực tiễn tổ chức và hoạt động của nhà nước ta cũng đang bộc lộ nhiều yếu kém:

- Bộ máy nhà nước ta chưa thật trong sạch, vững mạnh; tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn; hiệu lực quản lý, điều hành chưa cao; kỷ cương xã hội còn bị buông lỏng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, nhà nước ta.

- Quản lý nhà nước chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ mới; chưa phát huy đầy đủ mặt tích cực và hạn chế được tính tự phát, tiêu cực của kinh tế thị trường. Đất đai, vốn và tài sản nhà nước chưa được quản lý chặt chẽ, sử dụng lãng phí và thất thoát nghiêm trọng.

- Tổ chức bộ máy nhà nước còn nặng nề, sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp còn có những điểm chưa rõ về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ, phân cấp trung ương - địa phương.

- Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước vẫn còn tình trạng buông lỏng và bao biện, chống chéo nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều hành của bộ máy nhà nước.

Có nhiều nguyên nhân gây nên những yếu kém của hệ thống chính trị, của bộ máy nhà nước, trong đó chủ yếu là:

- Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế là nhiệm vụ mới mẻ, hiểu biết của chúng ta còn ít.

- Đảng chưa làm tốt việc lãnh đạo cụ thể hoá nghị quyết của Đảng về xây dựng nhà nước để có chủ trương kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong thực tiễn đổi mới.

- Chưa kịp thời tổng kết thực tiễn và còn thiếu cơ sở khoa học khi quyết định một số chủ trương về sắp xếp điều chỉnh tổ chức bộ máy ở trung ương và địa phương nên khi thực hiện có vướng mắc, hiệu quả và tác dụng còn hạn chế.

- Các cơ quan nhà nước chưa phát huy đầy đủ trách nhiệm trong việc quán triệt và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng; trong việc tự đổi mới, tự chỉnh đốn, bảo đảm sự trong sạch và nâng cao hiệu quả hoạt động ở từng cơ quan, đơn vị.

- Các đoàn thể quần chúng chưa chú trọng xây dựng các nội dung cụ thể, thiết thực và đổi mới phương thức hoạt động để tổ chức vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ trong việc tham gia xây dựng chính quyền, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, sống, làm việc theo hiến pháp, pháp luật.

 

Từ thực tiễn trên, để cho NNPQ ở VN trở thành hiện thực, cần thực hiện các p/hướng XD NNPQ cơ bản sau:

Một là, phát huy dân chủ, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân: mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của ND trong XD và quản lý NN. Đây là p/hướng vừa cơ bản, vừa cấp bách hàng đầu là nhằm giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của NN ta, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về đạo đức, tham nhũng, lãng phí, quan liêu sách nhiễu ND trong bộ máy NN. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta. Mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, quyền lợi đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.

Hai là,Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật

+cần tập trung xây dựng p/luật trong lĩnh vực kinh tế như hoàn thiện p/luật d/nghiệp,Luật đầu tư nước ngoài tại VN, pháp luật về sở hữu…

+ Tập trung xây dựng p/luật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, KH-CN

+Tập trung xây dựng p/luật trong lĩnh vực XH: trước hêt coi trọng  hoàn thiện p/luật về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, hoàn thiện về p.luật dân tộc và tôn giáo, hoàn thiện p.luật về báo chí và xuất bản, quan tâm việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm PL đảm bảo th/hiện các ch/sách công bằng XH về xóa đói, giảm nghèo về bảo vệ người tiêu dung…

+ tập trung xây dựng p/luật trong lĩnh vực ANQP và trật tự an toàn XH: xây dựng hoàn thiện PL VỀ BẢO VỆ biên giới, PL trong việc đ/tranh phòng chống tội phạm và vi phạm PL…

Ba là, Tiếp tục đổi mới, tổ chức, hoạt đọng của Quốc Hội:

Xây dựng Quốc hội đảm bảo thực hiện được vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và luật quy định; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả tính chuyên nghiệp, hiện đại, tính minh bạch, công khai trong tổ chức, hoạt động cảu QH.Để thực hiện tốt nọi dung nêu trên cân thực hiện nhưng giải pháp sau đây:

+ Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thực hiện các chức năng của QH như lập pháp; đối nội và đối ngoại; giám sát.

+Phát huy vai trò, trách nhiệm, năng lực, bản lĩnh và nghiệp vụ h/động đại biểu của đại bểu QH.

+ Tăng cường mqh giữa QH với nhân dân: QH là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân, có cơ chế phản ánh kịp thời tâm tư nguyện vọng và ý chí của nhân dân với QH.

+ Tăng cường các đk về đội ngũ cán bộ tham mưu, giúp việc, bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của QH, thong tin hiện đại,

Bốn là, đẩy mạnh cải cách nền hành chính NN. Đây là nhiệm vụ trọng tâm của việc XD và hoàn thiện NN trong những năm trước mắt, trong đó có yêu cầu là XD nếp sống và làm việc theo PL trong XH. Cải cách hành chính phải được tiến hành trên cơ sở PL và tiến hành đồng bộ nhưng có bước đi thích hợp trên cả ba mặt: cải cách thể chế hành chính; tổ chức bộ máy và XD, kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức hành chính; cải cách tài chính công.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động tư pháp. Các cơ quan tư pháp là các cơ quan giữ gìn và bảo vệ PL mà trọng tâm là đối với tòa án ND các cấp. Vì thế toàn bộ hoạt động của nó là biểu hiện điển hình của việc tuân thủ và thực hiện PL. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống PL; đổi mới tổ chức h/động của các cơ quan tư pháp; Chấn chỉnh các tổ chức và các h/động bổ trợ tư pháp; đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ Cb tư pháp đáp ứng về số lượng và chất lượng theo yêu cầu mới…

Sáu là,Xây dựng đội ngũ CB, công chức đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN của dân , do dân, vì dân:

+Xây dựng và thực hiện tốt chiến lượt cán bộ

+Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC nhằm nâng cao chất lượng về chuyên môn, nâng cao nhận thức về trình độ lý luận chính trị Mác- Lê Nin.

+Đổi mới cơ chế đánh giá , tuyển dụng Cb, CC đảm bảo tính công khai, dân chủ

+Dổi mới chế độ chính sách tiền lương cho phù hợp với CB,CC.

+Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra , giám sát CB, CC

Bảy là, Đẩy mạnh hoạt động đấu tranh chống quan lieu và những biểu hiện tiêu cực khác trong bộ máy NN:

+Đánh gia đúng thực trạng tình hình về kết quả đấu tranh với các căn bệnh nêu trên

. Những trường hợp vi phạm phải được xử lý nghiêm minh và phải được chuẩn mực đạo đức điều chỉnh.

+nhẬn thỨc đúng tẦm quan trỌng cỦa cuỘc đẤu tranh chỐng quan liêu, tham nhũng và nhỮng biỂu hiỆn tiêu cỰc khác

+Cần phải xác định đúng quan điểm và thái độ trong đấu tranh

+Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện để đ/tranh chống quan lieu, tham nhũng.

Tám là,Đổi mới tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với NN trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân:

Sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng NNPQ của dân, do dân và vì dân phải bao quát toàn bộ tổ chức, hoạt động của NN và được  thể hiện trên những nội dung sau:

Một là, Đường lối, chính sách của Đảng là định hướng chính trị và nội dung hoạt động của nhà nước

Hai là, Đảng xác định những quan điểm, phương hướng ,ndung cơ bản nhằm xây dựng, hoàn thiện tổ chức h/động của NN đáp ứng y/cầu, nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn

Ba là, Đảng lãnh đạo h/động bầu cử QH, HDND các cấp đảm bảo thật sự phát huy qyền làm chủ của nhân dân trong việc lựa chọn các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan này.

Bốn là, Đảng lanh đạo công tác Ktra, thanh tra,gsat h/động của các cơ quan NN, CB,CC NN trong việc th/hiện đường lối,ch/sách của Đảng và PL của NN.

Năm là,Đảng lãnh đạo h/động xây dựng PL và tổ chức th/hiện PL, tăng cường pháp chế trong đời sống XH và h/động của NN, CB,CC NN

Sáu là, Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, CC đáp ứng y/cầu của sự nghiệp đổi mới và yêu cầu xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân

 

Tóm lại, trong công cuộc đổi mới của đất nước, XD NNPQ của dân, do dân, vì dân là yêu cầu khách quan của sự nghiệp XD CNXH, và việc tiếp tục XD và hoàn thiện NNPQ là đòi hỏi khách quan và phù hợp với xu hướng chung của thời đại. Vì vậy, trong đ/lối l/đạo của mình, Đảng ta đặc biệt coi trọng việc đề ra đ/lối XD và hoàn thiện BMNN- yếu tố trung tâm của HTCT. Để thực hiện mục tiêu đó, phải tăng cường hiệu lực của BMNN, mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của ndân trong XD và quản lý NN, đồng thời tăng cường sự l/đạo của Đảng trên mọi lĩnh vực….

Với cương vị là một đảng viên, qua đây tôi nhận thức rằng, để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam XHCN, thì cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, tích cực tuyên truyenf, vận động người thân, gia đình và nhân dân nâng cao nhận thức về nhà nước pháp quyền việt Nam, chaapps hành tốt các chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước; các nội duy, qui định tại địa phương; tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; phê phán với những biểu hiện tieu cực ở địa phương… góp phần xây dựng hoàn thiện nhà nước PQ VN XHCN.

 

 

 

4 nhận xét:

¤-:- -»°«-(¯`•.—][_AnhMinhVip_]— .•´¯)-»°«- -:¦:-¤ nói...

lỗi file rồi ad ơi. cho e xin file với

Tôi cô đơn trong đất nước tôi nói...

Đất nước mình lạ quá...

Thảo Thảo nói...

EM TẢI FILE VỀ KHÔNG ĐƯỢC, XIN AD HỖ TRỢ Ạ. MAILL CỦA EM LÀ: thaongoc4515@gmail.com
cảm ơn ạ

officelaptop nói...

Thank you for any other informative site. The place else could I am getting that kind of information written in such a perfect approach? I have a mission that I'm just now running on, and I have been on the look out for such info 검증사이트

Đăng nhận xét