Vùng
kinh tế mới Tân Lập, xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên có hơn 160 hộ là
người dân tộc thiểu số Tày, Nùng. Hơn hai mươi năm bươn chải với vô vàn khó
khăn, được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, sự nỗ lực của từng người dân, đến
nay, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nơi đây đã có nhiều đổi thay
sâu sắc, nhiều nét văn hóa truyền thống được chú trọng bảo tồn phát huy, trong
đó hát then- đàn tính là một điển hình.
Đến
với CLB, bắt buộc mỗi thành viên phải có một cây đàn tính. Đàn tính làm từ quả
bầu khô, cần đàn làm bằng gỗ, thẳng đều; dây bằng sợi cước. Ông Nguyễn Đình
Sao, Nghệ nhân truyền dạy hát then- đàn tính của câu lạc bộ, đồng thời là thành
viên lớn tuổi nhất cho biết, ở lứa tuổi như ông, được các cụ truyền khẩu,
truyền tay nên ai cũng biết hát then. Khi vào đây xây dựng kinh tế mới, đời
sống khó khăn, nên thế hệ trẻ không có nhiều điều kiện để tiếp cận. Bên cạnh
đó, yêu cầu của then là phải vừa hát thật hay, hát được nhiều làn điệu mà còn
phải đàn thật ngọt, múa thật dẻo. Ông Sao
bày tỏ: “Truyền dạy để các cháu tiếp cận được cái then, để các cháu hát được
then, đánh được đàn là điều rất khó. Tôi dùng hết sức để truyền dạy cho con,
cho cháu làm sao biết đàn then, biết hát
then và dùng những làn điệu then để phục
vụ cho cộng đồng. Còn bà Lương Thị Hỷ, Chủ nhiệm CLB hát then Tân Lập thì cho
biết: “Các thành viên câu lạc bộ là những người nông dân, ban ngày đi làm, chỉ
có thời gia tập vào buổi tối. Nhưng chị em vẫn nỗ lực để luyện tập; duy trì môn
nghệ thuật, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình”.
Hát then cổ của
của người Tày, Nùng mang đậm tính tâm linh nhưng cũng rất giàu tính nghệ thuật,
được sử dụng trong các lễ cúng nhà mới, cúng giải hạn, cúng cầu an… Hát then
ngày nay đã đươc các nghệ nhân cải biên, lời bài hát thì rất phong phú. Từ việc
mô tả hoạt động lao động sản xuất, những chuyện vui buồn thường ngày trong cuộc
sống, đến việc ca ngợi sự đổi thay của quê hương, đất nước, ca ngợi Đảng, Bác
Hồ kính yêu. Hát then giúp họ quyên đi những lo toan vất vả trong cuộc sống,
nhân lên niềm vui bên chén rượu sắn nồng của những ngày lễ hội, là sợi dây vô
hình kéo mọi người không phân biệt giai tầng, dân tộc đến gần nhau hơn. Ông Phan Thanh Quyền, trưởng Phòng VH-TT,
chủ tịch Hội Văn học- Nghệ thuật huyện Sông Hinh nói: “CLB hát then ra đời là
một ý nghĩa, bản sắc văn hóa đồng bào các dân tộc được giữ gìn, phát triển. Sau
khi làm việc với Đảng ủy xã Ea Ly, thành lập hai câu lạc bộ hát then; tập hợp
các nghệ nhân hát then vào để phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị ở địa phương,
để cho các anh, các chị thế hệ trước truyền dạy cho thế hệ trẻ, đừng để nó mất
đi, đặc biệt trong xu thế hộ nhập và phát triển, câu lạc bộ hát then ra đời tạo
được phong trào chung toàn huyện”.
Người Tày, Nùng
mang theo điệu hát then đến với vùng đất Sông hinh hơn chục năm qua. Nhưng nó
mới chỉ dừng lại ở một vài cá nhân và mang tính tự phát. Việc thành lập và duy
trì câu lạc bộ hát then góp phần làm phong phú các loại hình văn hóa truyền
thống; đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của người dân địa phương,
điều quan trọng hơn đó là điều kiện là môi trường thuận lợi cho việc lưu
truyền, bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của người Tày, Nùng. Đó cũng là tinh thần
của Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, về Xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn.
Tuy nhiên, để
duy trì và phát triển, nhân rộng thì rất cần nhiều hơn nữa sự quan tâm, giúp đỡ
của các ngành các cấp. Đó cũng là kiến nghị của Ông Đàm Văn Tuấn, Bí thư chi bộ thôn Tân Lập, đồng thời là thành viên CLB hát then Tân lập, xã Ea Ly,
huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
VT-NC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét