TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ
TỔ LÝ-HÓA-SINH
-------***--------
SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM:
XÂY DỰNG TIẾT HÓA: HỌC MÀ VUI- VUI MÀ HỌC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Thái
Hai riêng, Ngày 19/4/2010
I.MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
2.Mục đích của đề tài .
Giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu bài
từ đó yêu thích môn hóa hơn.
3.Đối tượng của đề tài.
Giáo viên dạy hóa và học sinh THCS.
4.Phạm vi của đề tài.
Tất cả giáo viên dạy hóa theo chương trình THCS
5.Phương pháp thực hiện đề tài.
Sưu tầm,sáng tác.
6.Nội dung đề tài.
Xây dựng tiết hóa:Học mà vui-vui mà học.
II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
1.Cơ sở lí luận.
a.Cơ sở pháp lí.
Căn cứ mục tiêu môn học, cấp học
THCS , hoá học là một môn khoa học tự nhiên đòi hỏi phải trang bị hệ thống kiến
thức xuyên suốt. Bộ môn này góp phần quan trọng giúp các em bậc THCS nắm vững
kiến thức, rèn luyện tư duy hóa học ,là cơ sở ban đầu để học hóa bậc THPT,ĐH và
xa hơn nữa là chuẩn bị cho học sinh lao động sản xuất góp phần xây dựng quê
hương đất nước.
b.Cơ sở lí luận.
Nhiệm
vụ của người thầy giúp các em nắm vững kiến thức trong chương trình, rèn luyện
kỹ năng vận dụng để phát triển tư duy hóa học của học sinh.
Ðể đạt được mục đích trên người thầy dạy bộ môn hóa học phải tạo được hứng thú và niềm vui trong học tập. Trong việc học phải có giải trí, trong việc giải trí phải có sự học, để giúp các em dễ học, dễ hiểu, dể nhớ - đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Ðó là cách học tốt rất phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên.
Ðể đạt được mục đích trên người thầy dạy bộ môn hóa học phải tạo được hứng thú và niềm vui trong học tập. Trong việc học phải có giải trí, trong việc giải trí phải có sự học, để giúp các em dễ học, dễ hiểu, dể nhớ - đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái. Ðó là cách học tốt rất phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên.
c.Cơ sở thực tế .
Qua tìm hiểu thực tế, đa số học sinh thấy môn hóa
học là trừu tượng, khô khan, khó hiểu. Giáo viên cần có phương pháp kích thích
trí tò mò, lòng ham thích môn học ở các em.
2.Thực trạng của đề tài.
a.Phạm vi nghiên cứu.
Học sinh
lớp 9 trường THCS Trần phú.
b.Thực trạng .
Nhiều học sinh có kết quả học hóa thấp, không yêu thích môn học, vì cho rằng:
khó hiểu.
c.Nguyên nhân của thực trạng.
Giáo viên và học sinh chưa có phương pháp dạy và
học tập sáng tạo,phù hợp với đặc thù bộ môn và tâm sinh lí lứa tuổi.
3.Giải pháp.
a.Cơ sở đề xuất.
Tạo niềm vui và hứng thú trong học tập cho học
sinh.
b.Giải pháp chủ yếu.
Đưa các câu đố vui, thơ vui,chuyện vui phù hợp vào
nội dung tiết học.
c.Tổ chức triển khai.
2) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trong
thời gian qua, tôi đã sáng tác, sưu tầm các mẩu chuyện vui, câu đố vui, thơ vui
phù hợp với nội dung bài học để đố, đọc ,kể cho học sinh nghe nhằm thay đổi
không khí học tập, đồng thời giúp học sinh nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức hơn.
Dưới đây là một số ví
dụ cụ thể:
Để giúp học sinh dễ
nhớ khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố khi dạy tiết 5,6: Nguyên tố hóa
học (Hóa 8) tôi giới thiệu "bài ca khối lượng nguyên tử":
Hiđro là một (1)
Mười hai (12) cột cacbon (C)
Nitơ (N) mười bốn (14) tròn
Oxi (O) trăng mười sáu (16)
Natri (Na) hay láu táu
Nhảy tót lên hai ba (23)
Khiến magie (Mg) gần nhà
Ngậm ngùi nhận hai bốn (24)
Hai bảy (27) nhôm (Al) la
lớn
Lưu huỳnh (S) giành ba hai (32)
Khác người thật là tài
Clo (Clo) ba năm rưỡi (35,5)
Kali (K) thích ba chín (39)
Canxi (Ca) tiếp bốn mươi
Năm nhăm mangan cười (40)
Sắt (Fe) đây rồi : năm sáu
(56)
Bởi kém kẽm (Zn) sáu năm
(65)
Tám mươi (80) brom (Br) nằm
Xa bạc (Ag) một ninh tám
(108)
Bari (Ba) buồn chán ngán
Một ba bảy (137) ích chi
Kém người ta còn gì !
Thủy ngân (Hg) hai linh mốt
(201
Khi
dạy tiết 13,14: Hóa trị (hóa 8) tôi giới hiệu "bài ca hóa trị "để học
sinh lựa chọn cách học phù hợp vói bản thân sao cho dễ nhớ nhất:
Kali (K) , iot (I) , hidrô (H)
Natri (Na) với Bạc (Ag) , Clo (Cl) một loài
Là hoá trị I ai ơi!
Nhớ ghi cho kĩ khỏi hoài phân vân...
Magiê (Mg), kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg)
Oxi (O) , đồng (Cu) , thiếc (Sn) thêm phần Bari (Ba)
Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !
Này nhôm hoá trị III lần.
In sâu trí nhớ khi cần có ngay.
Cacbon (C), silic (Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên.
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền?
II , III lên xuống nhớ liền ngay thôi.
Lại gặp nitơ (N) khó rồi
I , II , III , IV khi thời lên V.
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên IV khi nằm thứ V.
Phot pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến thì ừ rằng V.
Em ơi , cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng!.
Natri (Na) với Bạc (Ag) , Clo (Cl) một loài
Là hoá trị I ai ơi!
Nhớ ghi cho kĩ khỏi hoài phân vân...
Magiê (Mg), kẽm (Zn) với thuỷ ngân (Hg)
Oxi (O) , đồng (Cu) , thiếc (Sn) thêm phần Bari (Ba)
Cuối cùng thêm chú Canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !
Này nhôm hoá trị III lần.
In sâu trí nhớ khi cần có ngay.
Cacbon (C), silic (Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên.
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền?
II , III lên xuống nhớ liền ngay thôi.
Lại gặp nitơ (N) khó rồi
I , II , III , IV khi thời lên V.
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên IV khi nằm thứ V.
Phot pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến thì ừ rằng V.
Em ơi , cố gắng học chăm
Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng!.
Khi
dạy tiết 40: Tính chất, điều chế ôxi (Hóa 8)
giáo viên ra câu đố:
1.Muối gì chế
ôxi
Ở trong phòng
thí nghiệm
Là những chất dễ
kiếm
Có bán trên thị
trường? Đáp án:KMnO4,
KClO3
2.Muối gì sắc
tím đậm
Pha loãng có màu
hồng
Ta thường ngâm
rau sống
Rửa vết thương,
sát trùng? Đáp án: KMnO4
Khi
dạy tiết 47: Tính chất, ứng dụng của Hiđro (Hóa 8) giáo viên ra câu đố:
Hai khí gì cùng
mẹ
Trái tính ngay
từ đầu
Gặp đâu là sinh
sự
Không chung sống
được lâu? Đáp án:H2,O2
Khi
dạy tiết 61(Hóa 8) :Độ tan của một số chất trong nước, giáo viên giới thiệu bài
thơ "Tính tan của muối":
Loại muối tan tất cả
Là muối Nitrat
Và muối Axetat
Bất kể kim loại
nào
Những muối hầu
hết tan
Là Clorua,
Sunfat
Trừ Bạc, Chì
clorua
Bari, Chì,
Sunfat
Những muối không
hòa tan
Cacbonat, phốt
phát
Suanfua và
Sunfit
Trừ Kiềm*, Amôni
Khi
dạy tiết 6: Một số Axit quan trọng(hóa học 9) , giáo viên đố:
1. Axit gì nhận
biết
Bằng quì tím đổi
màu
Thêm vào bạc
nitrat
Tạo kết tủa
trắng phau? Đáp án:HCl
2. Axit gì cùng
sắt
Tạo muối sắt 2,
3
Tùy điều kiện
dung dịch
Còn làm sắt trơ
ra? Đáp án: H2SO4
3. Axit gì không
bền
Có tên không
thấy mặt
Điều chế muối
cho kiềm
Cùng oxit tương
tác? Đáp án: H2CO3
4. Axit gì đa
chức
Có trong nước
quả tranh
Vắt ra thêm
đường ngọt
Uống giải khát
ngon lành Đáp án: axit xitric
Khi
dạy tiết 15: Một số muối quan trọng (hóa học 9) , giáo viên đố:
1. Muối gì làm
thuốc súng
Sức công phá phi
thường
Nhưng các bà nội
trợ
Lại dùng làm lạp
xường? Đáp án:
KNO3
2. Muối gì khi
bị thiếu
Với lượng chẳng là
bao
Mà gây bệnh bướu
cổ
Nơi xã biển,
vùng cao? Đáp án: muối iôt
3. Muối gì làm
ra xút
Nhưng cần nhất
khi ăn
Tạo sô đa
:phương pháp
Gắn với tên
Leblanc? Đáp án:NaCl
4. Muối gì tạo
váng cứng
Trên mặt nước hố
vôi
Đàn kiến qua lại
được
Với bỏ lại sinh
sôi? Đáp án:CaCO3
Khi
dạy tiết 16: Phân bón hóa học (hóa học 9) , giáo viên đố:
1. Muối gì trong
cơn mưa
Hình thành nhờ
tia chớp
Làm lúa chiêm
phất cờ
Khi lấp ló đầu
bờ? Đáp án: muối nirat
2. Muối gì chứa
kali
Giúp cho cây
chịu hạn
Tăng cường hấp
thụ đạm
Tạo ra nhiều bột
đường? Đáp án:KCl,K2SO4,K2CO3
3. Muối gì khi
hòa tan
Nó thu nhiệt rất
nhanh
Làm cốc đựng
dung dịch
Nước đóng băng
ngoài thành Đáp án:NH4NO3
Khi
dạy tiết 23 : Dãy hoạt động hóa học của kim loại (hóa học 9) , giáo viên giới
thiệu cách học dãy điện hóa:
K,
Na, Ba, Ca,
Mn, An, Zn,
Fe, Ni, Sn,
Pb, H, Cu,
Khi nào
bạn cần may
áo záp sắt
năng sang pháp
hỏi cửa
Hg, Ag,
Pt, Au.
hàng á
phi âu.
Khi
dạy tiết 31, 32: Clo (hóa học 9) , giáo viên đố:
1. Muối gì dùng
tẩy trắng
Mang nặng mùi
clo
Bảo quản nơi dâm
mát
Mong bạn hãy nhớ
cho? Đáp án: NaClO
2. Muối gì trên
thương mại
Gọi thuốc tẩy
Javel
Dùng trong ngành
sợi ,dệt
Chắc nhiều bạn
đã quen? Đáp án: NaClO
Khi
dạy tiết 34: Các oxit của cacbon (hóa học 9), giáo viên đố:
Khí gì có tính
độc
Là thành phần
khí than
Vẫn thường được
ứng dụng
Trong ngành
luyện thép gang Đáp án:CO
Khi
dạy tiết 46: Etilen (hóa học 9), giáo
viên đố:
Khí gì mà phân
tử
Có một liên kết
đôi
Một chút dùng
kích thích
Quả xanh đã chín
rồi.
Khi
dạy tiết 48: Benzen (hóa học 9) , giáo viên chốt:
Benzen là hợp
chất vòng
Dễ thế, khó cộng
anh không nhớ à
Oxi hóa- khử khó
mà
Tính chất hóa đó
gọi là tính thơm.
Khi
dạy tiết 55: Axit Axetic (hóa học 9), giáo viên đố:
Axit gì bạn ơi
Lên men từ rượu
nhạt
Thiếu nó xin
đừng mời
Những món ngon
nem, chả?
Khi
dạy tiết 58: Chất béo (hóa học 9) , giáo viên đố:
Muối gì nhờn như
sáp
Đóng bánh gọi xà
phòng
Xưa dùng để giặt
rửa
Nhưng ngày nay
ít dùng
...
3.RÚT KINH NGHIỆM
Những câu đố vui,thơ vui hóa học trên
có thể sử dụng một cách linh họat trong các tiết ôn tập, tổng kết chương, học
kì hay các buổi sinh hoạt ngoại khóa để kiểm tra, hệ thống hóa kiến thức cho
học sinh cũng mang lại hiệu quả.
4)
KẾT LUẬN
Thời
gian qua,tôi đã dùng các câu đố , mẩu chuyện vui thích hợp trong giảng dạy hóa
học nhằm giúp cho học sinh yêu thích và say mê bộ môn hóa học hơn, giúp cho các
em mở rộng và đào sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhưng rất sâu sắc
và phát huy tính tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
Kết quả: Sau khi áp dụng sáng kiến, đa số học sinh
không còn thấy khô khan , nhàm chán khi học hóa.
Các
em thấy yêu thích môn học hơn, nhớ kiến
thức lâu hơn.
Tỉ
lệ học sinh khá giỏi tăng, học sinhh yếu kém giảm.
Tuy
có rất nhiều cố gắng nhưng bước đầu chắc không tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế. Rất mong và trân trọng ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp để đề tài sáng kiến này được phong phú và hoàn
thiện hơn .
Người viết:
Nguyễn Thị Hồng Thái
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC CÁC CẤP
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Hóa học vui - Tác giả:
PGS,TS Nguyễn Xuân Trường.
2.Mạng internet.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét