RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Câu 4. Tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc, nhiệm vụ đối ngoại

(Ngân hàng câu hỏi môn Đường lối...)

         Đối ngoại
là những mặt hoạt động chủ yếu thể hiện trong mối quan hệ với các nước và các dân tộc khác Gồm các công việc, các quan hệ và các hoạt động của một nước đối với một hoặc một số nước khác cũng như với các tổ chức quốc tế. Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ chính sách đối ngoại là sự tiếp nối chính sách đối nội, là một bộ phận quan trọng trong đường lối chính trị và chính sách của mọi quốc gia, dân tộc. Xá định tầm quan trọng đó,Đảng đã đề ra nguyên tắc và nhiệm vụ đối ngoại, cụ thể như sau:
- Giữ vững hòa bình để phát triển là là lợi ích cơ bản, chân chính và cao nhất của dân tộc trong tư tưởng đối ngoại của Việt nam ta. Do dó, mục tiêu đối ngoại là tạo lập được môi trường quốc tế hòa bình, thuận lợi cho công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Xuất phát từ lợi ích và mục tiêu đối ngoại đã được xác định, Đảng ta đề ra tư tưởng chỉ đạo đối ngoại là giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của VN cũng như diễn biến hòa bình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tượng mà VN có quan hệ. Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới sau 11/9/2001, Hội Ngị lần thứ VIII BCH TW Đảng khóa IX đã bổ sung và làm sâu sắc thêm tư tưởng chỉ đạo đối ngoại với quan điểm; Trong bất kỳ tình huống nào cũng tránh không để rơi vào tình huống đối đầu, cô lập hay lệ thuộc , củng cố hòa bình, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước.

Đại hội X của Đảng tiếp tục kế thừa và làm sâu sắc thêm tư tưởng chỉ đạo đối ngoại với việc khẳng định những quan điểm: “Thưc hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập  tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác nhau. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”.
Kế thừa đường lối đối ngoại của 25 năm Đổi mới, về mục tiêu của đối ngoại, văn kiện Đại hội XI nêu: “vì lợi ích quốc gia, dân tộc” . Cùng với lợi ích quốc gia dân tộc, Đại hội XI cũng đặt mục tiêu đối ngoại là “vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Hai mục tiêu này thống nhất với nhau. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là cơ sở cơ bản để xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Xây dựng một nước Việt nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh là phù hợp với lợi ích quốc gia dân tộc và là điều kiện cần để thực hiện các lợi ích đó.
Việc nêu rõ lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu đối ngoại trong văn kiện Đại hội XI của Đảng có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định rõ hơn định hướng: Đảng ta hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc, từ đó tái khẳng định sự thống nhất và hòa quyện giữa lợi ích của giai cấp và lợi ích của dân tộc. Khẳng định lợi ích quốc gia, dân tộc là mục tiêu đối ngoại cũng có nghĩa là Đại hội đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc cao nhất của các hoạt động đối ngoại. Nói cách khác, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc mà tất cả các hoạt động đối ngoại, từ ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng đến ngoại giao nhân dân, đều phải tuân thủ.

Đường lối và chính sách đối ngoại rộng mở luôn dựa trên sự kiên trì và giữ vững nguyên tắc đôi ngoại  cơ bản bào trùm là vì hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội. Cụ thể hóa nguyên tắc này, Đảng, Nhà nước VN nêu bốn nguyên tắc đối ngoại chủ yếu:
- Một là,  tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Đây là nguyên tắc cơ bản, là quan điểm nhất quán trong quan hệ đối ngoại của Đảng và nhà nước và phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế. Thực hiện nguyên tắc này chúng ta phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh và làm thất bại mọi âm mưu và hành động can thiệp bằng điễn biến hoà bình của các thế lực thù địch.
- Hai là, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế
- Ba là, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình
Đây là nguyện vọng chung của nhân dân tất cả các nước trên thế giới và là một nguyên tắc chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta. Chúng ta tôn trong độc lập chủ quyền của mỗi nứơc, bảo vệ các nước nghèo nhỏ yếu, chống chủ nghĩa dân tộc nước lớn, và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép hoặc áp đặt đe doạ đến lợi ích của dân tộc ta.
- Bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi
Khẳng định sự tôn trọng lẫn nhau, thực hiện quyền bình đẳng thể hiện tư thế và vị trí chính đáng của VN trong quan hệ quốc tế. Cùng có lợi là nguyên tắc khách quan có ý nghĩa toàn diện và lâu dài

Đại hội XI nhấn mạnh việc tuân thủ nguyên tắc khi tiến hành các hoạt động đối ngoại, tái khẳng định các nguyên tắc của đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ Đổi mới, Đại hội XI nêu: “bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”, “tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc”. Bên cạnh những nguyên tắc nhất quán này, văn kiện Đại hội XI, phần định hướng giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới trên biển và thềm lục địa với các nước liên quan, nêu thêm nguyên tắc giải quyết các vấn đề tồn tại trên cơ sở các “nguyên tắc ứng xử của khu vực”.

Về nhiệm vụ đối ngoại
Trong suốt quá trình đổi mới, Đảng và NN ta luôn xác định một cách rất nhất quán  nhiệm vụ đối ngoại, mà nội dung cơ bản của nó tiếp tục được khẳng định lại trong văn kiện đại hội X là: “Giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh và phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”. Nhiệm vụ này chỉ rõ yêu cầu đối với công tác đối ngoại trước hết phải đấu tranh vì lợi ích dân tộc, tạo được môi trường hòa bình để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ tổ quốc. Song, đặt cao lợi ích dân tộc không có nghĩa từ bỏ chủ nghĩa quốc tế chân chính, mà chính là góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng, Nhà nước VN rong điều kiện khả năng cho phép đối với các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới, đấu tranh vì các mục tiêu mang tính thời đại hòa bình, độc lập dân tộc,dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đại hội X cũng nêu rõ một số nhiệm vụ cụ thể trong công tác đối ngoại sau:
- Phát triển quan hệ với tất cả các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế, chú trọng đưa các quan hệ đối tác đã được thiết lập đi vào chiều sâu, xây dựng các mối quan hệ thực chất, ổn định, lâu dài
Làm sâu sắc các mối quan hệ hiện có, thực hiện và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi, vì lợi ích mỗi nước và lợi ích chung của hòa bình phát triển trong khu vực và trên thế giới.

- Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương, tin cậy với đối tác chiến lược, khai thác có hiệu quả những cơ hội, giảm tối đa những thách thức, rủi ro trong điều kiện VN đã chính thức trở thành thành viên WTO
- Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực là chủ động về mọi mặt, quán triệt tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân về ý nghĩa của hội nhập kinh tế quốc tế và thấy trước quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội, vận hội mới, song cũng không ít thách thức. Phải chủ động tạo nguồn nhân lực có phẩm chất, năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng; biết nắm lấy thời cơ và đương đầu với những thách thức; nêu cao tinh thần độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập.
- Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn FDI, ODA, FPI, tín dụng thương mại và các nguồn vốn khác; xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài
- Đẩy mạnh công tác văn hóa thông tin đối ngoại góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
Ngoại giao văn hóa sẽ đẩy mạnh việc quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước với thế giới, để nhân dân thế giới thấy một đất nước Việt Nam hòa bình, thân thiện, là bạn, đối tác tin cậy và là điểm đến cho du lịch và đầu tư. Từ nhiệm vụ đó, ngoại giao văn hóa phải gắn kết chặt chẽ, biện chứng với ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và công tác củng cố, nâng cao uy tín và vị thế của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
- Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại vững vàng về chính trị, có trình độ ngoại ngữ và năng lực nghiệp vụ cao, có đạo đức và phẩm chất tốt
- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu về đối ngoại với sự tham gia và phát huy trí tuệ của các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học.
Tham mưu giúp Chính phủ quản lý kinh tế vĩ mô; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng, cải cách hành chính, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; mở rộng thị trường xuất khẩu; vận động viện trợ ODA; thúc đẩy đầu tư trực tiếp vào Việt Nam và đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài.
- Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trng của nhà nước  đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân; giữa chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; giữa đối ngoại quốc phòng và  an ninh, giữa thông tin đối ngoại và thông tin trong nước.
Tham gia tích cực nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, kể cả trên biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong tình hình mới, âm mưu và các hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền chống phá nước ta ngày càng gia tăng. Bộ Ngoại giao cần phải chủ động, linh hoạt và sáng tạo hơn nữa trong công tác đấu tranh về các vấn đề này.
Trong nhiệm vụ của công tác đối ngoại, văn kiện Đại hội XI nêu rõ: “Nhiệm vụ của công tác đối ngoại là giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” . Phục vụ các mục tiêu quốc gia về phát triển, an ninh và nâng cao vị thế đất nước là nhiệm vụ nhất quán trong đường lối, chính sách đối ngoại thời kỳ đổi mới. Điểm mới trong phần đối ngoại của văn kiện Đại hội XI là xác định rõ hơn khía cạnh an ninh khi nêu rõ nhiệm vụ “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là cơ sở tồn tại của một quốc gia. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ luôn luôn là một trong những nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Việc nêu rõ điều này trong nhiệm vụ đối ngoại là nhằm đáp ứng những phát triển mới của tình hình, đồng thời khẳng định vai trò của đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Với tư tưởng chỉ đạo, với những nguyên tắc nêu trên, trong thời gian qua, Đảng ta, đất nước ta và nhân dân ta đã thực hiện tốt nhiệm vụ ngoại giao, đó là: mối quan hệ với các nước láng riềng Lào, Campuchia, Trung quốc ngày càng củng cố theo phương trâm “láng giềng tốt”; quan hệ với các nước ASEAN cũng được tăng cường trên bước mới  theo hướng ổn định, lâu dài  và tin cậy lẫn nhau, VN trở thành thành viên tích cực vào mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN; Từ chỗ phá thế ba vây cấm vận, quan hệ VN-Hoa kỳ chuyển biến tích cực cả về chính trị, kinh tế, thương mại khoa học, nhân đạo; Quan hệ với các nước lớn như Nhật bản, Liên Bang ga, Ấn Độ, và các nước EU có nhiều khởi sắc. Bên cạnh đó VN đã có nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước bạn bè truyền thống và nhiều ước khác ở khu vực  Đông Âu và Á- Phi- Mỹ La tinh. Đến nay VN đã quan hệ ngoại giao với trên 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng với việc gia nhập WTO, VN đã vươn lên trở thành mọt trong 10 nền kinh tế có triển vọng, thu hút 8 nghìn dự án FDI với tổng số vốn trên 100 tỷUSD…
Thực sự phát huy được vai trò là thành viên tích cực của các thể chế khu vực và toàn cầu. Nước ta đã tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình liên kết khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương thông qua các tổ chức và diễn đàn: ASEAN, Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), Cộng đồng kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn cấp cao Đông Á (EAS); đã tham gia 8 hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực. Lần thứ hai, Việt Nam đã chính thức ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2020 - 2021); đăng cai tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới IPU lần thứ 32 (năm 2015); và cũng lần thứ hai đứng ra đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao APEC (năm 2017). Mới đây, nước ta đã được bầu vào Hội đồng thống đốc Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO và lần đầu tiên được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2014-2016) với số phiếu rất cao. Kết quả đó thể hiện uy tín quốc tế của nước ta và lòng tin của Cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam.
Bên cạnh những thành tựu to lớn, trong việc triển khai đường lối, chính sách đối ngoại còn có những khó khăn hạn chế cần khắc phục như:
-          Một số nội dung cụ thể triển khai chậm, chưa thực sự tự chủ, chưa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
-          Chúng ta mới chỉ tập trung đối ngoại về kinh tế, chư chú trọng nhiều đến đối ngoại ANQP
-          - Trong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn chúng ta còn lúng túng, bị động...
-          Chưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết
-           Doanh nghiệp nước ta còn yếu cả về sản xuất, quản lý và khả năng cạnh tranh kém khó vươn đến các nước lớn
-          Chưa tích cực chủ động hỗ trợ cho các chính sách đối ngoại- Một số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; luật pháp, chính sách quản lý kinh tế - thương mại chưa hoàn chỉnh
-          Chưa xác định rõ thực hiện cho được tôn chỉ mục đích của đôi ngoại, chưa đi vào chiều sâu của đối tác
-          Cán bộ đối ngoại chưa đáp ứng kịp yêu cầu, đó là người thay mawyj cho Đảng, NN Nhân dân ta thể hiện uy lực của ta với đối tác
Nguyên nhân
-Ưu:
- Có chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước
- Truyền thống , kinh nghiệm đối ngoại khôn khéo của ông cha ta


- Khuyết:



Từ những thành tựu, hạn chế trên, chúng ta có thể rút ra bài học sau:
            - Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới ánh sang của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng hồ chính minh. Trung thành vận dụng sáng tạo chủ trương đường lối chính sách của Đảng, nhà nước trong nhiệm vụ đối ngoại
- Luôn phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường đi đôi với tăng cường đoàn kết và mở rộng hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; xác định đúng, đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu; có cách nhìn đúng đắn, linh hoạt về đối tượng và đối tác trong bối cảnh mới. 
- thường xuyên đổi mới tư duy đối ngoạiĐiều này chỉ có thể có được bằng việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo lý luận Mác - Lê-nin và tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, mà nổi bật là nguyên tắc "dĩ bất biến, ứng vạn biến", "thêm bạn bớt thù".
- Thực tiễn cho thấy phải luôn luôn chú trọng công tác nghiên cứu chiến lược, dự báo tình hình, tổng kết lý luận và thực tiễn để kịp thời rút ra những bài học quý báu cho các giai đoạn tiếp theo của công tác đối ngoại. 

Để nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới đạt kết quả cao hơn nữa, theo tôi cần làm tốt một số nội dung sau:
            - Các cấp các ngành, từng cơ quan, địa phương đơn vị tập trung làm tốt công tác xây dựng đảng trong sạch vững mạnh; từng chi bộ, đảng bộ vững mạnh, Đảng ta mới vững mạnh và từ đó lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại.
            - Chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức cho toàn Đảng, Toàn dân về đối ngoại và nhiệm vụ đối ngoại, từ đó tạo được sự đồng thuận, thống nhất trong hành động
            - Tập trung chỉ đạo thực hiện thành công công cuộc đổi mới, hiện đại hóa đất nước đó là CNH-HĐH đất nước góp phần đưa đất nước ta lên một vị thế, tầm cao mới
- Từng ngành, từng lĩnh vực thường xuyên đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, từ đó phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm, hạn chế trong nhiệm vụ đối ngoại. Học tập phong cách ngoại giao Hồ  Chí Minh.
- Đẩy mạnh công tác văn hoá- thông tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
- Đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ nói chung, cán bộ làm công tác ngoại giao vừa hồng vừa chuyên, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thời kỳ mới. 
- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu về đối ngoại với sự tham gia và phát huy trí tuệ của các cơ quan nghiên cứu và các nhà kho học.
-  Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với hoạt động đối ngoại
- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế;
- Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo Đảng và nhà nước về đối ngoại, nghiên cứu cơ bản và dự báo về tình hình thế giới, khu vực về đối tác cần được tăng cường hơn nữa cả về mức độ cũng như chất lượng, xử lý nhanh nhạy các vấn đề mới nảy sinh có lợi nhất cho đất nước.
- Quản lý thống nhất công tác đối ngoại, tạo ra sự phối hợp đồng bộ giữa ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, giữa ngoại giao nhà nước và ngaoi5 giao nhân dân.
- Thống nhất quản lý công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại và kiện toàn hơn nữa sự chỉ đạo thống nhất công tác giữa trung ương và địa phượng, giữa các bộ và ngành và ban đối ngoại trung ương.
- Phải không ngừng hoàn thiện cơ chế thống nhất quản lý đối ngoại nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của cả nước trong triển khai chính sách và hoạt động đối ngoại.

Tóm lại, phát huy truyền thống ngoại giao khôn khéo của ông cha ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiệm vụ ngoại giao của dân tộc ta đã góp phần quan trọng vào những tháng lợi trong công cuộc đấu tranh giải phóng thống nhất đất nước và đặc biệt là trong công cuộc đổi mới hiện nay, từ một nước kém phát triển đến nay đã cơ bản thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, vị thế trên trường quốc tế ngày càng rõ nét, chủ quyền lãnh thổ ngày càng vững chắc.
 Hiện nay hoà bình hợp tác phát triển là một xu thế lớn, bên cạnh đó, tình hình thế giới vẫn xảy ra chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, sắc tộc tôn giáo, những tranh chấp biên giới lãnh thổ vẫn tiếp tục diễn ra với tính chất phức tạp. Nhiều vấn đề toàn cầu như gia tăng dân số, cạn kiệt tài nguyên, môi trường bị huỷ hoại, thiên tai dịch bệnh...đòi hỏi các quốc gia phải liên kết lại để gải quyết. Cùng với đó, Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và ĐNA xu thế hoà bình hợp tác phát triển nhưng luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định... vì vậy chúng ta cần bám sát quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước trong nhiệm vụ đối ngoại cũng như các giải pháp vừa nêu trên.

Với vai trò là một đảng viên, để công tác đối ngoại ngày một mang lại hiệu quả, góp phần đẩy nhan CNH-HDH đất nước, trước tiên tôi nghĩ rằng mình cần có nhiều nỗ lực cố gắng hơn nữa trong nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, gia sức xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; kịp thời tiếp thu những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, nhất là trong công tác đối ngoại; đồng thời không ngừng tuyên truyền vận động người than, gia đình, hang xóm láng giềng gia sức học tập nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao nhận thức trong đối ngoại, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của đảng nhà nước; đoàn kết thống nhất đạp tan các âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, giữ gìn xóm làng bình yên, góp phần đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh hơn nữa.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét