MỞ ĐẦU
Văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng, luôn
có vị trí, vai trò quan trọng trong đời sống con người cũng như trong bản sắc
của mỗi dân tộc. Văn hóa không chỉ làm nên sự khác biệt, tính đặc thù của mỗi
dân tộc mà qua đó làm cho đời sống nói chung thêm phong phú, đa dạng, giúp cho
con người vun đắp lòng tự hào đối với bản sắc của dân tộc mình.
Di sản văn
hóa Việt Nam
kết tinh trí tuệ, tình cảm, truyền thống của các thế hệ. Mặc dù phải trải qua
biết bao biến cố của lịch sử, bị mất mát, hủy hoại bởi chiến tranh và điều kiện
khắc nghiệt của thiên nhiên, nhưng kho tàng di sản văn hóa ấy vẫn vô cùng phong
phú và đa dạng, đang và sẽ là bệ đỡ tinh thần cho dân tộc vững vàng trong quá
trình phát triển và hội nhập toàn diện với cộng đồng quốc tế.
Di sản văn hóa rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn
nguy cơ biến mất nhanh chóng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay công cuộc đổi
mới toàn diện, hội nhập sâu rộng với thế giới đã tác động sâu sắc đến di sản
văn hóa dân tộc. Bởi vậy, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa dân tộc
trong sự phát triển toàn diện đất nước, làm cho di sản văn hóa tiếp tục tỏa
sáng trong giao lưu, hội nhập là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn.
Những thách thức đó đã được Đảng ta sớm nhận
định, cụ thể nhất là Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII,
Đảng ta đã ra một nghị quyết riêng về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời đề ra 10 nhiệm vụ thực hiện,
trong đó có nhiệm vụ bảo tồn, phát huy và phát triển vǎn hóa các dân tộc thiểu
số.
Không nằm
ngoài nhiệm vụ đó, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên tự hào là địa phương đang lưu
giữ một kho tàng lớn về di sản văn hóa với nhiều loại hình văn hóa vật thể và
phi vật thể, đặc biệt là ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. 19 dân tộc thiểu
số từ khắp mọi miền đất nước đến đây hội tụ tạo nên sự phong phú, đa dạng trong
đời sống văn hóa vùng đất mới Sông Hinh.
Sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, huyện Sông Hinh
đã đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã
hội, an ninh quốc phòng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước
được nâng cao. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được gìn giữ, phát
huy. Tuy vậy, cũng như các địa phương khác, những
tác động mặt trái của cơ chế thị trường, sự bùng nổ của các phương tiện thông
tin nhất là Internet, vấn đề lợi dụng dân tộc và
tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm phá hoại nền văn hoá
truyền thống các dân tộc thiểu số, nên đã nảy sinh lối sống thực dụng, hướng
ngoại, phủ nhận văn hoá dân tộc trong một bộ phận người
đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, những hạn chế kéo dài trong công
tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa chưa được khắc phục triệt để, nhiều di sản
văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh đang có nguy cơ bị
mai một, thất truyền, hoặc biến dạng, pha tạp. Các nghệ nhân hiểu biết về các
loại hình văn hóa ngày càng ít, trong khi đó thế hệ trẻ thờ ơ, thiếu sự quan
tâm với các hoạt động văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc mình.
Những lý do trên đặt ra nhiệm vụ cấp thiết trong việc
bảo tồn, phát huy di sản văn hoá các dân tộc thiểu số địa bàn huyện Sông Hinh.
Là một phóng viên của Đài TT-TH huyện, được giao phụ trách công tác tuyên
truyền lĩnh vực văn hóa, tôi thấy rằng bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc
thiểu số không những góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị tại địa
phương, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần thực hiện
thành công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vì vậy,
tôi đã chọn chủ đề “Bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa các dân
tộc thiểu số huyện Sông
Hinh, thực trạng và giải pháp” làm đề tài tốt
nghiệp khóa Trung cấp LLCT-HC K63 huyện Sông Hinh 2012-2014.
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO
TỒN, PHÁT HUY
DI SẢN VĂN HÓA VIỆT NAM
1.1.
Một số khái niệm
1.1.1.
Khái niệm văn hóa
Theo quan điểm của UNESCO, văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội
hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương,
những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị,
những tập tục và tín ngưỡng.
Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh,“vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích
của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ các sáng tạo
và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [1].
Trong
cuốn giáo trình Cơ sở văn hoá Việt Nam,
nhà ngôn ngữ học Trần Ngọc Thêm định nghĩa văn hoá: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do
con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”[2].
1.1.2.
Khái niệm di sản văn hoá
Di sản văn hoá
là toàn bộ những sản phẩm, những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc đã
sáng tạo, để lại, lưu giữ và trao truyền nhiều thế hệ.
Luật Di sản văn hoá của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định:
“di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể,
là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu
truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”[3].
1.1.3. Phân loại di
sản văn hoá
Theo quan niệm của UNESCO, di sản văn hóa bao gồm hai
loại:
Di sản “văn hóa vật thể” được hiểu là những sản phẩm văn
hóa có thể “sờ thấy được”. Văn hóa vật thể là một dạng thức tồn tại của văn hóa
chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối, có chiều cao, chiều rộng, trọng lượng,
đường nét, màu sắc, kiểu dáng tồn tại trong không gian và thời gian xác định. Di
sản văn hóa vật thể được tạo tác từ bàn tay khéo léo của con người, để lại dấu
ấn lịch sử rõ rệt. Di sản văn hóa vật thể luôn chịu sự thách thức của quy luật
bào mòn của thời gian, trong sự tác động của con người thời đại sau. Di sản văn
hóa vật thể luôn đứng trước nguy cơ biến dạng hoặc thay đổi rất nhiều so với
nguyên gốc.
Di sản văn hóa phi vật thể là dạng thức tồn tại của văn hóa
không phải chủ yếu dưới dạng vật thể có hình khối trong không gian và thời
gian, mà nó tiềm ẩn trong trí nhớ, ký ức cộng đồng, tập tính, hành vi ứng xử
của con người và thông qua các hoạt động sống của con người trong sản xuất,
giao tiếp xã hội mà thể hiện ra. Đặc trưng rõ nhất của văn hóa phi vật thể là
nó luôn tiềm ẩn trong tâm thức của một cộng đồng xã hội và chỉ bộc lộ ra qua
hành vi và hoạt động của con người. Văn hóa phi vật thể được lưu giữ trong thế
giới tinh thần của con người và thông qua các hình thức diễn xướng, nó được bộc
lộ sinh động trong tư cách một hiện tượng văn hóa.
Cũng giống như di sản văn hóa vật thể, các hiện tượng văn
hóa phi vật thể cũng có thể bị mai một, biến dạng, hoặc mất đi vĩnh viễn bởi
thử thách của thời gian, bởi sự vô ý thức của con người. Trên cơ sở đồng thuận
với quan niệm của UNESCO, Luật Di sản văn hoá của Việt Nam phân loại di sản văn
hóa như sau:
“Di sản văn hóa phi
vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu
giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ
viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng
dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống,
tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền
thống dân tộc và các tri thức dân gian khác. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm
vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm các di tích lịch sử -
văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (...) Giá trị
đặc biệt quý hiếm của bảo vật quốc gia được thể hiện bằng các tiêu chí sau đây:
a) Hiện vật nguyên gốc, độc
bản;
b)
Hình thức độc đáo;
c)
Có giá trị tiêu biểu về
lịch sử, văn hóa, khoa học thể hiện:
-
Là vật chứng của một sự
kiện lớn hoặc gắn bó với cuộc sống, sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân
kiệt xuất.
-
Là tác phẩm nghệ thuật
nổi tiếng về giá trị tư tưởng - nhân văn, giá trị thẩm mỹ và hình thức thể hiện
tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại;
-
Là sản phẩm được phát
minh, sáng chế tiêu biểu có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội
phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định;
d) Được Thủ tướng Chính
phủ quyết định công nhận sau khi có ý kiến của thẩm định của Hội đồng Di sản
văn hóa Quốc gia”[4].
Có thể nói, di sản văn hóa phi vật thể luôn sống trong tâm
trí con người, đồng hành cùng con người, được con người nắm giữ các tri thức về
nó để trình diễn các kỹ năng thực hành biểu hiện giá trị của nó. Di sản văn hóa
vật thể tồn tại trong tri giác, được nhận biết thông qua các giác quan của con
người, trong sự thừa nhận của một cộng đồng xã hội kéo dài theo thời gian lịch
sử xã hội.
1.1.4. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Trước hết là
quan điểm bảo tồn di sản văn hóa. Theo từ điển Tiếng Việt: “bảo tồn là giữ lại
không để cho mất đi”, còn “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác
dụng và tiếp tục nảy nở thêm” .
Bảo tồn là
bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của
nó. Bảo tồn là không để mai một, không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái.
Đối tượng bảo tồn phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được
thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi.
Bảo tồn
nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”) là tiến hành điều tra sưu tầm, thu thập
các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm
túc chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình
(video), băng tiếng (audio), ảnh.v.v... Tất cả các hiện tượng văn hóa phi vật
thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng.
Bảo tồn trên
cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”): Tức là bảo tồn các hiện tượng văn
hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ, cộng đồng không những là
môi trường sản sinh ra các hiện tượng văn hóa phi vật thể mà còn là nơi tốt
nhất để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy văn hóa phi vật thể trong xã hội
theo thời gian. Các hiện tượng văn hóa phi vật thể tồn tại trong ký ức cộng
đồng, nương náu trong tiếng nói, trong các hình thức diễn xướng, trong các nghi
lễ, nghi thức, quy ước dân gian.
Văn hóa phi
vật thể luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của con người mà chúng ta thường
mệnh danh họ là những nghệ nhân, do đó xã hội cần thừa nhận các tài năng dân
gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều kiện tốt nhất để trong hoàn cảnh có
thể, để họ sống lâu, sống khỏe mạnh, phát huy được khả năng của họ trong quá
trình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
1.2. Quan điểm, đường
lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước
ta đã rất quan tâm đến giữ gìn di sản văn hóa dân tộc. Ngày 23/11/1945 Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã lập tức ký và công bố Sắc lệnh số 65/SL về bảo tồn cổ tích trên
toàn cõi Việt Nam.
Công cuộc đổi mới với những thay đổi sâu sắc nhất bắt đầu
từ lĩnh vực kinh tế, ở đó, thay vì nền kinh tế quan liêu, bao cấp, Đảng và Nhà
nước ta đã chủ trương thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường - nền kinh tế
vận hành theo cơ chế thị trường, có nhiều thành phần tham gia theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Để có những thay đổi mang tính chất cách mạng trong đời sống
chính trị - kinh tế - xã hội và văn hóa, Đảng và Nhà nước
ta đã ban hành hàng loạt các chủ trương, định hướng, luật, chính sách; những
văn bản có tác động sâu sắc đến quá trình giữ gìn bảo vệ và phát triển của di
sản văn hóa.
Trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước
ta đã quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
của dân tộc. Trong điều 30, Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định rõ rằng: “Nhà nước và xã hội bảo tồn, phát triển nền văn hóa
Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của
nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy mọi tài năng
sáng tạo trong nhân dân.
Nhà nước thống nhất
quản lý sự nghiệp văn hóa. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và
văn hóa phản động, đồi trụy; bài trừ mê
tín, hủ tục”[5].
Tháng 11/1993, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII họp
Hội nghị lần thứ IV đã dành riêng một Nghị quyết về một số nhiệm vụ văn hóa văn
nghệ trong những năm trước mắt. Trong sáu định hướng về công tác tư tưởng, có
một định hướng lớn là phát triển văn hóa với hai nội dung cơ bản là phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong đó, bản
sắc văn hóa dân tộc được xác định "bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của các cộng đồng
các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng
nước và giữ nước"[6]; “Bảo vệ bản sắc dân tộc
phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu chọn lọc những cái hay, cái
tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân
tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời, trong phong tục tập quán, lề thói
cũ”[7]; “Di sản văn hóa
là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc,
cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa.
Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân
gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa
vật thể và phi vật thể”[8].
Trên tinh thần Nghị quyết Trung ương V khóa VIII, hàng
loạt các giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa, nâng cao
đời sống tinh thần cho người dân đã ra đời. Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/01/1998,
của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Chỉ thị số 14/1998/TC-TTg ngày 28/3/1998
của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới
hỏi, việc tang, lễ hội.
Ngày 19/01/1993, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
25/TTg về một số chính sách nhằm xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, trong đó xác định việc phát triển văn hóa mang
bản sắc dân tộc Việt Nam là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn dân, Nhà nước tạo
điều kiện, xây dựng cơ sở hạ tầng và trang bị phương tiện cho việc phát triển
văn hóa nghệ thuật mang bản sắc dân tộc. Quyết định cũng
chỉ ra cũng chính sách cụ thể như đầu tư cho việc sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn,
bảo quản lâu dài, phổ biến văn học dân gian, các điệu múa, các làn điện âm nhạc
của các dân tộc, giữ gìn các nghề thủ công truyền thống, các loại nhạc dân tộc,
đồng thời khen thưởng những người có công trong việc sưu tầm và bảo tồn giá trị
văn hóa dân tộc.
Tại văn bản số
4739/KG-TW ngày 26/8/1994, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Bộ VHTT triển khai
Chương trình Mục tiêu Quốc gia. Đây là sự thể hiện một sự đầu tư đúng hướng,
trên cơ sở các định hướng chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với sự
nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.
Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa 10, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14/6/2001, có hiệu lực từ
ngày 01/01/2002 là cơ sở pháp lý cao nhất nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hóa ở Việt Nam. Với các điều khoản cụ thể, rõ ràng hơn so với các văn
bản dưới luật khác, phạm vi điều chỉnh của bộ luật trên giờ đây đã bao gồm cả
văn hóa phi vật thể và văn hóa vật thể,
quy định cụ thể việc kiểm kê, sưu tầm vốn văn hóa truyền
thống của người Việt và các tộc người thiểu số; bảo tồn các làng nghề truyền
thống, các tri thức về y, nghệ sĩ bậc thầy trong các ngành, nghề truyền thống.
Luật Di sản văn hóa cũng có những quy định về quản lý bảo
vệ và phát huy giá trị của các di sản văn hóa và trách nhiệm của Nhà nước trong
việc cung cấp ngân sách cho hoạt động bảo vệ và phát huy di sản văn hóa.
1.3.
Sự cần thiết phải bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn hiện
nay
Từ năm 1986, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước. Sau hơn 25 năm đổi mới, Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn
và có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế tăng trưởng theo hướng đi lên, đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể.
Bối cảnh toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa quốc tế hiện
nay đã tác động mạnh mẽ đến vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. Bên cạnh
nhận thức của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với di sản văn hóa ngày một nâng
lên, trân trọng di sản văn hóa là “tài sản vô giá” của dân tộc thì quá trình
đổi mới toàn diện đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tác động nhiều chiều đến vấn đề bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa. Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình đổi mới toàn diện
với mặt trái của kinh tế thị trường đang khiến nhiều di sản đang dần bị mai
một.
Xu thế toàn cầu hoá hiện nay tạo không gian văn hoá ngày
càng được mở rộng, sự giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc cũng không ngừng được
tăng cường. Các giá trị văn hoá của nhân loại được chuyển tải qua các phương
tiện thông tin đã góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của
nhân dân. Tuy nhiên, mặt trái đã tác động xấu tới văn hoá truyền thống Việt Nam
với những biểu hiện như “đồng văn hóa”, “xâm lăng văn hóa” làm phai mờ truyền
thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm mưu
“diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” với các chiêu bài tự do, tôn giáo, lợi
dụng vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa để lôi kéo, kích động, nhằm chia
rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Văn hóa dân tộc hiển thị trong hệ thống di sản văn hóa,
tiềm ẩn những giá trị tinh thần to lớn của dân tộc, có tác dụng hình thành phẩm
chất, tư tưởng và tính cách của con người, điều chỉnh hành vi xã hội của con
người. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa là phương thức có hiệu quả nhất để
giữ gìn những giá trị văn hóa cổ truyền trong sự nghiệp xây dựng kiến thiến đất
nước, vững vàng trong giao lưu hội nhập quốc tế, đồng thời sẽ tạo điều kiện
thuận lợi, có tác dụng tích cực trong việc thực hiện phát triển kinh tế, xã
hội.
Tóm lại, di sản văn hóa Việt Nam là kết tinh trí tuệ,
tình cảm, truyền thống của các thế hệ. Di sản văn hóa với tư cách là nguồn lực
quan trọng đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất
nước. Vì vậy di sản văn hóa cần được bảo tồn, kế thừa và phát huy một cách đúng
đắn, khoa học, hợp lý.
Chương 2
THỰC
TRẠNG CÔNG TÁC
BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN SÔNG HINH GIAI ĐOẠN 2009-2014
2.1.
Đặc điểm kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh.
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, xã hội của huyện Sông Hinh.
Huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên được thành lập vào ngày
25/02/1985 với diện tích tự nhiên là 885km2 , là huyện miền núi nằm ở phía Tây
Nam Tỉnh Phú Yên, các trung tâm tỉnh Phú Yên 60km. Phía Bắc giáp huyện Sơn Hòa,
phía Nam giáp huyện Ninh Hòa và huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa), phía Đông giáp
huyện Krông Năng, huyện Mđrắc tỉnh Đăk Lăk.
Dân số 52.118 người; gồm 10 xã, 01 thị trấn (thị trấn Hai
Riêng, xã Ea Bia, Ea Trol, Ea Bá, Ea Bar, Ea Lâm, Ea Ly, Đức Bình Đông, Đức
Bình Tây, Sơn Giang và xã Sông Hinh), với 83 thôn, buôn, khu phố; trong đó có
07 xã đặc biệt khó khăn; 11 thôn, buôn đặc biệt khó khăn các xã khu vực I, II
thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn III.
2.1.2. Đặc điểm, tình hình đồng bào các dân tộc thiểu số
đang sinh sống trên địa bàn huyện Sông Hinh:
Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh sống với
nhau theo dòng họ, hình thành nên các buôn, làng và cũng có sự đan xen với
người Kinh ở tất cả các xã, thị trấn. Trước đây ở Sông Hinh chủ yếu là dân tộc
Êđê, Ba Na và một ít người dân tộc Chăm Hroi. Từ năm 1993 đến nay, thực hiện
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi xây dựng vùng kinh tế mới nên
đồng bào từ các tỉnh phía Bắc và từ đồng bằng đến Sông Hinh để lập nghiệp, đã
hình thành nên cộng đồng các dân tộc ở huyện Sông Hinh rất đa dạng và phong
phú. Đến nay toàn huyện có 20 dân tộc, trong đó có 19 dân tộc thiểu số với dân
số 21.274 người, chiếm 41,5% dân số toàn huyện. Trong đó: Êđê 14.451 người
chiếm 27,73%; Ba Na 1.119 người, chiếm 2,15%; Chăm Hroi 244 người, chiếm 0,49%;
Gia Rai 53 người, chiếm 0,1%; Nùng 2.078 người, chiếm 3,73%; Tày 2.002 người,
chiếm 3,84%; Sán Dìu 46 người, chiếm 0,09%; người Hoa 11 người, chiếm 0,01%;
Dao 1.014 người, chiếm 1,95%; Mường 122 người, chiếm 0,23%; Sán Chay 15 người,
chiếm 0,01%; Thái 26 người, chiếm 0,04%; Xơ Đăng 11 người, chiếm 0,01 %; Khơ me
17 người, chiếm 0,02%; Hê rê 13 người chiếm 0,01%; Chu Ru 1 người, chiếm
0,008%; Cơ Ho 2 người, chiếm tỷ lệ 0,009 %; Thổ 5 người, chiếm 0,01 %; Mông 44
người, chiếm tỷ lệ 0,1 %. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, góp phần tạo
nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
Phần lớn đồng bào các dân tộc thiểu số gắn bó với nông
nghiệp, nương rẫy. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2014 đạt 14 triệu
đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 41,87%, tỷ lệ hộ cận nghèo: 17,38%, trong
đó tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 58,5%, tỷ lệ hộ cận nghèo dân tộc
thiểu số chiếm 31,53% so với hộ nghèo toàn huyện.
2.1.3. Kết quả thực
hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện Sông Hinh giai đoạn 2009-2014.
Thành tựu
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước
nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Yên nói chung, huyện Sông
Hinh nói riêng đã và đang được thay đổi đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống,
xã hội; các dân tộc luôn chung sức, chung lòng, tiếp tục phát huy truyền thống
đoàn kết, yêu nước, tôn trọng, giúp đỡ nhau xây dựng quê hương giàu đẹp, bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo nâng
cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
- Trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp: đã hình thành được các
vùng chuyên canh cây lương thực, các vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài
ngày có giá trị kinh tế cao, gắn với các nhà máy chế biến. Đồng bào ứng dụng
các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nên năng suất, chất lượng cây
trồng, vật nuôi tăng nhanh. Tổng diện tích gieo trồng
năm 2013 là 21.861 ha, tăng 21,1%, so với năm 2009, trong đó lúa nước là 3.509 ha, tăng 24,7% (diện tích do
đồng bào dân tộc thiểu số sản xuất chiến 75%); với
năng suất ổng định 50 tạ/ha/vụ cao hơn năng suất lúa rẫy 4 lần, đã làm thay đổi
tập quán canh tác, góp phần quan trọng đưa sản lượng lương thực hàng năm đạt từ 18.500 tấn đến 20.573 tấn (năm 2013), bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ.
Trong những năm gần đây với lợi thế về đất đai mầu mỡ,
nhiều vùng cây công nghiệp từng bước được quy hoạch và phát triển với các loại
cây trồng như:
cà phê, cây cao su; cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, cây mía... cung cấp
nguyên liệu ổn định cho các nhà máy hoạt động, hầu hết các loại cây trồng đều
được thay thế giống mới có năng suất, chất lượng cao; mang lại hiệu quả
kinh tế cao, góp phần làm cho đời sống đồng bào ngày càng được cải thiện, bộ
mặt nông thôn miều núi không ngừng được khởi sắc.
Tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển chất lượng đàn bò,
tính đến nay tổng đàn bò của huyện là 20.000 con, trong đó tỷ lệ bò lai 27,88% tổng
đàn. Mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng đã nâng tỷ lệ độ che phủ rừng lên 42,55%, tăng 2,8% so năm 2009.
- Kết quả thực hiện các chương trình, dự án: Trong giai
đoạn 2009 – 2014: Tổng nguồn vốn đầu tư: 54.922 triệu đồng, qua đó, đường giao
thông nông thôn, xóa nhà tạm, sửa chửa, chỉnh trang nhà ở và phát triển sản
xuất mạng lưới điện quốc gia; hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung… đã được
xây dựng và đưa vào sử dụng, hoạt động có hiệu quả, từng bước đáp ứng nhu cầu
sử dụng nước của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, làm cho bộ mặt
vùng đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi rõ nét. Bên cạnh đó, thực hiện tốt các
chính sách hỗ trợ như: hỗ trợ tiền trực tiếp cho 16.164 lượt hộ nghèo; hỗ trợ
tiền cho học sinh nghèo: Tổng kinh phí thực hiện: 1.185 triệu đồng; Hỗ trợ học
sinh, sinh viên theo Nghị định 49/NĐ-CP, tổng kinh phí thực hiện: 8.082 triệu
đồng cấp cho 21.570 lượt học sinh, sinh viên. Cấp báo miễn phí phục vụ nhu cầu
thông tin của đồng bào dân tộc. Thông qua Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách
xã hội huyện đã cho 16.235 lượt hộ vay vốn ưu đãi, tổng doanh số cho vay
191.563 triệu đồng. Đồng bào dân tộc thiểu số rất phấn khởi, tích cực, hăng hái
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế gia đình, ổn định
cuộc sống.
Thực hiện Chính sách đối với người có
uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo quyết định 18/2011/QĐ-TTg: Hiện toàn huyện có 52 người là những vị có uy tín,
tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số trong đó: Người Dân tộc Ê đê có 35
người, Dân tộc Ba Na có 05 người, Tày có 07 Người, Nùng có 02 Người, Dao
02 người, Chăm 01 người. Trong những năm
qua Huyện đã thực hiện tốt chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và
Nhà nước đối với người uy tín trong đồng bào dân tộc. Các chế độ, chính sách
đối với người có uy tín bước đầu đã đem lại những kết quả nhất định, góp phần củng
cố niềm tin của người có uy tín đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ
nghĩa.
Phát triển văn hóa –
xã hội.
+ Về giáo dục và đào tạo: Chất lượng giáo dục - đào tạo
vùng dân tộc, miền núi ngày càng đi vào chiều sâu. Trẻ em đến trường đúng độ
tuổi. Huyện được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng
độ tuổi. Các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán
trú ở huyện tiếp tục phát huy vai trò đào tạo, bồi dưỡng con em đồng bào các
dân tộc thiểu số. Hàng năm đã lựa chọn đưa hàng chục con em người dân tộc thiểu
số đi học các lớp cử tuyển hệ Cao đẳng, Đại học và nhiều học sinh học tại các
trường Trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề của tỉnh, để tạo nguồn cán bộ
cho các xã và huyện.
- Về y tế và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu
số: Đã mua và cấp 48.479 lượt thẻ bảo hiểm y tế cho người đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn huyện để được khám chữa bệnh miến phí tại các cơ sở y tế
và 100% trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miến phí. 100% xã có trạm y tế
xã; 9/11 xã, thị trấn có Bác sĩ. Hiện toàn huyện có 25 Bác sĩ (tuyến huyện có
16 bác sĩ, tuyến xã có 09 bác sĩ), trong đó có 12 bác sĩ là người đồng bào dân
tộc thiểu số, qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sức khỏe bước
đầu cho nhân dân ngay tại cơ sở.
- Về văn hóa, thông tin: đến nay 100% địa bàn dân cư được
phủ sóng Đài phát thanh và truyền hình. Các di sản văn hóa của đồng bào dân tộc
được bảo tồn, phục dựng. Các cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, thôn buôn
văn hóa và phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư trở thành
phòng trào toàn dân và tác động sâu sắc đến các hoạt động đời sống xã hội, đến
nay, toàn huyện có 12.065 hộ gia đình văn hóa, 46/83 thôn, buôn, khu phố văn
hóa và 48/83 thôn, buôn, khu phố có nhà sinh hoạt cộng đồng
được xây dựng kiên cố. Hệ thống thông tin liên lạc điện thoại
cố định và điện thoại di động đã phủ ở 11 xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu của nhân
dân.
Về tôn giáo, tín ngưỡng, tổ chức hội đoàn.
Hiện nay trên địa bàn huyện
có 03 tôn giáo chính đó là Phật giáo, Công giáo và Tin lành; Tổng số 909 hộ,
4.094 khẩu, chiếm tỉ lệ 8,61% dân số toàn huyện. Công tác quản lý nhà nước đối
với các hoạt động tôn giáo được tăng cường, dần đi vào nền nếp, tạo điều kiện thuận
lợi để chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ các tôn giáo sinh hoạt, bầy tỏ
niềm tin tôn giáo “sống tốt đời, đẹp
đạo” và ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, xây dựng
và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển đất
nước.
Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc.
Song song với đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội, huyện tập trung chỉ đạo củng cố, xây dựng hệ thống
chính trị cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tỷ lệ
người dân tộc thiểu số tham gia hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp đạt
32,14%. Hiện nay, hầu hết thôn, buôn và trường học trên địa bàn đều có Chi bộ
đảng. Việc phát triển đảng viên, đoàn viên, hội viên, cán bộ thôn, buôn, khu
phố tại địa phương được thực hiện khá tốt; tổng số đảng viên là người dân tộc thiểu
số là 676 người, chiếm 34,21% so với tổng số đảng viên toàn huyện. Nhìn chung
đa số các đảng viên, đoàn viên, hội viên là người dân tộc đều gắn kết với các
hoạt động của ban ngành, đoàn thể và ý thức trách nhiệm trong mọi sinh hoạt, tổ
chức phân công.
Công tác cán bộ đối với
người dân tộc thiểu số được chú ý đúng mức, chọn những đảng viên có phẩm chất
chính trị, đạo đức, năng lực công tác để đảm nhận các chức danh chủ chốt, như Bí
thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch hội đồng nhân dân, ủy
ban nhân dân ở các xã, thị trấn; thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi
dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đến nay, đội ngũ cán
bộ dân tộc thiểu số đang công tác ở các cơ quan Đảng, nhà nước và các đoàn thể
từ huyện đến xã có 116/396 cán bộ, chiếm 29,29%. Trong đó cán bộ có trình độ
cấp III có 116 đồng chí; về chuyên môn: đại học có 40 đồng chí, cao đẳng có 01
và trung cấp chuyên môn, nghiệp vụ có 74 đồng chí, chưa qua đào tạo 01 đồng chí.
Lý luận chính trị: cao cấp 10 đồng chí, trung cấp 56 đồng chí và Sơ cấp 29 đồng
chí; có 83/83 thôn, buôn, khu phố có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị
đạt tỷ lệ 100%.
Đảm bảo an ninh- quốc phòng.
Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận
và các Hội, Đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân
dân nâng cao cảnh giác cách mạng, góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu
"Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; tiếp tục kiện toàn
củng cố các tổ chức quần chúng làm công tác an ninh trật tự ở cơ sở. Quan tâm xây
dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; tổ
chức triển khai và thực hiện tốt Pháp lệnh Dân quân tự vệ, Pháp lệnh lực lượng
dự bị động viên.
Hạn chế, khó khăn
Nhưng
kết quả nêu trên là điều kiện thuận lợi, tác động tích cực đến công tác bảo
tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa
các dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức, đó là:
- Địa bàn rộng, đa sắc tộc, trong khi đó mặc dù đội ngũ
cán bộ làm công tác văn hóa nói chung, công tác bảo tồn nói riêng đã qua đào
tạo nhưng thực tế vẫn còn hạn chế về năng lực.
- Kinh phí đầu tư cho công tác bảo
tồn di sản văn hóa hết sức hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu kinh phí cho hoạt
động. Trong khi đó một bộ phận lớn người dân tộc thiểu số còn khó khăn về kinh
tế, chưa có điều kiện bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa của mình.
- Nhận thức của một bộ phận không
nhỏ người dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số về di sản văn hóa và ý thức
bảo vệ di sản đó còn thấp, chưa nhận thấy được giá trị to lớn của di sản văn
hóa đối với quá trình sinh tồn của con người vì thế ý thức bảo vệ và giữ gìn
chưa cao dẫn đến tình trạng mai một.
- Các thế lực thù địch âm mưu lợi
dụng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn huyện Sông Hinh chống phá
Đảng, Nhà nước, kích động gây mất trật tự địa phương, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc ở buôn làng, lôi kéo bà con buôn làng xa dần bản sắc văn hóa tốt
đẹp truyền thống của mình.
Có thể khẳng định, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
đồng bào các dân tộc thiểu số là một trong những vấn đề luôn được Đảng, Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm và coi đó là nội dung quan trọng thực hiện chính sách
dân tộc. Tăng cường công tác lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước đối với vấn đề bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc
thiểu số ở Sông Hinh là góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng trong
việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Huyện Sông Hinh có 19 dân tộc thiểu số cùng sinh sống,
mỗi dân tộc có một sắc thái khác nhau, nhưng luôn hòa quyện tạo lên cộng đồng
văn hóa đặc sắc của huyện miền núi Sông Hinh. Tuy nhiên, đời sống kinh tế- xã
hội của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh vẫn còn nhiều khó khăn,
nhiều di sản văn hóa đang có nguy cơ mai một, khó phục hồi. Vì vậy, nâng cao
hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu
số huyện Sông Hinh là góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân
tộc, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, củng cố tinh thần đoàn kết,
xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2.2. Công tác bảo tồn
di sản văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sông Hinh giai đoạn
2009-2014.
2.2.1. Kết quả khảo
sát di sản văn hóa các dân tộc thiểu số địa bàn huyện Sông Hinh hiện nay.
Văn hóa vật thể
- Di tích lịch sử văn hóa, danh
lam thắng cảnh: 09 di tích.
+ Di tích lịch sử văn hóa có 02 di tích:
Miếu Tuy Bình, Mộ Ông thuộc thôn An Hòa, xã Đức Bình Tây.
+ Di tích lịch sử cách mạng có 01 di tích: Đồn Tuy Bình xã Đức
Bình Tây.
+ Di tích lịch sử chiến tranh có 01 di
tích: Lô cốt ngụy quyền thuộc thôn Đồng Phú, xã Đức Bình Tây.
+ Di tích khảo cổ có 03 di tích: Tiền cổ
và phế tích Tháp Chàm thuộc thôn Hà Giang, xã Sơn Giang; Phát hiện mộ chum và
các công cụ sản xuất của người Nguyên Thủy ở khu vực buôn Suối Mây, thị trấn
Hai Riêng.
+ Danh lam thắng
cảnh có 04 hồ thủy điện: Hồ Thủy điện Sông Hinh, hồ thủy điện Sông Ba Hạ, hồ
thủy điện Krông Năng, hồ trung tâm Thị Trấn Hai Riêng. Ngoài ra, còn nhiều sông,
suối, thác ghềnh... có cảnh quan đẹp, hùng vĩ.
- Cồng chinh: 555 bộ: Bộ 05 cái: 14 bộ ( thiếu 01 cồng); Bộ
06 cái : 350 bộ; Bộ 08 cái : 183 bộ; Bộ 09 cái: 08 bộ; Trống: 07 cái; Chinh lớn
(chinh sal): 51 cái; Cồng lớn ( Plao): 01 cái; Aráp : 12 bộ ( hư 01 bộ)- Ngoài
ra còn có các vật dụng phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các loại nhạc cụ dân gian...
- Kiến trúc nhà ở: Bao
gồm nhà truyền thống, nhà nửa truyền thống, nhà nửa hiện đại (khoảng hơn 3.000
nhà, chủ yếu là nhà sàn dài của người Ê Đê, Ba Na, nhà sàn của người Dao, người
Tày còn rất ít).
- Trang phục truyền
thống các dân tộc, đồ dùng trong sinh hoạt, công cụ lao động (đang mai một)
Văn hóa phi vật thể.
Có các loại hình văn hóa: Tín ngưỡng, Ngữ văn dân gian,
Tập quán xã hội, Lễ hội truyền thống, Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền
thống, Nghệ thuật trình diễn, với tổng cộng khoảng 60 di sản các loại. Tuy
nhiên hiện nay chỉ còn vài di sản tồn tại hoạt động thường xuyên như: cúng mừng
tuổi, lễ bỏ mả, diễn tấu cồng chiêng...; một số di sản hoạt động nhưng hạn chế
như: dệt thổ cẩm, đan lát, ủ rượu ché, cúng về nhà mới, cúng mừng lúa mới... Phần
lớn còn lại đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền.
- Nghệ nhân: Bao gồm
các nghệ nhân đan lát, nghệ nhân làm nhà ở, nhà mồ, đẽo tượng, Kuts, Klao, nghệ
nhân dệt vải, nghệ nhân kể sử thi… với khoảng 600 người.
2.2.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sông Hinh giai đoạn
2009-2014.
- Đã tiến
hành đồng bộ thực hiện các cuộc khảo sát, thống kê về bảo tồn văn hóa vật thể
và phi vật thể của các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện.
- Tổ chức 01
lớp tập huấn về công tác điều tra, công tác quản lý di sản văn hóa cho cán bộ
làm công tác văn hóa và Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân phụ trách công tác văn hóa
ở 11/11 xã, thị trấn.
- Tổ chức 01
lớp truyền dạy đánh cồng chiêng, aráp từ các nghệ nhân cho các thanh niên vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Tổ chức được 5 lần liên
hoan văn hóa cồng chiêng tại huyện.
- Tổ chức sưu tầm, bảo tồn, lưu giữ được một số di
sản, cụ thể:
Về di sản văn hóa vật thể:
+ Nhạc cụ:
Bộ A rap đầy đủ 27 món: A Na Chinh: 03 cái; Pơ Chinh: 02 cái; P
Bhă Chinh: 06 cái; Đai Chinh: 14 cái; 01 Trống nhỏ; 01 xập xèng.
01 bộ Cồng một chinh năm (06 cái); 01 bộ Cồng ba chinh năm (08 cái).
Trống đại: 01 cái; trống đôi: 02 cái; Đàn gonl 12 dây: 01 cây; Đàn
Kní: 01 cây; Đinh guh: 01 cây; Đinh năm: 01 cây.
+ Đồ
dùng sinh hoạt của người Ê đê: 03 cái bầu đựng nước uống của người Ê đê; 02 ché
rượu cần;
+ Công cụ lao
động: Trất sẩy gạo: 02 cái; Cối giã gạo: 01 cái; Gùi lớn: 01 cái; Gùi nhỏ: 01
cái; Nỏ: 01 cái.
+ Trang phục
(Ê Đê): Áo nữ: 01 chiếc; Váy: 01 chiếc; Mũ: 01 cái; Áo nam: 01 chiếc; Quần nam:
01 chiếc.
Về văn hóa phi vật thể
+ Phối hợp phục dựng lễ hội đâm trâu của người Ê đê
M’dhur.
+ Tổ chức liên hoan dân ca nhạc cụ dân tộc huyện
Sông Hinh năm 2011.
+ Đã thu âm 03 trường ca và 09 truyện cổ tích; được ghi
thành 20 đĩa CD (chuẩn bị thành lập hội đồng nghiệm thu), gồm:
Trường ca: Ka Đăm Di chặt đọt mây; Sing Ngã lạc rừng; Ka Đăm Dang tuốt lúa.
Truyện cổ tích: Y Du và ông trời; Ma Kơ Đunh Và Ma Nen; Tìm số phận; Tìm hồn; Y
Đơn; Con cóc hóa thành người (Y Rố); Chàng Y Rít Và Chim TaLa Hờ Bia Kốp Mah;
Hờ Lúi Chẻ Củi; Y Bút và Y Tan.
+ Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia đưa văn hóa về
cở sở, đã trang bị 08 bộ cồng chiêng cho
các thôn, buôn, hiện nay trên địa bàn huyện có 15 đội cồng chiêng hoạt động khá
tốt.
+ Một số xã đã đầu tư kinh phí để thành lập câu lạc bộ đàn hát dân ca như xã
EaLy, thị trấn Hai Riêng, xã Sông Hinh, EaBia. Tổ chức liên hoan đẽo tượng và
chế tác các loại nhạc cụ của đồng bào các dân tộc thiểu số, qua liên hoan đã
phát hiện nhiều nghệ nhân ở các thôn buôn biết đẽo tượng, chế tác và sử dụng
các loại nhạc cụ của đồng bào dân tộc thiểu số.
+ Mở 05 lớp
dạy tiếng Ê Đê, duy trì chuyên mục phát thanh tiếng Ê Đê hàng tuần trên sóng
đài Truyền thanh- Truyền hình huyện.
+ Việc sưu tầm, biên soạn và xuất bản các tác phẩm về văn học, nghệ thuật đã
và đang được địa phương chú trọng. Trong những năm qua hàng chục đầu sách, ấn
phẩm về văn hóa được xuất bản. Tiêu biểu trong vấn đề này là nhà văn Y Điêng,
già làng Ma Vi, Y Thư (Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện Sông Hinh). Văn hóa
phi vật thể đã được chú trọng bảo tồn qua việc thu âm, nghi đĩa hình, đồng thời
được khuyến khích bảo tồn qua các hoạt động sinh hoạt cuộc sống của người dân
địa phương.
2.2.3. Nhận xét về công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện
Ưu điểm:
Ngay từ những ngày đầu thành lập huyện năm 1985, mặc dù
phải đối mặt với vô vàn khó khăn, nhưng Đảng bộ, Chính quyền huyện Sông Hinh đã
dành nhiều sự quan tâm chỉ đạo đến lĩnh vực văn hóa nói chung, công tác bảo tồn
di sản văn hóa nói riêng. Nhiều hoạt động được tổ chức như: “thi diễn cồng chiêng, văn nghệ, đua thuyền, bắn nỏ, đi cà kheo, kéo
co, đẩy gậy, hát sử thi. Tổ chức lễ hội xoay cột con trâu, một lễ hội có qui mô
lớn nhất của đồng bào dân tộc thiểu số”[9].
Đồng thời khẳng định “đây là hình thức
bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của đồng bào mà còn là sân chơi lành mạnh,
bổ ích, giúp cho các dân tộc anh em sống trên địa bàn có điều kiện giao lưu,
học hỏi, thắt chặt tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau”[10]
Kể từ đó đến nay, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa đồng bào dân tộc luôn được đề cập và nêu rõ trong các kỳ đại hội
của Đảng bộ huyện Sông Hinh. Cụ thể hóa chủ trương của Đảng bộ huyện, ngày 26
tháng 7 năm 2006, Hội đồng nhân dân huyện Sông Hinh khóa VI đã ra nghị quyết về
việc “Tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm phát triển và bảo tồn giá trị văn
hóa đồng bào dân tộc thiểu số”, trên cơ sở đó, đến kỳ họp thứ IX, Hội đồng nhân
dân huyện khóa VI đã phê chuẩn Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
các dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh và chính thức tiển khai từ tháng 01/2007.
Để án được triển khai rộng khắp, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân
ngày một nâng lên với công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc
thiểu số trong huyện.
- Bên cạnh đó, các cơ quan, ban ngành,
các hội đoàn thể từ huyện đến cơ sở từng bước có sự phối hợp thực hiện công tác bảo tồn, nhiều di sản văn hóa các dân tộc thiểu số được sưu tầm, gìn giữ, phục dựng, qua đó phổ biến giáo dục rộng rãi cho nhân
dân, nhất là thế hệ trẻ nhận rõ về giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
- Việc tổ chức các lớp tập huấn, các lớp truyền dạy kinh
nghiệm đã tạo điều kiện cho thế hệ trẻ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm quí báu từ
các nghệ nhân vốn đã lớn tuổi; đồng thời qua đó nhận thức trong đội ngũ cán bộ
đảng viên, và nhân dân về văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa được nâng lên.
- Việc thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh đã tạo được sự chuyển
biến về mặt nhận thức trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân về công tác bảo tồn,
phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân
tộc thiểu số, và đây được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong suốt quá trình
chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của chính quyền từ huyện đến cơ
sở.
- Phòng trưng bày di sản văn hóa truyền thống của huyện
đã đi vào hoạt động với gần một trăm hình ảnh, hiện vật di sản văn hóa các dân
tộc, qua đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu, bảo tồn, lưu trữ,
phổ biến và làm giàu thêm kho tàng di sản về lịch sử văn hóa của đồng bào các
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, đồng thời góp phần giáo dục tư tưởng, tình
cảm cho mọi thế hệ người dân tộc thiểu số về di sản văn hóa của dân tộc mình.
Đây cũng là môi trường thuận lợi để giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa
truyền thống ra phạm vi rộng.
- Việc bảo tồn, khai thác và phát huy các danh thắng gắn
với lễ hội truyền thống đã được địa phương chú trọng. Trong những năm gần đây,
văn hóa gắn với lễ hội truyền thống của các dân tộc đang được phục hồi và phát
huy tác dụng làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân. Trong đó tiêu
biểu là lễ hội đua thuyền truyền thống hàng năm, Lễ đâm trâu của người Ê Đê,
người Ba Na, biểu diễn cồng chiêng- ráp, uống rượu cần, đốt lửa trại truyền
thống...
- Phong trào xây dựng đời sống văn hóa với những nội dung
thiết thực, ngày càng đi vào chiều sâu, qua đó tính cộng đồng được phát huy,
đồng bào các dân tộc tích cực giúp nhau xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ dần phong
tục tập quán lạc hậu, phát huy nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
mình.
Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác bảo tồn, phát
huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sông Hinh vẫn còn
nhiều hạn chế, đó là:
- Các cấp ủy đảng, chính quyền còn xem nhẹ văn hóa, thiếu
quan tâm đầu tư, khai thác các nguồn lực cho việc phát triển văn hoá, còn có
những thiếu sót trong sự chỉ đạo, đánh giá về các giá trị di sản văn hóa, để
phân loại xem loại nào cần phải loại trừ, loại nào được cần giữ lại, loại nào
cần cải tiến nâng cao cho phù hợp với xu thế, thời đại mới. Nhìn chung công tác
trên chỉ mới dừng lại ở phương châm, nguyên tắc chung, chưa đi sâu vào nghiên
cứu cụ thể, chỉ đạo cụ thể đối với từng loại di sản văn hóa.
- Các chương trình, dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện
hiện nay hầu như chưa chú ý thích đáng đến vấn đề văn hóa, chưa gắn chặt chẽ
thành bộ phận hữu cơ giữa văn hóa với các chương trình phát triển Kinh tế- Xã
hội. Thiếu sự đầu tư thích đáng cho công tác bảo tồn văn hóa. Đơn giản như Đề
án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số thực hiện từ năm 2009
đến nay mới chỉ đầu tư được trên 170 triệu đồng, bằng 4/10 so với yêu cầu đề
án.
- Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà
nước vẫn còn tồn tại nặng nề ở một bộ phận cán bộ và nhân dân, làm ảnh hưởng
không nhỏ đến sự năng động sáng tạo trong xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân
cư và ý thức tự giác giữ gìn bản sắc văn hoá của các dân tộc. Công tác xã hội
hoá văn hoá nói chung và trong lĩnh vực bảo tồn nói riêng, nhất là bảo tồn văn
hoá phi vật thể còn gặp nhiều khó khăn.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá vùng dân tộc thiểu
số tuy đã được hình thành nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết. Hoạt động
thiết chế văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, các hoạt động văn
hóa, nghệ thuật tổ chức không được thường xuyên, còn sơ sài. Cơ sở vật chất,
sản phẩm, phương tiện văn hóa phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân ở
vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người còn thiếu và lạc hậu... đã ảnh
hưởng lớn đến việc bảo tồn văn hóa dân tộc trên địa bàn, nhất là các giá trị
văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số.
- Một số phong tục tập quán lạc hậu chưa được đẩy lùi, ví
dụ như: người ở buôn khác chết không cho khiêng qua buôn mình; tục nhậm nước để
giải quyết mâu thuẫn giữa hai người, hai gia đình hoặc hai dòng họ; nếp sinh
hoạt ăn ở, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh còn yếu kém, hầu hết các
hộ gia đình người dân tộc thiểu số chưa có nhà xí hợp vệ sinh.
Một số lễ hội rườm rà, kéo dài, hao
tiền tốn của và có biểu hiện pha tạp. Ví như Lễ mừng tuổi của người Ê Đê, một
đời người ít nhất phải qua 07 lần cúng mới coi là trưởng thành, trong đó lễ lớn
nhất là Lễ cúng Ché bảy, gia chủ cần có ít nhất một con heo to, từ một đến ba
con bò và mời dân làng ăn uống ba ngày, ba đêm. Nhiều người đến nay đã già mà
vẫn chưa được cúng Ché bảy, chưa được công nhận đã trưởng thành vì thiếu tiền.
- Nhận thức nói chung, hiểu biết về chính sách, pháp luật
nói riêng của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, dễ bị kích động, lôi kéo,
lợi dụng của các thế lực thù địch. Từ đó đã dễ dàng từ bỏ các phong tục, tập
quán, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp để đi theo các đạo
giáo trái phép, làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc, trái với truyền thống
đạo đức, quên đi nguồn gốc của mình, gây mất đoàn kết trong cộng đồng. Điều này
thực tế đã xảy ra ở xã Ea Lâm, Ea Ly và một số nơi khác đỉnh điểm là những cuộc
nổi loạn, biểu tình chống phá chính quyền cơ sở năm 2004, 2006 và đến nay vẫn
âm ỉ tồn tại.
- Sự xâm nhập ồ ạt của tư tưởng văn
hóa ngoại lai, lối sống thực dụng, duy ý trí đã đưa lớp thanh niên dân tộc
thiểu số tiếp cận nhanh chóng với những trào lưu mới, với lối sống hưởng thụ xa
rời các phong tục tập quán truyền thống
- Lực lượng nghệ nhân ngày càng thiếu
vắng, các giá trị nghệ thuật không được ghi chép, truyền dạy cho thế hệ sau;
Các tác phẩm văn hóa, văn học truyền thống ngày một mai một.
- Kinh tế thị trường tác động tiêu cực
đến công tác bảo tồn di sản văn hóa, biểu hiện như khi đời sống nhân dân càng
nâng lên, thì nhiều hộ gia đình không còn mặn mà với việc làm rượu cần truyền
thống, dệt thổ cẩm… thay vào đó là các đồ uống nhanh, quần áo may sẵn…
Nguyên nhân hạn chế
- Nguyên nhân chủ quan của mặt hạn chế là do một số cấp
ủy, chính quyền nhận thức chưa sâu sắc, toàn diện về công tác bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trong tình hình mới. Chưa quan tâm đúng
mức đến công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức trong toàn đảng,
toàn dân về vai trò quan trọng của văn hóa với đời sống nhân dân và phát triển
kinh tế- xã hội
- Cơ chế thu hút đầu tư phát triển du lịch gắn với bảo
tồn di sản văn hóa thưa thông thoáng, hiệu quả mang lại không cao. Công tác xã
hội hóa trong việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa còn xem
nhẹ, chưa đề cao.
- Công tác kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo, chưa thực
hiện tốt Luật di sản văn hóa
- Chế độ ngộ với người làm công tác văn hóa thấp, chưa
tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đề ra, khiến đội ngũ cán bộ văn hóa ở cơ sở
không ổn định, thường xuyên thay đổi. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người
dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng cán bộ có nâng lên
nhưng chưa xứng tầm với yêu cầu thực tế.
- Vai trò của lực lượng cốt cán, già làng, trưởng thôn,
buôn, người có uy tín, các nghệ nhân chưa được phát huy đúng mức.
- Chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa đầy đủ, kịp thời
- Về khách quan do những bất cập, vướng mắc trong cơ chế
nên việc thực hiện chính sách dân tộc, trong dó có chính sách văn hóa, chưa kịp
thời, đồng bộ, đời sống kinh tế một bộ phận nhân dân vùng dân tộc còn khó khăn;
Nguồn ngân sách huyện hạn hẹp, chủ yếu nhờ cấp trên cấp về, gây khó khăn trong
công tác đầu tư cho bảo tồn văn hóa; Tình hình thời tiết diễn biến bất thường,
giá cả các mặt hàng nông sản không ổn định, chi phí sản xuất nông nghiệp ngày
càng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đời sống của nhân dân; Đồng bào các
dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, khó khăn cho
việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là trong
lĩnh vực bảo tồn văn hóa; Các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách chống phá
Đảng, Nhà nước, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số với âm mưu “diến biến
hòa bình” trên mặt trận văn hóa.
Tóm lại, trong những năm qua, dưới sự quan tâm của Đảng
bộ, chính quyền huyện Sông Hinh, công tác bảo tồn phát huy di sản văn hóa các
dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sông Hinh đã có khởi sắc, nhiếu nét văn hóa
đặc sắc được bảo tồn, ý thức của người dân về di sản văn hóa đã được nâng lên.
Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế bởi những nguyên nhân
khách quan, chủ quan tác động đang làm mai một những giá trị di sản quí giá của
các dân tộc. Sẽ khó tái tạo, phục hồi nếu không có sự vào cuộc quyết liệt với
những giải pháp cụ thể của toàn hệ thống chính trị và của từng người dân địa
phương.
Chương 3
GIẢI PHÁP BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY
DI SẢN VĂN HÓA CÁC
DÂN TỘC HUYỆN SÔNG HINH
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.1. Phương hướng
Tư tưởng về xây dựng nền văn hóa mới trong Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được Hội nghị Trung
ương Đảng phát triển đầy đủ phong phú hơn. Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa VII nhấn mạnh: nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng
là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, lần đầu tiên Đảng ra nghị quyết riêng về
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Nghị quyết nêu rõ: “Phương hướng chung
của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống
đại đoàn kết dân tộc, ý thức dộc lập tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu
vào toàn bộ đời sống xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và
cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con
người, tạo nên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao,
khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc
lên chủ nghĩa xã hội”[11]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX phát triển quan
điểm của Nghị quyết Trung ương V, khóa VIII, đã khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội”[12]. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát
triển kinh tế, xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội”[13]
Từ những quan điểm trên, phương hướng bảo tồn và phát huy
di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sông Hinh trong thời
gian tới như sau:
3.1.1. Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của các dân tộc thiểu số ở Sông Hinh trước hết phải nhằm hướng tới mục
tiêu xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đa dân tộc. Văn hóa
Việt Nam là nền văn hóa thống nhất, chứa đựng những giá trị văn hóa chung cho
tất cả 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, bản sắc của bất kỳ một dân tộc nào
cũng được tôn trọng, giữ gìn, phát huy.
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc
thiểu số ở Sông Hinh nhất thiết phải thực hiện đúng quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách của Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa để xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
3.1.2. Tiến hành bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân
tộc thiểu số huyện Sông Hinh cần phải chú ý đến mối quan hệ giữa bảo tồn và
phát huy, phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa, loại bỏ các yếu
tố không phù hợp với xã hội hiện nay, bổ sung các yếu tố mới làm phong phú văn
hóa, một mặt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của dân cư, mặt khác góp phần đưa
văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.3. Đảm bảo tính truyền thống và hiện đại trong quá
trình bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện
Sông Hinh. Phát triển văn hóa phải dựa trên truyền thống làm nền tảng, không
hòa tan trong xu thế hội nhập. Quá trình bảo tồn, phát triển cần tiếp thu những
cái hay, cái đẹp, nhưng vẫn phải giữ được bản sắc, làm giàu thêm văn hóa các
dân tộc. Phát triển không mất gốc nhưng cần loại bỏ những hủ tục lạc hậu làm
cản trở sự phát triển của xã hội.
3.1.4. Văn hóa có vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội, nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.
Do vậy, muốn văn hóa phát triển trước hết phải tạo cho nó môi trường thuận lợi.
3.1.5. Trong sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy các
giá trị di sản văn hóa các dân tộc phải luôn coi trọng vai trò lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước. Thông qua những
chủ trương, đường lối, chính sách, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn; bằng vốn đầu
tư theo các chương trình, dự án, bằng hệ thống pháp luật, bằng công tác tuyên
truyền, giáo dục... Song song với đó, cần phải huy động sự đóng góp của
quần chúng nhân dân, của các hội, đoàn thể của toàn xã hội trong việc sưu tầm,
nghiên cứu và phổ biến các giá trị di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số
huyện Sông Hinh.
3.2. Giải pháp cụ thể
3.2.1. Tăng cường và
nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, sự
vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di
sản văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh
- Trước hết, phải khẳng định sự lãnh đạo toàn diện của
Đảng đối với công tác văn hóa. Trên cơ sở đó từng tổ chức cơ sở đảng coi trọng
công tác xây dựng Đảng vững mạnh, mỗi chi, đảng bộ là hạt nhân lãnh đạo ở địa
phương đơn vị. Triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh, góp phần xóa đói,
giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân.
- Tiếp tục quán triệt và đưa Nghị quyết Hội nghị
Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đồng bào
các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Sông Hinh với mục tiêu “xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nâng cao
nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhân dân về phát triển văn hóa; phải
xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực của
sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vì, văn hóa biểu hiện sức sống, sức sáng
tạo, sức phát triển, sức mạnh tiềm tàng và bản lĩnh của một dân tộc được thể
hiện qua truyền thống và hệ giá trị đặc trưng cho bản sắc dân tộc.
- Thường xuyên đánh giá, xắp xếp, bố trí những cán bộ
người dân tộc thiểu số đủ điều kiện đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo ở địa phương,
đơn vị, nhất là trong các cơ quan, đơn vị quản công tác văn hóa.
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức
thực hiện nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với việc
phát triển kinh tế, chính trị, xã hội vùng dân tộc và miền núi.
- Tiếp tục triển khai và thực hiện hiệu quả Luật Di sản
văn hóa, vận dụng linh hoạt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của
trung ương, địa phương vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá
địa phương.
- Chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn hyện
như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... cùng phối
hợp chặt chẽ trong việc triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di sản văn hóa.
Gắn công tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vùng dân
tộc thiểu số.
- Giải quyết đồng bộ vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
trong công tác dân tộc và mặt trận văn hóa.
- Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị làm công tác văn hóa chủ
động phối hợp với ban ngành liên quan, cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình
trong huyện, xã thực hiện các chương trình về bảo vệ, phát huy di sản văn hóa
các dân tộc huyện Sông Hinh. Từ đó giới thiệu, tôn vinh di sản văn hóa của đồng
bào các dân tộc, đồng thời qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội
vào việc bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa các dân tộc huyện Sông
Hinh. Trong công tác tuyên truyền cần chú trọng tới đối tượng thanh thiếu niên.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động để thế hệ trẻ có điều kiện giao lưu, học hỏi
kinh nghiệm, tiếp thu giá trị của các di sản văn hóa của các dân tộc, từ đó
thắp sáng tình yêu quê hương, giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
- Cần làm tốt việc xây dựng quy chế hoạt động của các già
làng, trưởng bản, người có uy tín, nhằm phát huy vai trò của già làng trong
việc giữ gìn, phát huy và phát triển các giá trị di sản văn hóa đặc sắc.
3.2.2. Xây dựng quy
hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với phát triển
kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
huyện Sông Hinh
- Phải khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu, đánh giá lại toàn
bộ các loại hình di sản văn hóa vùng dân tộc thiểu số nhằm nhận diện, xác định
giá trị, sức sống của các di sản văn hóa từ đó đề xuất hướng bảo tồn và phát
huy.
- Quy hoạch di sản văn hóa trọng điểm và di sản văn hóa
gắn với du lịch. Các di sản văn hoá trọng điểm là những di sản văn hoá đang
xuống cấp, đang có nguy cơ mai một hay biến mất cần có kế hoạch lưu giữ, bảo vệ
ngay. Đối với quy hoạch di sản văn hoá gắn với du lịch nên có sự tính toán, đề
ra kế hoạch theo mốc thời gian cụ thể, với tầm nhìn chiến lược, có kế hoạch bảo
vệ trước khi được khai thác. Để hoạt động du lịch khai thác các di sản văn hóa
mang lại hiệu quả thì cần có sự gắn kết với các dịch vụ như: nghỉ dưỡng, các
công trình dịch vụ thể thao và giải trí, du lịch sự kiện, ẩm thực và đi kèm với
nó cần có một hệ thống dịch vụ tài chính, thương mại, thông tin viễn thông...
- Tổ chức những cuộc hội thảo, trưng cầu ý kiến của các
chuyên gia, các nghệ nhân, các cấp, các ngành liên quan đang hoạt động trong
khu vực có di sản để góp ý cho bản quy
hoạch. Ngoài ra, chú ý đến vai trò phản biện của người dân địa phương, đặc biệt
là già làng, người có uy tín.
3.2.3. Đẩy mạnh công
tác quản lí, giám sát và định hướng hoạt động bảo tồn, khai thác các di sản văn
hóa
- Về hoạt động quản lí, giám sát, kiểm tra xử lý.
Địa phương cần triển khai có hiệu quả phân cấp về quản lí
di sản văn hóa trên địa bàn huyện. Tránh chồng chéo, đùn đẩy không ai chịu
trách nhiệm.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm Luật di sản văn hóa
Xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể rõ ràng, công khai trong
hoạt động khai thác di sản văn hóa
- Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc
thiểu số huyện Sông Hinh phải gắn liền với việc duy trì, phát triển loại hình văn
hóa lành mạnh như lễ hội, cưới hỏi, tang ma.
Đến nay hầu hết các địa phương trong huyện đã đưa nội
dung văn hóa như tang ma, cưới hỏi... vào hương ước, qui ước ở thôn, buôn mình.
Tuy nhiên có lúc, có nơi người dân vẫn vi phạm. Địa phương cần tăng cường quản
lý, giám sát việc thực hiện qui ước, hương ước, sửa đổi bổ sung kịp thời qui
ước, hương ước đảm bảo thực hiện nếp sống văn hóa mới để giữ lại được những nét
sinh hoạt văn hóa tiêu biểu đồng thời loại bỏ những yếu tố lạc hậu, phiền nhiễu
không đáng có.
- Khai thác các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể vào
hoạt động du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khai thác, phát huy giá trị quý giá của các di sản văn
hoá vật thể và phi vật thể vào hoạt động phát triển du lịch là việc làm cần
thiết. Hiện nay, du lịch cộng đồng đang trở thành một xu hướng phát triển và
mang lại hiệu quả cao ở nhiều địa phương. Vì vậy, cần tổ chức tuyên truyền rộng
rãi để có sự đồng thuận của xã hội; Tiến hành tập huấn nhân dân tham gia chương
trình du lịch đưa đến cho họ những kiến thức cơ bản về hoạt động và triển khai
du lịch cộng đồng.
3.2.4. Giải pháp xã
hội hóa công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá các dân tộc huyện
Sông Hinh.
Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần đẩy mạnh công
tác xã hội hóa, huy động sức mạnh của cộng đồng dân cư nhất là nhân dân địa
phương. Để làm tốt điều này cần:
- Ban hành những chính sách thu hút và tập hợp quần chúng
với sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số. Biểu dương, khen
thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân đóng góp tích cực cho công tác giữ gìn,
bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh.
- Chính quyền địa phương vận động các doanh nghiệp nhất
là những doanh nghiệp trên địa bàn huyện kí kết các chương trình hỗ trợ thực
hiện bảo tồn di sản văn hoá nói chung, di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên
địa bàn huyện nói riêng.
3.2.5. Chú trọng bồi
dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lí, cán bộ chuyên môn làm công tác bảo tồn
và phát huy di sản văn hoá vùng dân tộc thiểu số.
- Đối với cán bộ quản lí văn hoá: Tạo điều kiện cho cán
bộ quản lí văn hóa học tập kinh nghiệm quản lí và khai thác tài nguyên văn hoá
tại các địa phương khác trong tỉnh, trong nước.
- Đối với cán bộ thực hiện công việc bảo tồn di sản văn
hóa: chú trọng đào tạo cán bộ, thợ lành nghề có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu
cầu thực thi nghiệp vụ bảo quản, tu bổ, tôn tạo đối với các di sản văn hóa vật
thể; đủ năng lực để nghiên cứu lập hồ sơ lưu trữ và hoạt động bảo tồn phát huy
giá trị di sản văn hóa.
- Đối với cán bộ văn hoá cơ sở: tạo điều kiện để cán bộ
văn hoá cơ sở tham gia các lớp tập huấn về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
do huyện, tỉnh tổ chức. Cung cấp cho họ những tài liệu hướng dẫn về di sản văn
hoá để họ được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với địa phương.
3.2.6. Tăng cường
giao lưu giới thiệu văn hoá các dân tộc thiểu số huyện Sông Hinh
- Tổ chức tốt các hội thi thể thao- văn hóa các dân tộc
thiểu só trên địa bàn huyện.
- Có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng những cá
nhân tiêu biểu tham gia hội thi thể thao văn hóa cấp tỉnh, cấp khu vực, từ đó
tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu những di sản văn hóa đặc sắc đến cộng đồng các
dân tộc với các huyện bạn, tỉnh bạn.
- Phối hợp với các huyện bạn, với địa phương khác tăng
cường tổ chức các đợt giao lưu văn hóa tại địa phương góp phần nâng cao ý thức
cho người dân về phát huy, bảo tồn nét văn hóa tiểu biểu, đặc sắc, loại bỏ
những phong tục tập quán lạc hậu.
3.2.7. Tăng cường các
hoạt động hỗ trợ công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số
- Hỗ trợ truyền dạy nghề, xây dựng các làng nghề truyền
thống như ủ rượu cần, dệt thổ cẩm, đẽo tượng nhằm phục vụ du khách, để vừa tạo
việc làm nâng cao thu nhập cho người dân vừa giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc.
- Hỗ trợ phục dựng các lễ hội truyền thống theo định kỳ
tạo sân chơi và khuyến khích tinh thần, khả năng sáng tác cho các tầng lớp nhân
dân.
- Mở rộng, khuyến khích việc dạy và học chữ của đồng bào dân
tộc thiểu số; Biên soạn và lưu giữ các tác phẩm văn học lưu truyền cho các thế
hệ mai sau.
- Đầu tư sửa chữa nâng cấp cơ sở và chất lượng hoạt động
của các nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, buôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đảm
bảo người dân có nơi sinh hoạt văn hóa thường xuyên, ổn định.
- Hỗ trợ cho các nghệ nhân giỏi nghề, có tâm huyết có sân
chơi để sinh hoạt, sáng tác và truyền nghề, đồng thời, hỗ trợ kinh phí và có
chế độ thù lao cho các nghệ nhân để mở lớp nghệ thuật ca hát, múa, ngâm thơ, sử
thi, đánh cồng chiêng, đàn sáo... nhằm lưu truyền cho các thế hệ sau, nâng
cao lòng tự hào của dân tộc, ý thức bảo tồn văn hóa cội nguồn, nâng cao ý thức
tự tôn dân tộc.
- Nhà nước cần quan tâm tăng mức đầu tư cho văn hóa, bảo
đảm đủ kinh phí cho các chương trình mục tiêu phát triển văn hóa. Đẩy mạnh
công tác sưu tầm, tiếp tục tiến hành phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa,
các lễ hội, các ngành nghề truyền thống.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.1. Kết luận
Có thể khẳng định rằng, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII
về xây dựng và phát triển nền năm hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc ra đời đã đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của Cách mạng
Việt Nam.
Nguyễn Trãi, nhà văn hóa lớn của Việt Nam, là người đầu
tiên đã nhận thấy rõ vai trò cực kỳ to lớn của văn hóa trong sự hình thành dân
tộc:
“Như nước Đại Việt từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam
cũng khác.
Hải Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên làm đế một phương.
Tuy mạnh yếu khác nhau. Song hào kiệt đời nào cũng có”.
(Bình Ngô Đại cáo)
Với ý nghĩa
đó, văn hóa là linh hồn, sức sống của một dân tộc. Cho nên, văn hóa còn thì dân
tộc còn, văn hóa suy thì dân tộc yếu, văn hóa mất thì dân tộc diệt vong.
Bản sắc dân
tộc hay bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hun đúc lên qua hàng ngàn
năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua mấy ngàn năm lịch sử đó, bản sắc văn hóa
Việt nam đã góp phần bảo tồn dân tộc Việt nam, giúp cộng đồng dân tộc tránh
được âm mưu đồng hóa của mọi kẻ thù xâm lược trong lịch sử.
Là một bộ
phận cấu thành của văn hóa, di sản văn hóa 54 dân tộc trên đất nước đã góp phần
tạo lên nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, và ngày nay, bản sắc văn
hóa đang trở thành nền tảng tinh thần, là động lực để nhân dân Việt Nam phấn
đấu lên chủ nghĩa xã hội.
Là huyện miền
núi, vùng dân tộc, mới được thành lập và xuất phát điểm thấp, Sông Hinh đối mặt
với muôn vàn khó khăn, nhưng ngay từ những ngày đầu thành lập, Đảng bộ, Chính
quyền huyện Sông Hinh đã dành sự quan tâm không nhỏ đến đời sống văn hóa vùng
đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều lễ hội như Lễ đâm trâu của người Ê Đê, của
người Ba Na được phục dựng; Lễ hội cồng chiêng-ráp được giao lưu, tổ chức hàng
năm; Các câu lạc bộ dân ca, nhạc cụ dân tộc dần được hình thành và duy trì hoạt
động… Sự quan tâm đó khiến đời sống vùng đồng bào dân tộc ngày càng thêm khởi
sắc, đồng bảo các dân tộc ngày càng tin tưởng vào Đảng, chính quyền, nêu cao
tinh thần đoàn kết xóm làng, đoàn kết các dân tộc, cùng nhau giữ gìn buôn làng
bình yên, xây dựng đời sống ngày càng tiến bộ.
Là nơi hội tụ
của 19 dân tộc từ khắp mọi miền đất nước đến đây sinh sống, Sông Hinh vinh hạnh
lớn khi đang chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú, đặc sắc mà nhiều nhà
văn, nhà thơ đến đây phải thốt lên rằng “Sông Hinh là quê hương của sử thi”,
hay “tiếng cồng chiêng vọng ngang vách núi- men rượu cần ngây ngất sớm mai”,
cùng những nhân vật nổi tiếng cả nước như nhà văn Y Điêng, hay Mô Lô Y Choi-
tác giả của bài thơ được phổ nhạc “Cô gái vót chông” …
Tuy nhiên,
trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm
mưu, lợi dụng vùng dân tộc, lợi dụng tự do tôn giáo lôi kéo người nhẹ dạ, cả
tin hòng xóa dần bản sắc văn hóa dân tộc, bỏ rượu cần, bỏ cồng chiêng, thay vào
đó là lối sống thực dụng; trong khi đó đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
một số nơi vẫn gặp khó khăn; công tác đảng, sự điều hành chính quyền ở một số
nơi vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là trong lĩnh vực văn hóa, nhiều di sản văn hóa
quí giá đang có nguy cơ mất dần mà khó có thể phục hồi được.
Như đã nói ở
trên, văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, là động lực để nhân dân phấn
đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Vì vậy, để góp phần vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, đòi hỏi toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân huyện Sông Hinh nêu cao ý trí phấn đấu, quyết tâm
vượt qua mọi khó khăn, tập trung mọi nguồn lực, thực hiện có hiệu quả công tác
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, coi đây là giải pháp lớn
nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số nói riêng, huyện nhà nói
chung phát triển nhanh và bền vững.
1.2. Kiến nghị
- Đối với
Đảng bộ huyện Sông Hinh: Cần có những hội nghị chuyên đề nhằm sơ, tổng kết đánh
giá công tác lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số theo tinh thần Nghị quyết Trung ương V
khóa VIII, về xây dựng nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
qua đó có những chỉ đạo kịp thời phù hợp từng giai đoạn thực tế đại phương.
- Đối với
UBND huyện Sông Hinh: Cân đối cấp đầy đủ, kịp thời kinh phí về các địa phương
cho lĩnh vực hoạt động văn hóa; Cấp đủ kinh phí cho Đề án bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đã được kỳ họp
thứ IX, HĐND huyện Sông Hinh khóa VI phê chuẩn.
- UBMT TQ
Việt Nam huyện Sông Hinh: Chỉ đạo các hội, đoàn thể tăng cường công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho đoàn viên, hội viên và nhân dân về ý nghĩa, vai
trò, tầm quan trọng của văn hóa cũng như các di sản văn hóa trong đời sống;
quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác văn hóa, từ đó
tạo sự đồng thuận rộng rãi trong nhân dân. Đồng thời chỉ đạo Ban công tác mặt
trận các thôn, buôn vùng dân tộc thiểu số đưa nội dung bảo tồn, phát huy giá
trị di sản văn hóa vào ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư hàng năm
để tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Đối với
Phòng Văn hóa – Thông tin huyện: Làm tốt công tác tham mưu cho UBND huyện trong
lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Tăng cường công tác tập huấn
nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ văn hóa ở cơ sở; Phối hợp với các địa
phương củng cố, sắp xếp cán bộ làm công tác văn hóa đảm bảo đủ năng lực đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
- Đối với
Phòng Dân tộc huyện: Trong quá trình thực hiện các chính sách đầu tư phát triển
vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần thực hiện đồng bộ, hài hòa giữa đầu tư phát
triển kinh tế với đầu tư cho văn hóa, xã hội.
- Đối với Đài
Truyền thanh- Truyền hình huyện: mở chuyên mục hàng tuần về công tác bảo tồn, phát
huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, qua đó kịp thời biểu dương, cổ
vũ, động viên cán bộ và nhân dân tích cực hơn với công tác bảo tồn, phát huy di
sản văn hóa.
- Các xã, thị
trấn tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, gắn công tác bảo tồn, phát huy giá
trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số với các phong trào xây dựng đời sống
văn hóa ở cơ sở.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các giáo trình trung cấp lý luận chính trị- hành chính, 2010
2. Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam , Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1992.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Hội nghị lần thứ 5,
Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
4. Đảng Cộng
sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội 2004.
5. Đảng Cộng
sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội 2006.
6. Cơ sở
văn hoá Việt Nam, tác giả Trần
Ngọc Thêm, Nxb Giáo dục, 1999.
7. Văn kiện
Đại hội Đảng bộ huyện Sông Hinh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2010- 2015.
8. UBND huyện
Sông Hinh, Báo cáo tổng kết năm 2013; Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện Đề án
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn
huyện 2009-2014
9. Phòng
VH-TT, Báo cáo các năm 2009 đến 9/2014.
10. Lịch sử
Đảng bộ huyện Sông Hinh giai đoạn 1975-2005, Xb 2008
11. UBND
huyện Sông Hinh, Báo cáo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ II, NK
2014-2009
12. Báo cáo
tổng kết 07 năm thực hiện Luật di sản văn hóa
13. Kỷ yếu
Hội thảo Du lịch huyện Sông Hinh, 2012.
14.
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc sau 15 năm thực hiện nghị
quyết trung ương 5 (khoá VIII) http://www.tuyengiao.vn/Home/MagazineContent?ID=1654
15. Nghị quyết số 33-NQ/TW
ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa,
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Báo
điện tử Đảng cộng sản Việt Nam):
16. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam : http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Nghi-quyet-Hoi-nghi-Trung-uong-9-khoa-XI/201435.vgp
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập,
Nxb. Chính trị quốc gia, H.2002, t3,tr431.
[3] Bộ Văn hoá - Thông tin (2003), Quy định của Nhà nước về hoạt động và quản lý văn hoá thông tin,
NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr 17
[4] Bộ Văn hoá - Thông tin (2003), Quy định
của Nhà nước về hoạt động và quản lý văn hoá thông tin, NXB Văn hoá thông tin,
Hà Nội, tr46
[5] HiÕn ph¸p Níc Céng hoµ X· héi Chñ nghÜa
ViÖt Nam, Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi, 1992, tr.24.
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 56.
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 57.
[8] Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp
hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr. 56.
[11] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban
Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, H.1998, tr59
[12] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lầ thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, H2001, tr114
[13] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, H2006, tr106
0 nhận xét:
Đăng nhận xét