LỜI MỞ ĐẦU
Để củng cố và bổ
sung kiến thức cũng như nắm vững quy trình của nghành công tác xã
hội. Và tìm hiểu rõ hơn thực tế về chuyên môn công tác xã hội cá
nhân. Đồng thời hiểu biết thêm về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của nhân viên công tác xã hội; từ đó hình thành ý thức đạo đức
nghề nghiệp thúc đẩy quá trình tự rèn luyện theo yêu cầu của nghề
nghiệp này. Qua đó, nắm chắc hơn và biết cách vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học vào thực tiễn để phân tích, đánh giá, giải quyết
những vấn đề nảy sinh trong công việc từ đó hình thành kỹ năng nghề
nghiệp.
Chính
vì thế nên đợt thực tập này rất quan trọng và nó sẽ đưa lại cho em
nhiều bài học thực tế trong công tác xã hội cá nhân và nhóm. Bản
báo cáo cho em cũng như các thầy cô trong khoa nhìn lại quá trình làm
việc của em. Để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho những
lần thực tập lần sau và trong công tác chuyên môn sau này.
Đợt
thực tập tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Kiên Giang này là cơ hội cũng như thách thức để tôi nổ lực rèn luyện
và cũng cố kiến thức của bản thân mình. Qua đó tìm tòi và học hỏi kiến thức mới
ngoài sách vở, góp phần nâng cao nhận
thức của bản thân mình về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt cũng như khả năng tham gia vào tiến trình ra
quyết định, lập kế hoạch trợ giúp cho thân chủ của mình. Những gì tiếp thu được trong quá trình thực tập sẽ là
hành trang giúp tôi nắm vững được kiến thức chuyên môn và công việc sau này.
Để có được những kết quả như vậy tôi xin chân thành cám ơn cô Nguyễn Thị Hương Trà giáo viên
đã hướng dẫn nhiệt tình,
chu đáo, quan tâm giúp đỡ tôi, cám ơn chú Lê minh Luân –Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội và các
anh chị làm việc tại trung tâm đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ tôi trong đợt
thực tập cũng như giúp đỡ tôi hoàn thành
tốt bài báo cáo này.
Do kỹ năng và kinh nghiệm
của bản thân còn hạn chế vì vậy trong bài không thể tránh khỏi những thiếu sót,
mong quý thầy cô cùng bạn đọc cho tôi những ý kiến đóng góp để những bài báo
cáo thực tập về sau của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
thực tập
Danh Hải
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC TẬP CÔNG TÁC
XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ NHÓM
I.THÔNG TIN CHUNG:
1. Thông tin cá nhân:
-
Họ và tên: Danh Hải; Năm sinh: 1980.
-
Học viên lớp: Trung cấp công tác xã hội Chuyên ngành công tác Hội Nông dân.
-
Khóa II năm học 2012- 2014 tại Kiên Giang.
-
Cơ sở đào tạo: Trường Cán bộ Hội Nông
dân Việt Nam- Trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang.
-
Đơn vị cử đi học: Đảng ủy Thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên
Giang.
2. Thời
gian,địa điểm thực tập:
-
Thời gian thực tập: 05/06-05/07/2013.
-
Địa điểm thực tập: Thị trấn Minh Lương.
3. Đối tượng và phương pháp làm việc:
-
Đối tượng làm việc: Làm việc với BLĐ ở địa phương, trực tiếp là Hội Nông Dân và
các Ban ngành đoàn thể.
-
Phương pháp làm việc: Làm việc trực tiếp với thân chủ cá nhân và nhóm.
II.KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP:
-
Qúa trình thánh lập, mục tiêu, chức năng của cơ sở.
-
Đối tượng được hổ trợ; Phụ nữ đơn thân.
-
Các hoạt động hổ trợ; giúp thân chủ có
cuộc sống tốt hơn trong cuộc sống.
-
Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng.
-
Đánh giá của học viên về các mặc hoạt động của cơ sở.
III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC TẬP
1.Công tác xã hội cá nhân:
1.1/. Giới thiệu
về bản thân của đối tượng, thân chủ.
1.2/. Gia đình
và người thân của thân chủ.
1.3/. Môi trường
xung quanh.
1.4/. Xác định
vấn đề.
1.5/. Xây dựng
kế hoạch giúp đở thân chủ.
2. Công tác xã hội nhóm:
2.1/. Giới thiệu
mô tả về nhóm.
2.2/. Diển tiến
nhóm sau khi được thành lập.
2.3/. Xác định
vấn đề của nhóm.
2.4/. Xây dựng
kế hoạch giúp đở nhóm.
IV. LƯỢNG GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Lượng giá:
1.1/. Về phái
thân chủ và nhóm thân chủ.
1.2/. Về phái
nhân viên xã hội.
2. Nhận xét và khuyến nghị của học viên:
2.1/. Nhận xét.
2.2/. Khuyến nghị.
II. KHÁI
QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.
Địa bàn thực tập: Thị thị trấn Minh Lương, huyện Châu Thành- Tỉnh Kiên
Giang
2. Địa điểm cơ sở
thực tập: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Kiên Giang, Quốc lộ 80 ấp Hòa
Bình - xã Mong Thọ - huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang.
3. Số điện thoại: 0773
837.529
1. Lịch sử thành lập cơ sở
Kiên Giang là một tỉnh lẻ
nằm ở phía tây khu vực miền tây cũng nằm trong vùng chuyển mình chung với đất
nước. Song do đặc thù của một tỉnh có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng trong và
ngoài nước, đặc biệt là du lịch biển nên Kiên Giang có những đặc điểm khác so
với các tỉnh khác trong cả nước.
Theo thống kê của sở Lao
động Thương binh & Xã hội tỉnh Kiên Giang, hiện nay thì có khoảng 150 trẻ
em lang thang kiếm sống một mình chủ yếu là các địa phương như Thành phố Rạch
Gía, Rạch Sỏi, thị trấn Tân Hiệp, Hòn Đất , thị xã Hà Tiên. Nạn móc túi ăn xin,
mại dâm,… xảy ra với mức độ ngày càng nhiều.
Do điều kiện là người dân
tộc lạc hậu về trình độ canh tác, thiếu tư liệu sản xuất, đặc thù là vùng biền
ngươi dân có quan niệm sinh con trai để phục vụ lao động chính trong gia đinh
nên tình trạng nghèo đói cứ đeo bám gia đình họ. Song đó là nghèo nàn về kiến
thức kế hoạch hóa gia đình dẫn đến sinh con đông. Đây là nguyên nhân dẫn đến
trẻ em đi lang thang kiếm sống hoặc lao động sớm.
Mặt khác, Kiên Giang là một tỉnh thuộc miền tây nam Bộ
với diện tích hơn 6.000km2, đồng bằng đất liền chiếm hơn 80% còn lại
là rừng núi, hải đảo và có biên giới quốc tế với quốc gia láng giềng là
Cămpuchia. Dân số hơn 1.700.000 người gồm 03 dân tộc anh em là Khmer, Hoa và
Kinh. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản. Trong chiến
tranh, Kiên Giang là địa bàn diễn ra ác liệt nhất bởi có các căn cứ địa Cách
Mạng vững chắc nằm trong vùng Hà Tiên, Hòn Đất và U Minh Thượng, đối phương đã
dùng đủ mọi phương tiện chiến tranh và các loại vũ khí tối tân nhất trên trên
vùng đất nhỏ bé này.
Đứng trước tình hình đó đến năm 1999 Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành
quyết định thành lập Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội để giải quyết vấn đề trẻ em bị bỏ
rơi và khắc phục hậu quả của chiến tranh để lại, đồng thời phải đối phó với
chiến tranh biên giới, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp trong thập niên 80
của thế kỷ trước. Để giai quyết vấn đề xã hội và chăm lo cho đối tượng yếu thế.
Vậy nên năm 1993 tỉnh Kiên Giang thành lập Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội, để tiếp
nhận nuôi dưỡng những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không tự lo được
cuộc sống, là người già không nơi nương tựa và trẻ em mồ côi, người khuyết
tật trong tỉnh.. Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Kiên Giang tiền thân là “Làng
trẻ mồ côi Mong Thọ” được thành lập vào năm 1993 đến năm 1999 có Quyết định số
2045/1999/QĐ-UB của UBND tỉnh Kiên Giang đổi tên “Làng trẻ mồ côi Mong Thọ”
thành Trung Tâm Bảo Trợ Kiên Giang trực thuộc Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội
Kiên Giang. Từ khi thành lập đến nay trung tâm đã trải qua nhiều thay đổi cùng
với sự phát triển lớn mạnh, đến nay trung tâm là một trong những nơi chăm sóc
và nuỗi dưỡng nhiều đối tượng xã hội nhất tỉnh Kiên Giang.
Qua 20 năm hoạt động, Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội
Kiên Giang đã tiếp nhận hơn 700 lượt đối tượng, những mãnh đời bất hạnh xem đây
là mái ấm của mình. Nhiều cụ già được nuôi dưỡng chăm sóc đến cuối đời
khi từ trần được thu xếp chu đáo có nhà lưu giữ hài cốt, hương khói hằng ngày
sau khi hỏa táng. Trẻ mồ côi và bị bỏ rơi được lớn lên trong vòng tay của các
bảo mẫu, nơi đây là cầu nối để các bạn nhỏ có cơ hội tìm được gia đình thay thế
tin cậy trong và ngoài nước.
Hiện nay Trung Tâm bảo
Trợ Xã hội tỉnh Kiên Giang đang quản lý và nuôi dưỡng hơn 210 người. Trong đó
gồm 51 cụ già và 152 trẻ mồ côi. Từ cuối năm 2012 sẽ tiếp nhận thêm đối tượng
người tâm thần mà gia đình chưa có khả năng chăm sóc và điều trị bệnh được đến
nay nâng tổng số lên tới 17 đối tượng tâm thần.
Cách thức thành lập, Sau
ngày thống nhất đất nước (năm 1975) cả nước tập trung vào khắc phục hậu quả của
chiến tranh để lại, đồng thời phải đối phó với chiến tranh biên giới, thiên tai
dịch bệnh diễn ra liên tiếp trong thập niên 80 của thế kỷ trước. Để giai quyết
vấn đề xã hội và chăm lo cho đối tượng yếu thế. Năm 1993 tỉnh Kiên Giang thành
lập Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội, để tiếp nhận nuôi dưỡng những người có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn mà không tự lo được cuộc sống, là người già không nơi nương
tựa và trẻ em mồ côi, người khuyết tật trong tỉnh.
Đối tượng được hổ trợ:
Phụ nữ đơn thân.
Các hoạt động hổ trợ:
Tìm hiểu nguyên nhân mà thân
chủ đang gặp phải nhưng thân chủ không thể giải quyết đươc, để có kế hoạch giúp
đở cho thân chủ trong thời gian tới.
Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng
đồng: Đảng ủy và các nghành đoàn
thể; kể cả chính quyền địa phương rất quan tâm đến việc An sinh xã hội ở địa
phương, nhưng vì xã còn nghèo nên rất khó khăn trong công tác An sinh xã hội;
chăm lo đời sống xã hội cho nhân dân.
Đánh giá của học viên về các mặt hoạt động của cơ sở: Qua thời gian thực tập bản thân được sự quan tâm và
giúp đở nhiệt tình của cấp ủy – UBND thị trấn và các ngành đoàn thể, đặc biệt là sự quan tâm
của BCH Hội Nông Dân Thị trấn cũng như các chi Hội trưởng Hội Nông dân thị trấn,
cùng Hội Cựu chiến binh hổ trợ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành thời gian báo
cáo thực tập một cách tốt nhất, riêng Đảng ủy Thị trấn Minh Lương rất nhiệt
tình giúp tôi trong khâu tiếp cận thân chủ.(cá nhân và nhóm). Cũng như trong quá
trình công tác khi cần gì điều được sự hỗ trợ
nhiệt tình, như tìm thông tin từ thân chủ và tạo cho em có không gian
làm việc với thân chủ một cách rất thoải mái.
III/ NỘI DUNG VÀ KẾT QỦA THỰC TẬP:
1. Công tác xã hội cá nhân:
1.1 Giới thiệu về
bản thân của đối tượng/ thân chủ.
Họ và tên: Huỳnh Tố Anh
Giới tính: Nữ.
Sinh năm: 1955 (58
tuổi).
Về cuộc sống hiện
tại:
Thân chủ là người mất sức lao động, đặc điễm cá nhân thân chủ già yếu có
tật ở tay do té gãy vào năm 2003, thân chủ ở một mình, tính cách thân chủ, thân
chủ tính tình trằm lắng ít nói chỉ lủi thủi một mình trong căn nhà hỗ trợ theo
QĐ -167/CP, đã cũ, tâm tư nguyện vọng cũa thân chủ muốn được sống gần con cháu
vì bà muốn quảng đời còn lại có cuộc sống vui vẻ hơn, và thân chủ mong muốn
chính quyền các cấp quan tâm cho cuộc sống hiện tại của thân chủ nhiều hơn,
hoàn cảnh của thân chủ rất khó khăn thiếu thốn đủ thứ về sinh hoạt cá nhân,
nguyên nhân xảy ra là do chồng thân chủ qua đời cách đây 10 năm do bị động kinh
và té sông mà chết, từ đó thân chủ được sự quan tâm giúp đở của chính quyền ấp,
xã và bà con lân cận, do tuổi cao sức yếu nhưng thân chủ không được các con
quan tâm, chúng điều có gia đình riêng ở xa chúng đã quên hẳn người mẹ đã mang
nặng đẻ đau từ nhiều năm nay từ khi xung đột với mẹ . Kể từ khi ông qua đời
thân chủ điều được sự quan tâm chia sẻ của của những người hàng xóm nơi thân chủ đang sinh sống.
1.2 Gia
đình và người thân của thân chủ:
Thông tin về gia đình; thân chủ có hai đứa con
một trai một gái chúng đều có gia đình ở xa hầu như chúng không quan tâm vì về
khó khăn chủ thân chủ, chúng bỏ mặt thân chủ khoảng 10 năm nay, thân chủ không
có ruộng đất chỉ sống trên phần đất của người khác, do sự động viên của chính
quyền địa phương; cất cho thân chủ cái nhà; thân chủ đã già yếu không còn lao
động, chỉ nhờ vào sự giúp đở của những người hàng xóm xung quanh, thân chủ hình
như không có mối quan hệ gia đình vì những đứa con của thân chủ đều không quan
tâm đến thân chủ.
1.3 Môi trường xung
quanh:
Cộng đồng nơi thân
chủ cư trú điều được sự quan tâm của những người xung quanh như ( người cho gạo,
người cho nước...). Đối với các ngành đoàn thể điều quan tâm chăm sóc cho thân
chủ nhất là Hội phụ nữ và Hội người cao tuổi ở ThỊ trấn luôn đến động viên thân chủ; trong khi đó Hội người
cao tuổi đã và đang làm hồ sơ cho thân chủ để hưởng chế độ theo qui định của
chính phủ.
Chi tiết về thân
chủ cũng như biến cố, sự kiện mà thân chủ đang phải đương đầu.
Thân chủ có hai đời chồng và chỉ có
hai đứa con, người chồng thứ nhất mất lúc đó thân chủ còn trẻ chỉ mới 33 tuổi
do sét đánh mà chết, thân chủ ở với hai đứa con lúc đó các con còn nhỏ thân chủ
làm mọi việc để có tiền nuôi con nhưng
cái nghèo vẩn đeo bám và thân chủ bước thêm bước nửa; từ khi đó xung đột gia
đình giửa các con và thân chủ bắc đầu nãy sinh, chúng không đồng ý cho thân chủ
có người khác mà bỏ cha chúng, vì thế chúng bỏ nhà ra đi và từ đó thân chủ sống
với người chồng thứ hai nhưng không có đứa con nào người chồng thứ hai này lại
mắt chứng bệnh động kinh ông thường bị co giật thời gian trôi qua thân chủ và
người chồng thứ hai chung sống với nhau cũng rất hạnh phúc tuy rau cháo nhưng
tình nghĩa vẩn tốt (theo lời trình bày của thân chủ), cách đây 10 năm thân chủ
lại một lần nữa bị ức chế về tâm lý người chồng chung ấp tay gói của thân chủ
lại qua đời đây là sự mất mác vô cùng to lớn và đau khổ, trong lúc đi làm mướn
phát vườn cho hàng xóm ông lại lên cơn động kinh không mại bị té xuống mương mà
chết, thân chủ lại một mình bên căn lều che mưa tránh nắng, và thời gian trôi
qua thân chủ chỉ sống một mình chờ vào sự giúp đở của các ngành đoàn thể chính
quyền địa phương và các mạnh thường quân cùng bà con hàng xóm.
Những người liên quan đến thân chủ, người có
ảnh hưởng đến thân chủ; Đó là các con của thân chủ, thân chủ mong muốn rằng
những ngày cuối đời thân chủ muốn được các con, các cháu thông cảm, dù chỉ một
lần chúng nhớ đển tình mẩu tử.
Thân chủ ở một ấp
nghèo người dân xung quanh điều là những
người có lòng hảo tâm biết chai sẻ với thân chủ, thân chủ luôn quan tâm đến sức
khỏe vì hiện tại thân chủ không làm vì ra tiền để lo cho cuộc sống hiện tại,
lúc đau ốm phiền hà đến bà con hàng xóm, từ đó chính quyền địa phương có quan
tâm đến thân chủ như; hàng tháng điều chích một ít quỷ từ thiện giúp cho thân
chủ trong lúc khó khăn vì hiện tại địa
phương cũng gặp không ít khó khăn về tài chính.
Biểu
đồ thế hệ:
Ghi chú:
|
Cha chết.
Mẹ chết.
|
Người chồng thứ nhất và thứ hai chết.
|
Con trai chử T.
Con gái chử G.
Quan hệ xa
cách.
Quan hệ một
chiều.
Quan hệ xung đột là dấu.
Biểu đồ sinh thái:
Ghi chú :
Quan hệ
xa cách giửa thân chủ và các con
Quan hệ
hàng xóm
với thân chủ
Quan
hệ nhân viên xã hội với thân chủ
Quan hệ
giửa với chính quyền thân chủ
Quan hệ
giửa thân chủ với chính quyền
1.4. Xác định vấn đề: Vấn đề ưu tiên;
Già yếu không người nuôi dưởng, mất sức lao
động;
Căn nhà bị hư hỏng nặng;
Mong muốn được gặp các con;
Nhà bị dột không tiền sửa chửa lại;
Khi hoàn cảnh gia đình xảy ra biến cố củng
được chính quyền quan tâm giúp cho ông có nơi nằm yên ổn, gì gia đình thân chủ
không có đất, qua đó có sự quan tâm của các ngành đoàn thể nhất là hội phụ nữ
như các ngày lễ 8/3 cũng đến thăm và tặng quà cho thân chủ.
Thân chủ
củng tự nổ lực phấn đấu trong cuộc sống như tự đi làm thuê làm mướn kiếm tiền
nuôi bản thân.
Nguyên
nhân sâu xa như: Thân chủ có người chồng thứ hai thì các con bỏ nhà không đồng
tình với thân chủ. Khi người chồng thứ hai qua đời thân chủ sống một mình khi
đó sức khỏe yếu nhà không tiền không ruộng đất.
Thân chủ
tự ty cho số phận mặt cảm với mọi người; thiếu sự quan tâm của các con; trong
tư tưởng thân chủ cho rằng mình là gánh nặng cho xã hội cho hàng xóm.
Nếu như
không được giải quyết các vấn đề trên thì có thể xảy ra các vấn đề khác về mặt
tâm lý của thân chủ như; trằm cảm ít nói những biểu hiện này mới xuất hiện gần
đây, (theo trình bày của những người sung quanh)
*Bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu:
ĐIỄM MẠNH
|
ĐIỄM YẾU
|
-
Thân chủ luôn yêu thương chồng và các
con
|
-
Mất sức lao động
|
-
Luôn quan tâm đến bà con hàng xóm
|
-
Sức khẻo không được tốt
|
-
Thân chủ sống có tình cảm với mọi người
|
-
Có tật ở tay do bị té gẩy
|
-
Thân chủ Có trí nhớ rất tốt dù đã cao
|
-
Tự ty mặt cảm vì hoàn cảnh
|
|
|
Nguồn lực:
Nôi lực; như tìm đến các con của thân
chủ động viên để họ có thể chấp nhận thân chủ mà họ tìm về với thân chủ thông
qua các ban ngành đoàn thể để có sự hổ trợ động viên các con thân chủ khi cần
thiết.
Ngoại lực; gới thiệu thân chủ với các mạnh thường quân để có sự
hổ trợ từ các nhà hảo tâm giúp đở cho thân chủ.
1.5 xây dựng kế hoạch giúp đỡ:
TT
|
Mục tiêu
|
Các hoạt động cụ thể
|
Người thực hiện
|
Nguồn hổ trợ
|
Thời gian thực hiện
|
Kết quả mong đợi
|
||
01
|
-Giúp thân chủ ổn định cuộc sống
|
- Đến động viên các con thân chủ về thăm thân chủ
|
-Nhân viên xã hội
|
- Nội lực
tự thân chủ phải có ý chí phấn đấu
|
-Ngoại lực Đến gặp các nhà hỏa tâm và các mạnh thường quân để có
hướng giúp đở thân chủ, củng như các đoàn thẩ và chính quyền địa phương.
|
- Bắt đầu 10/06/2013
|
-Kết thúc
15/07/2013
|
- Thân chủ có cuộc sống hạnh phúc trong những năm còn lại, được các
con thăm viếng và chăm sóc cho thân chủ, sự quan tâm của các cấp chính quyền
địa phương, và các ngành đoàn thể
|
02
|
Thân chủ
không còn tự ty mặt cảm với mọi người
|
Làm việc trực tiếp với các ban ngành đoàn thể để có hướng giúp đở cho
thân chủ, về cuộc sồng hiện tại
|
Nhân viên xã
hội
|
|
Thực hiện các sính sách đối vời người cao tuổi ,như hưởng trợ cấp
hàng tháng theo quy định của chính phủ
|
14h
10/06/2013
|
13h
15/07/2013
|
Thân chủ đã có cuộc sống tốt hơn trong những ngày trước
|
2.
Công tác xã hội nhóm:
2.1. Giới thiệu/mô tả về nhóm:( Nhóm có
sẳn có 13 thành viêm).
- Thị trấn Minh Lương huyện Châu Thành trong những năm
qua tình hình an ninh chính trị luôn ổn định, tình hình trật tự an toàn xã hội
vẩn còn xảy ra nhất là về tệ nạn xã hội như đánh bài, đá gà, số đền, uống rượu
gây rối…xảy ra rất phức tạp, từ đó có sự liên kết giửa hai nghành Công An và
Hội cựu chiến binh đã xây dựng mô hình câu lạc bộ phòng chống tội phạm lúc đầu
thành lập câu lạc bộ vào khoảng tháng 07 năm 2010 chỉ có 8 thành viên và đi vào
hoạt động đến nay đã lên đến 13 thành
viên, các thành viên trong câu lạc bộ luôn nhận định đây là một việc làm thiết
thực bởi vì thành viên điều là các hội viên hội cựu chiến binh.
Số lượng thành viên hiện tại của câu lạc bộ là 13
thành viên; về cơ cấu: Trong đó có 01 chủ nhiệm, 01 phó chủ nhiệm, và 01 thư ký còn lại là thành viên
của lạc bộ.
Mục đích thành lập câu lạc bộ nhắm giải quyết các vấn
đề nảy sinh trong địa bàn ấp, như; tình hình TTATXH; từ đó tình hình có phần
giãm so với trước, nhìn chung các thành viên trong câu lạc bộ luôn phát huy hết
tinh thần trách nhiệm làm cho địa bàn ngày càng trong sạch, vì thế các đối
tượng uống rượu gây rối giãm không còn làm mất an ninh trật tự như trước.
Các thành viên trong nhóm luôn chấp hành các chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, bênh cạnh đó các thành viên
trong câu lạc bộ phải vận động gia đình người thân không tham gia các tệ nạn xà
hội; cãm hóa giáo dục các người lầm lỗi tại
cộng đồng dân cư, và tham gia tốt các phong trào của địa phương phát động xây
dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư…
Qui chế hoạt động của câu lạc bộ như:
Thực hiện theo quyết địng 113/QĐ-UBND, ngày 18 tháng
08 năm 2011. Về việc thành lập Câu lạc bộ Cựu chiên binh phòng chống tội phạm
và giáo dục người lầm lổi hoàn lương tại cộng đồng dân cư.
Sau khi trao đổi bàn bạc thống nhất trong câu lạc bộ
ban hành quy chế hoạt động với những nội
dung như sau.
-Nguyên tắc tổ chức:
Câu lạc bộ Cựu chiến binh phòng chống tội phạm và giáo
dục người lầm lổi hoàn lương tại cộng đồng dân cư của Thị trấn Minh Lương huyện
Châu Thành là một tổ chức xã hội tập hợp hội viên hội cựu
chiên binh và nhân dân theo tinh thần tự
nguyện, phù hợp theo sự chỉ đạo và lãnh đạo
của cấp trên, phải theo yêu cầu của chi hội Cựu chiến binh xã và chiệu
sự hướng dẩn cùa các cơ quan chức năng, các lực lượng nghiệp vụ của lực lượng
Công an các cấp.
-Mục đích hoạt
động:
Thành viên
trong câu lạc bộ phải xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, nhân rộng đến quần
chúng nhân dân.
Phải chung sức chung lòng góp phần xây dựng gia đình
văn hóa trên địa bàn dân cư theo tinh thần nghị quyết trung ương V khóa VIII
của Đảng, thực hiện theo tinh thần Nghị quyết trung ương Hội khóa IV của hội Cựu
chiến binh Viện Nam .
Các thành viên trong câu lạc bộ đoàn kết tương trợ lẫn
nhau, học hỏi trao đổi kinh nghiệm làm kinh tế gia đình.
Tham gia tích cực các phong trào hoạt động của câu lạc bộ hội cựu chiến binh
và các phong trào khác ở địa phương.
Gương mẩu chấp hành
và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và làm tốt nghĩa vụ của công dân.
Tích cực và thường xuyên vận động gia đình, người thân
và cộng đồng dân cư tham gia phòng chống tội phạm, không tham gia các tệ nạn xã
hội, cãm hóa giáo dục người lầm lỗi hoàn lương tại cộng đồng dân cư đạt hiệu
quả.
-Tổ chức điều hành:
Câu lạc bộ có ban chủ nhiệm gồm ba thành viên được câu
lạc bộ bầu và phân công cụ thể: 01 chủ nhiệm; 01 phó chủ nhiệm và 01 thư ký.
Ban chủ nhiệm có trách nhiệm điều hành CLB, phân công
nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, điều
hành các hoạt động của CLB, chịu sự giám sát của chi hội Cựu chiến binh ấp và
hội Cựu chiến binh xã.
Phát triển thành viên mới và đưa ra khỏi CLB khi thành
viên câu lạc bộ sai phạm mà không thể khắc phục được, theo nguyên tắc dân chủ
với số lượng 2/3 ý kiến tán thành.
Thực hiện nội quy, quy chế, mọi hoạt động điều được
coi là hoạt động chung của Câu lạc bộ.
Khi hết nhiệm ký Câu lạc tiến hành bộ bầu lại ban chủ
nhiệm.
Thành viên Câu lạc bộ
có nghĩa vụ.
Tham gia đều đặng các buổi sinh họat của Câu lạc bộ (
kể cả sinh họat đột xuất).
-Thành viên câu lạc bộ có quyền hạn sau:
Được quyền đề xuất nguyện vọng, thảo luận biểu quyết
giám sát hoạt động của câu lạc bộ.
Được quyền tham gia vào các hoạt động của Câu lạc bộ và có quyền rút ra khỏi câu lạc bộ, với lý do chính đáng.
2.2. Diễn tiến nhóm sau khi được thành lập:
Tâm trạng các thành viên trong nhóm; Từ khi thành lập
câu lạc bộ các thành viên rất phấn khởi
khi được vào câu lạc bộ; các thành viên trong câu lạc bộ cho rằng vào câu lạc
bộ là để giúp ích cho những người lầm
lổi trong quá trình cảm hóa giáo dục các đối tượng để họ tìm lại được con người
chính mà họ tự đánh mất, các thành viên trong câu lạc bộ rất nhiệt tình trong
quá trình kết hợp với các ngành có liên quan như ngành Công an, để đãm bảo ANTT
– TTATXH trên địa bàn ấp mình từ khi thành lập cho đến nay câu lạc bộ đã cảm
hóa giáo dục được 19 thanh thiếu niên có hoạt động sai trái; 9 đối tượng uống
rượu làm mất ANTT và 04 phụ nữ bán số đề
đã trở thành người tốt làm ăn chân chính trong địa bàn ấp.
Mối quan hệ giửa các thành viên; phân công giao nhiệm vụ, vai trò nhóm trưởng.
Đối với các thành viên trong Câu lạc bộ:
Các thành viên tham gia đều đặng các buổi sinh họat
của Câu lạc bộ ( kể cả sinh họat đột xuất).
Tham gia các hoạt động do Câu lạc bộ tổ chức phân
công.
Đống góp ý kiến, kinh phí xây dựng quỹ và duy trì nâng
cao chất lượng hoạt động của câu lạc bộ.
Thành viên trong câu lạc bộ được quyền đề xuất nguyện
vọng, thảo luận biểu quyết giám sát hoạt
động của câu lạc bộ.
Đối với chủ nhiệm; phó chủ nhiện và thư ký:
Hàng tháng, quí phải soạn thảo các văn bản báo cáo
tình hình trong Câu lạc bộ cho các thành viên trong câu lạc bộ nắm và đề ra
phương nhiệm vụ trong thời gian tới, để các thành viên trong câu lạc bộ đóng
góp ý kiến và đi đến thống nhất và thực hiện.
Về thư ký bào cáo tình hình thu chi tài chính trong
tháng qua; các nguồn từ các thành viên trong Câu lạc bộ đống góp và vận động từ
các nguồn khác.
Sự tương tác giửa các thành viên trong nhóm: Trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ được giao các thành viên trong nhóm có sự thông báo
qua lại về các nhiệm vụ cho nhau rất chặc chẻ, như chủ nhiệm và các thành viên
trong câu lạc bộ luôn trao đổi thông tin cho nhau về các vấn đề mình phụ trách
có diển biến ra sau và có vấn đề gì nổi
lên trong tuần qua để có hướng giải quyết kiệp thời không để xảy ra mâu thuẩn với
các thành viên trong câu lạc bộ cá trách nhiệm vận động tuyên truyền, các thành
viên trong gia đình gương mẫu chấp hành nghiêm pháp luật, không có người thân trong
gia đình vi phạm và tham gia các tệ nạn xã hội.
Tích cực vận động quần chúng nhân dân, thực hiện
chương trình quốc gia phòng chống tội
phạm, phong trào phòng chóng ma túy và các vấn nạn mà pháp luật nghiêm cấm.
Các thành viên trong lạc bộ tích cực tham gia phối hợp
hổ trợ lực lượng Công an triển khai biện pháp đấu tranh trấn áp tội phạm, truy
quét các tệ nạn xã hội trên địa bàn, huy động các thành viên câu lạc bộ tham
gia tuần tra canh gác an ninh trật tự, nhằm phát hiện hành vi vi phạm cùng lực
lượng Công an vây bắt.
Nguồn lực
của nhóm: Câu lạc bộ hoạt động trên
tinh thần tự nguyện, cống hiến kinh phí hoạt động do thành viên Câu lạc bộ tự
nguyện đống góp và vận động từ các nhà hỏa tâm các hộ quần chúng có tinh thần
trách nhiệm trong lĩnh vực ANTT mà họ tự nguyện đống góp cho Câu lạc bộ.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao
các thành viên vẩn có những mâu thuẩn với nhau như sự bất đồng về quan điểm với
nhau trong quan hệ công tác không có sự
hổ trợ cho nhau một cách thống nhất từ đó có sự xung đột trong nhóm nẩy sinh có 13 thành viên nhưng có sự mâu thẩu là 02
thành viên.
Nhóm gồm các thành viên sau:
1- Huỳnh Văn Tường Năm sinh: 1960
Chủ
nhiệm câu lạc bộ
2- Trần Minh Tâm Năm
sinh: 1948 Phó chủ nhiêm
câu lạc bộ
3- Cao Thanh Hải Năm sinh: 1950 Thư ký câu lạc bộ
4- Tống Văn Bé Năm
sinh: 1947 Thành viên câu lạc bộ
5- Trịnh Minh Nhỏ Năm
sinh: 1959 Thành viên câu lạc bộ
6- Hoàng Văn Giá Năm sinh: 1956
Thành viên câu lạc bộ
7- Cao Thanh Hữu Năm sinh: 1949
Thành viên câu lạc bộ
8- Phùng Văn Tới Năm sinh: 1954 Thành
viên câu lạc bộ
9- Lưu Minh Chiến Năm sinh: 1945
Thành viên câu lạc bộ
10- Trần Minh Đến Năm sinh: 5664
Thành viên câu lạc bộ
11-
Huỳnh Thị Oanh Năm
sinh: 1954 Thành viên câu lạc bộ
12-
Mạc Thị Trong Năm sinh: 1956 Thành viên câu
lạc bộ
13-
Bành Văn Thanh Năm sinh: 1947 Thành viên câu lạc
bộ
Vẽ biểu đồ:
*Chú thích:
- Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và thư ký
-
Thành viên nhóm
- Thân thiết
- Mâu thuẫn
2.3. Xác định
vấn đề của nhóm (vấn đề ưu tiên):
-Vấn đề của
nhóm: thiếu tự tin trong khâu giải
quyết các vấn đề về tình hình ANTT, không đoàn kết trong nội bộ.
- Thiếu kinh phí hoạt động trong tuần tra canh gác.
- Thiếu công cụ hổ trợ
- Nguyên nhân: Do không được tập huấn về chuyên môn
nghiệp vụ
- Không được sự hổ trợ kinh hổ từ chính quyền địa
phương
- Phân tích: Tuy có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước
có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm
Câu lạc bộ. Nhưng chưa có nguồn kinh phí để mở lớp tập huấn cho các
thánh viên trong Câu lạc bộ; không có kinh phí để trang bị công cụ hổ trợ cho Câu
lạc bộ.
Đánh
giá điễm mạnh yếu của Câu lạc bộ:
TT
|
ĐIỄM MẠNH
|
ĐIỄM YẾU
|
1
|
Luôn quan tâm đến tình hình an ninh trật
tự trong địa bàn
|
Các thành viên trong nhóm chưa thật sự
đoàn kết để giải quyết các vấn đề của nhóm
|
2
|
Cãm hóa được các đối tượng lầm lỗi trở
thành người tốt tại cộng đồng dân cư
|
Chưa qua đào tạo và tập huấn để giải
quyết vấn đề
|
2.4. Xây dựng kế hoạch giúp đỡ nhóm:
STT
|
Mục tiêu
|
Các hoạt
động cụ thể
|
Người thực
hiện
|
Người hỗ
trợ
|
Thời gian
thực hiện
|
Kết quả
mong đợi
|
|
Nội lực
|
Ngoại lực
|
||||||
1
|
Làm thay đổi nhận thức của nhóm
|
Thông qua những buổi sinh hoạt nhóm
|
Học viên và nhóm thân chủ
|
Tự nhóm phấn đấu hơn trong quá trình công tác
|
Các
cấp chính quyền và các mạnh thường quân cần quam tâm về hoạt động của nhóm
|
7h
20/06/ 2013 đến
13 05/7/2013
|
Trong nhóm có sự hào đồng nhất trí cao trong qáu
trình công tác
|
2
|
Làm việc trực tiếp với nhóm trưởng về vấn đề xung
đột trong nhóm và giúp nhóm trát triển tốt hơn
|
Làm việc với BCH hội Cựu chiến binh xã để có hướng
giải quyết cá vấ đề mà câu lạc bộ đang gặp phải
|
Học
viên và nhóm thân chủ
|
Từng thành viên phải tự lực phấn đấu tốt với
vai trò trách nhiệm của mình
|
Hai
ngành Công an và hội chự chiế binh phải tạo điều kiện tập huấn cho câu lạc bộ
các vấn đề cơ bản và tọa nguồn kinh phí để câu lạc bộ hoạt động
|
7h
20/06/2013 đến
13h
05/07/2013
|
Sau khi tiếp xúc nhóm, đã thay đổi về tính cách, cởi
mở và hòa đồng hơn giửa các thành viên
|
IV.
LƯỢNG GIÁ VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Lượng giá:
1.1 Về phía thân chủ và nhóm thân chủ:
-Những thay đổi tích cực (đã làm được):
Trong những ngày làm việc với
thân chủ nhìn chung thân chủ có nhửng chuyển biến về tâm lý không còn bi quan
như trước, thân chủ có được niềm tinh trong cuộc sống, nhất là căn nhà đã được
một mạnh thường quân và chính quyền địa phương tạo kiều điện sử chửa lại cho
thân chủ trong những ngày mưa gió; thân chủ không còn mặc cảm tự ty như trước.
Về các con của
thân chủ không còn mặc cảm thân chủ nữa người con trai lớn có về tới lui thăm
thân chủ được một lần, đó là niềm động lực rất lớn đối với thân chủ.
Trong quá
trình sinh hoạt của câu lạc bộ mỏi thành viên phải tạo cho mình không khí vui
tươi để buổi sinh hoạt đạt hiệu quả cao. Các thành viên trong nhóm đã thông cãm
cho nhau trong quá trình thực thi công việc không còn mâu thuẩn xung đột xảy ra như trước.
-Hạn chế (chưa
làm được):
Tuy có Sự
thay đổi của thân chủ nhưng vẩn còn mặc cãm tự ty, đối người con gái thì chưa
có sự nhận thức quan tâm đến thân chủ, vì thế
thân chủ hiện tại ty có hướng tiến triển nhưng chưa thật sự hoàn toàn.
Thành viên nhóm còn thiếu quyết liệt, tinh thần trách nhiệm chưa cao.
Trong sinh hoạt các thanh viên trong câu lạc bộ còn làm việc nói chuyện
riêng không tập trung thảo luận ít đưa ra sáng
ý kiến hay, nhằm giúp cho câu lạc
bộ có hướng giải quyết các vấn đề trong
quá trình thực thi công việc chung.
-Về
phía nhân viên xã hội (học viên):
+ Mặt tích cực:
Trong thời gian thực tại Thị trấn Minh Lương
huyện Châu Thành. Bản thân em đã có điều
kiện thực hành các kiến thức, kỷ năng đã được học tại trường, từ lý thuyết đi
vào thực tiển là hết sức khó khăn.Tuy nhiên bản thân em đã làm được một số yêu
cầu sau:
Thực hành
các kỷ năng chủ yếu của các phương pháp công tác xã hội cá nhân như:
Kĩ năng giao
tiếp ,vấn đáp, lập kế hoạch… các kĩ năng cụ thể trong các buổi làm việc và kỷ
năng lắng nghe, kĩ năng quan sát, thấu cảm và đặc biệt là kĩ năng khích lệ,
việc áp dụng các kĩ năng này được thực hiện trong tất cả các bước của tiến
trình công việc.
Tuy nhiên
các bước đầu bằng cách khoa học, trên sơ sở tôn trọng thân chủ,và thực sự mông
muốn thân chủ thay đổi nên bản thân em đã cùng làm việc, kết nói nguồn lực và kết quả đạt được là phần nào giải quyết
được một số nguyên nhân gây ra vấn đề
của thân chủ
Đựơc sự quan tâm giúp đở của chủ nhiệm câu lạc bộ và đặc biệt là chi
hội trưởng chi hội Cựu chiến binh ấp và các thành viên trong câu lạc bộ luôn
tạo điều kiện cho em trong qáu trình gặp gở trao đổi với các thành viên trong
câu lạc bộ.
Có kế hoạch giúp đở cá nhân và nhóm:
Thân chủ có
chiều hướng phấn đấu trong cuộc sống, không còn tự ty, mặc cãm tinh thần lạc
hoan hơn trước.
Tham gia nhiệt tình các phong trào của nhóm như vận động các gia đình ở
tổ NDTQ không tham gia các TNXH…
Giúp câu lạc bộ có bầu không khí vui tươi, giải tỏ được mâu thuẫn giữa
các thành viên trong câu lạc bộ.
Tổ chức sinh hoạt nhóm sôi nổi, đưa ra nhiều sáng kiến hay trong giải
quyết công việc của câu lạc bộ.
Mặt hạn chế:
Do thời gian có hạn, do bản thân chưa có kinh nghiệm trong thực tế cũng
như chiệu áp lực tâm lý của việc thực tập nên bản thân còn mắc phải nhiều hạn
chế như sau: Chưa thực hiện được hết các nội dung trong kế hoạch đề ra; trong
từng buổi làm việc đôi khi còn chưa thật sự đi vào nội dung chính của vấn đề sử
dụng các kỹ năng còn lúng túng chưa áp dụng được với thực tế. Việc sử dụng kỷ
năng tham vấn còn chưa đạt hiệu quả, khuyên nhiều hơn là tham vấn, vì thế đôi
khi vi phạm vào nguyên tắc; cùng thân chủ giải quyết vấn đề..
Bước lượng giá và kết thúc còn vội vàng, không bám sát vào mục tiêu và
kết quả mong đợi trong kế hoạch để đánh giá.
Trong qúa trình tham vấm nhóm, do nhóm có quy chế làm việc nên bản thân
còn tiếp xúc với Câu lạc bộ rất ít, chỉ sinh hoạt chung được một lần, và còn
lại là gặp riêng từng thành viên của nhóm. Nên cách giải quyết vấn đề của nhóm
thực sự chưa được thiết phục.
2. Nhận xét và khuyến nghị của học viên:
2.1 Nhận
xét:
Trong quá thực tập tại địa phương, nhìn chung các cấp
lãnh đạo từ xã đến ấp luôn tạo mọi sự giúp đở cho bản thân em rất nhiệt tình
trong quá trình làm việc như; quá trình xuống địa bàn, gặp gở thân chủ cá nhân
và nhóm, củng được sự hổ trợ nhiệt tình các chi tổ hội; và ban lãnh đạo ấp.
Đối với hộ Nông dân xã là một cầu nói nhiệt tình trong
những ngày em thực tập ở đại phương, trong đó là sự phối kết hợp của các ban
ngành đoàn thể cho bản thân em hoàn thành báo cáo thực tập này…
2.2 Khuyến
nghị:
Đối với
chính quyền địa phương:
Các cấp chính quyền cần quan tâm đối với các người già
neo đơn nhiều hơn cần thực hiện làm tốt các chính sách an sinh xã hội cho người
cao tuổi như thân chủ, cần làm gấp các thủ tục cho thân chủ hưởng chế độ người
cao tuổi theo qui định trong thời gian tới.
Đối với Câu lạc bộ cần tổ chức tập huấn các kĩ năng cơ
bản trong quá trình giải quyết công việc
Cần tạo kinh phí cho câu lạc bộ hoạt động tốt hơn.
Trang bị công cụ hổ trợ cơ bản cho câu lạc bộ
Đối với
trường :
Cần quan tâm nhiều hơn đối với học viên trong thời
gian tới như; cơ sở học tập các chế độ đối với học viên…
Kết Luận
chung:
Trong thực tế Đảng và nhà nước tuy có sự quan tâm
nhưng chưa thực sự đồng bộ, trong quá trình giải quyết còn có sự phân biệt
giửa người thân và công đồng mà những thực thi còn mắc phải, thiếu sự quan tâm
đôn đốc kiễm tra (Ai mới là người mới thực sự được giúp đở hoàn cảnh họ hiện
tại…)
Qua thời gian thực tập em đả rút ra nhiều bài học cho
bản thân như: trong thực tế còn nhiều người có hoàn cảch khó khăn mà họ chưa có
thể giải quyết được, từ đó là một cán bộ và là người nhân viên xã hội cần phải
tạo mọi điều kiện giúp đở họ có cuộc sống tốt hơn trong cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Thị Anh Quân, Giáo trình Công
tác xã hội cá nhân trường Đại học Đà Lạt
2. Phạm Hoàng Tài, Giáo trình Tâm
lý học phát triển trường Đại học
Đà Lạt
3. Lê Chí An (biên soạn). Công tác xã hội cá nhân. Nhà xuất bản Đại học Mở- Bán công Tp.
HCM.
4. Đặng Thị Thanh Thủy, Giáo trình Công tác xã hội trẻ em trường Đại học
Đà Lạt
5. Marian Brandon- Gillian Schofield.
Nguyễn Thị Nh ẫn dịch (2002). Công tác xã hội với trẻ em. Nhà xuất bản Đại học Mở- Bán công Tp.
HCM.
6. Grace Mathew. Lê Chí An dịch (2000). Nhập môn công tác xã hội cá nhân. Nhà
xuất bản Đại học Mở- Bán công Tp.HCM.
7. 30 câu hỏi về hành vi thiên lệch ở trẻ
(2006). Nhà xuất
bản Đà Nẵng.
8. Francoise Dolto. Vân Anh dịch (2004).
Tái bản lần thứ 3. Nói với tuổi mới lớn.
Nhà xuất bản trẻ.
9. Nguyễn Thị Oanh (2006). Tư vấn tâm lý học đường. Nhà xuất bản
trẻ.
10. Allan & Barbara Pease. Lê Huy Lâm
dịch (2007). Ngôn ngữ cơ thể. Nhà
xuất bản tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh.
11. Mạng Internet: Google.com
0 nhận xét:
Đăng nhận xét