Hom sắn chết khô vì sâu lạ |
Những
ngày qua, Ma Khai ở buôn Bầu, xã Ea Bá mất ăn, mất ngủ, vò đầu bứt chán vì biết
rẫy sắn của mình bị rệp sáp bột hồng hoành hành. Hầu như 1,6 hecta sắn với hàng
ngàn cây nhưng không còn cây nào nguyên vẹn. Rệp sáp bột hồng khiến toàn bộ
phần ngọn của cây co rúm, rụt lại, lá không phát triển ra được, còn phần thân
và cuống lá phía dưới thì đen xì chất thải của rệp. Tuy đã năm tháng tuổi nhưng
sắn của Ma Khai chỉ lẹt đẹt ngang đầu gối chân người lớn. “Cả nhà chông chờ vào
rẫy sắn này, nếu không có thu thì lấy tiền đâu cho con cái ăn học, tiền đâu mà
đầu tư vụ mới”- Ma Khai cay đắng nói.
Lo lắng hơn, nhiều diện tích sắn còn bị sâu bệnh kép cả rệp sáp bột hồng và nhện đỏ khiến cây sắn càng lụi đi nhanh hơn. Chứng kiến 6 sào sắn của Ma Rú, buôn Ken, xã Ea Bá bị cháy khô, lá rụng tả tơi mới thấy sót sa. Nhìn kỹ phía dưới lá, nhện đỏ bò lổm ngổm; phía trên ngọn, nhiều cây bị rệp sáp bột hồng phủ phấn trắng, lá xoăn, chuyển vàng. Ma Rú cho biết: “Năm trước, rẫy sắn này phát triển bình thường, năng suất cao. Thấy lá sắn khô cháy, rụng dần tôi cứ tưởng do nắng hạn, ai ngờ là sâu bệnh”.
Không
những thế, cây sắn còn bị sâu lạ tấn công. Cho tới thời điểm này, anh Phan Thanh
Tùng ở thôn Yên Sơn, xã Sông Hinh, vẫn không khỏi rùng mình khi nhắc đến chuyện
những con sâu lạ hại sắn. Theo anh Tùng, cách đây gần một tháng, phấn khởi
những cơn mưa lớn đầu mùa, anh cùng gia đình hồ hởi xuống giống 1,6 hecta sắn,
nhưng đợi mãi không thấy nảy mầm, anh sốt ruột bới hom sắn lên xem thử thì tá
hỏa bởi vô vàn những con sâu bằng que tăm lúc nhúc bâu lấy hom sắn; chúng gặm
hết ngoài vỏ, đục rỗng ruột hom, biến hom sắn thành những que củi khô héo, trơ xương. Cả một bãi đất rộng hơn một hecta
không có một cây sắn non nào mọc được đã khiến anh Tùng hoang mang, lo ngại. Anh
Phan Thanh Tùng cho hay: “Những con sâu này nhìn rất giống với loại sâu gạo
xuất sứ từ Trung Quốc thường để bán cho người nuôi chim cảnh. Chúng ăn tạp, từ
thân cây đến củ sắn và tốc độ sinh sôi, nảy nở rất nhanh. Tôi đã phải phi phí
thêm mất 4 triệu đồng mỗi hecta để mua hom giống, mua thuốc bảo vệ chưa kể công
cán trồng lại. Không riêng gia đình tôi mà khu vực này có đến 07 hộ bị sâu phá
hoại với diện tích khoảng 05 hecta. Khi phát hiện, mọi người trong thôn ai cũng
lo sợ cầu cứu khắp nơi nhưng cũng không diệt được nó”.Lo lắng hơn, nhiều diện tích sắn còn bị sâu bệnh kép cả rệp sáp bột hồng và nhện đỏ khiến cây sắn càng lụi đi nhanh hơn. Chứng kiến 6 sào sắn của Ma Rú, buôn Ken, xã Ea Bá bị cháy khô, lá rụng tả tơi mới thấy sót sa. Nhìn kỹ phía dưới lá, nhện đỏ bò lổm ngổm; phía trên ngọn, nhiều cây bị rệp sáp bột hồng phủ phấn trắng, lá xoăn, chuyển vàng. Ma Rú cho biết: “Năm trước, rẫy sắn này phát triển bình thường, năng suất cao. Thấy lá sắn khô cháy, rụng dần tôi cứ tưởng do nắng hạn, ai ngờ là sâu bệnh”.
Ông Nguyễn Văn Kiện, Trưởng Trạm bảo vệ thực vật huyện Sông Hinh cho biết: Loại sâu lạ trên xuất hiện đầu tiên không những trong huyện, mà còn là đầu tiên ở tỉnh Phú Yên và chưa có thuốc đặc trị. Giải pháp hữu hiệu nhất là vệ sinh, thu gom sạch sau thu hoạch. Đối với những vùng đất bị nhiễm sâu hại thì trước khi bước vào vụ sản xuất cần phải dẫn dụ sâu non và trưởng thành vào bẫy để thu gom và xử lý. Lo lắng hơn, mới đây rệp sáp bột hồng phát hiện thêm điểm mới ở xã Ea Bia với diện tích khoảng 01hecta. Như vậy toàn huyện đã phát hiện hai điểm với 06 hecta rệp sáp bột hồng, nhưng thực tế diện tích này có thể cao hơn nhiều vì đây là bệnh mới xuất hiện, đa số bà con nhân dân chưa biết. Còn với nhện đỏ thì có ở hầu hết các rẫy sắn không kể sắn non hay sắn đã đủ tuổi với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đối với các rẫy sắn bị nhiễm nặng như của Ma Khai, Ma Rú nếu kéo dài thì năng suất chỉ còn 20%. Để phòng trừ, đối với những cây sắn bị rệp sáp bột hồng thì bẻ ngọn, thu gom đốt và sau đó xử lý thuốc. Còn nhện đỏ thì phun thuốc. “Tuy nhiên, thực tế việc phòng trừ hai loại sâu trên gặp khó khăn. Bà con nông dân cho rằng: Nếu bẻ ngọn sắn trong thời điểm nắng hạn như thế này, trong khi cây sắn đã kiệt quệ sức thì khả năng mọc mầm lại là rất ít. Còn phun thuốc diện tích vài sào thì thể được nhưng với diện tích hàng nghìn hecta, trên đồi cao, thiếu nguồn nước thì cũng không thể thực hiện được”- ông Nguyễn Văn Kiện cho biết.
Trưởng Phòng Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Nguyễn Khắc Sự cho biết: Toàn huyện Sông Hinh khoảng 9 nghìn hecta sắn. Niên vụ 2014-2015 vẫn còn khoảng ¼ diện tích đang thu hoạch. Để ngăn chặn sâu bệnh không lây lan diện rộng, đối với những diện tích sắn gần đến tuổi thu hoạch mà bị nhiễm bệnh, huyện Sông Hinh khuyến cáo bà con nhổ sớm để vệ sinh ruộng rẫy; Với những cây bị rệp sáp bột hồng, nhện đỏ thì vận động bà con nhân dân thực hiện đúng qui trình phòng chống sâu bệnh để hạn chế lây lan sang các hộ khác. “Về lâu dài, chúng tôi quan tâm việc nâng cao ý thức đầu tư thâm canh cho cây sắn của người nông dân. Vì thực tế cho thấy, hầu hết các diện tích nhiễm sâu bệnh nặng đều không được chăm sóc tốt, trồng sắn lâu năm trên cùng diện tích, thời tiết nắng hạn là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh tấn công. Hiện nay trên địa bàn huyện đã xuất hiện mưa giông. Huyện Sông Hinh đã chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, vận động bà con chuẩn bị lực lượng, phân bón sẵn sàng chăm sóc cho cây sắn để nâng cao sức đề kháng chống trọi với sâu bệnh”.
Văn Thùy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét