RSS
Write some words about you and your blog here

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Đề thi môn Nhà nước và Pháp luật: Nhận diện VPPL; Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện PL đặc thù


Đề 3:

Câu 1: Phân tích những dấu hiệu để nhận diện hành vi vi phạm pháp luật. Cho ví dụ?

Câu 2: Bằng kiến thức đã học, đồng chí hãy phân tích để làm rõ “Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật đặc thù”
 
          Nhấn vào đây để tải về: http://upfile.vn/ipTn 

 
Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi do chủ thể cõ năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm phạm vào các quan hệ xã hội  đã được xã hội xác lập bảo vệ. Vi phạm pháp luật thường gây nguy hiểm cho xã hội, tác động tiêu cự đến các mặt của đời sống. Để biết một hành vi là vi phạm pháp luật ta dự vào bốn dấu hiệu nhận diện hành vi vi phạm pháp luật.

* Hành vi vi phạm pháp luật: Hành vi vi phạm PL có hai loại: hành động và hành vi không hành động

+ Hành vi hành động: là hành vi của chủ thể PKL được biểu hiện dưới dạng hành đọng có thể bị xem là vi phạm pháp luật khi chủ thể làm một việc mà pháp luật cấm làm. Ví dụ như: buôn ma túy, đốt pháo tết, đi xa máy khong độimũ bảo hiểm…

+ Hành vi được biểu hiện dưới dạng không hành động có thể bị xem là vi phạm pháp luật khi chủ thể pháp luật không làm được việc mà pháp luật buộc phải làm. Ví dụ khi đi đường mà gặp người bị tai nạn giao thông mà không cứu chữa; thấy người sắp chếtđối trong khi mnhf biết bơi mà không cứu; sản xuất kinh doanh không nộp thuế…

Nếu hành vi trái với qui định của pháp luật hiện hành nhưng pháp luật chưa qui định thì hành vi đó vẫn là hợp pháp. Ví dụ không đội mũ bảo hiểm khi chưa có nghị quyết 36 thì không vi phạm PL. Hoặc cố ý truyền nhiễm HIV cho người khác, nếu hành động này xảy ra trước 0g00’ ngày 2/7/2000 thì không vi phạm pháp luật.

 

* Sự kiện bất ngờ: Nếu chủ thể có hành vi gây hậu quả cho xã hội, nhưng chủ thể chứng minh được là sự kiện bất ngờ thì cũng không vi phạm PL. Ví dụ như người điều khiển xe đang đi trên đường bị đá rơi trúng xe, làm chết người, không vi phạm vì chủ xe bị đá rơi bất ngờ; Hoặc, trong tình thế cấp thiết xảy ra, không còn lựa chọn nào khác, nếu không sẽ gây thiệt hại lớn hơn nhiều. VD như tàu viễn dương chở gạo xuất khẩu thì bất ngờ có bão mà các thông tin đại chúng chưa kịp thời đưa tin, với kinh nghiệm của mình, thuyền trưởng đã cho đổ gạo xuống biển để cứu người, cứu tàu. Thuyền trưởng đã chứng minh không còn cách nào khác, nên hành vi đổ gạo xuống biển dù trái luật nhưng vẫn không có lỗi.

Trường hợp phòng vệ chính đáng: bị đối tượng khác đang  tác động vào mình hoặc người khác thì mình tác động lại tương ứng với người khác tác động vào. Thì cũng coilaf hành vi không vi phạm PL. VD: Công dân A dang đi tên đường, đột nhien có một nhóm thanh niên cầm dao, gậy vây đánh. A bỏ chạy, nhưng không may vào một đường cụt, không lối thoát, A nhặt được khúc gỗ và đánh trả làm các đối tượng trên bị trọng thương. Trường hợp này A bất khả kháng, đánh để bảo vệ mình nên không có tội.

           

* Lỗi:

            + Lỗi cố ý trực tiếp: là trường hợp chưa thể hiện hành vi, thấy trước được hành vi của mình và là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi ấy gây ra và mong muốn cho hậu quả xảy ra , dẫn đến hậu quả xảy ra. VD: Giăng day điện rà vườn để bảo vệ tài sản, gây chết người, là lỗi cố ý trực tiếp.

            + Lỗi cố ý gián tiếp: là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi thấy trước được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả do hành vi ấy gây ra, tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

            Thấy người khác nguy hiểm tính mạng trong khi mình có đủ điều kiện cứu giúp là lỗi cố ý gián tiếp.

            + Lỗi vo ý do quá tự tin, là trường hợp chủ thể thực hiện hành vi thấy trước được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi ấy gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó sẽ không xảy ra, nế xảy ra sẽ ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đã xảy ra. VD: Hai thanh niên đua xe, tự tin vào tay lái của mình, nhưng hậu quả đã gây tai nạn chết người. Trường hợp này, đua xe là vi phạm hành chính, còn chết người là vi phạm luật ATGT gây hâu quả nghiêm trọng.

            + Lỗi cố ý do cẩu thả: Là trường hợp chủ thể hành vi đã không thấy trước được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, không thấy trước được hậu quả do hành vi ấy gây ra mặc dù phải thấy trước  và hậu quả đã xảy ra. VD: Bác sỹ mổ bệnh nhân nhưng để quyên kéo trong bụng, một thời gian sau bệnh nhân chết, đây là vô cố cẩu thả. Hoặc người thợ xây làm rơi gạch trúng đàu người khác gây chết người, đây là lỗi vô ý.

           

* Xét chủ thể có năng lực trách nhiệm phap lý thực hiện:

            - Đối với tổ chức: các tổ chức hợp pháp

            - Đối với cá nhân: Từ 14 đến dưới 16 tuổi và là người có lý trí

VD: A dâm chết B khi 13 uổi rưỡi thì vẫn coi là chưa có tội,hoặc người ắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác, mất khả năng nhận thức, hành vi thì coi như không có tội.

Người dùng rượu bia, ma túy không khiểm soát được bản thân dẫn đến phạm tội thì coi là đã phạm tội.

 

Kết luận: Để xem xét có vi phạm pháp luật xảy ra hay không, ta phải căn cứ vào cả bốn dấu hiệu nêu trên, nếu thiếu một trong bốn dấu hieuj đó thì chủ thể không bị truy cứu trách nhiệm lý.

 

            Câu 2: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích của con người nhằm làm cho các qi định của hiến pháp và pháp luật trở thành hiện thực trong đời sống xã hội, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật. Thực hiện PL gồm bốn hình thức như sau:

-          Tuân thủ PL:

Tuân thủ pháp luật là các hình thức thực hiện PL trong đó các chủ thể PL sẽ tự kiềm chế hình để không tiến hành các hoạt động mà PL cấm. VD:Người lái xe thấy biểm cấm đi thì chuyển đi đường khác.

Trong trường hợp này, qui phạm pháp luật tương ứng là mang tính chất cấm, còn hành vi của chủ thể là không hành động.

-          Chấp hành PL:

Chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện PL trong đó các chủ thể PL thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình với hành động tích cực. Phát hiện bằng chứng người phạm tội thì đến ngay báo cho công an.

Trong hình thức này, qui phạm PL qui định nghĩa vụ mang tính bắt buộc phải thực hiện; còn chủ thể hành động tích cực

-          Sử dụng pháp luật:

Sử dụng PL là hình thức thực hiện PL, trong đó các chủ thể PL sử dụng quyền năng, pháp lý để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình . Ví dụ: quyền khiếu nại, tố cáo, kết hôn, nuôi con nuôi. Về qui phạm pháp luật là cho phép. Về hành động: là không hành động hoặc hành động. Ví dụ Công dân A từ chối quyền thừa kế tài sản. Công dân B là hộ nghèo, đã thực hiện quyền tố cáo của mình, tố cáo cán bộ ăn chặn tiền hỗ trợ tiền điện của nhà nước cho hộ nghèo ở xã X.

-          Áp dụng PL:

Áp dụng PL là hình thức thực hiện pháp luật do các cơ quan nhà nước hoặc CBCC có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể thực hiện đúng qui định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các qui định của PL ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm rứt các quan hệ PL cụ thể. Ví dụ như qui định vượt đèn đỏ phạt 200.000đ, nếu công dân A vi phạm, cơ quan công an phát hiện ra quyết định xử phạt hành chính 200.000đ.

Đối với áp dụng PL, qui phạm pháp luật là cấm, cho phép, bắt buộc (tất cả các qui phạm pháp luật) . Hành vi của chủ thể phải là hành động và hợp pháp. Ví dụ UBND huyện ra quyết định cưỡng chế đất lấn chiếm trái phép, dựa vào Luật đát đai; quyết định cho CBCC nhi hưu, dựa vào Luật lao động.

Như vậy, khác với ba hình thức Tuân thủ, Chấp hành, Sử dụng PL, hình thức Áp dụng PL là nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện hoặc tự mình thực hiện các qui phạm pháp luật.

Căn cứ vào những vấn đề nêu trên thì áp sụng PL được xem là đặc thù vì luôn luôn có một chủ thể đặc biệt là nhà nước, luôn luôn có sự tham gia của nhà nước.

Áp dụng pháp luật được sử dụng trong những trường hợp sau đây:

- Vở ghi chép

Áp dụng pháp luật thẻ hiện ở bốn đặc điểm sau đây:

+ ADPL về nguyên tắc chỉ cho những cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành. Ví dụ như cấp xã là CTUBND, Trưởng CA xã ra quyết định xử phạt hành chính.

+  ADPL là một dạn hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, bởi vì ADPL do nhà nước trao quyền cho CQ, CC tiến hành ADPL, các quyết định ADPL có tính chất bắt buộ thực hiện, ví dụ như quyết định xử lý vi phạm hành chính, quyết định di dời dân tránh bão, lũ… Và khi chủ thể không thực hiện, nhà nước thể hiện quuyenf lực bằng biện pháp cưỡng chế..

+ ADPL là hoạt động phải tiến hành theo các thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. VD như xử lý hành chính: Lập biên bản, ra quyết định xử phạt rồi mới tổ chức thực hiện.

+ ADPL là doạt động mang tính sáng tạo, xử láy cái chung, áp dụng vào mọt dạng cụ thể trong quá trình áp dụng PL. kết quả cuối cùng của hoạt động ADPL là những văn bản ADPL.

 

            Các giai đoạn của quá trình áp dụng PL

            Giai đoạn 1:

Phân tích những tình tiết khách quan của vụ việc và các đặc trưng pháp lý của nó, hiểu rcox bản chất tình tiết khác quan. Mục đích nhằm xác định tính chân thật và các đặc trưng pháp lý của vụ việc. Tuân thủ tất cacsr các qui định mang tính chất bắt buộc gắn với mỗi loại vụ việc. Yêu cầu nghiên cứu khách quan, toàn diện và dầy đủ tất cả các tình tiết liên quan của vu việc để đưa ra quyết định đúng đắn nhất. Ví dụ như điều tra vụ tai nạn giao thông  phải tìm hiểu rõ nguyên nhân từ nhiều phía, từ hiện trường, lời khai, người làm chứng, thiết bị giao hông có đủ đảm bảo yêu cầu lưu thông hay không… để xử phạt đứng người, đúng tội.

            Giai đoạn 2:

            Lựa chonhj qui pham PL tương ứng đẻ giải quyết vụ việc.

            Mục đích là lực chọn đúng đắn qui phạm pháp luật để đưa ra áp dụng; dựa vào qui phạm nào, ngày nào, qui phạm nào điều chỉnh và qui phạm đang có hiệu lực; tuyệt đối không được mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản qui phạm PL khác.

            Xác định tính chân chính của VB QPPL chứa đựng qui phạm PL áp dụng, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, có thẩm quyền. Trong trường hợp có nhiều văn bản giải quyết cùng vụ việc thì ta chọn văn bản mới nhất; Nếu nhiều cơ quan ra văn bản thì ta sử dụng văn bản của cơ quan cấp trên cao hơn.

            Giai đoạn 3: Làm sáng tỏ tư tưởng, nội dung của qui phạm pháp luật đưa ra áp dụng. Mục đích đảm bảo tính đúng đắn của PL. Yêu cầu là nhận twhcs đúng đắn nội dung tư tưởng của quy phạm PL đưa ra áp dụng.

            Giai doạn 4: Ra văn bản áp dụng pháp luật: Cụ thể hóa các quy phạm pháp luật thành các xử sự trên thực tế của các chủ thể

            - Yên cầu: Quyết định ADPL phải phù hợp với QPPL đưa ra áp dụng. Văn bản ADPL phải được ban hành đúng thẩm quyền, có cơ sở thực tế và cơ sở pháp lý theo thể thức đã qui định; nội dung phải rõ ràng, chính xác, nêu rõ trường hợp cụ thể, chủ thể cụ thể và chỉ được thực hiện một lần

            Giai đoạn 5: Đảm baaor để QĐPL thực hiện trong thực tế

            _ Yên cầu: Đảm bảo về mặt vật chất, kỹ thuật cho việc thực hiện đúng văn bản ADPL dược tiến hành

            - Tiến hành các hoactj động kiểm tr, giám sát việc thực hiện văn bản ADPL. VD như trong đơn vị, các giai đoạn 1,2,3 do các chuyên viên, công chức thực hiện; giai đoạn 4 do thủ trưởng có thẩm quyền quyết định; giai đoạn 5 do cán bộ công chức thực hiện. Vì vậy cần phải có kiểm tra, giám sát đảm bảo văn văn thực thi quyền lực

0 nhận xét:

Đăng nhận xét