Từ một vùng “khỉ ho, cò
gáy”, thị trấn Hai Riêng của huyện miền núi Sông Hinh (Phú Yên) đang dần trở
thành điểm đến hấp dẫn của cư dân khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Một góc Hồ Trung tâm thị trấn Hai Riêng. Ảnh Văn Thùy |
Từ một
vùng “khỉ ho, cò gáy”, thị trấn Hai Riêng của huyện miền núi Sông Hinh (Phú
Yên) đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn của cư dân khu vực miền Trung - Tây
Nguyên.
So với các
huyện miền núi như Sơn Hòa và Đồng Xuân của Phú Yên, Sông Hinh là huyện “sinh
sau, đẻ muộn” (thành lập năm 1985). Từ một vùng đất chỉ nổi tiếng là “lãnh địa”
của dân đào đãi vàng, kinh tế Sông Hinh đã vươn lên vượt bậc, với thế mạnh sản
xuất cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn, kinh tế trang trại. Khi các tuyến
đường về Sông Hinh đã được nâng cấp, hàng hóa, dịch vụ nơi đây chẳng thiếu thứ
gì.
Du lịch cộng đồng- Hướng mở cho ngành du lịch Sông Hinh phát triển. Ảnh: Văn Thùy |
Đặc biệt,
với khí hậu mát mẻ, hồ nước lung linh và rừng thông đằm thắm, chính quyền Sông
Hinh đã mạnh dạn đầu tư tại thị trấn Hai Riêng nhiều công trình cảnh quan tuyệt
đẹp, như là một “Đà Lạt ở Phú Yên”. Hữu xạ tự nhiên hương, Hai Riêng đã trở
thành điểm đến vui chơi giải trí, thể dục thể thao hằng ngày cho người dân
quanh vùng. Theo ông Trần Thanh Định - Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, địa
phương đã tranh thủ nhiều nguồn vốn để đầu tư tôn tạo cảnh quan tại Hai Riêng,
nhằm tạo nơi vui chơi cho người dân tại chỗ.
Đã có rất nhiều du khách từ các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh đến thăm và có ấn tượng đẹp với cộng đồng dồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh Văn Thùy |
“Khu vực
Đồi Thông nguyên là vùng hoang hóa. Địa phương đã dùng nguồn vốn đầu tư khoa
học nông nghiệp để thử nghiệm cây thông caribe, và cây này trụ được. Rồi chúng
tôi tìm vốn xây cầu bắc từ hồ Hai Riêng sang Đồi Thông. Cảnh quan đẹp nên người
dân địa phương rất thích thú đến đây nghỉ ngơi, giải trí; nhất là khi đời sống
người miền núi ngày càng phát triển. Hiện tại, ngành văn hóa đang tiếp tục tính
toán tổ chức thêm nhiều hoạt động hấp dẫn, giàu bản sắc để tạo thêm điểm vui
chơi cho người dân quanh vùng” - ông Định nói.
Một góc trung tâm Thị trấn Hai Riêng sau 30 xây dựng. Ảnh Văn Thùy |
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Phú Yên, quần thể hồ Hai Riêng - Công viên - Đồi thông - buôn văn hóa
Lê Diêm là một điểm nhấn trong hành trình du lịch về miền núi của tỉnh, với
nhiều công trình có giá trị xây lắp hàng tỷ đồng trở lên được đưa vào sử dụng
và đang phát huy hiệu quả như Trung tâm Thương mại Sông Hinh, cầu và đường kè
quanh hồ Hai Riêng, sân vận động, trung tâm văn hóa thể thao, đài truyền thanh
- truyền hình, nhà hát nhân dân, bể bơi công cộng... Đó là chưa kể rất nhiều
nhà hàng, khách sạn và nhiều dịch vụ tiện ích khác được người dân bỏ vốn đầu tư
xây dựng, tạo nên bức tranh sầm uất của phố núi này./.
Hùng Phiên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét