Đêm giao lưu văn nghệ tại buôn Kít, xã Sông Hinh |
(Chương trình chào mừng Đại Hội lần thứ XI Công đoàn Việt Nam NK 2013-2018)
Tặng quà cho các gia đình nghèo, chính sách ơt buôn Kít |
Không dừng lại ở đó, CĐCS Đài TT-TH, CĐCS Phòng VH-TT còn xác định xứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong tình hình mới, là lực lượng nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, từ đó BCH đã đề ra chủ trương hướng về địa bàn dân cư, lấy đó là hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.
HƯỚNG VỀ ĐIỂM NÓNG
Sông Hinh là huyện miền núi nằm ở phía
tây của tỉnh Phú Yên, diện tích tự nhiên rộng, đường xá đi lại khó khăn, với trên
50% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, lợi dụng sự nhẹ dạ
cả tin của một số đồng bào dân tộc thiểu số, các thế lực thù địch đã lôi kéo kích
động làm trái với chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Một
trong những điểm nóng mà chúng lợi dụng là buôn Kít, xã Sông Hinh, huyện Sông
Hinh. Nằm giáp ranh với tỉnh ĐăkLắc, cách xa trung tâm xã hơn 10 cây, trung tâm
huyện hơn 30 cây số, đường xá đi lại khó khăn, đời sống của bà con còn nhiều vất
vả. Lợi dụng điều đó nhiều người đã bị dụ dỗ bỏ cả lao động sản xuất theo đạo
tin lành Đê Ga phản động gây mất ổn định ở địa phương, ảnh hưởng đến đời sống
sinh hoạt của nhiều hộ đồng bào khác.
Ngay sau khi Hội Nghị lần thứ 6, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày
28/11/2008 về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiêp hóa,
hiện đại hóa đất nước". Trong đó nhấn mạnh, giai cấp công nhân "là lực
lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức...". Nhận thức sâu sắc, đầy đủ quan điểm này của Đảng, BCH CĐCS
Phòng VH-TT đã nhiều lần trăn trở, bàn bạc, thảo luận, phải có sự bức phá, đổi
mới và nâng cao phương thức hoạt động để đáp ứng với niềm mong đợi của Đảng đối
với tổ chức công đoàn. Sau nhiều lần bàn bạc, được sự nhất trí của Cấp ủy chi bộ,
BCH đã thống nhất chọn Buôn Kít để giao lưu, kết nghĩa, mục đích nhằm tăng cường
tinh thần đoàn kết, giúp trẻ em và các gia đình nghèo giảm bớt khó trong cuộc sống,
từng bước tuyên truyền vận động để bà con hiểu những âm mưu thủ đoạn mà các thế
lực thù địch đang lợi dụng chống phá Đảng và Nhà nước ta .
Để thực hiện được nhiệm vụ đó, BCH công
đoàn đã nhiều lần lặn lội vào làm việc với lãnh đạo xã và buôn, xây dựng giao ước
kết nghĩa, đề ra kế hoạch cụ thể hoạt động định kỳ. Theo đó hàng năm tổ chức từ
2 đến 3 đợt giao lưu, trong đó tổ chức thi đấu giao hữu bóng chuyền, bóng đá, kéo
co, giao lưu văn nghệ, tặng từ 10 đến 15 suất quà cho các hộ nghèo, cung cấp sách,
báo, tài liệu để bà con nâng cao kiến thức trong lao động sản xuất...
Thực hiện kế hoạch đó từ cuối năm 2008
đến nay, CĐCS Phòng VH-TT đã tổ chức 02 đợt giao lưu lớn tại thôn buôn kít, ngoài
việc tổ chức thi đấu giao hữu thể thao, văn nghệ, đốt lửa trại, đánh cồng chiêng,
nhảy a ráp, Công đoàn còn tặng 12 suất quà, mỗi suất trị giá 150đ cho các hộ
gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các em thiếu nhi vượt khó học giỏi, tặng 02 bộ
lưới+ bóng chuyền trị giá 400.000đ/bộ cho thanh niên Buôn Kít. Vận động đoàn viên
đóng góp được hơn 60 bộ quần áo cũ, được giặt ủi kỹ tặng cho 15 hộ gia đình nghèo
trong buôn. Bên cạnh đó CĐ còn tổ chức đến tận nhà các hộ dân thăm hỏi, tặng qùa,
động viên tinh thần, giúp sửa chữa chuồng bò, sửa chữa điện chiếu sáng. Tinh thần
nhiệt tình, thân thiện, cởi mở của toàn thể đoàn viên công đoàn đã nhận được những
tình cảm chân thành, yêu mến của các em thiếu nhi và bà con nhân dân trong buôn.
Già làng Ma Doan chỉ tay ra đám thanh niên đang hò reo thi kéo co, nói:
"Anh em đến đây thật lòng, bà con mừng lắm, thanh niên cũng vui vì được đá
bóng, kéo co, các cháu thiếu nhi cũng vui vì được tặng nhiều sách vở..."
Với dịa hình hiểm trở, cách xa trung tâm
xã, huyện, đến nay Buôn kít vẫn chưa có điểm loa công cộng, gây khó khăn cho việc
tuyên truyền vận động nhân dân trong buôn thực hiện các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước. Khắc phục tình trạng đó, BCH công đoàn đã chủ động là việc với
đồng chí Phó trưởng Phòng, kiêm Trưởng đài TT-TH huyện, đề nghị hỗ trợ công đoàn
01 cụm loa truyền thanh không dây tự động. Do địa hình nằm trong lòng chảo có
nhiều núi cao che chắn nên anh em rất vất vả mới chọn được điểm thu sóng có chất
lượng âm thanh tốt nhất. Nhìn hệ thống loa truyền thanh tự động mới tinh, trị
giá hơn 5 triệu đồng, Ma Hoan- Trưởng buôn Kít nói: "Bây giờ thì thỏa ước
nguyện rồi, có loa bà con sẽ biết được các chủ trương, chính sách của huyện, tỉnh,
mà còn học được nhiều cách làm kinh tế mới nữa".
THẮP SÁNG NIỀM TIN
Trong những buổi giao lưu ấy đã để lại
trong mỗi chúng tôi nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất là ba em thiếu nhi người đồng bào dân tộc mới
khoảng 6-7 tuổi đến đề nghị ban tổ chức được hát tặng các cô, các chú một bài hát.
"Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn các em nhi đồng...", dàn đồng ca thánh thót
vang lên rất đều và đúng nhạc làm chúng tôi khôi khỏi bất ngờ, có lẽ các em đã
hát rất nhiều mới đạt đến thế. Nhìn những đôi mắt sáng long lanh cùng lời bài hát
chan chứa vô vàn những tình cảm với Bác Hồ kính yêu, trong mỗi chúng tôi trào dâng
những cảm xúc khó tả. Tôi thầm nghĩ, rồi mai đây các em sẽ trở thành những công
dân tốt, những con người có ích cho quê hương đất nước. Xứ mệnh của công đoàn, đoàn
viên như chúng tôi là làm sao giúp các em có điều kiện tốt nhất để tiếp thu những
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp bước cha anh trên con đường xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc mà Bác đã dày công xây dựng.
Ngay sau chương trình văn nghệ là đêm
hội đốt lửa trại, cồng chiêng , ráp. Ánh điện vụt tắt, một tốp thanh niên cải
trang bằng cây rừng tiến vào, tay cầm đuốc, miệng hô vang: "Ta là thần lửa,
ta đến đây để xua đi những bóng đêm đen tối, đem ấm no đến mọi người, mọi nhà...".
Khi đống lửa bùng cháy cũng là lúc tiếng cồng chiêng dồn dập vang lên như xé
toang không gian đêm tối. Mọi người cùng ùa vào say xưa, dập dìu trong điệu a ráp,
cùng chúc nhau ly riệu ché đặc chưng của người ê đê. Không dấu nổi niềm vui trên
nét mặt, Ma Doan - trưởng buôn nói: "Đã lâu lắm rồi buôn kít mới vui như vậy,
tôi cũng vui lắm bởi vì hôm nay đã có nhiều người trong buôn nhảy a ráp, nhiều
người uống rượu ché".
Thấy tôi hơi khó hiểu, Ma Doan giải thích:
" Với người Ê Đê, tiếng cồng chiêng chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, từ hồi
xa xưa nó đã giúp dân làng xua đi những bóng ma quỷ dữ, là chỗ dựa giúp người Ê
Đê vượt qua mọi gian khó để tồn tại trong cuộc sống. Thế mà những kẻ xấu đến dụ
dỗ theo đạo tin lành, họ bắt bỏ hết tập tục của người Ê Đê, bỏ cồng chiêng, bỏ
cả riệu ché. Tiếng cồng chiêng, điệu a ráp và cả riệu ché nữa đã ăn sâu vào máu
thị, làm sao mà người Ê Đê bỏ được". Giờ đây nhiều người đã biết là bị lừa
phỉnh, họ đã quay lại với tiếng cồng chiêng, cùng hòa đồng vào điệu a ráp và cùng
chúc nhau những ly riệu ché mang đậm tinh thần đòan kết và nhân ái.
Nhớ lại những ngày đầu mới đến Buôn Kít, chúng tôi không
khỏi e ngại bởi thái độ thờ ơ, những lời nói, ánh mắt dè chừng của bà con nhân
dân. Nhưng giờ đây, những điều đó đã được thay thế bởi một tình cảm chân thành,
mộc mạc. "Anh em tới đây gặp cơm dùng cơm, gặp ché cùng uống, anh em cứ
coi đây như nhà của mình"- Ma Doan tâm sự, lặng đi trong đôi mắt đăm chiêu,
Ma Doan nói tiếp: "buôn Kít buồn lắm vì nhiều người nhẹ dạ nghe theo lời kẻ
xấu, theo đạo tin lành Đê ga phản động, làm mất uy tín của buôn làng... Nhưng
giờ đây một số người đã biết bị lừa phỉnh không muốn theo đạo nữa, chỉ muốn ở
nhà lo làm ăn kinh tế thôi".
Đêm đã về khuya, đốm lửa đã tàn, đã đến lúc chúng tôi
phải chia tay để chuẩn bị cho một tuần làm việc mới. Tiếng cồng chiêng vẫn bập
bùng lưu luyến như giữ chân người ở lại. Nắm những bàn tay sần sùi, chai sạn,
nhưng chúng tôi cảm nhận một hơi ấm đang lan tỏa trong mỗi người dân nơi đây, một
hơi ấm chứa đựng tinh thần đoàn kết, niềm tin và những thắng lợi đang đến với người dân Buôn Kít, xã Sông Hinh.
Trò chơi đạp bóng kiến không khí buổi giao lưu thêm sôi nổi |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét