RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Ngân hàng đề thi môn Lịch sử Đảng

Đề 1. Phân tích những thành tựu chủ yếu của sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc (1954-1975)? Vai trò của miền Bắc đối với thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước?

Nhấn vào đây để tải về: http://upfile.vn/ioXp
Chiến thắng điện biên phủ năm 1954 của quân và dân ta đã gây một tiếng vang lớn trên thế giới, đất nước ta bước vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền bắc, đấu tranh giải phóng miền nam với một vị thế mới, các nước XHCN anh em sẵn sàng giúp công, giúp của cho Đảng, nhân dân ta tiếp tục thực hiện sứ mệnh lịch sử.
Tuy nhiên, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội gặp vô vàn khó khăn, xuất phát điểm của nước ta rất thấp - từ một nước nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến, cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Trong khi đó, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Ở  miền Nam, đế quốc Mỹ và tay sai mở cuộc chiến tranh thực dân mới kéo dài suốt 20 năm, với phạm vi ngày càng mở rộng, quy mô ngày càng leo thang. Miền Bắc cũng phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh phá hoại có tính huỷ diệt bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, hòng ngăn chặn cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân ta ở miền Nam.
Trung thành với cương lĩnh chính trị đã vạch ra từ năm 1930, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, Đảng ta chủ trương đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội, nhằm đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc và làm hậu phương vững chắc cho việc tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, đấu tranh thống nhất nước nhà.
Phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta, đất nước ta nêu cao tinh thần đoàn kết, một lòng, một dạ cùng Đảng nỗ lực phấn đáu, vượt qua khó khăn và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật ở những vấn đề sau:
- Hoàn thành việc cải tạo xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ triệt để người bóc lọt người , xóa bỏ tàn tích của chế độ phong kiến, nâng cao quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng kết cấu kinh tế mới làm cơ sở xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện quyền dân chủ trong nhân dân, Đảng ta thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất. Qua 5 lần cải cách ruộng đất, giai cấp địa chủ phong kiến đã bị đánh đổ hoàn toàn, giải phóng nông dân khỏi ách thống trị của phong kiến có từ ngàn năm ở nước ta, đưa giai cấp nông dân miền bắc lên đại vị thực sự làm chủ ở nông thôn.
            Sau cải cách rộng đất, Đảng phát động phong trào hợp tác hóa ruộng đất (1958-1960), kết quả đến mùa thu năm 1960, kế hoạch cơ bản được hoàn thành xây dựng HTX bậc thấp ở miền bắc.
Tin tưởng vào sự lãnh dạo của Đảng, đông đảo nhân dân hưởng ứng di vào làm ăn tập thể, các phong trào đưa giống mới, cấy thẳng hàng, cơ giới hóa phát triển mạnh. Đến cuối năm 1958, miền Bắc đã xây dựng được 4.723 HTX, công cuộc HTX đã hoàn thành về căn bản. Năm 1960 đã thành lập được 41.400 HTX, thu hút 85,83 hộ nông dân với 80% diện tích (trong đó 14,5% số hộ nông dân tham gia HTX bậc cao).
Mô hình kinh tế tập thể lúc này đã có tác động nhiều mặt đến đời sống KT-XH; củng tố tinh thần tương thân, tương ái, tinh thần người địa phương với người tiền tuyến, lúc ốm đau, người già cả được chăm lo chu đáo
 Cơ sở vật chất- kỹ thuật CNXH được xây dựng một bước. Thời kỳ 1961-1965 đầu tư gấp 3 lần 1960. Với đường lối công nghiệp hóa, kết hợp qui mô nhỏ, vừa và lớn; kết hợp kỹ thuật hiện đại với kỹ thuật thô sơ; kết hợp xây dựng những xí nghiệp mới cải tạo, nâng cấp những xí nghiệp cũ. Kết quả thời kỳ 1961, 1965 tốc độ phát triển công nghiệp bình quân đạt 13,6% mỗi năm. Sản lượng điện năm 1965 gấp 10 lần so với 1955 Một số công nghiệp nặng hình thành như điện, than , hóa chất, cơ khí, vật liệu xây dựng… đã hình thành và phát triển nhanh. Đến năm 1965, đã xây dựng được 1.132 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Công nghiệp hàng tiêu dùng , công nghiệp thực phẩm cũng đã có bước phát triển quan trọng, cung cấp 90% hàng tiêu dùng thông thường. Đến 1965 miền Bắc đã có 65 vạn lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa phát triển, nền giáo dục đã có bước tiến mới to lớn. Đén năm 1975 cứ 3 người có một người đi học, hầu hết các xã có trường cấp 1 và cấp 2. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân tăng gấp nhiều lần so với khi mới giải phóng. Y tế mở rộng từ TW đến cơ sở, từ đồng bằng đến miền núi, các xã có trạm y tế, có nhà vệ sinh, trang thiết bị khá đầy đủ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, Hoạt động văn hóa, nghệ thuật phát triển nhiều mặt, góp phàn xây dựng con người mới, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân

- Đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
Trong chiến tranh phá hoại, gặc Mỹ đã ném xuống miền bắc 2,5 triệu tấn bon đạn. Song với sức mạnh vật chất và tinh thần của truyền thống dân tộc và của của chế độ xã hội chủ nghĩa, quân dân miền bắc đã bắn rơi 4.181 máy bay Mỹ, bắt sống 472 giặc lái, đánh bại các cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, giáng một đòn  quyết định vào ý trí xâm lược của đế quốc Mỹ đối với nước ta, góp phần tạo thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam.
 Miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, đồng cam cộng khổ sát cánh cùng đồng bào Miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, giải phóng hoàn toàn Miền nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên CNXH. Đồng thời hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quốc tế đối với Cách mạng lào, Campuchia.
- Đảng ta cùng các Đảng mác- xít tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa xét lại hiện đại, góp phần bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác Lê Nin, phê phán những khuynh hướng sai lầm, đồng thời , tích cực góp phần củng cố khối đại đoàn kết giữa các đảng anh em trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Nhiều đoàn đại biểu đã đến thăm Việt Nam, CT HCM và chính phủ cũng đã đến thăm các nước xã hội chủ nghĩa anh em nhằm củng cố tinh thần đoàn kết hữu nghị, thực hiện sự phối hợp chặt chẽ trong hoạt động quốc tế và đấu tranh ngoại giao, tranh thủ viện trợ về kinh tế nhằm khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc.
Đoàn đại biểu Đảng lao động VN tham gia Hội nghị 64 Đảng CS và Công nhân thế giới họp tại Mát cơ- va tháng 11/1957 nhằm tổng kết kinh nghiệm của Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, nêu ra những nguyên lý phổ biến của CM XHCN và công cuộc xây dựng CNXH. Trong lịch sử Đảng ta, đây là sự kiện quan trọng vì đây không chỉ là lần đầu tham gia hội nghị quốc tế lớn của phong trào cộng sản và công nhân Quốc tế mà còn vì đây là lần đầu ta đóng góp những nội dung quan trọng trong hội nghị quốc tế.

Vai tò của miền Bắc đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước
- Miền bắc hoàn thành nhiệm vụ là căn cứ địa của cả nước, đó là giữ vững ổn định chính trị xã hội, nhất là giai đoạn chống phá quyết liệt của đế quốc Mỹ và tay sai sau hiệp định Rơ- ne- vơ.
Đánh bại các âm mưu chiến tranh phá hoại của Mỹ Ngụy
Xây dựng bước đầu một số cơ sở vật chất- kỹ thuật cho CNXH, tạo dựng quan hệ sản xuất thể hiện tính ưu việt của chế độ CNXH
-          Miền bắc là hậu phương chi viện cho tiền tuyến
Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ cho Miền Nam
Đưa hàng chạc vạn thanh niên vào chiến trường miền nam chiến đấu
Chi viện hàng triệu tấn lương thực, vũ khí, thuốc men cho chiến trường miền nam
- Là chỗ dựa vật chất, tinh thần và niềm tin cách mạng, về chiến thắng cho cách mạng cả nước
Miền bắc là cầu nối quan trọng , nơi đón nhận mọi sự giúp đỡ, chi viện của nhân dân các nước anh em
Đánh giá vai trò miền bắc đối với công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đị hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976 đã khẳng định: Không thể nào có thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền bắc XHCN… Miền Bắc đã dốc vào cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ XHCN và đã làm tròn một cách xuất sắc căn cứ địa cách mạng của cả nước, xứng đáng là pháo đài vô địch của CNXH.
Tuy nhiên, nhìn lại 20 năm tiến hành cách mạng XHCN ở miền bắc vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, khiếm khuyết cả trong nhận thức và chỉ đạo thực hiện:
Mô hình CNXH theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung cao độ đã thực sự góp phần tạo ra sức mạnh để nhà nước thực hiện xuất sắc hai chiến lược CM. Tuy nhiên mô hình đó đã bộc lộ nhiều nhược điểm mà trong chiến tranh ác liệt chưa bộ lộ hết và chưa được sửa chữa kịp thời.
Nhận thức xây dựng XHCN và con đường đi lên CNXH còn đơn giản, chưa nắm bắt đúng các quy luật vận động đi lên CNXH từ một nền sản xuất nhỏ còn mang tính tự cấp, tự túc, đồng thời còn do bắt nguồn từ tư duy chủ quan, nóng vội, duy ý trí, sách vở, rập khuôn máy móc kinh nghiệm của nước ngoài mà không tính đến hoàn cảnh và điều kiện ở VN; Biểu hiện của những thiếu sót sai lầm đó là muốn đi lên CNXH trong một thời gian ngắn mà không cần trải qua những bước không gian, quá độ, bằng cách sớm xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, kinh tế hàng hóa chưa phát triển, coi nhẹ việc sử dụng các đòn bảy kinh tế để phát triển sản xuất, quan niệm chưa đúng về con đường và cách thức thực hiện CNH XHCN, về mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng, về mối quan hệ giữa đảng lãnh đạo và nhà nước quản lý… Thiếu sót và hạn chế nêu trên là những bài học giúp Đảng ta trưởng thành và dày dạn kinh nghiệm hơn trong các giai đoạn phát triển tiếp theo của CM VN
Từ những thành tựu và hạn chế tên, ta rút ra được một số kinh nghiệm sau:
Một là, Đảng phải luôn giữ độc lập, tự chủ, đồng thời linh hoạt, sáng tạo trong việc xác định đường lối cách mạng, trong quá trình chỉ đạo thực hiện.
Hai là, Nhận thức đúng đắn lý luận của CN Mác- Lê Nin và thời kỳ quá độ lên CNXH, cũng như nhận thức đúng đắn về quan hệ sản xuất  phải phù hợp với lực lượng sản xuất, nắm bắt sát, đúng với đặc điểm của đất nước. Như vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng chủ quan, nóng vội và trong chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu cách mạng, mọi chủ trương, chính sách mới phù hợp thực tiễn cách mạng VN cả về kinh tế, chính trị, VH,  XH, truyền thống lịch sử và con người VN.
Ba là, trong hoàn cảnh vừa có chiến tranh, vừa có hòa bình, cùng một lúc thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai min, sự kết hợp chặt chẽ, hữu cơ hai chiến lược cách mạng, đồng thời xác định rõ vai trò, vị trí cách mạng của mỗi miền là sự sáng tạo, nhạy bén của Đảng trong mọi hoàn cảnh lịch sử.
Bốn là, học tập kinh nghim bên ngoài là cần thiết, tuy nhiên cần chú trọng lựa chọn những kinh nghiệm phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của nước ta, không nên rập khuôn, máy móc.
TL, mặc dù còn khiếm khuyết, nhưng xét về tổng thể, những thành tựu mà Đảng ta, nhân dân ta đạt được trong giai đoạn 1954-1975 là vô cùng to lớn và mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Ruộng đất ngàn năm chờ đợi nay chính thức thuộc về tay nhân dân, từ một nước nông nghiệp lạc hậu chúng ta đã hình thành các khu công nghiệp, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên tầm cao mới. Mốc son lịch sử chói lọi đại thắng mùa xuân 1975 đánh đổ hoàn hoàn đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai, đem lại hòa bình, thống nhất đất nước, thỏa lòng mong ước trờ đợi của hàng triệu tái tim người dân đất việt cũng như tâm nguyên tột cùng của Bác Hồ kính yêu.

Phân tích thành tựu, những hạn chế của giai đoạn 1954-1975 cũng đem lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc. Nhng kinh nghiệm, bài học đó là những lý luận và thực tiễn có giá trị, nhất là hiện nay khi chúng ta đang đổi mới mạnh mẽ trên con đường xây dựng XHCN. Lịch sử vinh quang, hiển hách đó là động lực to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức.  Là một đảng viên ĐCS, một công dân VN tôi nhận thức rằng hơn lúc nào hết, bản thân mình phải nỗ lực cố gắng, không ngừng học tập, nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện bản lĩnh chính trị, hoàn thành tốt các công việc được giao, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì khi được giao phó, góp phần nhỏ bé sức lực của mình vào công cuộc đổi mới, thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta, nhân dân ta.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét