RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Ngân hàng đề thi môn Lịch sử Đảng

Đề 2. Đồng chí hãy phân tích những thành tựu to lớn và bài học kinh nghiệm chủ yếu qua 20 năm thực hiện Cương Lĩnh 1991 trên đất nước ta được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tổng kết. 

Nhấn vào đây để tải về: http://upfile.vn/ioXr
Cương lĩnh năm 1991 (được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua) ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi đổi mới ở nước ta vừa mới bắt đầu, chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, trong đó có nước ta lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tan rã. Các thế lực đế quốc chủ nghĩa và chống cộng ra sức phá hoại phong trào cách mạng, mưu toan xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Trong tình huống hiểm nghèo đó, Đảng ta với kinh nghiệm đã tích lũy trong đấu tranh và thử thách, với bản lĩnh kiên định của một Đảng cách mạng đã kịp thời có những quyết định chính trị sáng suốt. Cương lĩnh ra đời như một tuyên bố chính trị của Đảng, khẳng định con đường phát triển của nước ta, Đó là con đường xã hội chủ nghĩa.

Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta đã đánh giá, tổng kết qua 20 năm thực hiện cương lĩnh của Đảng, trong đó khẳng định: Với 20 năm thực hiện Cương lĩnh, đất nước, con người, dân tộc và xã hội Việt Nam đã đổi thay nhanh chóng, vững bước tới phát triển bền vững và hiện đại hoá.
Những thành tựu đạt được trong 20 năm thực hiện Cương lĩnh là to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu đó là:
1. Về kinh tế:
Đã đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện; GDP tăng bình quân hàng năm 1991-1995 là 8,2%, 1996-2000 là 7%, 2001-2005 là 7,5%, 2006-2010 là 7%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, nguồn lực phát triển kinh tế được huy động khá hơn (ví dụ như kinh tế tư nhân phát triển ); nhiều lợi thế từng ngành, từng vùng được phát huy, năng lực cạnh tranh chuyển biến tích cực; đời sống các tầng lớn nhân dân được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 17,5% năm 2001, 14,8% năm 2007 và còn 9,5% năm 2010.
Thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Đổi mới cơ chế, đổi mới chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước. Kinh tê nhà nước đổi mới theo hướng xóa bao cấp, lập công ty, tự chủ, tự chị trách nhiệm trong kinh doanh; Tập trung chỉ đạo xắp xếp, đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả của kinh tế nhà nước. Từ 2001- 2011, qua xắp xếp cơ cấu đã giảm từ 5.700 DN xuống còn 1.300 DN, năm 2007-2011 cổ phần hóa 390 DN nhà nước, qua đó số doanh nghiệp nhà nước giảm đi nhưng hoạt động có hiệu quả hơn, đóng góp 39% GDP, 50% cổ phần ngân sách nhà nước.
Kinh tế tập thể trong đó HTX là nòng cốt đổi mới từng bước theo Luật HTX cùng nhiều chính sách của Đảng, nhà nước. Số lượng tuy có giảm nhưng nhờ đổi mới cơ chế nên đã đảm bảo được hoạt động và có chất lượng. Tuy nhiên thực tế ở địa phương vẫn còn nhiều HTX tồn tại hình thức, chủ yếu là HTX nông nghiệp.
            Kinh tế tư nhân ngày càng phát huy các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, nhất là từ khi Luật doanh nghiệp 2005 tra đời, đóng góp lớn nhất là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đóng góp vào tăng trưởng GDP của  doanh nghiệp tư nhân tăng từ 45% (Giai đoạn 2001-2005) lên 54% (2006-2010). Sau 5 năm (2006-2010), DNTN giải qyết 2,6 triệu việc làm, DN vừa và nhỏ thu hút 49% lao động phi nông nghiệp ở nông thôn
            Kinh tế đầu tư nước ngoài cũng có bước phát triển quan trọng, từ khi có Luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã thu hút được 14.550 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký lên tới 211 tỷ USD và đến nay đã có hơn 100 tỷ USD được đầu tư vào việt nam. Tỉnh phú Yên ta cũng có bước phát triển quan trọng trong lĩnh vực này, đánh dấu bằng việc ký hợp đồng xay dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô với nhà thầu Nhật Bản. Công trình có giá trị 3,1 tỷ USD, công suất 8 triệu tấn/năm.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần được hình thành như: Thị trường hàng hóa dịch vụ, tài chính tiền tệ, sức lao động, bất động sản, hoặc thi trường khoa học công nghệ với sự ra đời của các Luật, Pháp lệnh như: Luật DN, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế; Luật dân sự, Luật thương mại, Luật đầu tư nước ngoài…, thể chế hóa về cơ chế đất đai, tín dụng, thuế.
Nhà nước dần tác cơ chế quản lý ra khỏi cơ chế kinh doanh, chuyển từ quản lý cụ thể sang quản lý tổng thể nền kinh tế quốc dân, chuyển từ quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp thông qua Luật, cơ chế chính sách, kế hoạch…
Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển biến tích cực theo hướng CNH, HĐH như cơ cấu ngành công nghiệp xây dựng từ năm 1998 đến nay tăng liên tục; từ không khai thác dầu đến nay hàng triệu tấn, công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng…
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần: năm 1988 là 63%, năm 2005 còn 20,5%. Trong nông nghiệp, an ninh lương thực được đảm bảo, cơ cấu cây trồng được chuyển dịch sang các cây trồng mang lại hiệu quả cao như sắn, mía, cà phê, cao su, ca cao…
Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng hơn; bưu chính, viễn thông, du lịch phát triển nhanh; cơ cấu vùng kinh tế có sự chuyển dịch, các vùng khó khăn, vùng đân tộc, vùng núi, vùng sâu vùng xa được hỗ trợ kịp thời góp phần thức đẩy phát triển kinh tế, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc
Trong cơ cấu lao động: Chuyển dịch từ giảm tỷ lệ lao động thuần nông, tăng lao động dịch vụ. Năm 1990, lao động Lâm ngư nghiệp chiếm 73,2% thì năm 2010 còn 48%.
Đạt được nhiều kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, ký song phương với Mỹ, xóa bỏ cấm vận, tham gia tổ chức hội nhập, liên kết toàn cầu (WTO), đến năm 2010, nước ta đã quan hệ với 200 nước và vùng lãnh thổ.

2. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa và các lĩnh vực xã hội có tiến bộ, bảo vệ tài nguyên, môi trường được chú trọng hơn; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện

Sự ngiệp giáo dục phát triển về qui mô, đa dạng hóa các trường lớp từ mầm non đến đại học. Đến năm 2010, nước ta đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng, năm 2010 đạt 40% tổng số lao động đang làm việc.
 Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư cho khoa học, công nghệ được nâng lên.
 Giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách với người và gia đình có công, chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tích cực. Từ năm 2001 đến 2011, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động. Trong đến giai đoạn 2006-2010, đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn dưới 4,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ đạt được một số kết quả quan trọng; mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên, đặc biệt với trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ số phát triển con người không ngừng tăng lên; Tuổi thọ trung bình tăng từ 67,8 (năm 2000) lên 73,2 (năm 2010). Việt Nam đã hoàn thành phần lớn các Mục tiêu Thiên niên kỷ.(3)
 Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục, thể thao ngày càng mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từng bước đi vào chiều sâu.
 Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tạo ra thế và lực mới của đất nước.

4. Dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố; Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên.   

Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức và xã hội được mở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn.
 Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếp tục được mở rộng và tăng cường trên cơ sở thống nhất về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phát huy tốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
 Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức, có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống pháp luật được bổ sung.
Việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được chỉ đạo tích cực, đạt một số kết quả. Nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử. Trên một số lĩnh vực, lãng phí, tham nhũng từng bước được kiềm chế.

5. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tăng cường, đạt một số kết quả tích cực

Phương thức lãnh đạo của Đảng không ngừng được đổi mới, vừa bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tốt hơn tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Việc mở rộng, phát huy dân chủ trong Đảng được chú trọng; Phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo Đảng từ trung ương đến cơ sở tiếp tục được cải tiến theo hướng sâu sát cơ sở, gần gũi nhân dân, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát. Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển của đất nước. Tư tưởng tích cực vẫn là xu hướng chủ đạo trong đời sống xã hội.
6. Thành tựu về phát triển nhận thức lý luạn, tổng kết thực tiễn.
Quá trình đổi mới là quá trình đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; Hệ thống quan điểm lý luận về công tác đổi mới, về xã hội, xã hội CN và con đường đi lên CNXH ở VN đã hình thành những nét cơ bản. Đã sáng tỏ hơn về thời kỳ quá độ với nhiều chặng đường, bước đi, nhiều thành phàn kinh tế và chế độ sở hữu, với sự vận động của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sáng tỏ hơn về bỏ qua chế độ tư bản tiến thẳng lên CNXH; sáng tỏ hơn về những giải pháp, hình thức, bước đi để thực hiện mục tiêu và mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đại hội X, XI đã tổng kết trên cơ sở cương lĩnh của Đảng năm 1991.
Những thành tựu trên đã được khẳng định bằng thực tế, đồng thời Đảng ta nêu rõ những hạn chế, khuyết điểm, đó là:

- 1. Kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước; một số chỉ tiêu không đạt kế hoạch

2. Các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, môi trường còn nhiều hạn chế, yếu kém, gây bức xúc xã hội

3. Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số mặt hạn chế

4. Dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ

5. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước. Công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục;  

6. Lý luận chưa giải đáp được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong các mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, giữa đổi mới với ổn định và phát triển, giữa độc lập tự chủ và tích cực hội nhập quốc tế

Từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, đã rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

Một là, trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đổi mới toàn diện, đồng bộ với những bước đi thích hợp. Tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn với chú trọng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, giữ vững truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc. Mở rộng, phát huy dân chủ phải gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cả cộng đồng.
Hai là, phải thực sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô. Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế. Phát triển lực lượng sản xuất phải đồng thời xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp; củng cố và tăng cường các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.
Ba là, phải coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là trong tình hình kinh tế khó khăn, suy giảm; gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường quan hệ đối ngoại, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 Bốn là, đặc biệt chăm lo củng cố, xây dựng Đảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Thật sự phát huy dân chủ, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết thống nhất, gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, có sức chiến đấu cao, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
 Năm là, trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo phải rất nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, bám sát thực tiễn đất nước; chú trọng công tác dự báo, kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình mới; tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội.

Liên hệ dịa phương:
Huyện miền núi Sông Hinh mới được thành lập năm 1985. Trong giai đoạn đầu, nơi đây là vùng đất hoang sơ, chủ yếu là rừng núi, cỏ tranh, người ở thưa thớt, đường xá đi lại khó khăn, chủ yếu đường đất, đồi dốc, mùa nắng bụi mù, mùa mưa lầy lội, cơ sở vật chất trường, trạm, hầu như không có; điều kiện làm việc của cán bộ vô vàn khó khăn, đời sống nhân dân cực khổ, đói cơm, lạt muối, quanh năm chỉ có sắn, bắp và lúa rẫy. Qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh của Đảng, đến nay, bộ mặt huyện nhà đã có nhiều đổi thay. Hiện toàn huyện có 11 xã, thị trấn, 82 thôn buôn, khu phố, trong đó có 12 dân tộc thiểu số anh em đang sinh sống, chiếm 46,17% dân số toàn huyện.
 Trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp, đã hình thành được các vùng chuyên canh cây lương thực, các vùng trồng cây công nghiệp gắn với các nhà máy chế biến, đồng thời phát triển chăn nuôi bò đàn. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi đạt khá cao. Đến nay, tổng diện tích gieo trồng là 18.019ha, tăng 7,3% so với năm 2004, trong đó lúa nước tăng 12,14%, sản lượng lương thực hàng năm đạt từ 13.000 tấn đến 13.763 tấn. Bên cạnh đó, việc hình thành vùng nguyên liệu cho các nhà máy cũng được quan tâm. Với hơn 9..000ha đất trồng sắn, năng suất bình quân 18 tấn/ha, 3.000ha trồng mía, năng suất bình quân đạt 60 tấn/ha hiện nay đã cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy trên địa bàn. Tổng đàn bò của huyện hiện nay là 45.000 con, tỷ lệ bò lai đạt 29% tổng đàn. Việc cơ giới hóa trong khâu làm đất được nhân dân chú trọng đầu tư máy cày, máy kéo để phục vụ sản xuất.
Kết cấu hạ tầng được chú trọng đầu tư, 100% xã có đường nhựa đến trung tâm. Đến nay, 100% xã có điện lưới quốc gia, với tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 95%. Đầu tư nâng cấp Đài truyền thanh - truyền hình, 10 trạm truyền thanh xã và 100% thôn buôn có các cụm loa truyền thanh.
Công tác giáo dục - đào tạo ngày càng đi vào chiều sâu. Tỷ lệ học sinh ở độ tuổi lớp 1 năm học 2009-2010 đạt 99%. Huyện được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và 8 xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.. Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng đặc biệt, đã cấp thẻ BHYT cho 53.500 lượt người nghèo và 100% đối tượng ở các xã ĐBKK. Trạm y tế được xây dựng kiên cố, 100% thôn, buôn có cán bộ y tế, có 2 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 6 xã xây dựng xã đạt chuẩn phù hợp với trẻ em, trong đó có 1 xã đạt chuẩn.
Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, qua 4 năm đã có 6.113 lượt hộ nghèo được vay vốn, với tổng doanh số cho vay là 66 tỷ đồng. Thực hiện chương trình xóa nhà ở tạm cho hộ nghèo, từ năm 2004 đến nay đã xóa 465 nhà ở tạm. Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc được chú trọng, việc bảo tồn tiếng nói và chữ viết được quan tâm, đã tổ chức nhiều lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ chủ chốt của huyện. Một số lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số được phục dựng để lưu giữ. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được triển khai rộng khắp, đến nay, toàn huyện có 5.021 hộ gia đình, 35/82 thôn, buôn, khu phố đạt danh hiệu văn hóa và 70% thôn, buôn, khu phố có nhà sinh hoạt cộng đồng.
TL: Sau hai mươi năm thực hiện cương lĩnh 1991 của Đảng, dân tộc ta, đấtn ước ta đã đạt được những thành tựu vẻ vang, to lớn mang tính lịch sử. Với sự kế thừa và phát triển những thành quả của các thời kỳ trước, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm yếu kém, Đảng dẫn dắt sự nghiệp xây dựng XHCN theo đường lối đổi mới, sức mạnh của đất nước ta tăng lên cả về thế và lực, cùng với những đổi thay sâu sắc ở địa phương, đó là cơ sở, là niềm tin để chúng ta đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước phát triển nhanh, bền vững trong thời kỳ sắp tới.   .  Là một đảng viên ĐCS, một công dân VN tôi nhận thức rằng hơn lúc nào hết, bản thân mình phải nỗ lực cố gắng, không ngừng học tập, nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện bản lĩnh chính trị, hoàn thành tốt các công việc được giao, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì khi được giao phó, góp phần nhỏ bé sức lực của mình vào công cuộc đổi mới, thực hiện thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta, nhân dân ta.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét