Đề
2: Phân tích các điều kiện để tiến hành quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở?
Liên hệ các điều kiện đó ở cơ sở nơi đồng chí đang sống và công tác?
Quản
lý hành chính nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực
nhà nước đối với các vấn đề xã hội và hành vi hoạt động của con người do các
quan hệ hành chính nhà nước tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất
định, duy trì ổn định xã hội và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Từ
khái niệm trên ta thấy, chủ thể của quản lý hành chính nhà nước ta là cơ quan
hành chính nhà nước, HĐND các cấp; đối tượng là các tổ chức, cá nhân; khách thể
là hành vi của các tổ chức cá nhân trong phạm vi tác động quyền hành pháp và
mục tiêu nhằm ổn định xã hội. Phạm vi quản lý hành chính nhà nước hẹp hơn so với
quản lý nhà nước nhưng nó có tác động trực tiếp đến người dân, hiện thực hóa
các mục tiêu, chủ trương, ý tưởng đường lối chính trị của Đảng, nhà nước ta vào
cuộc sống. Vì vậy nó đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của xã hội.
Để
các hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở có hiệu lực, hiệu quả, cần
phải thực hiện tốt các điều kiện sau đây:
1.Các điều kiện về thể chế hành chính
Thể
chế hành chính là hệ thống các qui định xác lập hành lang pháp lý cho việc tổ
chức và hoạt động của bộ máy hành chính; Thể chế đóng vai trò quan trọng trong
giúp bộ máy hành chính thực hiện các mục tiêu của mình. Hoạt động quản lý hành
chính được tiến hành tốt khi đã có thể chế hành chính chặt chẽ. Thể chế hành
chính nhà nước đối với chính quyền cơ sở bao gồm:
-
Các qui định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND cấp xã và các vị
trí lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ của cấp xã.
-
Các qui định về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã
-
Hệ thống qui định về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
-
Hệ thống qui định giải quyết tranh chấp hành chính, thực hiện quyền khiếu nại,
tố cáo của công dân của cấp xã theo qui
định của pháp luật
-
Các qui định về hệ thống thủ tục hành chính được giải quyết ở cấp xã
Những
qui định trên đây là là cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động quản lý của
chính quyền cơ sở. Thể chế hành chính rõ ràng thì các hoạt động ở cơ sở được
thuận lợi, nhân sự đảm bảo cả về số lượng, có chất lượng; không chồng chéo,
mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động của bộ máy chính quyền.
2.
Các diều kiện về nhân sự.
Con
người có yếu tố quan trọng trong tổ chức. Một tổ chức năng động hiệu quả thì
cần phải có những con người năng động có năng lực, phẩm chất và tinh thần tốt.
Vì vậy để đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của chính quyền cơ sở thì cần phải xây
dựng, tuyển chọn đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng.
Xác
định tầm quan trọng đó, BCH TW Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 17, ngày
18/3/2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,
phường, thị trấn”. Nghị quyết này đã xác định rõ cán bộ chuyên trách, không
chuyên trách. Đến năm 2003, pháp lệnh cán bộ, công chức sửa đổi đã qui định cụ
thể các chức danh cán bộ, công chức. Cụ thể hóa pháp lệnh, Nghị định
114/2003/NĐ-CP; 121/2003/NĐCP và Nghị định 92/2009/NĐ-CP qui định rõ chức danh,
chức vụ và số lượng cán bộ công chức cấp như sau:
-
Cán bộ chuyên trách cấp xã gồm những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo
nhiệm kỳ. Cụ thể là Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, Thường trực Đảng ủy (nơi không
có phó bí thư); Chủ tịch, Phó CT HĐND xã, Chủ tịch, PCT UBND, Chủ tich MTTQ, Bí
thư Đoàn TN, CT Hội phụ nữ, hội nông dân, hội CCB.
-
Công chức cấp xã là những người được tuyển dụng giao giữ một chức danh chuyên
môn nghiệp vụ thuộc UBNd cấp xã. Cụ thể: Trưởng công an (trừ thị trấn), chỉ huy
trưởng quân sự, văn phòng- thống kê; địa chính- xây dựng, Tài chính- kế toán,
tư pháp- hộ tịch và Văn hóa- xã hội.
-
Cán bộ không chuyên trách gồm tưởng ban tổ chức Đảng, Chủ nghiệm UBKT, Trưởng
ban tuyên giáo và một cán bộ văn phòng đảng ủy, phó trưởng CA xã, phó chỉ huy
trưởng quân sự, cán bộ kế hoạch- giao thông- thủy lợi- nông, nghư, người phụ
trách đài truyền thanh, phó CT MTTQ và các đoàn thể…
-
Ngoài ra còn cán bộ không chuyên trách ở thôn, buôn, khu phố : Bí thư chi bộ,
trưởng thôn buôn, công an vien.
-
Về số lượng, các xã dược bố trí theo Nghị định 92 số lượng từ 19 đến 22 cán bộ
chuyên tách và công chức tùy theo vị trí địa lý và dân số từng vùng..
3.
Các điều kiện về nguồn tài chính.
Tài
chính công là phạm trù gắn liền với thu nhập và chi tiêu của nhà nước. Tài
chính công vừa là nguồn lực để giúp nhà nước thực hiện các chức năng của mình
vừa là công cụ quan trọng giúp nhà nước định hướng cho xã hội phát triển theo
đúng hướng.
Ngân
sách nhà nước được quy định cụ thể trong Luật ngân sách nhà nước, nguồn thu của
cấp xã chủ yếu từ ba nguồn:
-
Các khoản thu được để lại cấp xã 100%
- Các khoản thu nộp lên cấp trên nhưng được giưa lại
khoản phẩn trăm nhất định.
- Thu từ điều tiết bổ sung ngân sách huyện
Các khoản chi:
-
Chi thường xuyên (chi quản lý, chi các hoạt động văn hóa, xã hội, thể thao…)
-
Chi đầu tư phát triển, chủ yếu chi phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở.
Đảm
bảo nguồn thu, chi và tính hiệu quả trong thu chi ngân sách là một trong những
điều kiện cơ bản để tăng cường hiệu lực , hiệu quả của chính quyền cơ sở.
4.
Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật.
Để
tiến hành hoạt động quản lý xã hội, chính quyền cơ sở cần được đảm bảo các
trang thiết bị vật chất- kỹ thuật. Các thiết bị này góp phần không nhỏ vào nâng
cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước. Các điều kiện vật chất
đó là: trụ sơ làm việc, máy móc kỹ thuật, văn phòng phẩm và nguồn chi tài chính
công.
Trụ
sở làm việc của bộ máy chính quyền là nơi tiến hành các hoạt động quản lý hành
chính chủ yếu, thường xuyên diễn ra các hoạt động giao tiếp giữa người dân với
chính quyền, để đảm bảo cho hoạt động chính quyền đạt hiệu quả cần quan tâm đến
việc đảm bảo trụ sở kiên cố, trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị phụ cụ
công việc
Liên
hệ: Sông Hinh là huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn huyện
có 10 xã, 01 thị trấn. Trong đó có 07 xã thuộc vùng đồng bàod ân tộc. Là một
đảng viên, một công dân sống trên địa bàn, tôi nhận thấy tong những năm qua,
huyện Sông Hinh đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ở
cơ sở. Cụ thể đó là:
-
Về thể chế hành chính: Các thể chế như luật tổ chức HĐND, UBND; Các nghị qịnh
của chính phủ hướng dẫn cụ thể việc sắp xếp, tổ chức cơ câu bộ máy chính quyền
đã giúp cơ sở từng bước đi vào hoạt động có nề nếp, và ngày càng hiệu quả. Công
tác cải cách hành chính như thực hiện chế độ một cửa đã giúp , qui trình khiếu
nại tố cáo công khai, công tác tiếp dân thực hiện định kỳ…)
-
Về nhân sự: Việc áp dụng nghị định 92 ở xã, thị trấn giúp cán bộ, công chức ổn
định, an tâm công tác; đội ngũ cán bộ xã được nâng lên một bước về chất lượng,
tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần phục vụ nhân dân tận
tụy; đã kịp thời thay thế những cán bộ chưa đạt chuẩn, thiếu nhiệt tình, sáng
tạo, chú trọng cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số; Hiện nay xã thấp nhất
bố trí 19 biên chế, xã nhiều nhất 22 biên chế.
-
Về Tài chính: Công tác thu chi được công khai, minh bạch trước hội đồng nhân
dân và toàn thể cán bộ, công chức nhân dân. Các nguồn thu được thực hiện triệt
để, góp phần tăng thu ngân sách địa phương trong những năm gần đây; các công
trình công cộng, hạ tầng cơ sở được đầu tư năm sau cao hơn năm trước. Nhiều
công trình như đường giao thông nông thôn, giao thong nội đồng được huy động
đóng góp công sức, hiến đất, góp tiền của từ nhân dân, được nhân dân đồng tình.
Công tác tài chính công đã góp phần định hướng cho hệ bộ máy chính quyền cơ sở
hoạt đọng ngày càng hiệu quả
-
Về diều kiện cơ sở vật chất: Hầu hết các xã, thị trấn được đầu tư cơ sở vật
chất khang trang, kiên cố; Hầu hết đã có nhà tầng cấp 3; nhiều trụ sở thôn, nhà
văn hóa thôn, buôn được xây dựng; thiết bị phục vụ công việc như máy vi tính,
mạng internet được trang bị đầy đủ, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới.
Tuy
nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, ở cơ sở vẫn còn nhiều tồn tại, đó là:
Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền chưa cao, chưa thực sự quan tâm đến
công tác đổi mới, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý hành chính cấp cơ sở.
Nhiều cán bộ được bố trí vì nể nang, quen biết, thiếu trình độ, chuyên môn,
thiếu năng lực công tác. Một số cán bộ
chưa có ý thức tự học tập nâng cao trình độ để tiếp cận với những công
nghệ mới như máy tính, mạng internet vào công việc để nâng cao hiêu quả công
tác; Nguồn thu ngân sách địa phương hạn hẹp, chủ yếu chờ cấp trên đưa về; việc
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện làm việc chưa xứng tầm
Nguyên nhân của kết quả đạt được là do
có sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước đối với cơ sở; đội ngũ cán bộ cơ sở
đoàn kết, nỗ lực vợt qua khó khăn, quyết tâm xây dựng cơ sở vững mạnh. Nguyên
nhân của những tồn tại chủ yếu do đặc thù địa phương là vùng núi, vùng đồng bào
dân tộc, điều kiện kinh té, xã hội còn khó khăn, thiếu thốn; trình độ dân trí
thấp; một vài cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của
cơ sở, còn dựa dẫm cấp trên.
Giải
pháp: Để nâng cao hiêu lực, hiệu quả
quản lý của chính quyền nhà nước ở cấp cơ sở, cần thực hiện tốt các niệm vụ sau
đây:
-
Xác định rõ tầm quan trọng của chính quyền cơ sở. Việc xác định rõ tầm quan
trọng của chính quyền cơ sở và những thuận lợi, cũng như khó khăn ở cấp cơ sở
sẽ giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cấp, cách ngành quan tâm nhiều
hơn tới cấp cơ sở.
-
Xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan trong bộ máy chính
quyền cơ sở
-
Nâng cao năng lực cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền cơ sở
-
Đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của chính quyền
-
Tăng cường thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, đảm bảo người dân có quyền tham
gia đóng góp ý kiến và quyết định các vấn đề trên địa bàn theo qui định của
pháp luật.
-
Thường xuyên đánh giá phân loại cán bộ, công chức và hoạt dộng chung của bộ máy
chính quyền cơ sở.
Kết luận: Chính
quyền cơ sở là bộ phận quan trọng trong cấu trúc bộ máy nhà nước nói chung và ở
nước ta nói riêng. Chính quyền là trụ cột của hệ thống chính trị cơ sở nắm vai
trò điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội trên phạm vi địa bàn,
lại là nơi trực tiếp triển khai thực hiện các đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách pháp luật của nhà nước trong xã hội. Hoạt động của bộ máy chính
quyền cơ sở phản ánh một cách trung thực nhất bản chất nhà nước “của dân, do
dân, vì dân”. Vì vậy để nâng cao hiệu lực,
hiệu quả công tác quản lý hành chính cơ sở, ngoài việc thực hiện tốt các giải
pháp nêu trên, tôi nhận thấy rằng, mỗi cán bộ, đảng viê nchúng ta cần tích cực
học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, nâng cao nhận thức, cập nhật,
nghiên cứu kịp thời các chủ trương, văn bản pháp luật của Đảng, nhà nước, nhất
là các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến việc xây dựng cơ sở vững mạnh;
thực hiện quyền dân chủ, tích cực phát biểu góp ý xây dựng bộ máy chính quyền,
phê phán những biểu hiện tiêu cực như sách nhiễu, phiền hà nhân dân, bố trí cán
bộ không đúng người, đúng việc… Đồng thời không ngừng vận động nhân dân chấp
hành tốt các kỷ uật, kỷ cương hành chính ở cơ sở.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét