Câu 1. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Liên hệ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam
trong những năm qua và cho biết những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ở nước ta hiện nay.
Bất cứ hình thái kinh tế-
xã hội nào cũng tồn tại một cơ cấu kinh tế thích ứng hay phù hợp với kiểu tổ chức
của hình thái kinh tế xã hội ấy. Mà trong đó cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ
phận của nền kinh tế với qui mô, vị trí các quan hệ tỷ lệ tương đối ổn định hợp
thành trong một thời kỳ nhất định. Cơ cấu một quốc gia không tồn tại vĩnh viễn
mà có sự vận động, biến đổi tùy thuộc vào những điều kiện khách quan, chủ quan ở
trong nước và quốc tế. Sự biến đổi đó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế và được hiểu
là sự biến đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác trên cơ sở
phù hợp với điều kiện khách quan, chủ quan, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển.
Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế có là sự biến đổi tất yếu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của
mỗi quốc gia. Nhưng quá trình chuyển dịch theo quy luật của nền kinh tế đặc biệt
có sự tác động của các nhân tố sau:
- Chiến lược,
mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia
Chiến lược mục tiêu, định
hướng phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia có ảnh hưởng quyết định đến
chuyển dịch cơ cấu KT. Về bản chất, cơ cấu kinh tế là sự biểu hiện tập trung
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Các chủ thể của quốc gia
đó mà đại diện là Nhà nước là người đề xướng, xây dựng và hoàn thiện chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội. Mục tiêu, nội dung, định hướng của chiến lược phát
triển kinh tế xã hội rõ ràng, có chất lượng cao càng tạo điều kiện để xây dựng,
hoàn thiện cơ cấu kinh tế hợp lý. Khi đó, cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ góp phần thực
hiện tốt chiến lược phát triển mỗi quốc gia.
Như vậy nhà nước đóng
vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội thông qua việc định
hướng, chi phối chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ ở tất cả các
ngành, các lĩnh vực, bộ phận của nền kinh tế.
- Trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất và đặc điểm của các nguồn lực trong phát triển kinh tế
Khi lực lượng sản xuất phát triển, việc cải tiến, phát minh thiết bị,
công nghệ mới hiện đại sẽ làm biến đổi căn bản qui mô cơ cấu, cách thức sản xuất;
là gia tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của tất cả
các ngành, linh vực bộ phận cơ cấu kinh tế. Chính sự phát triển của lực lượng sản
xuất đã phá vỡ cân đối cũ, hình thành cơ cấu kinh tế mới với vị trí, tỷ trọng
các ngành, lĩnh vực, bộ phận phù hợp và thích ứng với yêu cầu phát triển của lực
lượng sản xuất, thỏa mãn nhu cầu tiêu dung của xã hội. Quá trình thay đổi hay
chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách khách quan, được nhà nước định hướng và dẫn
dắt hình thành cơ cấu kinh tế mới.
Đặc điểm của nguồn lực
phục vụ hát triển kinh tế ảnh hưởng tới hình thành cơ cấu kinh tế. Bất cứ một quốc
gia nào xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung, cơ cấu kinh tế
nói riêng cũng phải dựa vào nguồn lực hiện có. Các nguồn lực vật chất và phi vật
chất mỗi quốc gia chính là lợi thế, là tiềm năng để hình thành cơ cấu và chuyển
dịch kinh tế. Quốc gia có nguồn lực càng lớn thì việc chuyển dịch nhanh và hợp
lý. Không thể xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý mà không dựa vào nguồn lực.
- Yêu cầu của thị trường
và khả năng tiêu dùng của xã hội. Đây là nhân tố quyết định tới việc hình thành
cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thị trường là khả năng
hay năng lực tiêu dùng của xã hội chính là đơn đặt hàng cho tất cả các chủ thế
sản xuất- kinh tế. Vì vậy yêu cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội
định hướng, dẫn dắt quá trình hình thành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Cụ thể hơn, nó tác động trực tiếp đến việc hình thành qui mô, tỷ trọng,
vị trí, vai trò chức năng cũng như quyết định chất lượng hình thành và phát triển
ngành, lĩnh vực, và bộ phận của nền kinh tế.
- Môi trường, thể chế
kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp, song vô cùng quan trọng trong việc hình thành
cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Môi trường phát triển
dưới góc độ kinh tế, chuyển dịch kinh tế bào gồm: môi trường kinh tế, môi trường
chính trị- xã hội và môi trường pháp lý.
Môi trường kinh tế tốt,
nguồn lực được khai thác sử dụng hiệu quả, nhất là nguồn lực về tài chính sẽ tạo
điều kiện vật chất thuận lợi cho xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
hiện đại, phát huy được sức mạnh của tất cả các ngành, lĩnh vực, bộ phận của nền
kinh tế quốc dân.
Môi tường chính trị xã
hội ổn định, phát triển, nguồn lực con người với tinh hoa văn hóa, truyền thống…
được phát huy sẽ có tác tác động tích cực tới hình thành và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả.
Môi trường pháp lý mạnh,
hành lang pháp lý thông thoáng sẽ thúc đẩy vừa ngăn chặn và đẩy lùi tiêu cực có
thể xảy ra trong quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế một cách hiệu quả. Một khi môi trường kinh tế hạn chế, môi trường chính
trị- xã hội bất ổn, môi trường pháp lý không thuận lợi sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới
việc xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch hiệu quả cơ cấu kinh tế.
Thể chế kinh tế do nhà
nước tác động đến việc điều tiết vĩ mô các bộ phận, các ngành, lĩnh vực kinh tế,
tác động xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả.
- Xu thế toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế chi phối sự hình thành cơ cấu kinh tế và xu hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong thời đại xu thế
hội nhập quốc tế ngày nay, bất cứ quốc gia nào muốn tồn tai và phát triển phải
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đây là xu hướng tất yếu khách quan, do đó mỗi
quốc gia cần phải xác định thế mạnh của mình, tìm ra khâu đột phá, tận dụng thời
cơ để phát huy lợi thế các nguồn lực do toàn cầu hóa mang lại; đồng thời nhận
thức rõ điểm yếu để hạn chế những tác động tiêu cực do toàn cầu hóa tạo ra. Như
vậy, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có tác động mạnh đến việc hình
thành cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Thực hiện quan điểm,
đường lối đổi mới của Đảng, nhà nước, trong những năm qua, cơ cấu kinh tế nước
ta chuyển dịch theo hướng tiến bộ, từng bước phát huy lợi thế so sánh của
ngành; vùng lãnh thổ; thành phần kinh tế; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng
đã thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao trong nhiều năm, hình thành tiềm lực
kinh tế ngày càng mạnh cho đất nước, cơ bản đó là:
- Về cơ cấu kinh tế
ngành, lĩnh vực: Cơ cấu kinh tế ngành dịch chuyển theo hướng hiện đại là giảm tỷ
trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ; theo đó, cơ cấu lao động
nông trong nông nghiệp dần dịch chuyển sang công nghiệp, dịch vụ. Sự phát triển
các ngành đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định trong
nhiều năm.
- Về cơ cấu kinh tế
vùng: Cơ cấu kinh tế vùng dược dịch chuyển theo hướng phát huy lợi thế so sánh
của từng vùng, nhất là vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp tập trung, vùng
chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi, sự phát triển kinh tế vùng đã đóng góp tích
cực vào tăng trưởng kinh tế cả nước
- Về cơ cấu thành phần
kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng,
thế mạnh của từng thành phần kinh tế. Việc thực hiện nhiều hình thức sở hữu đã
tạo cơ sở vững chắc để các thành phần kinh tế phát triển đan xen, cạnh tranh và
thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển. Kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vững
vai trò chủ đạo, dẫn dăt các thành phần kinh tế khác phát triển, kinh tế dân doanh, nhất là kinh tế tổng hợp và hợp
tác xã phát triển đa dạng, có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, phát triển
kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao, là đầu mối
quan trọng trong chuyển giao công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cơ cấu kin tế chuyển
dịch theo hướng hiện đại tạo ra sự hỗ trợ, thúc đẩy, đan xen nhau ngữ các
ngành, vùng, lãn thổ, thành phần kinh tế... tạo ra sự phát triển năng động hiệu
quả; hình thành một số ngành mới, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo xu hướng hiện đại của nền kinh tế thế giới, tận dụng được thời cơ vận
hội do quá trình hội nhập đem lại cả về thị trường lãn nguồn vốn, khoa học-
công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao...
Bên cạnh những kết quả
đạt được thì vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế, đó là:
- Về tổng thể: quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, chưa phát huy tốt lợi thế từng
ngành, vùng, lãnh thổ, thành phần kinh tế. Đặc biệt, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
chưa gắn kết chặt chẽ và có hiệu quả với chuyển dịch cơ cấu lao động, chưa đảm
bảo tính cân đối và đồng bộ giữa các ngành, vùng, lãnh thổ và thành phần kinh tế
- Về chuyển dịch cơ cấu
ngành, lĩnh vực: quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành một mặt chưa thực sự gắn kết
chặt chẽ với tổng thể chiến lược phát triển kinh tế cũng như qui hoạch dài hạn
với lộ trình thực hiện nghiêm ngặt; mặt khác chuyển dịch cơ cấu ngành, lĩnh vực
mới chú trọng chuyển dịch về mặt lượng, tính tự phát còn lớn, chưa quan tâm
đúng mức tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hóa, phát triển
ngành có hàm lượng công nghệ cao và kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế, chuyển dịch cơ cấu ngành, lĩnh vực còn tồn tại xu hướng khép
kín và hướng nội; năng lực cạnh tranh và hiệu quả của từng ngành, lĩnh vực sản
phẩm
Bên cạnh đó, cơ cấu
kinh tế ngành chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh của ngành, vùng, đặc biệt
là vùng kinh tế trọng điểm. Sự liên kết trong phát triển vùng còn hạn chế. Các
thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng tiềm năng, chưa tạo được môi trường
hợp tác cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Nếu xét từng thành phần
kinh tế có thể thấy rõ sự phát triển chưa tương xứng giữa kinh tế nhà nước,
kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Nguyên nhân của thực trạng trên có thể đánh giá cơ bản
như sau:
Nguyên nhân ưu điểm:
- Có chủ trương đường
lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta trong cuông cuộc đổi mới
- Sự nhanh nhạy, nắm bắt
kịp các điều kiện thuận lợi trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
- Tinh thần đoàn kết,
nền văn hóa truyền thống, cần cù, sáng tạo khắc phục khó khăn vơn lên để nắm thời
cơ, vận hội mới
Nguyên nhân khuyết điểm:
- Nước ta có xuất phát
điểm thấp, các thế lực thù địch khoong từ bỏ âm mưu chống phá Đảng, Nà nước ta.
- Sự lãnh đạo của đảng,
điều hành của nhà nước trong công tác hoạch định, quản lý kinh tế còn nhiều bất
cập, thiếu ổn định, thiếu hành lang pháp lý gây khó khăn chung cho các doanh
nghiệp
- Nền kinh tế thị trường
nảy sinh nhiều mặt trái, còn tồn tại chưa giải quyết được rứt điểm
- Việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế diễn ra chậm, có nguy cơ tụt hậu về kinh tế
Bài học kinh nghiệm:
- Tăng cường công tác
lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Phát triển kinh tế
phải gắn với nhiệm vu bảo vệ tổ quốc, giữ vững nền an ninh, chính trị ổn định,
tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào VN
- Có tầm nhìn chiến lược
đề phòng và giải quyết các hậu quả của nền kinh tế thị trường gây ra
Với quan điểm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế phải đảm bảo sự ổn định, khai thác tốt tiềm lực kinh tế trong và
ngoài nước; phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà
nước là chủ đạo; đảm bảo thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước và từng bước chuyển sang nền kinh tế tri thức, Đảng, Nhà nước ta
dã đề ra chín giải pháp chủ yếu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cụ thể:
Một là, ổn định kinh tế
vĩ mô, kiềm chế lạm phát , ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo tiền đề vững chắc
cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững
Hai là, điều tra nắm vững
tiềm năng thế mạnh của từng ngành, từng vùng lãnh thổ, từng thành phần kinh tế
nhằm khai thác tốt nguồn nội lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
hiện đại. Đồng thời dự báo xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới, dựa vào
lợi thế trong nước tận dụng thời cơ, huy động nguồn lực bên ngoài thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế VN theo hướng hiện đại, bền vững.
Ba là, thực hiện tốt
qui hoạch phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng và thành phần kinh tế. Nghiêm
chỉnh triển khai thực hiện tốt qui hoạch đã đề ra
Bốn là, nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế, chú trọng năng lực cạnh tranh quốc gia của từng
ngành, lĩnh vực; từng loại hàng hóa, dịch vụ.
Năm là, tăng cường ứng
dụng khoa học- công nghệ vào từng ngành nghề, sản phẩm
Sáu là, tăng cường đầu
tư tài chính và điều chỉnh cơ cấu đàu tư đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành, vùng lãnh thổ và thành phần kinh tế.
Bảy là, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng, thành phần
kinh tế.
Tám là, tạo lập mối
quan hệ giữa các ngành, thành phần, vùng kinh tế nhằm tích cực hỗ trợ cho chuyển
dịch cơ cấu kinh tế
Chín là, tiếp tục hoàn
thiện pháp luật, chính sách, kết hợp giữa nhà nước và thị trường trong việc hoạch
định, chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Liên hệ địa phương:
Địa phương tôi cũng
không nằm ngoài qui luật của nền kinh tế chung cả nước. Trong thời gian qua, nhờ
sự lãnh đạo của Đảng, quán triệt đường lối của cấp trên, Đảng bộ, chính quyền,
các ban ngành đòan thể và đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của nhân dân huyện nhà
trong thời gian qua, kinh tế của địa phương đã chuyển dịch theo hướng tích cực,
đời sống của nhân dân ngày một nâng lên, góp phần chuyển dịch tích cực nền kinh
tế chung cả nước, cụ thể như:
Về cơ cấu kinh tế
ngành đã có chuyển dịch theo hướng hiện đại, tỷ trọng nông nghiệp giảm, công
nghiệp và dịch vụ tăng lên. Nhiều ngành nghề sản xuất mới hoặc được khôi phục
như dệt thổ cẩm của người Ê Đê; dịch vụ gắn với sản xuất, chế biến đã tạo động
lực thúc đẩy nhau phát triển, đứng vững với những tác động suy thoái của nền
kinh tế toàn cầu trong thời gian qua.
Cơ cấu kinh tế vùng được
quan tâm với việc phát huy tiềm năng lợi thế đất đai phì nhiêu rộng lớn, các
vùng chuyên canh cây trồng như cà phê, cao su ở vùng đất đỏ ba zan phía Tây,
Nam; vùng chuyên sắn mía ở phía bắc; vùng chăn nuôi bò ở phía đông gắn với kinh
tế rừng. Với sự chuyên canh này, năng suất, hiệu quả sản xuất ngày một nâng
lên, trở thành các cây trồng thế mạnh, đem lại nguồn lợi lớn và ổn định hàng
năm tại địa phương
Về thành phần kinh tế,
kinh tế hợp tác xã được quan tâm củng cố, kinh tế gia đình phát triển mạnh với
sự hỗ trợ tích cực của nhà nước như lập dự án, vay vốn, đào tạo nghề, thành lập
các trang trại; các doanh nghiệp nhà máy tinh bột sắn, nhà máy mía, chế biến mủ
cao su... được chính quyền tạo điều kiện, gắn kết với nông dân qua những cam kết,
hợp đồng, đầu tư... nhờ vậy sản phẩm tiêu thụ thuận lợi, nhân dân yên tâm sản
xuất.
Cùng với xu hướng hội
nhập, chuyển dịch theo hướng hiện đại, nhiều mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật
cao đã được giới thiệu phổ biến cho người dân, như: mô hình trồn mía áp dụng cơ
giáo hóa từ khâu làm đất đến thu hoạch; mô hình sản xuất sắn cao sản, lúa
lai... đến nay đã nhân rộng ra toàn huyện
Tuy nhiên, bên cạnh đó
địa phương vẫn còn nhiều khuyết điểm hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp
lý như:
- Chưa khai thác hết
tiềm năng lợi thế địa phương để đea nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh và bền vững
- Đôi lúc, đôi nơi sự
quản lý điều hành của địa phương còn buông lỏng, chưa sâu, chưa sát thực tế dẫn
đén hiệu quả mang lại chưa đạt như mong muốn
- Còn e dè, chưa mạnh
dạn đổi mới, dám làm, dám chịu trách nhiệm
- Các cơ chế chính
sách nư vốn vay, đào tạo nghề... chưa phù hợp với thực tế phát triển chung của
nền kinh tế
Nguyên nhân của thành
tựu địa phương có thể khẳng định là sự lãnh đạo sát sao, sự ddieeeuf hành năng động của hệ thống chính quyền trong việc
thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tuy nhiên là huyện miền núi, vùng đồng bào daan tộc, trình độ của đội ngũ cán bộ
không đồng đều, trình độ dân trí thấp, cùng với tập quán, thói quen còn lạc hậu
của vùng đồng bào thiểu số.. là những nguyên nhân cơ bản của những hạn chế nêu
trên.
Để địa phương tiếp tục
phát triển kinh tế- xã hội hơn nữa, góp phần cùng cả nước thực hiện tốt chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, theo tôi địa phương cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Xây dựng đảng, chính
quyền trong sạch vững mạnh ở từng cơ sở. Đảng, chính quyền vững mạnh mới thực
hiện tốt công tác lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế- xã hội
- Củng cố đội ngũ cán
bộ, nhất là cán bộ đứng đầu phải có trình độ, có tầm nhìn, có sự đột phá dám
làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế
- Đẩy mạn công tác
tuyên truyền giáo dục để cán bộ và nhân dân nhận thức đúng tầm quan trọng của
công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Thường xuyên tổ chức
giao lưu học tập kinh nghiệm từ nhiều địa phương khác để áp dụng phù hợp
- Xây dựng chiến lược,
sách lược dài hạn và ngắn hạn; từ đó cụ thể hóa bằng những kế hoạch thực hiện định
kỳ; trong quá trình triển khai cần tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời
Như vậy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế là một tất yếu và nó góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-
xã hội của đát nước ta. Vì vậy, để phát huy những khết quả đạt được, khắc phục
những tồn tại hạn chế đảm bảo việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế hợp hợp lý và tích cực thì chúng ta cần thực hiện tốt những
giải pháp nêu trên.
Với bản thân, để góp sức vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu đúng hướng, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sóng nhân dân, trước
tiên tôi nghĩ rừng mình cần có nhiều nỗ lực cố gắng hơn nữa trong nhiệm vụ học
tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, gia sức xây dựng
đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; kịp thời tiếp thu những chủ trương,
chính sách mới của Đảng, Nhà nước, nhất là trong công tác chuyển dịch cơ cấu
kinh tế; đồng thời không ngừng tuyên truyền vận động người than, gia đình, hàng
xóm láng giềng gia sức học tập nâng cao trình độ dân trí, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, tay nghề, từ đó kịp thời nắm bắt thời cơ vận hội mới cho mình để
phát triển mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần thực hiện thành công công cuộc
hiện đại hóa đất nước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét