Sông Hinh là huyện miền núi được thành
lập từ ngày 25/02/1985 trên cơ sở chia cách từ huyện Tây Sơn. Huyện Sông Hinh
nằm ở phía Tây nam Phú Yên, phía Tây nam giáp tỉnh ĐăkLăk, Tây bắc giáp tỉnh
Gia Lai. Diện tích tự nhiên 886 km2. Bao gồm 10 xã và 01 thị trấn:
Thị trấn Hai Riêng, xã Sơn Giang, Đức Bình Đông, Đức Bình Tây, Ea Bia, Ea Bá,
Ea Bar, Ea Trol, Ea Lâm, Ea Ly và xã Sông Hinh.
Địa phương có những tiềm năng lợi thế trong
việc phát triển kinh tế, đó là:
1. Có vị trí địa lý nằm
trên Quốc lộ 29 Phú Yên đi Đắc Lắc và Tỉnh
lộ 649 theo hướng Tây nam đi Đắk Lắk. Hệ
thống đường xá, cầu cống được kiên cố, đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao
thương hàng hóa với vùng kinh tế Tây Nguyên, phát triển các dịch vụ, quảng bá
du lịch
2. Lượng
mưa trung bình rất lớn, khoảng 2.400mm. Nhiệt độ trung bình năm 24,09oC.
Độ ẩm tương đối 84%. Hệ thống sông ngòi rộng khắp, đáng chú ý có hai sông lớn
là Sông Ba và Sông Hinh; Tài nguyên nước mặt với các hồ, đập và nước ngầm khá
lớn đảm bảo đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và sản xuất.
3. Thiên nhiên
ưu đãi nguồn đất đai màu mỡ. Đất nông nghiệp 68.227 ha, chiếm 76,95% tổng diện
tích đất tự nhiên toàn huyện, đất lâm nghiệp 40.129ha, đất ở 1.188 ha, chiếm 1,34%.
Đất vàng đỏ: đất có tầng dày, tập trung nhiều nhất các xã Ea Bar, Ea
Trol, Ea Ly và xã Sông Hinh; Nhóm đất xám: tập trung thành các khu vực có diện
tích lớn vùng gò đồi thấp, có thể phát triển nông nghiệp và cây công nghiệp
ngắn ngày; Đất phù sa ven sông suối: được hình thành do sự bồi đắp của các
dòng sông như: Sông Ba, Sông Hinh, thích hợp với sinh trưởng và phát triển của
cây lúa, mía, sắn và các loại rau màu… Ngoài ra còn nhiều loại đất khác thích
hợp với cây nông nghiệp và trồng rừng
Tài nguyên rừng phong phú và
đa dạng, có nhiều loại gỗ và động vật rừng thuộc vào loại quý hiếm, đáp ứng nhu
cầu nguyên liệu phục vụ phát triển ngành công nghiệp SX bột giấy, công nghiệp
chế biến gỗ. Bên cạnh đó Động vật rừng rất phong phú và đa dạng với nhiều loài động vật quý hiếm.
4. Tài nguyên khoáng sản: Vàng Suối Mây: (Thị trấn hai Riêng); Quặng sắt, Vàng Mò O( xã Đức Bình Tây); Vàng Buôn Ken (xã EaBá); Vàng
Buôn Diêm (thị trấn Hai Riêng); Vàng
Buôn Bầu (xã Ea Trol)... với tài nguyên dự báo khoảng 2,7 tấn vàng và 22
tấn bạc.
Cát xây dựng: Cát
phân bố ven bờ dòng sông Ba, Sông Hinh, chiều dày tầng sản phẩm từ 6- 7m. Cát
có màu xám vàng, khá sạch. Trữ lượng khoảng 1,2 triệu m2. Đá xây
dựng trữ lượng rất lớn có ở hầu hết các địa phương.
5. Tiềm năng
du lịch: Huyện Sông Hinh có nhiều phong cảnh đẹp, hồ đập,
nhiều loại động thực vật, cảnh quan núi rừng tự nhiên phong phú và hấp dẫn. Văn
hóa vật thể và phi vật thể đa sắc tộc như: Diễn tấu Cồng chiêng, dệt thổ cẩm,
lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới, bỏ mả và nhiều lễ hội mang đặc trưng của các
đồng bào dân tộc miền núi.
6. Nguồn nhân lực trẻ, số người trong độ tuổi lao động
khá lớn. Người dân cần cù, chịu thương, chịu khó lao động sản xuất. Dân số trung
bình năm 2011: 45.860 người. Trong đó: Nam 23.213 người; Nữ: 22.647 người; Mật độ dân số 52
người/ Km2 . Nhiều thành phần dân tộc sinh sống:
Kinh, Ea Đê, Ba Na, Tày, Nùng, Dao, Mường, Chăm ...
Đánh giá tiềm năng, lợi thế tương đối cần khai
thác hiệu quả.
a. Quỹ đất sản xuất nông nghiệp vùng miền núi lớn, có
thể khai thác mở rộng diện tích trồng trọt, phát triển cây công nghiệp dài
ngày, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, phát triển các mô hình kinh
tế trang trại trồng trọt, chăn nuôi.
b. Diện tích đất có
rừng lớn, trữ lượng gỗ khá, có hệ động thực vật phong phú và đa dạng; hệ thống
rừng phòng hộ đầu nguồn sông Ba, Sông Hinh…, tạo nguồn thuỷ sinh, hạn chế lũ
lụt, giảm nhẹ thiên tai cho các khu vực khác trên địa bàn tỉnh. Trong vùng có
cảnh quan thiên nhiên đẹp, nền văn hóa phong phú đa dạng...có thể đầu tư phát
triển thành các điểm du lịch.
c. Tài nguyên
khoáng sản phong phú và đa dạng (đá xây
dựng, vàng...), nhiều loại có trữ lượng lớn, nguồn nguyên liệu nông, lâm
nghiệp dồi dào, thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế
biến.
d. Những thành tựu
phát triển kinh tế xã hội sau 25 năm thành lập huyện là nền tảng tạo ra nhiều
thuận lợi cơ bản cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Những hạn chế cần khắc phục.
- Là vùng núi, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, độ dốc cao,
hiểm trở, khó khăn cho việc tổ chức sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng.
- Khí hậu khắc nghiệt, diễn
biến phức tạp ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân.
- Tình trạng phá rừng làm rẫy vẫn còn diễn ra
nhiều địa phương
- Trình độ dân trí còn
thấp, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nhất là cán bộ vùng dân tộc thiểu
số còn yếu.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy được đầu
tư nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Thực trạng công tác quản lý, khai thác tiềm năng của huyện:
Với sự quan tâm lãnh đạo của Huyện
ủy, UBND huyện, tiềm năng lợi thế đã được khai thác cơ bản hiệu quả. Thể hiện
như sau:
Phát triển nông nghiệp được coi là
thế mạnh quan tâm chỉ đạo, cơ cấu cây trồng tiếp tục được đầu tư chuyển đổi đúng hướng. Đến hết
năm 2013, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 21.861 ha.
Ngoài sắn, mía, bắp, lúa nước... diện tích cây công nghiệp dài ngày tăng cao như:
cao su 3.400, hiện có khoảng 1.120 ha
đang khai thác mủ; cà phê 1.600 ha; ca
cao 40 ha, hồ tiêu 92 ha, cây ăn quả các loại 599 ha. Chăn nuôi bò đàn tiếp tục là thế mạnh, là kênh xóa đói giản nghèo cho
nhiều hộ gia đình, nhất là người dân tộc thiểu số.
Bảo vệ và phát triển rừng bền
vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tăng độ che phủ của rừng, hàng năm có
hàng chục hecta rừng trồng mới.
Nhằm khai tác và sử
dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn nước, thủy lợi được quan tâm dầu tư xây dựng với nhiều
công trình phục vụ tưới tiêu nư: Hồ buôn Đức, buôn Bách, đập dâng buôn Ken,
Buôn Ly, buôn Chao; Các công trình thủy lợi sau thủy điện... cấp nước tưới cho
900 ha lúa nước 02 vụ và trên 1000 ha cây trồng khác.
Công tác quản lý nhà nước về tài
nguyên khoáng sản đã được thực hiện nghiêm. Tiếp tục chú trọng thực hiện công
tác quản lý nhà nước về môi trường; Các điểm khai thác cát bên bờ sông Ba được
quản lý chặt chẽ, hoạt động quy củ; Đã hoàn thành việc điều chỉnh Quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020. Công tác cấp giấy CNQSD đất được tập trung chỉ đạo đẩy
nhanh.
Hệ thống cơ sở hạ tầng dược kiên
cố hóa, đường xá đi lại thuận tiện; Nhà máy sắn tiếp tục mở rộng sản xuất, nhà
máy chế biến mủ cao su đã đi vào hoạt động tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Đề án phát
triển du lịch đến năm 2020 được triển khai; Việc bảo tồn và phát huy các giá
trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc huyện Sông Hinh từng bước được trú
trọng đầu tư. Các điểm du lịch sinh thái đang được gìn giữ, quảng bá kêu gọi đầu
tư.
Nhờ
vậy hết năm 2013, thu ngân sách trên địa bàn đạt 70 tỷ, đạt 143% kế hoạch; thu
nhập bình quân đầu người tăng lên 14 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 8,18%
trong năm.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo khai thác tiềm năng lợi thế địa phương vào phát
triển kinh tế, đó là:
- Trong sản
xuất nông nghiệp, hiệu quả sản xuất chưa cao. Việc quản lý quy hoạch vùng
nguyên liệu trồng sắn chưa được chặt chẽ, còn để xảy ra tình trạng tự phát mở
rộng diện tích sản xuất. Dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc tiếp tục tái diễn, gây
thiệt hại cho người chăn nuôi.
- Công tác
quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR tuy được tăng cường, nhưng hiệu quả thấp, tình
trạng khai thác lâm sản, lấn chiếm đất rừng, đất lâm nghiệp trái phép làm nương
rẫy chưa có biện pháp xử lý triệt để.
- Nguồn
nước sử dụng chưa tiết kiệm; nước bị ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, do việc
làm vàng trái phép.
- Công tác
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tuy đã có sự chỉ đạo quyết liệt nhưng tốc
độ vẫn chậm.
- Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số chưa có
sự đầu tư sứng tầm; các điểm qui học du lịch không được giữ gìn, bảo vệ làm mất
dần bản sắc hoang sơ; Việc quảng bá tiềm năn du lịch còn hạn chế, chưa thu hút
được nhà đầu tư
* Nguyên nhân của những tồn tại, khuyết điểm:
- Nguyên
nhân khách quan:
+ Hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật còn có những bất cập, thiếu đồng bộ gây khó khăn
trong tổ chức, thực hiện; thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực như: đất đai,
đầu tư xây dựng cơ bản, lĩnh vực khoáng sản.., thường xuyên thay đổi;
+ Nguồn vốn
ngân sách của huyện còn hạn hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu.
+
Địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ dốc cao, hiểm
trở, khó khăn cho việc tổ chức sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng.
+ Khí hậu khắc nghiệt, diễn biến phức tạp ảnh hưởng
đến các hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân.
- Nguyên
nhân chủ quan:
+ Công tác quản lý, điều hành của
một số cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu quyết liệt, năng động.
+ Hiện tượng du canh, du cư, phá
rừng làm nương rẫy vẫn còn diễn ra nhiều địa phương.
+ Trình độ dân trí còn thấp, đội ngũ cán bộ quản lý,
cán bộ kỹ thuật nhất là cán bộ cơ sở xã, thôn vừa yếu, vừa thiếu. Phần lớn
người dân còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, chưa có ý
thức tự vươn lên trong cuộc sống.
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội tuy được đầu tư nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nhất là
hệ thống giao thông, cấp nước, thủy lợi, bưu chính viễn thông, cơ sở y tế,
trường học, điện... còn thiếu và yếu[1].
Giải pháp chủ yếu sau:
- Thực hiện tốt công tác cán bộ, cương
quyết xử lý, thay thế những cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt kém năng lực, thiếu
nhiệt tình trong công tác.
- Tăng cường công tác khuyến nông,
khuyến lâm, hướng dẫn đồng bào làm kinh tế. Khai thác hiệu quả quỹ đất để trồng
rừng, xây dựng các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại
gia súc; quan tâm phổ biến, áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất;
Tăng cường tổ chức tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình điểm để nhân dân làm
theo...
- Kêu gọi đầu tư các nguồn vốn,
đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh
nghiệp đến địa bàn
- Đầu tư xây dựng các nhà máy chế
biến nông lâm sản, vừa gần nguồn nguyên liệu vừa thu hút được lao động tại chỗ.
- Đào tạo, xây dựng nguồn nhân
lực có tay nghề, phát huy tinh thần yêu lao động sản xuất, khắc phục khó khăn,
phát triển kinh tế gia đình, xây dựng buôn làng tiến bộ.
- Chú trọng nâng cao chất lượng
sản phẩm hàng hóa nông nghiệp; Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến các
tỉnh bạn và quốc tế
- Phát triển mạnh
du lịch miền núi gắn liền với văn hoá các dân tộc, cảnh quan thiên nhiên của
khu vực, kết hợp hình thành các tuyến nối liền giữa miền biển và các tỉnh Tây
Nguyên.
- Thực hiện tốt các
chính sách ở vùng đồng bào dân tộc, vùng núi, đồng thời, huy động nhiều nguồn
vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, gắn với công việc bảo vệ, phát triển vốn rừng và ổn định định
canh, định cư. Đẩy mạnh giao đất, giao rừng kết hợp rộng rãi các chương trình
khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn đồng bào sản xuất hàng hóa; xây dựng mở rộng
các mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp sản xuất vườn đồi, vườn rừng với quy
mô thích hợp sẽ làm định hướng cho phát triển du lịch sinh thái bền vững cho
những năm sau 2010.
Với bản thân, là người con của
quê hương, để góp sức vào việc xây dựng, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế
đưa địa phương không ngừng phát triển, trước tiên tôi nghĩ rừng mình cần có
nhiều nỗ lực cố gắng hơn nữa trong nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, gia sức xây dựng đảng, chính quyền trong
sạch, vững mạnh; chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước,
của địa phương, đồng thời không ngừng tuyên truyền vận động người than, gia
đình, hang xóm láng giềng về việc thực hiện các giải pháp tích cực nhằm khai
thác và bảo vệ có hiệu quả nguồn tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế gia
đình, góp phần thúc đẩy kinh tế qquaj phương phát triển bền vững.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét