Phân tích nguyê tắc
đánh giá cán bộ. Liên hệ địa phương.
Từ khi
thành lập đến nay, Đảng ta luôn coi nhận xét, đánh giá cán bộ là việc hệ trọng.
Đánh giá đúng cán bộ là cơ sở để lựa chọn, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và
thực hiện chính sách cán bộ, từ đó sẽ phát huy được tiềm năng của từng cán bộ
và của cả đội ngũ cán bộ. Đánh giá không đúng cán bộ sẽ dẫn tới bố trí, sử dụng
đề bạt, bổ nhiệm sai, gây ảnh hưởng không tốt cho địa phương, cơ quan, đơn vị.
Tuy
nhiên, đánh giá cán bộ là công việc hết sức phức tạp. Đặc biệt là trong điều
kiện hiện nay, khi đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, và hội nhập quốc tế… Trong khi đó, các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm
mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta. Vì vậy, để đánh giá đúng cán bộ, công tác đánh
giá cán bộ cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
1.Các
cấp ủy đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Thường vụ huyện ủy, Ban Thường
vụ đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giá trong phạm vi trách
nhiệm được phân công
Nguyên
tắc này chỉ rõ: trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, tổ chức đảng và
lãnh đạo cơ quan đơn vị nơi cán bộ sinh hoạt; cơ quan quản lý cấp trên trực
tiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá.
Dù ở
cấp nào, ngành nào và đơn vị nào thì công tác quản lý đánh giá cán bộ cũng
thuộc về các cấp ủy và tổ chức đảng đã được Bộ Chính Trị và cấp trên phân cấp
quản lý. Đối với cán bộ cấp cơ sở, Ban Thường vụ đảng ủy cấp cở sở là chủ thể
quản lý đánh giá cán bộ cấp cơ sở và chịu trách nhiệm về đánh giá cán bộ thuộc
diện cấp mình quản lý.
Tập
thể lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý cán bộ phân tích, đánh giá ưu điểm,
khuyết điểm của cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao để kết luận:
hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành ở mức thấp, không hoàn thành, hoặc có nhiều
thiếu sót, khuyết điểm.
2.Đánh
giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công việc làm thước đo, bảo đảm
nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình
Tiêu
chuẩn cán bộ là sự cụ thể hóa những yêu cầu khách quan của đường lối,
nhiệm vụ chính trị của Đảng thành những tiêu chí đòi hỏi đội ngũ cán bộ của
Đảng và Nhà nước phải vươn lên đáp ứng. Tiêu chuẩn cán bộ vì vậy, là yếu tố
khách quan, là thước đo tin cậy để đánh giá đúng phẩm chất, năng lực đội ngũ
cán bộ của Đảng và Nhà nước.
Tuy
nhiên, người cán bộ phấn đấu đạt tới các tiêu chuẩn quy định mới chỉ là đạt tới
khả năng thực hiện có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khả năng đó chưa
được thực tiễn kiểm nghiệm. Vì vậy, đánh giá cán bộ cần phải kết hợp tiêu chuẩn
và hiệu quả hoạt động thực tiễn làm thước đo phẩm chất năng lực cán bộ. Hiệu
quả hoạt động thực tiễn được thể hiện ở hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị
- xã hội. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng định: “Đánh giá
cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu
quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực cán bộ”.
Trong
quá trình đánh giá cán bộ phải đảm bảo dân chủ rộng, tập trung cao, thể hiện
trên những yêu cầu sau: bản thân người cán bộ phải tự phê bình, tự đánh giá ưu,
khuyết điểm của mình. Đồng thời tổ chức cho cán bộ đảng viên, quần chúng trong
cơ quan đơn vị tham gia đánh giá cán bộ bằng góp ý trực tiếp hoặc ghi phiếu
nhận xét sau đó cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp và cấp ủy, tổ chức đảng cấp trên
trực tiếp quản lý cán bộ nhận xét đánh giá cán bộ. Sau khi có đánh giá, kết
luận của cấp ủy có thẩm quyền, cán bộ được thông báo ý kiến nhận xét của cơ
quan có thẩm quyền về bản thân mình, được trưng bày ý kiến, có quyền bảo lưu và
báo cáo lên cấp trên, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm
quyền.
3.
Đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển
Nguyên
tắc trên đòi hỏi việc đánh giá cán bộ không được phiến diện, hời hợt, chủ quan
cảm tính; không được định kiến, nhìn sự phát triển của người cán bộ theo quan
điểm “tĩnh” bất biến. Trái lại, phải đặt người cán bộ trong những quan hệ công
tác và môi trường hoạt động đa diện, nhiều chiều của họ
Kết
hợp theo dõi, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ về cán bộ để phản ánh liên
tục và kịp thời sự phát triển của cán bộ. Chỉ có thể trên cơ sở kết hợp đánh
giá định kỳ và đánh giá thường xuyên mới có thể phản ánh chân thực, khách quan
sự phát triển của người cán bộ. Trong quá trình xem xét đánh giá cán bộ nhất
thiết phải điều tra tìm hiểu rất kỹ các nguồn thông tin và các ý kiến khác nhau
về người cán bộ cần đánh giá, từ đó phân tích, chọn lọc rút ra kết luận khách
quan… Sự phát triển của người cán bộ dù có khác biệt thế nào thì sự phát triển
của từng người đều phải tuân theo quy luật khách quan như: sự phát triển tiếp
nối từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai, do đó xem xét đánh giá
cán bộ phải đặt họ trong cả một quá trình công tác học tập rèn luyện lâu dài.
Đánh giá thực trạng:
Địa phương tôi đang công tác là một xã miền núi, phần chính dân số
là người dân tộc thiểu số sinh sống. Địa hình phức tạp, đời sống nhân dân có điểm
xuất phát thấp đến nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn; Trình độ dân trí, trình độ đội
ngũ cán bộ, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số còn thấp về mọi mặt. Tuy
nhiên, với sự nỗ lực chung của toàn đảng, toàn dân xã nhà, sau gần 30 năm thực
hiện công cuộc đổi mới, địa phương tôi đã đạt được những thành tựu to lớn và rất
quan trọng; cuộc sống của người dân đổi thay từng ngày, không còn hộ đói, hộ
nghèo giảm, hộ giàu tăng nhanh; người dân được chăm sóc y tế, được học hành đầy
đủ; có điện, đường khang trang; niềm tin của nhân dân với Đảng ngày càng gắn
bó… Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là, Đảng bộ và chính quyền
xã nhà đã luôn quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác, đặc biệt là việc đánh giá, sử dụng cán bộ ở xã. Nhận thức,
trong quan điểm về đánh giá cán bộ trong đảng, trong dân đã có chuyển biến tích
cực. Công tác đánh giá cán bộ có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính
quyền; và đã thực hiện tốt hơn nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai tự phê
bình và phê bình; lấy hiệu quả công việc làm thước đo; cá nhân được đánh giá đã
nghiêm túc tự đánh giá, quần chúng bước đầu tham gia đánh giá cán bộ... Vì vậy phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ
không ngừng được nâng lên.
Song có lúc, có nơi còn biểu hiện
nhận xét, đánh giá cán bộ chưa thật sự khách quan, đầy đủ, chính xác. Quan điểm và phương pháp đánh giá cán
bộ một số nơi chưa đổi mới; chưa căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, năng lực thực
tế, hiệu quả công tác; chưa đúng quy trình, có nơi chưa thành nền nếp, còn biểu
hiện hình thức, chủ quan, tình cảm, nể nang, nhất là chưa thực sự phát huy tốt
nguyên tắc tập trung dân chủ; thái độ phê bình và tự phê bình thiếu tích cực.
Còn có tình trạng lợi dụng phê bình để hạ bệ, bôi nhọ, công kích nhau, thậm chí
đơm đặt, dựng chuyện hòng hạ thấp danh dự người khác
Có những nơi hằng năm đều tiến hành
nhận xét, đánh giá cán bộ nhưng qua loa, chiếu lệ. Kết quả đánh giá cán bộ được
giữ kín, không thông báo cho cán bộ được đánh giá, tạo ra sự hoài nghi, hoang
mang, không yên tâm và mất lòng tin ở cán bộ .
Từ chỗ đánh giá, nhận xét cán bộ chưa
chính xác, nên có những nơi đại đa số cán bộ, đảng viên đều hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, nhưng nhiệm vụ chung của địa phương lại chưa có chuyển biến tích cực.
Một số cán bộ được đề bạt, bổ nhiệm nhưng phát huy tác dụng không cao; người
kém tài đức được đề bạt, người thực đức, thực tài thì bị bỏ sót, không được
trọng dụng.
Từ trực thạng nêu trên, ta rút ra một số nguyên nhân ưu
khuyết như sau:
Nguyên nhân ưu điểm
1. Có sự quan tâm của các cấp ủy đảng
2. Tính linh động, sáng tạo, cụ
thể hóa văn bản của Đảng phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.
3. Thực hiện đúng quy trình
đánh giá cán bộ cũng như là vận dụng tốt những nguyên tắc, nội dung đánh giá
cán bộ, công chức.
4. Tinh thần đoàn kết, sự phối
kết hợp chặt chẽ của các tổ chức, đoàn thể trong Đảng ủy.
5. Sự đồng tình ủng hộ của quần
chúng nhân dân.
Nguyên nhân khuyết
điểm.
1. Trình độ, quan điểm của cán bộ,
công chức chưa ngang tầm với sự phát triển ở địa phương
2. Tinh thần đấu tranh xây dựng
Đảng, chính quyền của các đoàn thể, quần chúng chưa mạnh, thiếu kiên quyết,
còn nể nang, bao biện nhau.
3. Ý thức
tự phê bình và phê bình của một số cán bộ, công chức chưa thể hiện được vai
trò, ý thức trách nhiệm của người đảng viên.
4. Công
tác kiểm tra giám sát còn chủ quan, lơ là.
5. Chưa
có chế độ tiền lương phù hợp đối với cán bộ, công chức vùng sâu, vùng xa. Thiếu
cán bộ tại chỗ;
Từ những vấn đề nêu trên, theo tôi để
làm tốt công tác đánh giá cán bộ, cơ sở cần làm tốt một số nội dung, giải pháp
chủ yếu:
1. Trước hết các cấp ủy Đảng, chính quyền, hội đoàn thể và nhất là người đứng
đầu phải có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về việc đánh giá cán bộ trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức trong toàn Đảng toàn dân về công tác đánh giá cán bộ
3 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cán bộ cho mỗi
chức danh cụ thể.
4. Đánh giá cán bộ phải đặt người cán bộ trong phạm vi rộng,
với những điều kiện cụ thể và cả quá trình phát triển của cán bộ. Đánh giá cán
bộ cần xem xét cả những mối quan hệ với nhân dân nơi cư trú, hành vi và lối
sống tại gia đình.
5. Cơ chế bổ nhiệm một cán bộ lãnh đạo, quản lý phải thực hiện
theo một quy trình đánh giá chặt chẽ, chính xác, dân chủ, công khai, minh bạch
6. Phải kết hợp hài hòa, đúng đắn giữa đánh giá cán bộ với
công tác quản lý cán bộ. Tránh trường hợp cán bộ bị hư hỏng, thoái hóa, biến
chất nhưng cơ quan quản lý cán bộ không biết rõ, vẫn đề bạt lên chức vụ cao
hơn.
7. Xây dựng đội ngũ làm công tác cán bộ phải thực sự liêm
chính, công bằng trong việc đánh giá cán bộ.
8. Đánh giá cán bộ cần kết hợp đồng bộ
với việc kiểm tra, giám sát đảng viên chấp hành nguyên tắc tổ chức và phẩm chất
cách mạng với việc đánh giá chất lượng đảng viên; là việc làm thường xuyên, nền
nếp, có sự tham gia của Hội đoàn thể, quần chúng
9. Sau khi đánh giá đúng cán bộ phải có sơ, tổng kết theo quy
định và thưởng phạt phân minh.
Tóm lại:
Công nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã và đang là nhiệm vụ, ưu tiên hàng đầu
của Đảng và nhà nước. Thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị đó, công tác cán bộ có ý nghĩa quyết định, vì “Cán bộ là cái
gốc của mọi công việc” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy. Quá trình xây dựng đội
ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng
cần bắt đầu làm tốt từ việc tìm hiểu, nhận xét, đánh giá cán bộ. Vì vậy từng
đơn vị, địa phương, tổ chức cần nắm vững nguyên tắc đánh giá cán bộ, thực hiện
tốt các nội dung giải pháp nêu trên.
Là người công tác, sinh sống tại địa phương, để
góp phần thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ thì, tôi nghĩ rằng trước hết
mình phải tích cực hơn nữa tự tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ lý luận chính
trị, Chủ nghãi Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; tích cực phê bình, thường
xuyên góp ý xây dựng, đánh giá cán bộ tại địa phương; đồng thời tuyên truyền
cho người thân, hàng xóm láng giềng cùng nân cao nhận thức trong công tác đánh
giá cán bộ, qua đó góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương đảm bảo đủ năng
lực, phẩm chất lãnh đạo địa phương không ngừng phá triển.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét