nhận thức của đ/c về chính quyền cơ sở (4đ)?
liên hệ chính quyền cơ sở ở VN
theo PL hiện hành (6đ)?
* Đặt vấn đề: Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đặc
biệt quan tâm đến công tác xây dựng cơ sở; Nhiều chủ trương, nghị quyết, văn
bản phap luật được ban hành nhằm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ
sở, trong đó trọng tâm là xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở. Vậy để góp phần
thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, chúng
ta cần nhận thức rõ chính quyền cơ sở là gì? Chính quyền cơ sở ở Việt nam đang
được tổ chức và hoạt động như thế nào? Để đi sâu tìm hiểu, chúng ta cùng phân
tích những nội dung sau đây.
1. Thuật ngữ cơ sở được hiểu là cấp
chính quyền địa phương thấp nhất trong hệ thống các cơ quan HCNN. Hay nói chính
xác hơn đây là cấp lãnh thổ có chính quyền nhưng ko được chia nhỏ thành những
vùng lãnh thổ có tính chính quyền thấp hơn. Hiện nay, trên thế giới có nhiều cánh
gọi khác nhau và gắn liền với thông lệ của quốc gia đó. Tuy nhiên, có thể hiểu
chính quyền cơ sở là BMQLNN ở cấp cơ sở nhằm đưa PL vào cuộc sống, là BM thực
thi quyền hành pháp ở cơ sở.
* Khái quát cơ sở hình thành CQCS:
- Việc hình thành chính quyền địa phương, cơ sở xuất phát
từ yêu cầu chia đất nước ra từng vùng lãnh thổ để quản lý, việc chia đất nước
ra thành vùng, lãnh thổ căn cứ vào: Đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình an
ninh quốc phòng, nét tương đồng giữa các vùng miền
- Xuất phát từ y/c phân chia vùng, lãnh thổ thành các đơn
vị hành chính: Phải được phân vạch địa giới hành chính bằng văn bản của NN; phải
có số dân xác định; là tổ chức mang tính liên tục và ổn định; là 1 pháp nhân
công quyền, có tổ chức BM, có ngân sách để thực hiện chức năng quản lý
- Xuất phát từ y/c nâng cao hiệu lực, hiệu quả QL NN
* Vai trò của CQCS: chính quyền cơ sở là nơi gần dân
nhất, là nơi có thể nắm bắt được nhanh nhất, kịp thời nhất những mong muốn, hy
vọng của ND, là nơi trực tiếp giải quyết nhiều nhất các mqh giữa NN-CD-t/chức;
là nơi công dân dễ thấy nhất cách thức hoạt động QLNN của CQNN.
Mọi hđ QLNN của CQCS sẽ tác động trực tiếp đến đời sống
xã hội và công dân trên địa bàn lãnh thổ. Do đó, về nguyên tắc, đòi hỏi phải XD
một chính quyền cơ sở giỏi về chuyên môn và thành thạo các hoạt động quản lý NN
trên địa bàn lãnh thổ
2/ Chính quyền cơ sở ở VN: theo HP, luật TCHĐND-UBND
cấp cơ sở bao gồm: xã, phường, thị trấn. Đây là cấp chính quyền không có cấp
dưới. mặc dù trong HTCT hiện nay, thuật ngữ thôn, bản, tổ dân phố đang được sử
dụng rất phổ biến. nhưng trên nguyên tắc pháp luật, các tên gọi đó là một cách
tổ chức của chính quyền cấp cở sở trong hoạt động.
Theo quy định của pháp luật hiện hành CQCS ở VN gồm
hai nhóm yếu tố: thứ nhất, HĐND xã, P, TT (gọi chung là HĐND xã); thứ 2, UBND
X,P,TT (gọi chung là UBND xã).
* Hội đồng nhân
dân
- vị trí pháp lý: có vai trò rất quan trọng trong bộ
máy chính quyền địa phương vì: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà
nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân
dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương
và cơ quan Nhà nước cấp trên" (Điều 1, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và
Uỷ ban nhân dân năm 2003). HDND có vai trò là cầu nối tiếp nhận và chuyển tải
sự QLNN và điều hành từ cấp trên và phản ánh nguyện vọng của nhân dân địa
phương lên cấp trên.
- tính chất:
+ tính đại diện: thể hiện ở việc HĐND xã là cơ quan do
nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra để thay mặt ND thực hiện quyền làm chủ.
+ Tính quyền lực: HĐND xã là cơ quan thuộc hệ thống cơ
quan quyền lực NN trong BMNN thống nhất từ TW đến CS.
- chức năng: Theo quy định của pháp luật, Hội đồng
nhân dân có hai nhóm chức năng cơ
bản:
+ Đại diện cho cộng đồng dân cư xã: lầ
những người được nhân dân địa phương bầu ra để làm đại diện cho ý chí, nguyện
vọng của nhân dân trong xã, đại biểu HĐND là người thay mặt nhân dân trong xã
thực hiện quyền làm chủ của họvà quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, chịu
trách nhiệm trước nhân dân địa phương và hội đồng nhân dân cấp trên.
+ QLNN trên địa bàn: HĐND xã căn cứ vào
quy định của HP, PL và văn bản của cơ quan NN cấp trên, quyết định những chủ
trương và biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, XD PT
KT-XH, củng cố ANQP, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống VC, tinh thần
cho nhân dân trên địa bàn.
HĐND xã còn thực hiện chức năng giám sát
đối với HĐ của TTHĐND xã, UBND xã; iasm sát việc thực hiện các NQ của HĐND;
giám sát việc tuân thủ PL của CQNN, t/c KT, t/c XH và của công dân trên địa bàn
xã.
- Tổ chức và phương thức HĐ: Hội đồng
nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ tổ chức: HĐND xã được bầu ra theo
nhiệm kỳ 5 năm theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Số lượng đại biểu HĐND xã từ 15-35 người
(điều 9, luật bầu cử HĐND) tùy theo dân số và địa bàn; cơ cấu tổ chức gồm:
Thường trực HĐND (chủ tịch và phó chủ tịch), các tổ đại biểu HĐND và đại biểu
HĐND. Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp
(Đ52, luật TTHĐND-UBND); Kết quả bầu CT, PCT HĐND xã phải được HĐND huyện trực
tiếp quản lý phê chuẩn.
+ phương thức HĐ:
HĐ tập thể: thông qua các kỳ họp của
HĐND xã (họp thường lệ 2 kỳ/ năm hoặc bất thường theo quy định) đây là hình
thức HĐ chủ yếu, quan trọng nhất để thực hiện các chức năng của HĐND xã.
HĐ của TTHĐND: (họp định kỳ và năm hoặc
bất thường theo quy định)
HĐ của các tổ đại biểu HĐND
HĐ của các đại biểu HĐND
*
UBND:
- Vị trí pháp lý: Theo qui định của PL, UBND là cơ quan do HDND bầu ra, là cơ
quan chấp hành của HDND, cơ quan hành chính NN ở địa phương, chịu trách nhiệm
trước HDND cùng cấp và cơ quan NN cấp trên.
- tính chất: Vị trí, vai trò khẳng định
tầm quan trọng của UBND trong việc thực thi PL, các NQ của HDND và đảm bảo hiệu
lực, hiệu quả QLNN ở địa phương. Có 2 tính chất cơ bản:
+ là cơ quan chấp hành của HĐND xã: UBND
xã chịu trách nhiệm thi hành các NQ của HĐND và báo cáo về các hoạt động của
mình trước HĐND cùng cấp. UBND xã chịu sự giám sát của HĐND xã.
+ là cơ quan HCNN ở xã, UBND xã thực
hiện nhiệm vụ QLHCNN trên địa bàn xã và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND
huyện, bảo đảm BMHCNN vận hành thông suốt, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý
NN từ TW đến cơ sở.
- chức năng, NV quyền hạn: chức năng chủ
yếu của UBND xã là quàn lý NN trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH trên địa
bàn xã bằng PT và theo PL; tổ chức và chỉ đạo nhân dân địa phương chấp hành HP,
luật và các VB của CQNN cấp trên và các NQ của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực
hiện các chủ trương, biện pháp PT KT-XH, củng cố quốc phòng,an ninh và thực
hiện các C/S khác trên địa bàn xã.
UBND thực hiện nh/vụ, q/hạn của mình trong những lĩnh
vực có ý nghĩa quyết định đến đời song của nhân dân địa phương. Cụ thể là trong
những lĩnh vực: KT; nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và đất đai;
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;giao thong vận tải; xây dựng, quản lý và phát
triển đô thị; thương mại, dịch vụ và du lịch; giáo dục và đào tạo; văn hóa,
thong tin, thể dục, thể thao; XH và đời sống; khoa học, công nghệ và môi
trường; ANQP và trật tự, an toàn XH; thực hiện chính sách dân tộc và chính sách
tôn giáo; thi hành PL; xdựng ch/quyền, QLNN và quản lý đơn vị địa giới hành
chính.
- cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt
động:
+ cơ cấu tổ chức: UBND xã do HĐND xã bầu ra gồm CT,
PCT và UV UBND. Chủ tịch UBND xã phải được bầu ra trong số đại biểu HĐND, các
thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là thành viên của HĐND. UBND xã
hoạt động theo NK của HĐND cấp xã và kéo dài 5 năm. Kết quả bầu các thành viên
của UBND xã phải được chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn. nếu giữa NK
bị khuyết CT UBND thì CT HĐND xã sẽ giới thiệu ứng cử viên để HĐND bầu. Trong
t/hợp này, người được bầu không nhất thiết phải là TV HĐND.
Theo quy định só lượng thành viên UBND xã từ 3-5 thành
viên tùy theo dân số và điều kiện tự nhiên.
+ Phương thức hđ: UBND là cơ quan NN thẩm quyền chung,
do đó hoạt động theo nguyên tắc kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể với trách nhiệm
cá nhân của người đứng đầu UBND xã.
HĐ tập thể: thể hiện bằng các phiên họp, các thành
viên UBND họp 1 tháng 1 lần, các vấn đề được thảo luận tập thể và quyết định
theo đa số ít nhất là hơn 50% tổng số thành viên UB tán thành. Trường hợp số
phiếu ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của CT UBND.
HĐ của các cá nhân: gồm CT, PCT và UV có thẩm quyền
ban hành QĐ cá biệt
HĐ của các cán bộ, công chức.
Liên hệ thực tế địa phương: Sông Hinh là huyện miền
núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Toàn huyện có 10 xã, 01 thị trấn. Trong
đó có 07 xã thuộc vùng đồng bàod ân tộc. Là một đảng viên, một công dân sống
trên địa bàn, tôi nhận thấy tong những năm qua, huyện Sông Hinh đã có nhiều nỗ
lực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền ở cơ sở. Cụ thể đó
là:
Các thể chế như luật tổ chức HĐND, UBND; Các nghị qịnh
của chính phủ hướng dẫn cụ thể việc sắp xếp, tổ chức cơ cấu bộ máy chính quyền
đã giúp cơ sở ổn định, từng bước đi vào hoạt động có nề nếp, và ngày càng hiệu
quả. Công tác cải cách hành chính như thực hiện chế độ một cửa đã giúp , qui
trình khiếu nại tố cáo công khai, công tác tiếp dân thực hiện định kỳ.
Việc áp dụng nghị định 92 ở xã, thị trấn giúp cán bộ, công
chức ổn định, an tâm công tác; đội ngũ cán bộ xã được nâng lên một bước về chất
lượng, tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần phục vụ nhân
dân tận tụy; đã kịp thời thay thế những cán bộ chưa đạt chuẩn, thiếu nhiệt
tình, sáng tạo, chú trọng cán bộ trẻ, cán bộ người dân tộc thiểu số; Hiện nay
xã thấp nhất bố trí 19 biên chế, xã nhiều nhất 22 biên chế.
Công tác thu chi được công khai, minh bạch trước hội
đồng nhân dân và toàn thể cán bộ, công chức nhân dân. Các nguồn thu được thực
hiện triệt để, góp phần tăng thu ngân sách địa phương trong những năm gần đây;
các công trình công cộng, hạ tầng cơ sở được đầu tư năm sau cao hơn năm trước. Nhiều
công trình như đường giao thông nông thôn, giao thong nội đồng được huy động
đóng góp công sức, hiến đất, góp tiền của từ nhân dân, được nhân dân đồng tình.
Công tác tài chính công đã góp phần định hướng cho hệ bộ máy chính quyền cơ sở
hoạt đọng ngày càng hiệu quả
Hầu hết các xã, thị trấn được đầu tư cơ sở vật chất
khang trang, kiên cố; Hầu hết đã có nhà tầng cấp 3; nhiều trụ sở thôn, nhà văn
hóa thôn, buôn được xây dựng; thiết bị phục vụ công việc như máy vi tính, mạng
internet được trang bị đầy đủ, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, ở cơ sở vẫn
còn nhiều tồn tại, đó là: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền chưa cao,
chưa thực sự quan tâm đến công tác đổi mới, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý
hành chính cấp cơ sở. Nhiều cán bộ được bố trí vì nể nang, quen biết, thiếu
trình độ, chuyên môn, thiếu năng lực công tác. Một số cán bộ chưa có ý thức tự học tập nâng cao trình độ
để tiếp cận với những công nghệ mới như máy tính, mạng internet vào công việc
để nâng cao hiêu quả công tác; Nguồn thu ngân sách địa phương hạn hẹp, chủ yếu
chờ cấp trên đưa về; việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, điều kiện làm việc
chưa xứng tầm
Nguyên
nhân của kết quả đạt được là do có sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước đối
với cơ sở; đội ngũ cán bộ cơ sở đoàn kết, nỗ lực vợt qua khó khăn, quyết tâm
xây dựng cơ sở vững mạnh. Nguyên nhân của những tồn tại chủ yếu do đặc thù địa
phương là vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, điều kiện kinh té, xã hội còn khó
khăn, thiếu thốn; trình độ dân trí thấp; một vài cán bộ, đảng viên chưa nhận
thức đầy đủ về vai trò quan trọng của cơ sở, còn dựa dẫm cấp trên.
Giải pháp: Để
nâng cao hiêu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền nhà nước ở cấp cơ
sở, cần thực hiện tốt các niệm vụ sau đây:
- Xác định rõ tầm quan trọng của chính quyền cơ sở.
Việc xác định rõ tầm quan trọng của chính quyền cơ sở và những thuận lợi, cũng
như khó khăn ở cấp cơ sở sẽ giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cấp,
cách ngành quan tâm nhiều hơn tới cấp cơ sở.
- Xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi
cơ quan trong bộ máy chính quyền cơ sở
- Nâng cao năng lực cán bộ, công chức
làm việc trong bộ máy chính quyền cơ sở
- Đảm bảo các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt
động của chính quyền
- Tăng cường thực hiện pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, đảm
bảo người dân có quyền tham gia đóng góp ý kiến và quyết định các vấn đề trên
địa bàn theo qui định của pháp luật.
- Thường xuyên đánh giá phân loại cán bộ, công chức và
hoạt dộng chung của bộ máy chính quyền cơ sở.
Kết
luận: Chính quyền cơ sở là bộ phận quan trọng trong cấu trúc bộ máy nhà nước
nói chung và ở nước ta nói riêng. Chính quyền là trụ cột của hệ thống chính trị
cơ sở nắm vai trò điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội trên
phạm vi địa bàn, lại là nơi trực tiếp triển khai thực hiện các đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trong xã hội. Hoạt động của
bộ máy chính quyền cơ sở phản ánh một cách trung thực nhất bản chất nhà nước
“của dân, do dân, vì dân”. Vì vậy để
nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hành chính cơ sở, ngoài
việc thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, tôi nhận thấy rằng, mỗi cán bộ, đảng
viê nchúng ta cần tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, nâng
cao nhận thức, cập nhật, nghiên cứu kịp thời các chủ trương, văn bản pháp luật
của Đảng, nhà nước, nhất là các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến việc
xây dựng cơ sở vững mạnh; thực hiện quyền dân chủ, tích cực phát biểu góp ý xây
dựng bộ máy chính quyền, phê phán những biểu hiện tiêu cực như sách nhiễu,
phiền hà nhân dân, bố trí cán bộ không đúng người, đúng việc… Đồng thời không ngừng
vận động nhân dân chấp hành tốt các kỷ uật, kỷ cương hành chính ở cơ sở.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét