Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ
(2011- 2015) đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát là: nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn đảng bộ; phát huy dân
chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa Phú Yên phát triển nhanh và bền vững,
phấn đấu đạt mức bình quân chung của cả nước, tạo đà để đến năm 2020, Phú Yên
cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp.
Các chỉ tiêu chủ yếu giai
đoạn 2011 đến năm 2015 đề ra như sau:
1/ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân tăng
13-13,5%/năm; Cơ cấu ngành nông-lâm-thủy sản chiếm 19,5 - 20%; công nghiệp-xây
dựng 40 - 41,5%; dịch vụ 39 - 40%.
2/ GDP bình quân đầu ngườiđạt
khoảng 36-37 triệu đồng.
3/ Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất
khẩu bình đạt 23-24%/năm, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 350 triệu
USD.
4/ Tổng vốn huy động cho đầu tư
phát triển khoảng hơn 55.000 tỷ đồng.
5/ Thu ngân sách đến năm 2015:
2.500 tỷ đồng, tăng bình quân là 17,2%/năm.
6/ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến
năm 2015 đạt 55% tổng số lao động toàn xã hội, trong đó đào tạo nghề đạt 41%.
7/ Giải quyết việc làm: 117.500 lao
động; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4,7%; nâng mức thời gian sử dụng
lao động ở nông thôn đến năm 2015 đạt 87-88%.
8/ Phấn đấu đến năm 2015 đạt 70%
thanh niên trong độ tuổi có trình độ học vấn trung học phổ thông.
9/ Phấn đấu đến năm 2015, đạt 92%
số gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 80% số thôn, buôn, khu phố văn hóa
và 95% số cơ quan, đơn vị văn hóa.
10/ Tốc độ phát triển dân số tự
nhiên đến năm 2015 khoảng 1,1%. Duy trì mức giảm sinh khoảng 0,3‰ mỗi năm; tỷ
lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 15%.
11/ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới
bình quân giảm 2%/năm.
12/ Phấn đấu đến năm 2015, xây dựng
ít nhất 20% số xã đạt theo tiêu chí nông thôn mới.
13/ Về môi trường đến năm 2015,
phấn đấu:
- Đưa tỷ lệ che phủ rừng lên 39%.
- Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng
nước sạch và nước hợp vệ sinh đạt khoảng 90%; cơ bản dân cư thành thị được cung
cấp nước sạch.
- Giải quyết cơ bản chất thải ở các
đô thị, khu công nghiệp, giải quyết 100% chất thải ở các cơ sở y tế.
14/ Tỷ lệ phát triển đảng viên mới
tăng bình quân 6-7% /năm.
15/ Giữ vững quốc phòng-an ninh;
xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; giao quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu
giao. Đến năm 2015, trên 90% xã, phường, thị trấn đạt vững mạnh về quốc phòng -
an ninh.
Các giải pháp
thực hiện:
Một là, tập trung chỉ đạo xây dựng
và thực hiện các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện 3 nhiệm vụ có tính
đột phá sau:
- Xây dựng hoàn
thành kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Nam Phú Yên giai đoạn 1 và một số công trình
giao thông quan trọng
- Tạo một bước chuyển biến trong việc
thực hiện mục tiêu phát triển hiệu quả và bền vững trong nông nghiệp và nông
thôn.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.
Hai là, Làm tốt công
tác qui hoạch trên tất cả các vùng, lĩnh vực.
Ba là, Phát
triển đồng bộ các loại thị trường, tăng suất khẩu; Tăng cường hoạt động xúc
tiến thương mại, xúc tiến, quảng bá du lịch. Triển khai có hiệu quả cuộc vận
động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam ”.
Bốn là, tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội
cho quá trình phát triển
Huy động tối đa các
nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Công
khai các dự án và áp dụng rộng rãi các hình thức đầu tư các công trình kết cấu
hạ tầng. Ưu tiên phân bổ vốn cho các huyện, thị xã, thành phố, ngành thực hiện
tốt đầu tư xây dựng cơ bản; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sống.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả của đầu tư.
Năm là, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, cải thiện môi trường
kinh doanh
Khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng, hình thành và tổ chức thực hiện
tốt các chuẩn mực đạo đức, văn hóa doanh nhân và doanh nghiệp; hỗ trợ xây dựng
một số thương hiệu mạnh ở Phú Yên. Tăng cường hệ thống cung
cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, thủ
tục hành chính trên các lĩnh vực, giảm thiểu các đầu mối trong giải quyết thủ
tục hành chính.
Sáu là, gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội
- Tiếp
tục thực hiện các chương trình giảm nghèo theo hướng bền vững. Tập trung đầu tư
phát triển kinh tế-xã hội ở một số vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao; giảm dần khoảng
cách chênh lệch phát triển giữa các vùng, khoảng cách giàu nghèo giữa các bộ
phận dân cư trong tỉnh.
- Xây
dựng và hoàn thiện từng bước hệ thống an sinh xã hội.
Bảy là, tiếp tục nâng cao hiệu lực và hiệu quả của
bộ máy quản lý nhà nước. Cùng với việc cải cách hành chính, tiếp tục sắp xếp bộ máy hành chính
các cấp tinh gọn, đảm bảo sự điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt, có
hiệu quả từ tỉnh đến xã.
Tám là, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, đẩy mạnh công tác dân vận, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu
nước và các cuộc vận động xây dựng cơ sở, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
- Chú
trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng và đội ngũ đảng viên.
- Tiếp tục quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và
đường lối công tác dân vận của Đảng.
- Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng làm cho phong
trào thi đua yêu nước trở thành một động lực phát triển.
- Chăm lo thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc;
xử lý đúng đắn, kịp thời các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân;
- Củng cố và nâng cao chất lượng chính trị của bộ máy
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể vùng tôn giáo và dân tộc thiểu số.
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết đại hội
Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XV, địa phương tôi đã thực hiện đồng bộ những giải
pháp trên và đến hết năm 2013 đã đạt được kế quả đáng phấn khởi, cụ thể:
Trong lĩnh vực nông nghiệp, cơ cấu cây trồng tiếp tục
được đầu tư chuyển đổi đúng hướng. Tổng diện tích gieo trồng cây
hàng năm 21.861 ha, Ngoài các cây trồng truyền thống như lúa nước,
bắp lai, sắn mía, diện tích cây công nghiệp dài ngày như: cao su tăng
lên 3.400, hiện có khoảng 1.120 ha đang khai thác mủ; cà phê 1.600 ha; ca cao
40 ha, hồ tiêu 92 ha. Chăn nuôi bò đàn
tiếp tục là thế mạnh, là kênh xóa đói giản nghèo cho nhiều hộ gia đình, nhất là
người dân tộc thiểu số. Các công trình thủy lợi được quan tâm đầu tư xây
dựng, sửa chữa: Hồ buôn Đức, buôn Bách, đập dâng buôn Ken, Buôn Ly, buôn Chao;
Các công trình thủy lợi sau thủy điện Sông Hinh, Sông Ba... cấp nước tưới cho
900 ha lúa nước 02 vụ và trên 1000 ha cây trồng khác.
Các công trình nước sạch được quan tâm đầu tư xây
dựng, hầu hết người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Công tác quản lý
nhà nước về tài nguyên khoáng sản, môi trường đã được thực hiện chặt chẽ. Tiếp
tục huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp hoạt động trên địa bàn như nhà máy sắn, mía, cao su...
Dịch vụ, hàng hóa đảm bảo cung
ứng đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Tiếp tục thực hiện các
chính sách, chương trình dự án đầu tư phát triển vùng miền núi, vùng đồng bào
dân tộc thiểu số nhằm phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
Trong lĩnh vực xã hội, giáo dục
tiếp tục được quan tâm đầu tư, trường lớp học ngày càng khang trang, trẻ em đều
được đến trường đúng độ tuổi; người dân đươc chăm sóc y tế đầy đủ, tỷ lệ bác sỹ
ở các trạm xá ngày càng tăng lên; các phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể
thao được tổ chức rộng khắp; các cuộc vận động xây dựng cơ sở được nhân dân
đồng tình hưởng ứng.
Nhờ vậy hết năm 2013, tổng giá
trị sản xuất các ngành chính đạt 2.557 tỷ đồng, thu ngân sách trên địa bàn đạt
70 tỷ, gấp đôi so với đầu nhiệm kỳ; thu nhập bình quân đầu người tăng lên 14
triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm 8,18% trong năm; 71% gia đình văn hóa; 56%
thôn buôn, khu phố văn hóa; An ninh chính trị- Trật tự ATXH được giữ vững...
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn
nhiều tồn tại, đó là:
- Hiệu quả trong
sản xuất chưa cao. Dịch bệnh trên đàn gia súc tiếp tục tái diễn...
- Tình trạng
khai thác lâm sản, lấn chiếm rừng trái phép làm nương rẫy còn xảy ra, chưa có
biện pháp xử lý triệt để.
-
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số chưa có sự đầu
tư xứng tầm; Việc quảng bá tiềm năng du lịch còn hạn chế, chưa thu hút được nhà
đầu tư
- Tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng còn cao, nhất là cấp học THCS,
THPT.
- Đời
sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn chưa
đạt theo kế hoạch.
- Cải cách hành chính chưa
đạt yêu cầu đề ra
* Nguyên nhân của những tồn tại, khuyết điểm:
- Nguyên
nhân khách quan:
+ Hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật còn có những bất cập, thiếu đồng bộ, thường xuyên
thay đổi gây khó khăn trong tổ chức, thực hiện
+ Nguồn vốn
ngân sách của huyện còn hạn hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu.
+
Địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, độ dốc cao, hiểm trở, khó khăn cho
việc tổ chức sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng.
+ Khí hậu khắc nghiệt, diễn
biến phức tạp ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân.
- Nguyên
nhân chủ quan:
+ Công tác quản lý, điều hành của
một số đơn vị, địa phương thiếu quyết liệt, thiếu năng động.
+ Trình độ dân trí còn thấp, năng
lực đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là cán bộ cơ sở xã, thôn yếu. Nhiều người dân
còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, chưa có ý thức tự
vươn lên trong cuộc sống.
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội tuy được đầu tư nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
Kiến nghị: Để Nghị quyết Đảng bộ tỉnh
lần thứ XV đạt hiệu quả cao hơn, địa phương tôi cần làm tốt một số nội dung
sau:
- Tăng cường công tác khuyến nông,
khuyến lâm, hướng dẫn đồng bào làm kinh tế. Xây dựng các vùng chuyên canh cây
công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc; quan tâm phổ biến, áp dụng khoa
học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất; Tăng cường tổ chức tập huấn kỹ thuật, xây
dựng mô hình điểm để nhân dân làm theo...
- Kêu gọi đầu tư các nguồn vốn,
đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh
nghiệp đến địa bàn
- Đầu tư xây dựng các nhà máy chế
biến nông lâm sản, vừa gần nguồn nguyên liệu vừa thu hút được lao động tại chỗ.
- Đào tạo, xây dựng nguồn nhân
lực có tay nghề, phát huy tinh thần yêu lao động sản xuất, khắc phục khó khăn,
phát triển kinh tế gia đình, xây dựng buôn làng tiến bộ.
- Chú trọng nâng cao chất lượng
sản phẩm hàng hóa nông nghiệp; Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đến các
tỉnh bạn và quốc tế
- Phát triển mạnh du lịch miền
núi gắn liền với văn hoá các dân tộc, cảnh quan thiên nhiên của khu vực.
- Thực hiện tốt các chính sách ở
vùng đồng bào dân tộc, vùng núi, đồng thời, huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư
kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
gắn với công việc bảo vệ, phát triển vốn rừng và ổn định định canh, định cư.
- Xây dựng Đảng TSVM, Cải cách hành
chính hiệu quả, thực hiện tốt công tác cán bộ, cương quyết xử lý, thay thế
những cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt kém năng lực, thiếu nhiệt tình trong công
tác.
Với bản thân, là một đảng viên, để góp
sức mình vào thực hiện thành công Nghị quyết Đảng bộ tỉn Phú Yên lần thứ XV,
trước tiên tôi nghĩ rừng mình cần có nhiều nỗ lực cố gắng hơn nữa trong nhiệm
vụ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ chính trị, gia sức
xây dựng đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; chấp hành tốt các chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương; Học tập, nắm vững quan điểm, mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Đảng bộ tỉnh lần thứ XV để vận dụng vào quá trình
công tác; đồng thời không ngừng tuyên truyền, vận động người thân, gia đình,
hang xóm láng giềng về tinh thần Nghị quyết, từ đó cùng nhau chung tay, góp sức
thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét