KẾ HOẠCH THỰC TẬP CÔNG
TÁC XÃ HỘI NHÓM
Trường Đại Học Mở TP Hồ Chí Minh
Khoa XHH, ngành CTXH
Trường Đại Học Mở TP Hồ Chí Minh
Khoa XHH, ngành CTXH
Môn: Thực hành Công tác xã hội nhóm
Nơi thực tập: Xã Ea Bia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
Kiểm huấn viên- Cô: Lê Thị Mỹ Hiền
Sinh viên thực tập: (04 SV) Tên nhóm : “Sông Hinh 1”
Stt
|
Họ và tên
|
MSSV
|
Điện thoại
|
E-mail
|
01
|
An Văn Thùy
|
62113081PY
|
01295678100
|
|
02
|
Nguyễn Ngọc Hanh
|
62113182PY
|
094716009016
|
|
03
|
Ksor H’ Djrin
|
62113107PY
|
01656666828
|
|
04
|
Trần Văn Linh
|
62113061PY
|
09788805016
|
Thời gian thực tập: Từ 01/12/2014 đến 15/02/2015
Thời gian
|
Nội dung
|
Phương pháp
|
Địa điểm
|
||
Tuần 1
Từ 01/12 đến 07/12
|
1. Báo cáo, chào Kiểm huấn
viên bắt đầu đợt thực tập
|
Điện thoại
|
Cơ sở thực tập
|
||
2. Họp nhóm lên kế hoạch thực
tập.
|
Trao đổi, ghi chép; phân công
từng thành viên
|
Tại cơ sở thực tập
|
|||
3. Xin phép thực tập tại Hội
Phụ nữ xã Ea Bia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
|
Gặp, trao đổi với Chủ tịch
UBND xã và Chủ tịch Hội LHPN xã
|
Tại UBND xã
|
|||
Phần 1. Tổng quan
về cơ sở
|
|||||
Tuần 2
Từ 8/12 đến 14/12
|
4. Tìm hiểu tổng quan cơ sở:
Tên đầy đủ của cơ sở, địa chỉ; Cơ quan chủ quản, lịch sử hình thành, các đơn
vị liên quan; đối tượng, mục tiêu và tổ chức nhân sự của cơ sở
|
Trao đổi với người phụ trách;
Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu
|
Tại cơ sở
|
||
Tuần 3: Từ 15/12 đến 20/12
|
6. tìm hiểu, nhận xét các hoạt
động cung cấp dịch vụ và kết quả hỗ trợ đối tượng
|
Trao đổi, với lãnh đạo Hội,
với đối tượng; khảo sát thực tế; nghiên cứu tài liệu
|
Tại cơ sở và nơi đối tượng
sinh sống
|
||
7. Viết báo cáo phần 1
|
Máy tính
|
Nơi công tác
|
|||
Ngày 21/12
|
Gửi báo cáo phần 1 cho Kiểm
huấn viên
|
Máy tính, mail
|
Nơi công tác
|
||
Phần 2: Làm việc
với nhóm
|
|||||
Tuần 4: Từ 22/12 đến 28/12
|
1. Thành lập nhóm
|
Phối hợp với Hội phụ nữ gặp
gỡ, trao đổi với các đối tượng và mời tham gia sinh hoạt nhóm
|
Tại thôn, buôn
|
||
2. Họp nhóm lần 1: Bầu nhóm
trưởng; Xây dựng nội qui sinh hoạt; Xác định mục tiêu của nhóm; Lập kế hoạch
sinh hoạt toàn kỳ; Chương trình sinh hoạt nhóm.
|
Trao đổi, thảo luận, ghi chép.
|
Tại thôn, buôn.
|
|||
Tuần 5: Từ 29/12 đến
04/01/2015
|
4. Sinh hoạt lần 1
|
Hướng dẫn nhóm; Các thành viên
trong nhóm trao đổi; Lượng giá.
|
Tại thôn, buôn
|
||
Tuần 6: Từ 05/01 đến
10/01/2015
|
5. Sinh hoạt lần 2
|
Trao đổi; ghi chép, lượng giá.
|
Tại thôn, buôn
|
||
Ngày 11/01/2015
|
6. Báo cáo nhanh đến Kiểm huấn
viên về hoạt động nhóm và qua hai buổi sinh hoạt
|
Mail
|
Tại cơ sở
|
||
Tuần 7: Từ 12/01 đến
18/01/2015
|
7.Sinh hoạt lần 3
|
Trao đổi, ghi chép, lượng giá
|
Tại thôn, buôn
|
||
Tuần 8: Từ 19/01 đến
25/01/2015
|
|||||
Tuần 9: Từ 26/01 đến
01/02/2015
|
8. Sinh hoạt lần 4
|
Trao đổi, ghi chép, lương giá
|
Tại thôn, buôn
|
||
Ngày 01/02/2015
|
9. Báo cáo nhanh đến Kiểm huấn
viên về hoạt động của nhóm và qua hai buổi sinh hoạt
|
Mail
|
Tại cơ sở
|
||
Tuần 10: Từ 02/02 đến
08/02/2015
|
10. Họp lượng giá nhóm thân
chủ
|
Trao đổi, ghi chép, lượng giá
|
Tại thôn, buôn
|
||
Ngày 08/02/2015
|
11. Báo cáo nhanh với Kiểm
huấn viên về lượng giá nhóm thân chủ
|
Mail
|
Tại cơ sở
|
||
Phần 3: Báo cáo
kết thúc đợt thực tập
|
|||||
Tuần 11
Từ 09/02 đến 14/02
|
12. Nhóm sinh viên lượng giá
đợt thực tập
|
Trao đổi, đánh giá
|
Tại cơ sở
|
||
13. Viết báo cáo của nhóm và
của từng cá nhân
|
Máy tính
|
Tại cơ sở thực tập
|
|||
Ngày 15/02/2015
|
Nộp báo cáo thực tập
|
||||
PHẦN I:
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1. Giới thiệu
- Tên cơ sở: Hội LHPN xã Bia – Huyện Sông Hinh – Tỉnh Phú Yên
- Địa chỉ : Cơ quan Hội
làm việc tại trụ sở UBND xã Ea Bia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú yên.
- Lịch sử thành lập: Hội
LHPN xã Ea Bia được thành lập vào năm 1985 gồm Có 07 chi Hội thôn, buôn.
Trực thuộc Đảng ủy xã Ea Bia là một trong 11cơ sở Hội của Hội LHPN huyện Sông
Hinh.
2. Đối tượng:
- Người sử dụng dịch vụ : Là
phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, có
hộ khẩu thường trú tại xã Ea Bia.
- Số lượng: Toàn xã có
1.336 phụ nữ trên 18 tuổi, trong đó có
637 chị là hội viên thường xuyên sinh hoạt (Phần
lớn hội viên là người dân tộc Ê Đê, trong đó dân tộc Kinh chỉ có 31 chị ).
3. Mục tiêu của Hội LHPN :
Hội LHPN là nơi tập hợp, đoàn
kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước.Hội đại diện chăm lo, bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp chính đáng của các tầng lớp phụ nữ
tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước.
4. Tổ chức, nhân sự Hội LHPN xã Ea Bia :
Đại hội đại biểu phụ nữ xã khóa VII, nhiệm kỳ 2011-2016 đã
bầu 11 đ/c vào Ban chấp hành. BCH đã bầu 03 đ/c vào Ban Thường vụ (trong đó: đã bầu thường trực 2 đ/c Chủ
tịch, PCT và 01đ/c đại diện Trạm y tế),
07 ủy viên Ban chấp hành là chi Hội trưởng
phụ trách 07 thôn, buôn, 01 giáo viên Trường tiểu học Ea Bia phụ trách lĩnh
vực CNVC-LĐ,
Cán bộ chi Hội phụ nữ gồm
14 người , Cán bộ tổ có 24 người phụ trách 12 tổ.
* Sơ đồ tổ chức
- Nhiệm vụ của Ban chấp hành:
Nắm tình hình đời sống, tư tưởng, nhu cầu nguyện vọng của hội viên,
phụ nữ, phản ánh, đề xuất với Cấp ủy, chính quyền địa phương. Hội
LHPN huyện lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực
hiện Nghị quyết Đại hội cùng cấp và Hội cấp trên. Đại diện cho tổ
chức Hội tham gia phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện pháp
luật, chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của phụ nữ, tham mưu đề xuất với đảng, chính quyền
về công tác phụ nữ tạo điều kiện cho phụ nữ bình đẳng và phát
triển.
- Nhiệm vụ của Ban Thường vụ : Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của
Ban chấp hành; triệu tập và chuẩn bị nội dung họp Ban chấp hành.
- Nhiệm vụ của Thường trực Hội : (01 Chủ tịch, 01 Phó chủ
tịch). Thay mặt Ban Thường vụ điều hành công việc giữa các kỳ họp và xử lý công việc hàng ngày mà
Hội LHPN cấp trên và cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp đã chỉ đạo.
- Chi hội, tổ Hội phụ nữ
: Tổ chức thực hiện Nghị quyết và Điều lệ Hội phụ nữ các cấp và
chương trình, kế hoạch của Hội phụ nữ xã. Tuyên truyền, vận động và
quản lý hội viên, phụ nữ tại chi, tổ Hội phụ nữ. Đề xuất kịp thời
với Ban chấp hành, Ban Thường vụ những nội dung hoạt động Hội, hoạt
động phong trào phụ nữ, nguyện vọng và những vấn đề cán bộ, hội viên, phụ nữ quan tâm.
+ Trình độ văn hóa, chuyên môn
nghiệp vụ của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Hội LHPN xã Ea Bia, Cán
bộ tổ phụ nữ.
* Ban chấp hành gồm 11 người :
tuổi đời bình quân từ 31-53tuổi
Về trình độ văn hóa: Trung
học cơ sở có 2 người; PTTH 09 người.
Về chuyên môn nghiệp vụ: Sơ cấp 02
người; Trung cấp 02 người; Cao đẳng 01 người, đang học Đại học 01 người.
Trình độ lý luận chính trị :
Sơ cấp 04 người ; trung cấp 01 người.
* Ban Thường vụ có 3 người:
Trình độ văn hóa: PTTH 03 người.
Chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp 01 người, Cao đẳng 01; đang
học Đại học 01 người.
Trình độ lý luận chính trị :
Sơ cấp 02 người, trung cấp 01 người.
* Thường trực gồm 2 người:
Trình độ văn hóa: PTTH
có 2/2 người.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp 1 người; đang học Đại học 1 người.
* Cán bộ 07chi Hội có 14 người:
Trình độ văn hóa: THCS 07 người, PTTH 07 người.
* Cán bộ tổ phụ nữ có 24 người :
Trình độ văn hóa: Tiểu học 13
người, THCS 11 người.
5. Hoạt động trọng tâm của
Hội Phụ nữ:
- Tham gia xây dựng, phản
biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp. Chính sách phát
triển kinh tế- xã hội và bình đẳng giới như: Phối hợp với các ban ngành hòa giải
thành mâu thuẫn trong dân như: hôn
nhân và gia đình, tranh chấp đất đai.. nhận cảm hóa giáo dục trẻ vị thanh niên vi phạm pháp luật theo Nghị định 163 của Chính Phủ, giám
sát các chế độ chính sách …Giới thiệu cho Đảng cán bộ Hội ưu tú để
Đảng xem xét kết nạp.
- Nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, phát huy giá trị đạo
đức của phụ nữ thông qua các hoạt động cụ thể như: Hội tổ chức tuyên truyền cho hội viên,
phụ nữ học tập các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
như: Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, dân số
kế hoạch hóa gia đình, …Tham gia , tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ
- Thể dục thể thao tạị Hội LHPN xã Ea Bia và tham gia các phong trào, hoạt động chuyên môn do Hội LHPN
huyện Sông Hinh tổ chức.
- Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ,
hạnh phúc: Vận động gia đình phụ nữ thực hiện “5 không , 3 sạch” ( Trong đó :” 5 không” là Không đói nghèo, không tệ nạn xã hội, không bạo lực,
không sinh con thứ ba, không trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học nửa chừng;“3 sạch” là sạch nhà, sạch bếp, sạch
ngõ ).Vận động, quyên góp các nguồn quỹ để hỗ trợ, giúp đỡ phụ
nữ nghèo vay không tính lãi, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà “ Mái ấm tình thương” hàng năm do
huyện phát động, quỹ tiếp bước cho em đến trường. Thực hiện tốt công
tác hậu phương quân đội,… Hàng năm xây dựng và quản lý các loại CLB như (CLB gia đình phụ nữ thực hiện 5 không ,
3 sạch, CLB trợ giúp pháp lý, CLB gia đình hạnh phúc…).
Nhằm nâng cao kiến
thức cho chị em trong việc nuôi dưỡng con đầy đủ dinh dưỡng, khỏe mạnh. Ngoài câu lạc bộ “5
không, ba sạch”, Hội phụ nữ đã có hoạt động như hướng dẫn chị em sinh hoạt Câu
lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ ba, Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc và lồng ghép
truyền thông DS-KHHGĐ trong các buổi sinh hoạt …cung cấp những thông tin,
tranh, ảnh phụ họa trong buổi sinh hoạt góp phần tạo chuyển biến nhận thức. Tổ
chức Hội thi nấu ăn dinh dưỡng cho hội viên, phụ nữ về cách phòng chống trẻ em
suy dinh dưỡng, trong đó có các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng, bà mẹ đang nuôi
con nhỏ và phụ nữ đang mang thai và một số hoạt động khác …
- Hỗ trợ phụ nữ phát triển
kinh tế, bảo vệ môi trường: Tập trung hướng về cơ sở thôn, buôn để vận
động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tăng nguồn thu nhập, làm
giàu chính đáng, ổn đinh cuộc sống . Đồng thời, vận động hội viên, phụ
nữ khá giúp cho hội viên, phụ nữ
nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, giống , ngày công…..Hướng dẫn và tập
huấn cho phụ nữ về chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi mang
lai hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, tranh thủ nhận ủy thác vốn vay qua
NHCSXH cho phụ nữ nghèo vay phát triển kinh tế
năng cao đời sống . Phát động hội viên phụ nữ tham gia các hoạt
động bảo vệ môi trường như tổng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm
xanh, sạch, đẹp…
- Xây dựng và phát triển tổ
chức Hội vững mạnh: Nhằm tập hợp thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia
công tác Hội . Phát triển hội viên
mới, hội viên cốt cán, củng cố , kiện toàn tổ chức Hội từ xã đến chi Hội
thôn, buôn trong sạch vững mạnh.
6. Nhận xét về cơ sở:
Xã Ea Bia là một trong những xã
có đông các dân tộc thiểu số sinh sống (gồm 06 dân tộc, trong đó: có 01 dân tộc Kinh và có 05 dân tộc
thiểu số như :Ê Đê, Gia Rai, H’ Roi Tày,
Dao). Phần đông là hội viên, phụ nữ dân tộc ÊĐê, cuộc sống của họ chủ yếu
là sản xuất, chăn nuôi là chính . Đối với hội viên, phụ nữ dân tộc Kinh chỉ
sống rải rác vài hộ ở các Chi Hội và chủ yếu sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Qua thời gian tìm hiểu tại cơ sở thực tập, nhóm
nhận thấy Hội LHPN xã Ea Bia có những mặt mạnh, mặt hạn chế cụ thể như sau:
+
Mặt mạnh:
Cơ
cấu tổ chức bộ máy chặt chẽ, hoạt động quy củ, nền nếp; đội ngũ cán bộ năng nổ
nhiệt tình. Hội đã tập hợp thu hút đông đảo phụ nữ tham gia, từng bước trở
thành điểm đến, là nơi giao lưu, sinh hoạt, nâng cao tinh thần cho chị em phụ
nữ.
Các hoạt động giúp chị em phụ
nữ phát huy vai trò trong cộng đồng; hội viên mạnh dạn tham gia các buổi hội
họp và phát biểu bày tỏ quan điểm của mình với xã hội về các vấn đề của bản
thân, gia đình cũng như của cộng đồng nơi sinh sống, qua đó từng bước xóa dần
khoảng cách bất bình đẳng giới, vị thế vai trò của người phụ nữ được nâng lên.
Tình trạng bạo lực gia đình
giảm đáng kể; trẻ em được quan tâm chăm sóc tốt hơn; việc chăm sóc sức khỏe cho
bản thân, cho gia đình được quan tâm hơn, người bị bệnh đau đi khám chữa tại
trạm xá, không còn tình trạng dùng thuốc chữa của thầy bói, thầy lang; Việc bảo
vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường nơi ở được chú trọng.
Các câu lạc bộ được thành lập
giúp các chị em gần nhau hơn, từ đó có điều kiện trao đổi tâm tư, chia sẻ kinh
nghiệm trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình, chăm sóc, giáo dục con cái; hỗ
trợ, động viên tinh thần để vượt qua những khủng hoảng trong cuộc sống.
Ý thức tự lực vươn lên xóa đói
giảm nghèo được nâng lên, nhiều chị em sử dụng vốn vay đầu tư cho sản xuất như
mua phân bón, mua bò, nuôi heo… góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình; Nhiều
người sử dụng vốn vay vào việc xây dựng công trình vệ sinh góp phần hạn chế ô
nhiễm môi trường. Các hội viên có con đi học đại học được vay tiền từ nguồn hỗ
trợ học sinh, sinh viên đã khuyến khích gia đình yên tâm đầu tư con cái ăn học,
góp phần nâng cao dân trí. Phong trào vần đổi công trong lao động đã tạo tinh
thần đoàn kết, gắn bó, giúp các hội viên học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong lao
động sản xuất.
Công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu, nhất là tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em bước đầu đã được hội quan tâm
bằng những việc làm thiết thực, tạo chuyển biến về nhận thức cho chị em phụ nữ
vùng đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm, chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho con em
mình.
+
Hạn chế:
Cán bộ một số chi, tổ Hội phụ
nữ còn hạn chế về trình độ, năng lực. Kỹ năng điều hành hoạt động Hội còn hạn
chế. Chất lượng sinh hoạt Hội chưa thực sự hấp dẫn, chưa thu thút nhiều hội
viên tham gia.
Một số câu lạc bộ hoạt động kém
hiệu quả, chưa thu hút đông đảo phụ nữ tham gia; Nguyên nhân Hội đánh giá là do
người đứng đầu câu lạc bộ chưa nhiệt tình, thiếu kỹ năng tổ chức, điều hành,
thu hút hội viên.
Nội dung hoạt động của Hội chủ
yếu vẫn bề nổi, chưa đi vào chiều sâu, ví dụ như chưa đi sâu đi sát, kịp thời
nắm bắt tư tưởng, những thay đổi về tâm lý hoặc khủng hoảng tinh thần. Những
đối tượng này nếu không có sự hỗ trợ, can thiệp kịp thời sẽ để lại hậu quả xấu,
gây thiệt thòi lớn cho đối tượng. Vì vậy, việc nắm bắt kịp thời tư tưởng, tâm
lý hội viên, phụ nữ là nhiệm vụ quan trọng, từ đó chủ động có giải pháp kịp
thời để hỗ trợ hội viên vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Hiệu
quả hoạt động hỗ trợ của Hội viên nghèo chưa đa dạng, phần chính tập trung vào
việc cho vay tiền, và các hộ gia đình hội viên nghèo được vay tiền để làm ăn
nhưng không hiệu quả, thường sử dụng không đúng mục đích; Hội mới chỉ tập trung
vào việc cho vay vốn, tạo vốn, chưa chú trọng vào việc giữ gìn sức khỏe, cung
cấp kiến thức hoặc giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức, khơi dậy ý trí,
nghị lực vươn lên thoát nghèo cho các hội viên.
Nhận thức của bộ phận chị em hội viên, phụ nữ
còn thấp về việc giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho mình và con cái. Tỷ lệ
trẻ em suy dưỡng còn cao. Theo thống kê của Trạm y tế xã, số trẻ em bị
suy dinh dưỡng 60/242 so với tổng số trẻ em của toàn xã (từ 0 đến 5 tuổi),
chiếm 24,79%. Ngoài việc thiếu kiến thức về phòng chống suy dinh dưỡng, nhận thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết
thống trong một số chị em còn hạn chế và diễn ra phổ biến ở các buôn; Bạo lực
gia đình đôi lúc còn xảy ra, nhất là ở vùng kinh tế khó khăn; Định kiến giới
vẫn còn nhiều; tình trạng “Trọng nữ,
khinh nam” ở vùng đồng bào người Ê Đê vẫn còn phổ biến cũng là một trong
những nguyên nhân khiến các gia đình, bà mẹ thiếu sự quan tâm chăm sóc sức khỏe
cho con cái.
(Hết phần 1)
9 nhận xét:
bài hay quá. cho em xin phần tiếp theo ạ
Bài thực tập rất hay nhưng em đang làm chủ đề về thanh niên. Anh có thể giúp em, cho em nội dung bài của anh được không anh. Rất mong sự giúp đỡ của anh, em rất muốn được tham khảo để biết cách làm. Nếu được anh gửi cho em qua địa chỉ email: duchoathuong2005@gmail.com.
Trân trọng kính chào và cảm ơn anh nhiều!
e xin phần tiếp ạ
cho e xin phần tiếp theo với ạ
Cho e tham khảo phần tiếp đc không ạ?
e xin phần tiếp ạ
Bài thực tập rất hay, em cũng đang làm về chủ đề hội phụ nữ ạ. Ad có thể giúp em, cho em xin nội dung bài được không ạ? Bản pdf cũng được ấy, em thật sự rất cần ạ. Nếu được ad gửi cho em qua địa chỉ email này với: parkjihoon1314@gmail.com
Em trân trọng cảm ơn ad nhiều ạ!
mọi người muốn đọc tiếp nhấp vào mục bài đăng mới hơn bên dưới đến khi bài hiện ra nhé
cho mình xin phần 2 nhé
Đăng nhận xét