Những năm 1991, 1992, một số hộ gia đình dân tộc Dao ở Thái Nguyên di cư đến khu vực núi Hòn Đen, xã Ea Ly, huyện Sông Hinh xây dựng vùng kinh tế mới, dựng lên thôn Tân Bình ngày nay. Thôn Tân Bình hiện đã có trên 40 hộ người Dao, chiếm hơn một nửa tổng số hộ dân trong thôn. Dù rời xa quê hương đã lâu nhưng người Dao nơi đây vẫn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình, trong đó đáng kể nhất là lễ cấp sắc- một di sản văn hóa vừa được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch công nhận là văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Ông Bàn Nguyên Thành, người trưởng thành
thôn Tân Bình, xã Ea Ly khảng khái nói: “Những người có cháu, có chắt già cỡ
nào chăng nữa khi chưa được cấp sắc vẫn chưa được công nhận là người lớn”.
Nếu như người Ê Đê có lễ trưởng thành, thì
người Dao phải nói đến lễ cấp sắc. Mùa xuân, mùa lễ hội cũng là mùa người Dao
chọn làm lễ cấp sắc. Với người Dao, Lễ cấp sắc là một nghi lễ quan trọng nhất
trong cuộc đời của mỗi con người. Điều kiện để được cấp sắc là đã có gia đình,
gia đình đó phải làm được nhiều việc tốt. Khi đã được cấp sắc, người đó được
dân làng tôn trọng, có vị trí trong cộng đồng và được làm thày cúng có thể cúng
cấp sắc cho người khác.
Lễ báo với Thần Hoàng về người đủ điều kiện được cấp sắc |
Già làng, thày cấp sắc Bàn Lê Minh, thôn Tân
Bình, xã Ea Ly, Sông Hinh bày tỏ: Dân tộc Dao ai cũng phải qua lễ cấp sắc, để
cho trở thành con người có vợ có chồng là người lớn. Nếu không khi mất đi vẫn
là trẻ con. Mình cấp sắc thế này thì có tên tuổi với Ngọc Hoàng và trở thành
người lớn, có đủ nghị lực để làm mọi việc. Cấp sắc rồi ai thiếu cái gì, muốn
làm cái gì thì mới làm được. Không phải là mê tín mà theo phong tục tập quán.
Nghi lễ trong
cấp sắc kéo dài trung bình 24 tiếng đồng hồ liên tục. Thày cúng là những người
có uy tín trong làng. Điểm nhấn trong lễ cấp sắc là những bức tranh tượng trưng
cho các vị thần hoàng cùng bàn thờ tổ tiên; những điệu nhảy trong triếng
chiêng, trống; tiếng tù và và lời cúng được xếp vần thành thơ thỉnh cầu với tổ
tiên và các vị thần hoàng ban an lành đến mọi người trong nhà.
Đốt 3.000 tiền tượng trưng làm lễ vật cho Thần Hoàng |
Ông Bàn Nguyên Thành cho biết: Nội dung chủ
yếu là làm tốt cho gia đình, ví dụ gia đình mấy năm trước gặp khó khăn, hay là
tai họa; hôm nay gia đình mới tổ chức làm cái lễ cấp sắc cho để sau này được
bình an. Những đoạn không cần thiết thì cắt. Ngày xưa làm ba ngày hai đêm.
Những người làm chậm còn tới ba ngày ba đêm
Già làng, thày cấp sắc Bàn Lê Minh cho hay: Nhớ
về tổ tiên chính là cấp rồi, thì người ta mới có một trí nhớ cho con người
rằng: ông này xưa nay nó làm cái chuyện ấy tốt, mà tốt với đạo đức của người
dao.
Đất đai màu
mỡ, tinh thần cần cù lao động sản xuất cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,
cuộc sống của người dân nơi đây ngày một khấm khá. Nhờ vậy đến nay hầu hết
người Dao thôn Tân Bình đã làm được lễ cấp sắc cho mình. Lễ cấp sắc thường tổ
chức trong khuôn khổ gia đình. Tuy nhiên với người Dao thôn Tân Bình đây còn là
dịp để mọi người trong dân làng gặp gỡ, xây dựng tinh thần đoàn kết giúp nhau
cùng tiến bộ.
Ông Bàn Nguyên Thành cho biết thêm: Tập trung đoàn kết lại để thành
nghi lễ này; Không tập trung, không đoàn kết thì không bao giờ làm được cấp sắc
như thế này đâu. Bởi vì là đây không thể một minh làm được mà anh em thật cũng
chưa thể làm được. Phải nhờ tới anh em khác, với họ khác thì mới làm được. Chủ
yếu anh em hàng xóm, khi thấy ông này có
ngày tháng để cấp sắc cho hộ gia đình đây nhưng mà ông không có heo, thì bây
giờ nói anh em hàng xóm thôi để anh em giúp cho; khi nào làm nên thì trả lại.
Ông Ksor Y Thư, Phó Giám đốc
Trung tâm VH-TT huyện Sông Hinh nói: Góc
độ bản thân tôi quản lý mảng bảo tồn văn hóa các dân tộc huyện Sông Hinh, trong
các lễ hội của huyện Sông Hinh thì có lễ cấp sắc của người Dao. Đây là một
lễ hội xuất sắc nhất của người Dao được
Quốc gia công nhận là văn hóa phi vật thể. Cấp sắc của người Dao được thể hiện
mạnh mẽ trong quá trình lao động và cuộc sống. Dưới góc độ ngành văn hóa, sau
này chắc chắn sẽ bảo tồn lại lễ hội này.
... để được Thần Hoàng cong nhận gia chủ và vợ đã thành người lớn |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét