RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015

Giải đề thi môn Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học

Câu 1: Anh chị hãy cho biết sự khác biệt giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính?

 Nghiên cứu định lượng là quá trình thu thập, phân tích số liệu với những dữ kiện có thể cân, đong, đo, đếm được; Nghiên cứu định tính không đo đếm được, thường ở dưới dạng các “từ”, lời nói, âm thanh, hình ảnh thông qua tọa đàm, quan sát, phỏng vấn, thảo luận nhóm.

            Nghiên cứu định lượng và định tính khác nhau cơ bản ở một số khía cạn sau:

- Về cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu định lượng áp dụng Tuyết Thực nghiệm, còn định tích trên cơ sở thuyết Tương tác biểu tượng, thuyết hành động, hiện tượng luận, dân tộc học

- Quan điểm về thực tại, về hiện tượng xã hội: Định lượng thực tại tồn tại khách quan, có thể nhận thức được; Còn định tính Thực tại mang tính chủ quan và lệ thuộc quan niệm của con người

- Quan điểm về khoa học: Định lượng có quan điểm khoa học là  công cụ kỹ thuật không mang giá trị, đem lại tri thức phục vụ xã hội. Còn định tính không hoàn toàn tuyệt hảo, mang nặng giá trị

- Mục đích của nghiên cứu: Định lượng khám phá những quy luật xã hội, những tương quan giữa các biến số; Còn định tính khám phá, hiểu và giải thích được những thực tại xã hội khác nhau

- Các phương pháp và kỹ thuật sử dụng: Định lượng: sử dụng số liệu thống kê, bảng hỏi, phỏng vấn cơ cấu, thử nghiệm, quan sát cơ cấu.  Còn định tính thâu thập dữ kiện thứ cấp, quan sát tham gia, phỏng vấn sâu, phỏng vấn tiểu sử, thảo luận nhóm

- Dữ kiện: Định lượng thống kê, cân, đo, đong đếm được; còn định tính bằng từ, hình ảnh mô tả quá tình, diễn tiến, bối cảnh toàn diện, cảm nhận, suy nghĩ, động cơ

- Vai trò của người nghiên cứu: Trong định lượng, vai trò của người nghiên cứu đứng trung lập, “khoa học thuần túy”; Còn trong định tính người nghiên cứu tương tác với đối tượng được nghiên cứu. Ý thức những giá trị, định kiến của người nghiên cứu

- Cái nhìn về người được nghiên cứu: Định lượng là đối tượng của cuộc nghiên cứu; trong định tính chủ thể cùng tham gia với người nghiên cứu để  tìm hiểu ý nghĩa của các hiện tượng xã hội.

Câu 2: Điều tra bảng hỏi là gì? Những điểm cần lưu ý khi xây dựng bảng hỏi điều tra?

Bản hỏi là một công cụ trong đó bao gồm hệ thống câu hỏi được thiết kế khoa học, logic dùng để thu thập dữ liệu thông tin cần thiết phục vụ cho cuộc nghiên cứu. Người phỏng vấn trực tiếp hỏi hoặc đối tượng nghiên cứu tự trả lời các câu hỏi trong bản hỏi.

Một số điểm cần lưu ý khi xây dựng bản hỏi:

-         Cần nói rõ mục đích của cuộc nghiên cứu cho đối tượng biết để tránh nghi ngờ; nếu cần thiết thì có kèm theo thư của người có thẩmr quyền nêu rõ mục đích cuộc nghiên cứu

-         Loại bỏ những câu hỏi nhạy cảm, không cần thiết kiến đối tượng nghi ngờ những thông tin nói ra không có lợi cho bản thân, xâm hại vào đời sống cá nhân. Nếu cần thiết phải hỏi thì xác định lại với người được hỏi tính khuyết danh của người được trả lời

-         Nói rõ cho đối tượng được phỏng vấn là không thể thay thế để có sự phối hợp tốt nhất

-         Cố gắng hết mức để tạo sự tin tưởng và nhấn mạnh vào tính vô danh của cuộc nghiên cứu

-         Nhấn mạnh cho đối tượng biết không có câu trả lời đúng hay sai, các câu hỏi chỉ phục vụ cho quá trình nghiên cứu

-         Giải thích cụ thể để đối tượng dễ trả lời

Câu 3: Nghiên cứu khoa học là gì? Hiện nay nếu tiến hành một nghiên cứu khoa học, anh/chị chọn vấn đề gì  để  nghiên cứu, sử dụng lý thuyết và phương pháp thu thập thông tin nào?Giải thích rõ thông qua ví dụ cụ thể?

Nghiên cứu là một quá trình thâu thập, phân tích và lý giải để trả lời cho những câu hỏi. Để cuộc nghiên cứu  mang tính khoa học thì cần có những đặc điểm sau:

-         Kiểm soát được: Trong khoa học tự nhiên có thể kiểm soát được các yếu tố tác động  vào để tìm mối liên hệ nhân quả, trong khoa học xã hội, nhất là những nghiên cứu liên quan đến con người rất khó việc kiểm soát các biến bên ngoài tác động vào, nhưng những nhà khoa học xã hội vẫn cố gắng định lượng những ảnh hưởng của chúng

-         Chặc chẽ: Đảm bảo tiến trình, kỹ thuật chặt để tìm ra câu trả lời là thích hợp, chứng minh được

-         Hệ thống: Quá trình nghiên cứu phải theo tiến trình hợp lý, không mang tính ngẫu nhiên

-         Có cơ sở kiểm chứng được: những kế luận từ nghiên cứu là chính xác và người khác có thể kiểm chứng

-         Thực nghiệm: Kết luận rút ra từ những thông tin do quan sát, do kinh nghiệm có thực từ cuộc sống

-         Mang tính phê phán: Quá trình nghiên cứu là hợp lý và có thể trả lời mọi phê phán

Ví dụ cụ thể:

      - Tên đề tài: “Kiến trúc nhà sàn của người Ê Đê có tác động đến bệnh viêm đường hô hấp của trẻ dưới 6 tuổi?”

- Lý do chọn đề tài: Gần đây các bệnh liên quan đến đường hô hấp tăng cao tại địa bàn, nhất là ở các xã đồng bào Ê Đê sinh sống như Ea Bia. Số liệu thống kê của Trung tâm y tế huyện Sông Hinh cho thấy, trong ba tháng qua, tổng số 420 lượt người có hộ khẩu thường trú tại xã Ea Bia đến cơ sở y tế khám chữa bệnh thì đã có 260 ca liên quan đến đường hô hấp. Cao hơn nhiều so với các xã người kinh sinh sống.

Đi sâu tìm hiểu, trong số 260 lượt người mắc bệnh viêm đường hô hấp có 117 lượt người là trẻ em 0-6 tuổi. Hiện nay toàn xã Ea Bia có 215 trẻ trong độ tuổi 0-6, như vậy bình quân trong ba tháng qua, ít nhất hai trẻ thì có một trẻ mắc bệnh liên quan đường hô hấp. Thực tế đã có một trẻ 0 tuổi chết vì bệnh viêm phổi. 

Theo đánh giá của Trung tâm y tế huyện, nguyên nhân nói chung là do thời tiết thay đổi đột ngột, trong khi đó ý thức chăm sóc bản thân, chăm sóc con cái kém đã khiến bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ dưới 6 tuổi tại xã Ea Bia gia tăng. Đáng lưu ý, gần đây có nhiều ý kiến cho rằng sự thay đổi một vài bộ phận trong kiến trúc nhà sàn truyền thống đã là một trong những nguyên nhân lớn tác động đến việc gia tăng bệnh đường hô hấp. Với người trưởng thành, họ đã thích nghi nên ít có tác động, nhưng ở trẻ nhỏ, nhất là lứa tuổi 0-6, khi sức đề kháng còn thấp, chưa quen với môi trường sống, trẻ dễ bị nhiễm lạnh, sinh bệnh.

Tuy nhiên quan điểm trên mới chỉ là dư luận, ngành y tế vẫn chưa có kết luận cụ thể, rõ ràng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế tôi chọn đề tài này với chủ đề “Kiến trúc nhà sàn của người Ê Đê có tác động đến bệnh viêm đường hô hấp của trẻ dưới 6 tuổi?”

- Cơ sở lý thuyết: Dựa trên Thuyết thực nghiệm, Thuyết hành động, Hiện tượng luận

 

 

- Phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, thông qua bảng hỏi, trên cơ sở kết quả thống kê để tìm hiểu mối tương quan, kiểm định, chứng minh các giả thuyết được nêu ra. Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính bằng việc phỏng vấn sâu để củng cố, sáng tỏ thêm các kết luận đã chứng minh qua nghiên cứu định lượng.

- Phác thảo mô hình nghiên cứu

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét