RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Bảy, 22 tháng 8, 2015

Báo cáo thực tập môn Thực hành công tác xã hội Nhóm (2015)


KẾ HOẠCH THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

Môn: Thực hành Công tác xã hội nhóm

Nơi thực tập: Xã Ea Bia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên

Kiểm huấn viên- Cô: Lê Thị Mỹ Hiền

Sinh viên thực tập: (04 SV) Tên nhóm : “Sông Hinh 1”

Stt
Họ và tên
MSSV
Điện thoại
E-mail
01
An Văn Thùy
62113081PY
01295678100
02
Nguyễn Ngọc Hanh
62113182PY
0988169016
03
Ksor H’ Djrin
62113107PY
01663766828
04
Trần Văn Linh
62113061PY
0943015016

Thời gian thực tập: Từ 01/12/2014 đến 15/02/2015

Thời gian
Nội dung
Phương pháp
Địa điểm
 
Tuần 1
Từ 01/12 đến 07/12
1. Báo cáo, chào Kiểm huấn viên bắt đầu đợt thực tập
Điện thoại
 
Cơ sở thực tập
2. Họp nhóm lên kế hoạch thực tập.
Trao đổi, ghi chép; phân công từng thành viên
Tại cơ sở thực tập
 
3. Xin phép thực tập tại Hội Phụ nữ xã Ea Bia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
Gặp, trao đổi với Chủ tịch UBND xã và Chủ tịch Hội LHPN xã
Tại UBND xã
Phần 1. Tổng quan về cơ sở
Tuần 2
Từ 8/12 đến 14/12
4. Tìm hiểu tổng quan cơ sở: Tên đầy đủ của cơ sở, địa chỉ; Cơ quan chủ quản, lịch sử hình thành, các đơn vị liên quan; đối tượng, mục tiêu và tổ chức nhân sự của cơ sở
Trao đổi với người phụ trách; Tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu
Tại cơ sở
Tuần 3: Từ 15/12 đến 20/12
6. tìm hiểu, nhận xét các hoạt động cung cấp dịch vụ và kết quả hỗ trợ đối tượng
Trao đổi, với lãnh đạo Hội, với đối tượng; khảo sát thực tế; nghiên cứu tài liệu
Tại cơ sở và nơi đối tượng sinh sống
7. Viết báo cáo phần 1
Máy tính
Nơi công tác
Ngày 21/12
Gửi báo cáo phần 1 cho Kiểm huấn viên
Máy tính, mail
Nơi công tác
Phần 2: Làm việc với nhóm
Tuần 4: Từ 22/12 đến 28/12
1. Thành lập nhóm
 
Phối hợp với Hội phụ nữ gặp gỡ, trao đổi với các đối tượng và mời tham gia sinh hoạt nhóm
Tại thôn, buôn
2. Họp nhóm lần 1: Bầu nhóm trưởng; Xây dựng nội qui sinh hoạt; Xác định mục tiêu của nhóm; Lập kế hoạch sinh hoạt toàn kỳ; Chương trình sinh hoạt nhóm.
Trao đổi, thảo luận, ghi chép.
Tại thôn, buôn.
Tuần 5: Từ 29/12 đến 04/01/2015
4. Sinh hoạt lần 1
 
 
Hướng dẫn nhóm; Các thành viên trong nhóm trao đổi; Lượng giá.
Tại thôn, buôn
Tuần 6: Từ 05/01 đến 10/01/2015
5. Sinh hoạt lần 2
Trao đổi; ghi chép, lượng giá.
Tại thôn, buôn
Ngày 11/01/2015
6. Báo cáo nhanh đến Kiểm huấn viên về hoạt động nhóm và qua hai buổi sinh hoạt
Mail
Tại cơ sở
Tuần 7: Từ 12/01 đến 18/01/2015
7.Sinh hoạt lần 3
Trao đổi, ghi chép, lượng giá
Tại thôn, buôn
Tuần 8: Từ 19/01 đến 25/01/2015
Tuần 9: Từ 26/01 đến 01/02/2015
8. Sinh hoạt lần 4
Trao đổi, ghi chép, lương giá
Tại thôn, buôn
Ngày 01/02/2015
9. Báo cáo nhanh đến Kiểm huấn viên về hoạt động của nhóm và qua hai buổi sinh hoạt
Mail
Tại cơ sở
Tuần 10: Từ 02/02 đến 08/02/2015
10. Họp lượng giá nhóm thân chủ
Trao đổi, ghi chép, lượng giá
Tại thôn, buôn
Ngày 08/02/2015
11. Báo cáo nhanh với Kiểm huấn viên về lượng giá nhóm thân chủ
Mail
Tại cơ sở
Phần 3: Báo cáo kết thúc đợt thực tập
Tuần 11
Từ 09/02 đến 14/02
 
12. Nhóm sinh viên lượng giá đợt thực tập
Trao đổi, đánh giá
Tại cơ sở
13. Viết báo cáo của nhóm và của từng cá nhân
Máy tính
Tại cơ sở thực tập
Ngày 15/02/2015
Nộp báo cáo thực tập
 
 

 

PHẦN I:  

TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1. Giới thiệu

- Tên cơ sở: Hội LHPN  xã Ea Bia – Huyện Sông Hinh – Tỉnh Phú Yên

- Địa chỉ : Cơ quan Hội làm việc tại trụ sở UBND xã Ea Bia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú yên.

- Lịch sử thành lập: Hội LHPN xã Ea Bia được thành lập vào năm 1985 gồm Có 07 chi Hội thôn, buôn. Trực thuộc Đảng ủy xã Ea Bia là một trong 11cơ sở Hội của Hội LHPN huyện Sông Hinh.

2. Đối tượng:

- Người sử dụng dịch vụ : Là phụ nữ từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, đang sinh sống trên địa bàn xã Ea Bia.

- Số lượng: Toàn xã có 1.336  phụ nữ trên 18 tuổi, trong đó có 637 chị là hội viên thường xuyên sinh hoạt (Phần lớn hội viên là người dân tộc Ê Đê, trong đó dân tộc Kinh chỉ có 31 chị ).

3. Mục tiêu của Hội LHPN :

Hội LHPN là nơi tập hợp, đoàn kết, vận động phụ nữ thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Hội đại diện chăm lo, bảo vệ quyền , lợi ích  hợp pháp chính đáng của các tầng lớp phụ nữ tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước.

Mục tiêu đối với nhóm đối tượng sẽ được chọn làm nhóm thân chủ: 60% bà mẹ có con dưới 16 tuổi được phổ biến kiến thức nuôi dạy con theo phương pháp khoa học. Giảm thiểu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng

4. Tổ chức, nhân sự Hội LHPN xã Ea Bia :

Đại hội đại biểu phụ nữ xã khóa VII, nhiệm kỳ 2011-2016 đã bầu 11 đ/c vào Ban chấp hành. BCH đã bầu 03 đ/c vào Ban Thường vụ (trong đó: đã bầu thường trực 2 đ/c Chủ tịch, PCT và 01đ/c  đại diện Trạm y tế), 07  ủy viên Ban chấp hành là chi Hội trưởng phụ trách 07 thôn, buôn, 01 giáo viên Trường tiểu học Ea Bia phụ trách lĩnh vực CNVC-LĐ,

Cán bộ chi Hội phụ nữ  gồm 14 người , Cán bộ tổ có 24 người phụ trách 12 tổ.

* Sơ đồ tổ chức

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


- Nhiệm vụ của Ban chấp hành: Nắm tình hình đời sống, tư tưởng, nhu cầu nguyện vọng của hội viên, phụ nữ, phản ánh, đề xuất với Cấp ủy, chính quyền địa phương. Hội LHPN huyện lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Đại hội cùng cấp và Hội cấp trên. Đại diện cho tổ chức Hội tham gia phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, tham mưu đề xuất với đảng, chính quyền về công tác phụ nữ tạo điều kiện cho phụ nữ bình đẳng và phát triển.

- Nhiệm vụ của Ban Thường vụ : Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành; triệu tập và chuẩn bị nội dung họp Ban chấp hành.

- Nhiệm vụ của Thường trực Hội : (01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch). Thay mặt Ban Thường vụ điều hành công việc giữa các kỳ  họp và xử lý công việc hàng ngày mà Hội LHPN cấp trên và cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp đã chỉ đạo.

- Chi hội, tổ Hội phụ nữ : Tổ chức thực hiện Nghị quyết và Điều lệ Hội phụ nữ các cấp và chương trình, kế hoạch của Hội phụ nữ xã. Tuyên truyền, vận động và quản lý hội viên, phụ nữ tại chi, tổ Hội phụ nữ. Đề xuất kịp thời với Ban chấp hành, Ban Thường vụ những nội dung hoạt động Hội, hoạt động phong trào phụ nữ, nguyện vọng và những vấn đề  cán bộ, hội viên, phụ nữ quan tâm.

+ Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ của Ban chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực Hội LHPN xã Ea Bia, Cán bộ tổ phụ nữ.

* Ban chấp hành gồm 11 người : tuổi đời bình quân từ 31-53tuổi

Về trình độ văn hóa:  Trung học cơ sở có 2 người; PTTH 09 người.

     Về chuyên môn nghiệp vụ: Sơ cấp 02 người; Trung cấp 02 người; Cao đẳng 01 người, đang học Đại học 01 người.

Trình độ lý luận chính trị : Sơ cấp 04 người ; trung cấp 01 người.

      

* Ban Thường vụ có 3 người:

Trình độ văn hóa:  PTTH 03 người.

Chuyên môn nghiệp vụ: Trung cấp 01 người, Cao đẳng 01; đang học Đại học 01 người. 

Trình độ lý luận chính trị : Sơ cấp 02 người, trung cấp 01 người.

 

* Thường trực gồm 2 người:

Trình độ văn hóa:  PTTH  có 2/2 người.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:  Trung cấp 1 người; đang học Đại học 1 người.

* Cán bộ 07chi Hội có 14 người:

 Trình độ văn hóa: THCS 07 người, PTTH  07 người.

* Cán bộ tổ phụ nữ có 24 người :

Trình độ văn hóa: Tiểu học 13 người, THCS 11 người.

5. Hoạt động trọng tâm của Hội Phụ nữ:

- Tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp. Chính sách phát triển kinh tế- xã hội và bình đẳng giới như:  Phối hợp với các ban ngành hòa giải các vụ việc mâu thuẫn trong khu dân cư như: hôn nhân và gia đình, tranh chấp đất đai.. nhận cảm hóa giáo dục trẻ vị thanh niên vi phạm pháp luật theo Nghị định 163 của Chính Phủ, giám sát các chế độ chính sách… Giới thiệu cho Đảng cán bộ Hội ưu tú để Đảng xem xét kết nạp.

Cách thức hoạt động: Tạo điều kiện để hội viên tham gia các buổi tiếp xúc, đối thoại với lãnh đạo địa phương, với đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài ra các chi hội thôn, buôn cử hội viên tham gia vào các tổ giám sát xây dựng các công trình như đường giao thông, trường học...; Tham gia tổ hòa giải ở cơ sở.

- Nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, phát huy giá trị đạo đức của phụ nữ thông qua các hoạt động cụ thể như: Hội tổ chức tuyên truyền cho hội viên, phụ nữ học tập các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước như: Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, dân số kế hoạch hóa gia đình, …Tham gia , tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao tạị Hội LHPN xã Ea Bia và tham gia các phong trào, hoạt động chuyên môn do Hội LHPN huyện Sông Hinh tổ chức.

Cách thức hoạt động: Tổ chức các buổi truyền thông về luật bình đẳng giới; phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em; Luật bảo vệ môi trường, Luật phòng chống bạo lực gia đình. Ngoài ra trong các ngày 8/3, 20/10 các chi hội tổ chức tọa đàm ôn lại truyền thống, thành tựu đóng góp của phụ nữ trong thời kỳ mới CNH-HĐH, từ đó khích lệ hội viên nêu cao tuyền thống, nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, xây dựng gia đình phát triển, tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Tổ chức các hội thi văn hóa, thể thao để hội viên có sân chơi lành mạnh; tạo điều kiện cho hội viên tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao của cấp trên, hoặc các đơn vị khác tổ chức.

- Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc: Vận động gia đình phụ nữ thực hiện “5 không , 3 sạch” ( Trong đó :” 5 không” là Không đói nghèo, không tệ nạn xã hội, không bạo lực, không sinh con thứ ba, không trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học nửa chừng;“3 sạch” là sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ ).Vận động, quyên góp các nguồn quỹ để hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ nghèo vay không tính lãi, hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà “ Mái ấm tình thương” hàng năm do huyện phát động, quỹ tiếp bước cho em đến trường. Thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội,… Hàng năm xây dựng và quản lý các loại CLB như (CLB gia đình phụ nữ thực hiện 5 không , 3 sạch, CLB trợ giúp pháp lý, CLB gia đình hạnh phúc…).

Nhằm nâng cao kiến thức cho chị em trong việc nuôi dưỡng con đầy đủ  dinh dưỡng, khỏe mạnh. Ngoài câu lạc bộ “5 không, ba sạch”, Hội phụ nữ đã có hoạt động như hướng dẫn chị em sinh hoạt Câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ ba, Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc và lồng ghép truyền thông DS-KHHGĐ trong các buổi sinh hoạt …cung cấp những thông tin, tranh, ảnh phụ họa trong buổi sinh hoạt góp phần tạo chuyển biến nhận thức. Tổ chức Hội thi nấu ăn dinh dưỡng cho hội viên, phụ nữ về cách phòng chống trẻ em suy dinh dưỡng, trong đó có các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng, bà mẹ đang nuôi con nhỏ và phụ nữ đang mang thai và một số hoạt động khác …

- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường: Tập trung hướng về cơ sở thôn, buôn để vận động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tăng nguồn thu nhập, làm giàu chính đáng, ổn đinh cuộc sống . Đồng thời, vận động hội viên, phụ nữ  khá giúp cho hội viên, phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, giống , ngày công…..Hướng dẫn và tập huấn cho phụ nữ về chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi mang lai hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, tranh thủ nhận ủy thác vốn vay qua NHCSXH cho phụ nữ nghèo vay phát triển kinh tế  năng cao đời sống . Phát động hội viên phụ nữ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như tổng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh, sạch,  đẹp…

- Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh: Nhằm tập hợp thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia công tác Hội. Phát triển  hội viên mới, hội viên cốt cán, củng cố, kiện toàn tổ chức Hội từ xã đến chi Hội thôn, buôn trong sạch vững mạnh.

6. Nhận xét về cơ sở:

Xã Ea Bia là một trong những xã có đông các dân tộc thiểu số sinh sống (gồm 06 dân tộc,  trong đó: có 01 dân tộc Kinh và có 05 dân tộc thiểu số  như :Ê Đê, Gia Rai, H’ Roi Tày, Dao). Phần đông là hội viên, phụ nữ dân tộc ÊĐê, cuộc sống của họ chủ yếu là sản xuất, chăn nuôi là chính . Đối với hội viên, phụ nữ dân tộc Kinh chỉ sống rải rác vài hộ ở các Chi Hội và chủ yếu sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Qua thời gian tìm hiểu tại cơ sở thực tập, nhóm nhận thấy Hội LHPN xã Ea Bia có những mặt mạnh, mặt hạn chế cụ thể như sau:

            + Mặt mạnh:

            Về cách thức hỗ trợ đối tượng: Hội đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong cách thức hỗ trợ hội viên. Một số các câu lạc bộ được thành lập; phong trào vần đổi công, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất được nhân rộng; Cán bộ Hội ngày càng đi sâu nắm bắt kịp thời tư tưởng, nguyện vọng hội viên; Công tác giáo dục nâng cao ý thức đã có tiến bộ, các buổi tuyên truyền người nói, người phải nghe giảm bớt, thay dần vào đó là những buổi truyền thông trao đổi hai chiều sinh động thu hút người tham gia. Vai trò người phụ nữ được phát huy bằng những việc cụ thể ngay tại buôn làng như được đề cử tham gia vào bộ máy chính quyền, đoàn thể tại buôn, xã; tham gia giám sát, phản biện xã hội thông qua mặt trận, các buổi sinh hoạt cộng đồng buôn.

            Cơ cấu tổ chức bộ máy của Hội chặt chẽ, hoạt động quy củ, nền nếp; đội ngũ cán bộ năng nổ nhiệt tình. Hội đã tập hợp thu hút đông đảo phụ nữ tham gia, từng bước trở thành điểm đến, là nơi giao lưu, sinh hoạt, nâng cao tinh thần cho chị em phụ nữ.

Các hoạt động giúp chị em phụ nữ phát huy vai trò trong cộng đồng; hội viên mạnh dạn tham gia các buổi hội họp và phát biểu bày tỏ quan điểm của mình với xã hội về các vấn đề của bản thân, gia đình cũng như của cộng đồng nơi sinh sống, qua đó từng bước xóa dần khoảng cách bất bình đẳng giới, vị thế vai trò của người phụ nữ được nâng lên.

Tình trạng bạo lực gia đình giảm đáng kể; trẻ em được quan tâm chăm sóc tốt hơn; việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, cho gia đình được quan tâm hơn, người bị bệnh đau đi khám chữa tại trạm xá, không còn tình trạng dùng thuốc chữa của thầy bói, thầy lang; Việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường nơi ở được chú trọng.

Các câu lạc bộ được thành lập giúp các chị em gần nhau hơn, từ đó có điều kiện trao đổi tâm tư, chia sẻ kinh nghiệm trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình, chăm sóc, giáo dục con cái; hỗ trợ, động viên tinh thần để vượt qua những khủng hoảng trong cuộc sống.

Ý thức tự lực vươn lên xóa đói giảm nghèo được nâng lên, nhiều chị em sử dụng vốn vay đầu tư cho sản xuất như mua phân bón, mua bò, nuôi heo… góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình; Nhiều người sử dụng vốn vay vào việc xây dựng công trình vệ sinh góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Các hội viên có con đi học đại học được vay tiền từ nguồn hỗ trợ học sinh, sinh viên đã khuyến khích gia đình yên tâm đầu tư con cái ăn học, góp phần nâng cao dân trí. Phong trào vần đổi công trong lao động đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp các hội viên học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất.

Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhất là tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em bước đầu đã được hội quan tâm bằng những việc làm thiết thực, tạo chuyển biến về nhận thức cho chị em phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm, chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

            + Hạn chế:

Về cách thức hỗ trợ hội viên: Tuy có nhiều đổi mới, sáng tạo song vẫn còn hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế ở địa phương. Ví như việc hỗ trợ của Hội viên nghèo chưa đa dạng, phần chính tập trung vào việc cho vay tiền, và các hộ gia đình hội viên nghèo được vay tiền để làm ăn nhưng không hiệu quả, thường sử dụng không đúng mục đích; Hội mới chỉ tập trung vào việc cho vay vốn, tạo vốn, chưa chú trọng vào việc giữ gìn sức khỏe, cung cấp kiến thức hoặc giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức, khơi dậy ý trí, nghị lực vươn lên thoát nghèo cho các hội viên.

Cán bộ một số chi, tổ Hội phụ nữ còn hạn chế về trình độ, năng lực. Kỹ năng điều hành hoạt động Hội còn hạn chế. Chất lượng sinh hoạt Hội chưa thực sự hấp dẫn, chưa thu thút nhiều hội viên tham gia.

Một số câu lạc bộ hoạt động kém hiệu quả, chưa thu hút đông đảo phụ nữ tham gia; Nguyên nhân Hội đánh giá là do người đứng đầu câu lạc bộ chưa nhiệt tình, thiếu kỹ năng tổ chức, điều hành, thu hút hội viên.

Nội dung hoạt động của Hội chủ yếu vẫn bề nổi, chưa đi vào chiều sâu, ví dụ như chưa đi sâu đi sát, kịp thời nắm bắt tư tưởng, những thay đổi về tâm lý hoặc khủng hoảng tinh thần. Những đối tượng này nếu không có sự hỗ trợ, can thiệp kịp thời sẽ để lại hậu quả xấu, gây thiệt thòi lớn cho đối tượng. Vì vậy, việc nắm bắt kịp thời tư tưởng, tâm lý hội viên, phụ nữ là nhiệm vụ quan trọng, từ đó chủ động có giải pháp kịp thời để hỗ trợ hội viên vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Nhận thức của bộ phận chị em hội viên, phụ nữ còn thấp về việc giữ gìn vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho mình và con cái. Tỷ lệ trẻ em suy dưỡng còn cao. Theo thống kê của Trạm y tế xã, số trẻ em bị suy dinh dưỡng 60/242 so với tổng số trẻ em của toàn xã (từ 0 đến 5 tuổi), chiếm 24,79%. Ngoài việc thiếu kiến thức về phòng chống suy dinh dưỡng, nhận thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong một số chị em còn hạn chế và diễn ra phổ biến ở các buôn; Bạo lực gia đình đôi lúc còn xảy ra, nhất là ở vùng kinh tế khó khăn; Định kiến giới vẫn còn nhiều; tình trạng “Trọng nữ, khinh nam” ở vùng đồng bào người Ê Đê vẫn còn phổ biến cũng là một trong những nguyên nhân khiến các gia đình, bà mẹ thiếu sự quan tâm chăm sóc sức khỏe cho con cái. (Văn hóa người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ là chủ trong gia đình, có quyền quyết định mọi việc; Con gái lớn đi hỏi chồng, con trai về ở rể. Vì vậy trong một số gia đình còn tình trạng phân biệt, coi trọng con gái hơn con trai; trong cuộc sống hàng ngày, con gái luôn được đầu tư, quan tâm, chăm sóc vì họ cho rằng sau này chỉ con gái mới là người trược tiếp chăm sóc cha mẹ khi về già; Cũng có gia đình vì mong có con gái lên đẻ bốn, năm đứa con, vì vậy dẫn đến nghèo khó, bệnh tật, suy sinh dưỡng; Còn có trường hợp mẹ mất sau khi sinh em bé, theo luật lệ người Ê Đê, người chồng được tự do đi bước nữa và để lại toàn bộ tài sản, con cái cho gia đình vợ; Những em bé trong hoàn cảnh này thiếu tình thương, chăm sóc của cha, mẹ và hầu như phát triển kém so với trẻ cùng lứa)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần II:

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM

1. Danh sách nhóm viên

Stt
Họ và tên
Giới tính
Tuổi
Trình độ
Ghi chú
01
Ksor  Hờ Thủy (Mí Sa Ra)
Nữ
26
6/12
Nhóm trưởng
02
Nay Hờ Hương (Mí  Du Ny)
Nữ
25
6/12
Nhóm phó
03
KBôr Hờ Ngọc (Mí  Phong)
Nữ
24
5/12
Nhóm viên
04
Kpá  Hờ Nga ( Mí Anh)
Nữ
22
2/12
Nhóm viên
05
Ksor Hờ Beng (Mí Lương)
Nữ
26
2/12
Nhóm viên
06
Ksor H Nhiêu (Mí Lực)
Nữ
19
6/12
Nhóm viên

2.Quá trình thành lập và đặc điểm của nhóm viên

2.1 Quá trình thành lập nhóm

 Xác định vấn đề nhóm thân chủ

Qua hai tuần thực tập tại cơ sở, nhóm đã đi sâu tìm hiểu các hoạt động của hội, nội dung, phương thức và hiệu quả hỗ trợ đối tượng hội viên, phụ nữ. Bên cạnh những kết quả đạt được, thì vẫn còn nhiều hạn chế nổi cộm như cách thức hỗ trợ hội viên thoát nghèo chưa hiệu qủa, các câu lạc bộ sinh hoạt chưa thu hút hội viên, phụ nữ tham gia; tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao, đặc biệt là ở hai buôn: Tun Chách và buôn Hai Klok. Danh sách của trạm y tế xã Ea Bia cung cấp cho thấy, tại buôn Tun Chách, trong tổng số 71 trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi thì có 18 trẻ bị suy dinh dưỡng (chiếm 22,27%); Buôn Hai Klok có 42 trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi thì có tới 17 trẻ bị suy dinh dưỡng (chiếm 41,46%).

Nhóm sinh viên thực tập được chị Hờ Ling, chi hội trưởng buôn Hai KLok dẫn đến thăm các gia đình có con bị suy dinh dưỡng trong buôn. Quan sát thực tế, quá trình trao đổi với các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng, với các thành viên trong gia đình và với chị Hờ Ling, nhóm sinh viên thực tập nhận thấy rằng, ngoài nguyên nhân do phong tục, tập quán, kinh tế gia đình khó khăn thì nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng là các bè mẹ chưa nhận thức đầy đủ, thiếu kiến thức về cách phòng, chống suy dinh dưỡng ngay từ khi có thai và nuôi con trong khoảng thời gian từ 0 đến 5 tuổi.

Theo yêu cầu thực tập của nhóm, qua tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các chị có con bị suy dinh dưỡng trong buôn, được sự ủng hộ của Hội phụ nữ xã Ea Bia và ban nhân dân buôn Hai Klok, nhóm sinh viên thống nhất thực tập hoạt động nhóm tại buôn Hai Klok, xã Ea Bia với chủ đề chính là: Kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng con cho các bà mẹ có con bị suy dinh dưỡng. Tiêu chí nhóm viên là phụ nữ trong buôn có độ tuổi từ 18 đến 26, đang nuôi con độ tuổi từ 18 tháng tuổi đến 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhưng thiếu kiến thức về phòng chống suy dinh dưỡng. Mục đích là để nhóm vận dụng những kiến thức công tác xã hội đã học vào tổ chức hoạt động nhóm, đồng thời qua đó hỗ trợ cho các bà mẹ nâng cao nhận thức, thấy được tác hại của suy dinh dưỡng đến sự phát triển của cá nhân trong tương lai, hậu quả đối với xã hội; củng cố, bổ sung các kiến thức chăm sóc trẻ khi bị suy dinh dưỡng, góp phần cải thiện tình trạng trẻ suy dinh dưỡng trong buôn

Đặc điểm chung của nhóm: Sống trong cùng cộng đồng buôn; đều là người dân tộc thiểu số Ê Đê; trình độ thấp và thiếu kiến thức phòng chống suy dinh dưỡng

Cơ cấu nhóm: nhóm 06 thành viên, trong đó có 01 nhóm trưởng và 01 nhóm phó.

2.2 Đặc điểm nhóm viên:

- Chị  Ksor  Hờ Thủy (Mí  SaRa)- Nhóm trưởng: hiện nay 26 tuổi, chị kết hôn với anh Nay Y Sía  năm nay 29 tuổi. Kết hôn sớm nhưng đến nay mới có 1 con gái nhỏ tên là  Ksor  Hờ SaRa 27 tháng tuổi, Sa Ra  ốm đau thường xuyên do lúc khi sinh cháu không đủ tháng. Hoàn cảnh gia đình chị mới ra ở riêng hơn một năm nay nên rất khó khó khăn. Công việc hằng ngày của vợ chồng chị chỉ làm nương rẫy, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo. Hờ Thủy nói năng hoạt bát,  nói tiếng phổ thông tương đối tốt.

Đến thăm và đi sâu tìm hiểu gia đình Hờ Thủy thì được biết, việc sinh đẻ của chị gặp khó khăn, lúc có bầu chị thường xuyên bị đau ốm, Sa Ra không đủ tháng nên sức khỏe ngay từ lúc sinh không được tốt. Nhà sàn của Hờ Thủy bằng vách gỗ, ván thưa, phòng ngủ không che chắn kỹ lên bé Sa Ra hay bị cảm cúm, viêm phổi. Sa Ra không có chế độ ăn riêng, nhẹ cân và hay quấy khóc.

- Chị Nay Hờ Hương ( Mí Du Ny)- Nhóm phó: năm nay chị  25 tuổi, chị kết hôn với anh  RCom  Hà năm nay 27 tuổi, vợ chồng chị có 02 đứa con, 01 gái lớn tên là Du Ny  3 tuổi và con gái nhỏ mới 18 tháng tuổi tên là Nay Hờ Dung, cả hai con chị đều có biểu hiện suy dinh dưỡng. Công việc hằng ngày của chị chỉ làm rẫy. Sau khi sinh con đầu lòng thì bố mẹ cho hai vợ chồng chị ra ở riêng. Vợ chồng chị là người ham việc, suốt ngày trên nương rẫy, ngay cả khi chị đang mang thai và lúc con nhỏ.

Do mải làm kinh tế, thời gian trước vợ chồng chị ít quan tâm đến việc chăm sóc con cái; chưa nhận thức rõ tác hại của suy dinh dưỡng đến sự phát triển tương lai của con. Chỉ đến khi thấy con mình không thấy lớn như trẻ cùng lứa, hay khóc đêm, ít chơi đùa… thì chị mới tìm hiểu và được biết con mình bị suy dinh dưỡng. Hiện nay chị rất muốn được tham gia nhóm để biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng và để thực hành cho con mình.

- KBôr Hờ Ngọc (Mí Phong) năm nay chị 24 tuổi, hình dáng của chị nhỏ nhắn, nước da ngăm đen, nhanh nhẹn hay cười . Chị kết hôn cùng với anh tên là Hving Y Tâm năm nay 28 tuổi. Có con trai đầu lòng mới 18 tháng tuổi, tên là KBôr Y Phong. Ngay từ lúc kết hôn vợ chồng chị thường xuyên bất hòa, nay đã ly hôn . Hai mẹ con chị đang sống cùng với  mẹ ruột. Bố Hờ Ngọc đã mất trước khi chị sinh em bé. Gia đình chị thuộc diện hộ nghèo. Cuộc sống của gia đình chị rất khó khăn do không có việc làm ổn định. Chị phải thường xuyên cùng mẹ đi làm thuê, làm mướn theo mùa vụ ở trong buôn nên không có ai trông hộ con; thỉnh thoảng chị phải níu con mình ở sau lưng cùng đi làm rẫy. Được chị Hờ Ling, chi hội trưởng phụ nữ buôn Hai Klok động viên, Hờ Ngọc đã đồng ý tham gia nhóm để học hỏi cách nuôi con cho khỏe mạnh.

- Kpá Hờ Nga (Mí Hoa ): năm nay 22 tuổi, chị có dáng người to, cao, khỏe mạnh nước da trắng, tính tình hiền lành, vui vẻ, hòa đồng hay giúp đỡ chị em hàng xóm trong lúc khó khăn, hoạn nạn. Mẹ mất sớm, chị ở với bố và điều hành công việc gia đình. Được thừa hưởng đất rẫy của gia đình nhiều, nên chị suốt ngày bận rộn với công việc nương rẫy. Năm 19 tuổi chị kết hôn cùng anh  Ksor Y Vai, con đầu lòng năm nay 14 tháng tuổi tên là Kpá Hờ Hoa, sau khi sinh bé chỉ nặng 2,2 kg, hay ốm yếu . Vợ chồng chị lo làm ăn phát triển kinh tế gia đình, ít có thời gian tìm hiểu cách chăm sóc trẻ. Vì vậy, mặc dù không thiếu thốn nhưng bé Hờ Hoa bị suy dinh dưỡng. Hờ Nga rất buồn và mong muốn được hướng dẫn cách chăm sóc con cái cho tốt.

- Ksor Hờ Beng (Mí Lương): Hiện nay chị 26 tuổi, bắt chồng khi chưa đủ 18 tuổi, chị có dáng người hơi cao, da ngăm đen, nghiện hút thuốc lá (phụ nữ người Ê Đê có thói quen hút thuốc lá), tính tình bộc trực, sức khỏe không được tốt vì đẻ nhiều. Chồng chị là anh Nay Y Lúi năm nay 26 tuổi. Gia đình chị thuộc diện hộ nghèo. Chồng chị thường xuyên lên nương rẫy, với 2 sào đất để sản xuất sắn và làm thêm 1 sào ruộng, vì vậy nguồn thu nhập gia đình không ổn định thiếu trước hụt sau, không quan tâm, chăm sóc con cái. 

Vợ chồng chị có 4 đứa con, cháu trai lớn tên Y Lương tuổi năm nay 7 tuổi, cháu  trai thứ hai là Y Thái 5 tuổi, cháu trai thứ ba Y Vinh hơn 3 tuổi, còn cháu trai thứ tư tên là Y Tiến mới 22 tháng tuổi thường xuyên bị ốm đau. Vì phong tục mẫu hệ “Trọng nữ, khinh nam” nên hai vợ chồng chị có tư tưởng cứ đẻ khi nào có con gái mới thôi

- Ksor Hờ Nhiêu (Mí Lực): tuổi 19, hình dáng người gầy nhỏ, nước da trắng. Tính nết dễ mến, nói năng hay cười, sống hòa đồng với mọi người xung quanh. Chồng của chị tên là Lê Mô Y Bloai năm nay 24 tuổi. Con gái mới 18 tháng tuổi tên Hờ Lực bị suy dinh dưỡng do lúc mang thai chị bị bệnh cộng với thai nghén kéo dài hơn 3 tháng đầu không ăn được gì nên bé sinh ra cân nặng 2, 3kg. Cháu bị suy dinh dưỡng từ bụng mẹ.

3. Mục tiêu và kế hoạch của thực tập với nhóm thân chủ

3.1 Mục tiêu: Sau 1,5 tháng sinh hoạt, các thành viên trong nhóm sẽ nắm vững được kiến thức về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho những bà mẹ đang nuôi con bị suy dinh dưỡng và áp dụng được vào việc chăm sóc con.

3.1 Kế hoạch sinh hoạt nhóm thân chủ

Thời gian
Nội dung
Phương pháp thực hiện
Tuấn 1
Ngày 27/12
-  Chủ đề: Thành lập nhóm.
- Mục tiêu: Các nhóm viên làm quen; nắm được nội dung, thời gian, nguyên tắc hoạt động
Họp nhóm
 
Tuần 2
Ngày 03/01/2014
- Chủ đề 1: Thức ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
- Mục tiêu buổi sinh hoạt 1: Giúp các bà mẹ biết thức ăn cần thiết cho trẻ suy dinh dưỡng. Sử dụng, chế biến thức ăn thay thế có sẵn tại địa phương đảm bảo đủ chất cho trẻ.
Họp thảo luận
 
Tuần 3
Ngày 10/01/2014
- Chủ đề 2: Thực hành nấu cháo (thịt, cá + rau+ củ) cho trẻ suy dinh dưỡng
- Mục tiêu buổi sinh hoạt 2: Giúp cho các thành viên trong nhóm biết cách chế biến thức ăn có thịt, cá hợp vệ sinh, đúng khẩu phần, tỷ lệ cho trẻ bắt đầu biết ăn dặm trở lên
Thực hành
 
Tuần 4 Ngày 17/01/2015
- Chủ đề: Thảo luận việc áp dụng kiến thức tại nhà qua hai buổi sinh hoạt;
- Mục tiêu: Nắm được những thuận lợi, khó khăn, mức độ áp dụng kiến thức dinh dưỡng để có giải pháp hỗ trợ tiếp theo.
                   Biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng từ đó có biện pháp cải thiện, đồng thời biết được thực phẩm giàu chất đạm thay thế thịt cá.
Họp nhóm trình bày, Thảo luận
 
Tuần 5 Ngày 24/01/2014
- Chủ đề 3: Thực hành cơm xay (hoặc giã nát) cho trẻ 24 tuổi trở lên.
- Mục tiêu buổi sinh hoạt 3: Hướng dẫn nhóm chế biến bữa ăn cho bé từ bữa cơm của gia đình (thịt băm nhỏ + cơm + rau, củ giã nát hoặc xay bằng máy xay sinh tố)
Họp nhóm, thảo luận
 
Tuần 6 Ngày 31/01/2014
- Chủ đề 4: Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
- Mục tiêu buổi sinh hoạt 4: Giúp các bà mẹ ý thức phòng, chữa bệnh đối với trẻ suy dinh dưỡng; tâm lý của mẹ và gia đình với trẻ suy dinh dưỡng.
Họp nhóm, thảo luận
 
Tuần 7 Ngày 07/2/2014
Lượng giá nhóm thân chủ
Họp nhóm- Vãng gia
 

 

KẾ HOẠCH SINH HOẠT NHÓM CHI TIẾT

Thành lập nhóm

Thời gian: 16hh00, Ngày 27/12

Địa điểm: Nhà Hờ Ling, chi hội trưởng phụ nữ buôn Hai Klok

Mục tiêu sinh hoạt: Các nhóm viên làm quen; nắm được nội dung, mục đích, chủ đề, thời gian, nguyên tắc hoạt động nhóm

Stt
Thời gian
nội dung
 
Phương pháp
Người phụ trách
01
16h15’ ngày 27/12
 
Đón tiếp, sắp xếp chỗ ngồi vòng tròn dưới sàn nhà
Nói chuyện vui vẻ, cởi mở
SV thực tập + chị Hờ Ling
02
16h30’
Trình bày ngắn gọn mục đích của nhóm SV; Việc lập nhóm và ý nghĩa, mục đích của việc lập nhóm. Giới thiệu tên SV thực tập với nhóm
Nói
SVTT Thùy
03
16h35’
Bài hát: Sông Hinh miền đất tôi yêu
Hát
Linh
04
16h40’
Khuyến khích các thành viên trong nhóm giới thiệu về mình
Nói
H’ Djin
05
16h50’
Đại diện ban nhân dân buôn Hai Klok và Chủ tịch Hội PN xã phát biểu
Nói
Thùy mời
06
17h00’
Cám ơn và mời đại biểu nghỉ và nhóm tiếp tục sinh hoạt
Nói
Thùy
07
17h05
Một số qui tắc hoạt động nhóm; bầu nhóm trưởng; Thảo luận mục tiêu, chủ đề, chương trình các buổi sinh hoạt sắp tới.
Thảo luận
Thùy
08
17h30’
Thông báo chủ đề thời gian, địa điểm buổi sinh hoạt kế tiếp
Nói
Thùy

 

BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM

Thành lập nhóm

Tên nhóm SVTT: Sông Hinh 1

Tên NVXH: Thùy, Linh, Hanh, H’ DJrin

Thời gian: Từ 16h00’ ngày 27/12/2014

Nơi sinh hoạt: Nhà Hờ Ling- Chi hội trưởng phụ nữ buôn Hai KLok

Nhóm viên: đầy đủ: Hờ Thủy, Hờ Hương, Hờ Ngọc, Hờ Beng, Hờ Nga, Hờ Nhiêu

Mục tiêu: Các nhóm viên làm quen; nắm được nội dung, mục đích, thời gian, nguyên tắc hoạt động nhóm

Nội dung:

- Giới thiệu mục đích của nhóm SVTT và việc thành lập nhóm

- Nội qui nhóm và bầu nhóm trưởng, nhóm phó

- Thảo luận chủ đề toàn khóa; chủ đề cụ thể trong các buổi sinh hoạt

Diễn tiến buổi họp:

+ Ra mắt nhóm

- 16h15’ ổn định tổ chức bắt đầu làm việc

- SVTT Thùy: Thưa các quí vị, thưa toàn thể các chị thành niên trong nhóm. Tôi là An Văn Thùy, còn đây là Trần Văn Linh (giơ tay chào); Nguyễn Ngọc Hanh, H’ Djrin là sinh viên ngành Công tác xã hội của trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Mục đích của chúng tôi đến đây là để thực hành những kiến thức ngành công tác xã hội, từ đó đúc rút những kinh nghiệm cho tiến trình phát triển nghề nghiệp sau này và điều quan trọng và mong muốn lớn nhất của chúng tôi là có thể góp phần nào đó hỗ trợ các chị giải quyết khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống mà cụ thể ở đây là cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Trong quá tình làm việc, đôi lúc có thể chưa làm vừa lòng các chị; nhưng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức, đồng thời rất cần sự hợp tác của các chị; chúng tôi luôn tôn trọng và giữ bí mật những vấn đề riêng của từng người, nhưng chúng tôi cũng rất cần sự cởi mở, phối hợp và tích cực hoạt động của các chị. Chỉ có như vậy thì nhóm mới có hiệu quả cao nhất.

Để thể hiện tình cảm với mảnh đất, con người Sông Hinh, nhân ngày đầu sinh hoạt, nhóm chung tôi gửi tặng các chị bài hát        “Sông Hinh miền đất tôi yêu”. Nào chúng ta vỗ tay hát cùng chúng tôi nhé.

(Nhóm SV hát, toàn thể mọi người cùng vỗ tay theo nhịp điệu bài hát)

- Bây giờ các chị chắc là biết hết tên chúng tôi rồi chứ, tôi là Thùy, đây là Linh, còn kia là anh Hanh và chị H’ Djrin. Và tôi nghĩ rằng mọi người ngồi đây có thể đã biết nhau rồi, nhưng chúng tôi rất muốn các chị tự giới thiệu đôi chút về mình để chúng ta hiểu nhau hơn. Đúng không các chị.

(im lặng)

- SVTT H’ Djrin: Không sao đâu các chị, đừng ngại, chúng tôi cũng toàn là người Sông Hinh mà. Chị nào có thể nói trước.

- Hờ Thủy (ngập ngừng): Để tôi… tôi tên là Hờ Thủy …

- Thùy: chị có thể nói rõ hơn về chồng con, về cuộc sống, sản xuất…

- Hờ Thủy: Con gái tôi hơn hai tuổi hôm trước anh gặp nó đấy, hôm nay nó đi đám cúng nhà mới cùng ba. Nhà tôi chỉ có hơn hecta đất trồng sắn mì. Muốn nhổ bán mà mưa quá không được đây… (cười)

- SVTT Thùy: Rất tốt đề nghị chúng ta cho tràng vỗ tay nào

- Hờ Hương: tôi là Mí Du Ny, 25 tuổi; tôi có 02 con

- Hờ Beng: Còn tôi là Mí Lương, nhà tôi khó khăn, mong được giúp đỡ

- Hờ Ngọc: Tôi là Mí Phong, muốn các chị giúp tôi làm sao cho thằng cu nhà tôi mau lớn

- Hờ Nga: Tôi là Mí Hoa, chồng tôi là Y Vai, kinh tế nhà tôi cũng chỉ đủ ăn

- Hờ Nhiêu: Tôi là Mí Lực, tôi năm nay 19 tuổi; Bác sỹ bảo con tôi bị suy dinh dưỡng, nó hay ốm lắm, mong được các anh chị giúp đỡ.

- SVTT Thùy: Đề nghị toàn thể chúng ta cho một tràng pháo tay thật to chúc mừng các chị đã đến với nhóm

- SVTT Thùy giới thiệu chị Hờ Mai, Phó CT Hội phụ nữ xã Ea Bia phát biểu

- Hờ Mai: Kính thưa đồng chí buôn trưởng, các anh chị sinh viên và toàn thể hội viên ta. Nhóm sinh viên về đây thực tập, cũng là vinh dự với buôn làng ta; giúp hội viên ta biết chăm sóc tốt hơn con em mình, giảm trẻ em suy dinh dưỡng. Buôn ta có rất nhiều trẻ em suy dinh dưỡng, mong rằng sau đợt này, các chị cùng phổ biến bể chị em trong buôn biết cách và quan tâm hơn đến con em mình. Đề nghị hội viên ta tích cực hỗ trợ cùng các anh chị sinh viên để đạt hiệu quả công việc. Cám ơn mọi người.

            - SVTT Thùy giới thiệu Phó buôn Ma Nhâm phát biểu

            - Ma Nhâm: chị Mai đại diện nói hết rồi, chị em ta cố gắng; con cái mà bệnh tật là không phát triển kinh tế được đâu; phải quan tâm nuôi nó từ nhỏ.

            - SVTT Thùy: Cám ơn Ma Nhâm, phó buôn, cám ơn Chị Mai Phó Hội PN xã đã đến dự buổi sinh hoạt đầu tiên với nhóm. Rất mong trong qúa trình nhóm SV hoạt động ở đây được sự cộng tác giúp đỡ của Hội, của chính quyền. Xin tạm biệt Chị Mai, Ma Nhâm và nhóm ta tiếp tục ở lại bàn một số nội dung. Một lần nữa xin cám ơn Chị Mai, cám ơn Ma Nhân.

            - SVTT Linh, H’ DJin tiễn Chị Mai, Ma Nhâm về

            + 16h35’ Sinh hoạt nhóm

            - SVTT Thùy: Nhóm ta tiếp tục làm việc nhé. Thế này các chị, ta đã cùng vào một nhóm, nhóm ta hoạt động khoảng một tháng rưỡi. Vừa rồi đi thăm hỏi các gia đình có con bị suy dinh dưỡng, nhiều chị có ý kiến rằng mình muốn cho con tốt lên, khỏe mạnh lên nhưng lại không biết cách. Tham khảo các nhân viên của trạm y tế, họ cũng nói rằng đa số trẻ em suy dinh dưỡng ở buôn ta là do ăn uống không đủ chất. Vậy nhóm SVTT chúng tôi đưa ra một số chủ đề chính trong đợt sinh hoạt 7 tuần này, các chị thảo luận và chọn một chủ đề phù hợp nhất để nhóm ta sinh hoạt nhé:

            - Chủ đề thứ nhất là: Cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng trong độ tuổi từ một năm rưỡi đến 5 tuổi. Ở chủ đề này, chúng ta sẽ bàn bạc cần cho trẻ những thức ăn gì để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng, giúp trẻ lớn nhanh. Cách chế biến thức ăn như thế nào để trẻ hấp thu được tốt nhất; cách phòng, chữa bệnh trẻ hay mắc phải.

            - Chủ đề thứ hai là: Cách phòng chống suy dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và những bà mẹ nuôi con dưới 5 tuổi. Khảo sát tại buôn ta, có nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, trong khi đó em bé ra đời cũng chưa được chăm sóc đúng cách nên tình trạng suy dinh dưỡng không được cải thiện. Sinh hoạt ở chủ đề này chúng ta sẽ biết cách chăm sóc mình như thế nào khi mang thai, đó là cách ăn uống đúng, đủ chất, cách làm việc nghỉ ngơi phù hợp; cách nuôi con bằng sữa mẹ và cách nuôi con dưới 5 tuổi đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ.

            - Qua những phân tích trên, mời các chị thảo luận, chủ đề nào hợp lý với số đông của nhóm ta sẽ thống nhất chọn. Nào mời các chị cùng bàn bạc.

            - Hờ Hương: Tôi muốn con tôi mau lớn cùng bạn bè, nhưng không biết chọn bên nào, thôi hay là sinh viên chọn giùm luôn đi, hay là chọn cả hai.

            - STTN Thùy: Chúng tôi chọn cũng được nhưng tốt nhất là các chị thấy cái nào phù hợp với mình thì chọn. Để tôi nói lại để các chị nghe cho rõ nhé. (Thùy nói lại hai chủ để)

            - Hờ Ngọc quay sang nói nhỏ với Hờ Beng: Gần đây tôi ít sữa lắm, bác sỹ nói phải cho ăn đủ chất mà chưa biết cho con ăn như thế nào.

            - Hờ Beng nói lại với Hờ Ngọc: Tôi nuôi mấy đứa có bao giờ nói đến chế biến thức ăn cho chúng nó đâu, mình ăn gì, nó ăn đấy, đứa nào cũng đẹt đẹt, thấy buồn.

            - Hờ Hương: Lúc trước, chưa họp, chúng tôi có nói chuyện với nhau và ở đây đều có con sắp bỏ bú hoặc đã 3-4 tuổi; đứa nào cũng còi cọc thua bạn bè, vậy chúng tôi cần cách nuôi con để nó mau lớn

            - Hờ Beng: Đúng đấy, tôi muốn nó lớn như bạn bè, không bệnh tật nữa.

            - SVTN Thùy: Qua ý kiến các chị theo tôi hiểu thì các chị chọn chủ đề 1, đó là trẻ cần ăn gì để cải thiện suy dinh dưỡng, lớn nhanh, cách chế biến thức ăn, cách phòng chữa bệnh. Tôi nói như vậy có phải ý các chị không ạ.

            - Cùng nói: đúng đấy, (ừ, đúng rồi...)

            - SVTT Thùy: Như vậy trong đợt sinh hoạt này, nhóm của chúng ta sẽ tìm hiểu các chủ đề đó là: các chất dinh dưỡng phù hợp cho trẻ suy dinh dưỡng ở trong buôn; cách chế biến thức ăn cho trẻ suy dinh dưỡng và cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng. Mỗi nội dung chúng ta sẽ thực hiện trong một buổi sinh hoạt, mỗi tuần chúng ta có một buổi sinh hoạt. Chủ đề thứ nhất là tìm hiểu thức ăn dinh dưỡng, chúng ta bắt đầu vào ngày 3/1/2015 tức là chủ nhật tuần tới. Kết thúc mỗi buổi sinh hoạt chúng ta sẽ biết nội dung buổi sinh hoạt sau.

            - Thưa các chị, các chị về đây thành lập một nhóm gồm có 06 người sinh hoạt với chủ đề chúng ta đã nêu trên. Đã là nhóm thì cần thiết phải có nhóm trưởng, nhóm phó, bởi vì mọi hoạt động, điều hành nhóm là do nhóm trưởng, nhóm phó, còn sinh viên chúng tôi chỉ là người hỗ trợ khi có yêu cầu hoặc khi cần thiết phải can thiệp để nhóm đi đúng hướng và đạt yêu cầu, mục đích của nhóm đề ra. Vậy trong các chị ngồi đây ai là người xung phong làm nhóm trưởng hoặc nhóm phó.

            (Nhìn nhau cười)

            - Hờ Nga: Đâu ai biết làm đâu.

            - Hờ Nhiêu: Chị Hờ Nga hay nói chuyện với mọi người, chị Hờ Nga làm nhóm trưởng.

            - Hờ Nga: Không được đâu, mình biết nói tiếng kinh đâu, nói không rõ. Mình thấy chị Hờ Thủy và Hờ Hương nói tiếng kinh hay (tốt); họp phụ nữ hay phát biểu; nói mình nghe cũng dễ hiểu. Theo tôi bầu chị Hờ Thủy và Hờ Hương làm nhóm trưởng, nhóm phó

            - Hờ Beng: thôi chọn Hờ Thủy, Hờ Nhương đi.

            - SVTT Thùy: Cách chị chọn ai làm nhóm trưởng

            - Hờ Beng: chị Hờ Thủy trưởng, Hờ Hương phó.

            - SVTT Thùy: Ai đồng ý Hờ Thủy là nhóm trưởng giơ tay nào

            (tất cả đều giơ tay)

            - SVTT : ai đồng ý chị Hờ Hương làm nhóm phó giơ tay nào

            (tất cả đều giơ tay)

            - SVTT: Cho một tràng vỗ tay chúc mừng nhóm trưởng, nhóm phó nào

            (Cười vỗ tay)

            - Hờ Thủy (cười): Tôi đâu có biết làm gì đâu

            - SVTT: Các chị cứ yên tâm, có gì khó khăn bọn em sẽ hướng dẫn, không sao đâu chị.

            - SVTT: Nhóm ta cần thống thất thời gian, địa điểm, kỷ luật nhóm. Mời chị Hờ Thủy nhóm trưởng cùng nhóm bàn để thống nhất. Mời Hờ Thủy.

            - Hờ Thủy: Tôi thấy dạo này trong buôn ta không phải mùa vụ, mưa nhiều, trời lạnh; buổi chiều chị em rảnh rỗi, cho nên theo tôi lần sau mình họp sớm đi.

            - Hờ Hương: mình thống nhất họp lúc hai giờ chiều, xong còn về nấu cơm tối cho kịp

            - Hờ Thủy quay sang nói với SVTT: Chị em nhóm đề nghị đổi lại họp lúc hai giờ chiều cho sớm.

            - SVTT: Vào thứ bảy hay chủ nhật                

            - Hờ Thủy quay sang nói với cả nhóm: Mình chọn thứ bảy hay chủ nhật

            - Hờ Nga: Ngày nào chả được, thứ bảy hay chủ nhật đâu có quan trọng gì?

            - SVTT: Thế thì các chị chọn thứ bảy đi, như vậy SV chúng tôi có điều kiện thuận lợi hơn

            - Hờ Thủy: Mình chọn thứ bảy nhé. Cả nhóm nhớ thứ bảy ta họp nhé. Mình họp tại đây cho tiện đi lại, ai cũng được gần.

            - SVTT: Như vậy nhóm  ta quyết định chuyển sinh hoạt từ 4 giờ chiều như ngày hôm nay sang sinh hoạt lúc 2 giờ chiều bắt đâu từ lần sau và địa điểm tại đây, nhà chị Hờ Ling, chi hội trưởng phụ nữ. Để nhóm hoạt động tốt, chúng tôi đề nghị thêm một số vấn đề đó là mỗi thành viên phải cố gắng tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt và đi đến đúng giờ quy định. Nhóm ta hoạt động trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau; không xúc phạm đến những vấn đề cá nhân riêng tư của nhau; đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ. Tiêu chí quan trọng trong sinh hoạt là các chị nên cởi mở trong quá trình trao đổi. Có như vậy thì chúng ta mới hiểu nhau hơn, bổ trợ cho nhau những kinh nghiệm hay; và qua đó chúng tôi nắm bắt được nhu cầu của các chị để chó kế hoạch đáp ứng kịp thời. Tôi nhắc lại rằng các buổi sinh hoạt này là nhằm giúp các chị biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng con mình phát triển ngày một tốt hơn.

            - Như các chị đã bàn bạc, vào thứ bảy tuần sau, ngày 03/01/2015, chúng ta tiếp tục tại đây nhé. Lần sau chúng ta cùng bàn về những thức ăn giàu dinh dưỡng cho trẻ thường có ở buôn mình. Tạm biệt và hẹn gặp lại tất cả các chị.

 

+ Kết quả buổi sinh hoạt:

-         Ra mắt thành công nhóm

-         Bầu nhóm trưởng, nhóm phó

-         Thảo luận chủ đề toàn khóa và các nội dung chính trong các buổi sinh hoạt

-         Quán triệt thời gian địa điểm, một số qui tắc cơ bản trong sinh hoạt nhóm

+ Nhận xét và đề nghị cho buổi kế tiếp:

+ Thuận lợi:

-         Được sự ủng hộ của chính quyền, Hội phụ nữ xã, chi hội phụ nữ buôn

-         Nhóm  SVTT có kế hoạch chu đáo, cụ thể

-         Các nhóm viên có sự tương đồng, bước đầu dễ hòa nhập, nói chuyện trao đổi khá cởi mở, thân thiện

+ Khó khăn, nhược điểm:

-         Khả năng tiếp thu của các chị có phần hạn chế, nhiều từ ngữ tiếng kinh các chị không hiểu; một số vấn đề phải nói đi,  nói lại nhiều lần

-         Diễn tiến buổi họp quá dài so với dự kiến

-         Buổi đầu nên SVTT gặp lúng túng trong điều hành nhóm

-  SVTT nói nhiều và dài, tốn thời gian buổi sinh hoạt

+ Giải pháp sắp tới:

-         Sử dụng từ ngữ dể hiểu, tăng cường tìm hiểu văn hóa đồng bào để có cách giao tiếp phù hợp, dễ hiểu nhau hơn.

-         Tìm hiểu thân chủ để khai thác, kích thích điểm mạnh của các thân chủ trong các buổi sinh hoạt

-         Hướng dẫn cho nhóm trưởng Hờ Thủy (người nói tiếng Kinh dễ hiểu đổi với học viên và SVTT) từng bước điều hành nhóm, hạn chế dần tác động của sinh viên trong quá trình hoạt động nhóm

-     Điều hành nhóm sinh hoạt bám sát nội dung kế hoạch đã đề ra.

Biên bản kết thúc lúc 17h30’                                                       

Người ghi biên bản: Nguyễn Ngọc Hanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SƠ ĐỒ TƯƠNG TÁC BUỔI SINH HOẠT THÀNH LẬP NHÓM

Từ 16h35’ đến 17h30’

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KẾ HOẠCH SINH HOẠT NHÓM CHI TIẾT CHỦ ĐỀ 1

Thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng

 

Thời gian: 14h00’, Ngày 03/01/2015

Địa điểm: Nhà Hờ Ling- Chi hội trưởng phụ nữ buôn Hai KLok

Mục tiêu sinh hoạt: Giúp các bà mẹ biết thức ăn cần thiết giàu chất đạm cho trẻ suy dinh dưỡng. Sử dụng, chế biến thức ăn thay thế có sẵn tại địa phương đảm bảo đủ chất cho trẻ.

Stt
Thời gian
Nội dung
Phương pháp
Người phụ trách
01
14h00’
Đón tiếp, sắp xếp chỗ ngồi
Mời
Nhóm trưởng Hờ Thủy
02
14h10’
Xem (Mở Clip đã tải về máy tính)
 
Hanh
 
03
14h15’
Thông báo kết quả khảo sát của nhóm sinh viên về nguyên nhân dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng ở buôn. Và mục đích, nội dung buổi sinh hoạt hôm nay.
Nói và thảo luận thêm
Hanh
04
14h25’
Chia sẻ kinh nghiệm những thực phẩm bổ dưỡng có sẵn tại địa phương
Thảo luận
Hanh + Hờ Thủy
05
14h40’
1. Thịt chế biến được món ăn gì? Chế biến như thế nào?
2. cá chế biến được món ăn gì phù hợp? cách làm?
3. Gà chế biến được các món gì? Cách làm.
4. Chim cút chế biến được các món ăn gì? Cách làm.
5. Tôm, cua, ếch chế bến được các món ăn gì? Cách làm.
6. Rau xanh, củ, trái cây có cần thiết không? Sử dụng như thế nào?
Thảo luận (Sau mỗi phần kết luận khích lệ, nhắc lại cho rõ những ý hay, phân tích loại trừ những nội dung không hợp lý.)
Hanh+ Hờ Thủy
06
15h05
Tóm kết những nội dung, ý kiến cần nhớ mà các nhóm viên đã nêu ra
Nói (Hỏi lại ý kiến của nhóm về các nội dung vừa nói có đúng không)
Hanh
07
15h10
Kết thúc và thông báo nội dung, địa điểm, ngày giờ buổi sinh hoạch kế tiếp. Nhóm phân công chuẩn bị thực hành chế biến cháo dinh dưỡng cho một suất ăn (Thực phẩm, địa điểm, dụng cụ…)
Nói
Hanh

 

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHỦ ĐỀ 1

Thực phẩm cho trẻ  suy dinh dưỡng

Tên nhóm SVTT: Sông Hinh 1

Tên SVTT: Thùy, Linh, Hanh, H’ DJrin

Thời gian: Từ 14h00’ ngày 03/01/2015

Nơi sinh hoạt: Nhà Hờ Ling- Chi hội trưởng phụ nữ buôn Hai KLok

Nhóm viên: có mặt đầy đủ: Hờ Thủy, Hờ Hương, Hờ Nhiên, Hờ Nga, Hờ Beng, Hờ Ngọc

Mục tiêu: Giúp các bà mẹ biết thức ăn cần thiết cho trẻ suy dinh dưỡng. Sử dụng, chế biến thức ăn thay thế có sẵn tại địa phương đảm bảo đủ chất cho trẻ

Nội dung:

- Thảo luận về thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ có sẵn tại địa phương

- Chế biến thực phẩn từ thịt (lợn, gà, cá) và rau, củ quả có tại địa phương

Diễn tiến buổi họp:

- 14h15’ ổn định tổ chức bắt đầu sinh hoạt

- SVTT Hanh: Trước khi vào sinh hoạt, mời chị em ta xem một đoạn Clip hài nói về việc sinh đẻ nhé.

(Hanh mở clip từ máy tính xách tay cho cả nhóm xem, không khí nhóm cười nói vui vẻ)

- SVTT Hanh: Thưa các chị, qua khảo sát thực tế và qua tìm hiểu thông tin tại trạm y tế, nhóm SV chúng tôi nhận thấy rằng nguyên nhân của trẻ chúng ta bị suy dinh dưỡng là có một phần chúng ta chưa tận dụng, khai thác hết nguồn thực phẩm sẵn có bổ dưỡng tại địa phương. Vậy hôm nay nhóm ta đến đây cùng bàn về các thực phẩm bổ dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng. Mời chị Hờ Thủy nhóm trưởng bắt đầu nhé.

- Hờ Thủy: Nhóm mình cùng nói về các thức ăn từ thịt nhé. Tôi thấy rằng ở buôn làng có có sẵn nhiều nhất là thịt lợn, mà cũng dễ mua nữa. Chỉ cần hai chục ngàn là tôi đã có một bữa ăn ngon cho cả nhà rồi. Còn các chị thì sao? Có hay mua thịt không?

- Hờ Beng: Nhà tôi nghèo, chẳng mấy khi có tiền, thi thoảng nhặt được bao phân bò bán thì mới có tiền mua thịt cả nhà ăn; còn mùa này mưa quá đâu biết làm gì ra tiền. Mấy người hay bán dạo thịt cá, mắm muối qua nhà, mua nợ một lần thì họ cho, nhiều lần họ không bán nữa. nói đến mùa trả tiền nhưng họ không chịu.

- Hờ Nga: Còn tôi làm cả ngày, chẳng có thời gian đi chợ, chồng tôi thường hay mua thịt của những người đi bán dạo chở bằng sọt, hôm được thịt ngon, hôm chẳng ra gì, tôi đã kén ăn, thấy thịt có mùi cũng không ăn cơm luôn.

- Hờ Thủy: Không ăn thì làm sao làm được

- Hờ Nga: Lên rẫy nướng bắp.

(im lặng)

SVTT Hanh: Ngoài thức ăn là thịt lợn ra, ở buôn mình còn có thức ăn gì giống với thịt lợn, ví dụ như gà, cá, tôm chẳng hạn? Các chị thử nói xem

- Hờ Beng: À, nhà tôi nghèo nên chồng tôi thường tranh thủ bẫy cút rừng khi đi làm rẫy. Mỗi lần được vài con, có khi cả chục con, ăn ngon lắm

- Hờ Nhiêu: cá cũng nhiều, lúc rảnh rỗi, các ông ấy lại rủ nhau đi đánh cá ở suối, về nhà cả xóm ăn thỏa mái, nhưng cũng chỉ được một bữa thôi vì đâu có tủ lạnh như mấy người người Kinh buôn bán ở đầu buôn, họ có tủ lạnh để mấy ngày lấy ăn vẫn được.

- Hờ Hương: Nhà tôi nuôi gà, thỉnh thoảng lại bắt thịt, mình vừa ăn, cho con ăn luôn, những mà nó ăn ít lắm. Tôi ép nó ăn trứng luộc, lúc đầu nó ăn, sau này nó không muốn nữa

(Im lặng)

SVTT: Như vậy, thức ăn chính ở buôn mình là thịt lợn, chim cút, cá, thịt gà, trứng gà. Nhưng tôi thấy buôn mình nuôi nhiều bò lắm cơ mà? Mình có hay ăn thị bò không. Thịt bò rất bổ dưỡng đấy.

- Hờ Beng: Bà con trong buôn đều nghèo, nuôi bò để bán lấy tiền lo việc lớn cho gia đình. Thỉnh thoảng có đám cúng trong làng thì người lớn, đám trẻ mới có được ăn một bữa no nê.

- Hờ Nhiêu: thịt bò dai ngoách, trẻ nhỏ đâu có ăn được

- Hờ Beng: Tôi nói mấy đứa biết nhai, con mày bé tý như thế thì làm sao mà nhai được. Không biết mà hay cãi.

- Hờ Nhiêu: Thì nói chuyện thế, sao chị mắng tôi.


- Hờ Thủy: Mùa lạnh thỉnh thoảng có bò chết, vài nhà chung tiền mua rẻ, mình cũng được ăn. 

- SVTT: Ngoài thức ăn là thịt, cá, buôn làng mình thường ăn các loại rau, củ gì?

- Hờ Thủy: Bà con ở đây ít ăn rau lắm, thường hay hái rau rừng trong lúc làm rẫy về để nấu canh. Món ăn thích nhất và thường nấu nhất là canh rau sắn, vài con cá khô, một nắm ớt rừng, nấu nhừ trộn với cơm thế là cả nhà cùng ăn

- Hờ Hương: Nhà tôi rào mảnh vườn cạnh vòi nước để trồng rau, thế là ăn rau thỏa mái.

- Hờ Nga: trồng rau khó không vậy?

- Hờ Hương: dễ lắm, cuốc đất thành luống; lấy một bao phân bò khô trộn đều vào mỗi luống, sau đó rắc hạt rau, rồi lấy rơm phủ một lớp mỏng, cứ tưới đều, không cho gà vào thế là được.

- Hờ Nhiêu: Nhà tôi có hàng rào, lúc đầu rắc mấy hạt mùng tơi, thế là nó mọc suốt, nhưng ăn mãi rồi cũng chán.

- Hờ Thủy: Thôi nhóm ta chuyển sang cách chế biến thức ăn nhé. Thịt chế biến món gì là tốt nhất? Mời Hờ Ngọc thử nói xem.

- Hờ Nhiêu: Chủ yếu ăn thịt lợn. Mỗi lần mua thịt đâu có dám mua nhiều, có được thì kho với cá khô, hoặc nấu với cà để ăn cơm. Khi nào có nhiều thịt thì mới luộc hoặc nướng chấm muối ớt.

- Hờ Hương: Thịt gà cũng vậy, thường là kho mặn với ớt, sả để cả nhà cùng ăn cơm vài bữa. Khi nào nhà em có khách thì luộc lấy nước nấu cháo loảng. Chỉ có đánh cá ngoài suối được nhiều thì mới nướng, chiên ròn, nấu cay mẳn, kho cà.

- Hờ Beng: Mỗi lần có cút rừng chồng tôi thường vặt lông, mổ ruột rồi nướng ăn với muối ớt. Bọn trẻ con xúm lại xé ăn ngon lành lắm

- Hờ Thủy:  Chúng ta chuyển sang món canh nào? Mời Hờ Nga.

- Hờ Nga: Nhà em hay nấu canh cà với cá khô, nấu cơm thế là xong bữa. Hôm nào chán thì nấu lá sắn, canh rau rừng, rau tạp nhặt xung quanh nhà, chẳng mấy khi phải mua rau cả. Ít khi ở nhà nên chẳng mấy khi mua được thức ăn, bữa cơm nhiều khi là vài con cá khô với mắm.

(Im lặng)

- SVTT: Tôi thấy các chị nói chuyện nhiều về thức ăn, món ăn, nhưng tôi không hiểu các cháu nhà mình được ăn uống như thế nào?

- Hờ Hương: thì có gì đâu, trẻ con còn bú thì cho bú, khi nào mẹ hết sữa nó đói thì nhai cơm cho nó ăn, lúc đầu nó không ăn, nhưng sau ăn được hết. Con đầu tôi ba tuổi rồi cũng vậy, bây giờ đứa sau tôi cũng đang tập cho nó ăn. Mình đâu có đủ sữa.

- SVTT: Còn ý kiến các chị khác?

- Hờ Beng: Ở đây thường thế cả. Các bác sỹ bảo phải nấu cháo đầy đủ chất nhưng cũng chẳng biết làm như thế nào.

- Hờ Nga: Ai cũng vậy sinh viên à.

- SVTT: Từ đầu buổi sinh hoạt đến giờ, các chị đã bàn luận khá sôi nổi. Qua đây tôi thấy rằng, ở buôn làng ta có rất nhiều loại thức ăn dinh dưỡng tốt như: thịt lợn, cá, thịt chim cút, thị gà, trứng. Chúng ta cũng chế biến được nhiều loại thức ăn nữa. Buổi sinh hoạt này chúng ta cũng học được cách trồng rau sạch của Hờ Hương, đây là mô hình rất tốt giúp chúng ta chủ động được nguồn ra xanh mà không tốn nhiều tiền, công sức. chị em ta cần đến nhà Hờ Hương thăm quan, học hỏi thực tế. Tôi nghĩ rằng đây là điều cần thiết cho mỗi gia đình. Trong thực đơn nuôi con nhỏ bị suy dinh dưỡng, rau xanh là thành phần quan trọng, không thể thiếu, hàng ngày chúng ta phải có, ngoài ra cần bổ sung thêm trái cây như chuối, cam, bưởi.

Tại buổi sinh hoạt này, cũng cho ta thấy rằng hầu hết các chị em ta đều không có khẩu phần ăn riêng cho trẻ. Khi hết sữa trẻ ăn cơm cùng với gia đình, các món ăn đều nấu theo khẩu vị người lớn, cay, mặn. có lúc thì dư thịt cá, lúc thì không có. Nếu các chị cứ như thế này thì tình trạng suy dinh dưỡng của con em chúng ta khó có thể cải thiện được.

- Hờ Thủy: Vậy phải làm như thế nào, chúng tôi đâu có biết, sinh viên nói rõ tôi nghe xem.

- SVTT: Trẻ em giai đoạn bỏ bú cần ăn thức ăn bổ sung, thức ăn đủ chất và phải mềm vì chưa có răng hàm. Thức ăn phù hợp nhất là cháo. Cháo cho các cháu phải đủ dinh dưỡng. Khi trẻ gần ba tháng cho trẻ ăn cơm nát trước khi cho trẻ ăn cơm cùng người lớn.

- Hờ Nhiêu: Cháo dinh dưỡng là như thế nào, chúng tôi đâu biết.  

- Hờ Nga: Có phải nấu cháo có thịt gọi là cháo dinh dưỡng

- SVTT: Hờ Nga nói gần đúng rồi, nấu cháo dinh dưỡng là phải có đủ các chất thịt, thịt lợn hoặc thịt gà, cá, trứng hoặc là thịt chim cút cùng với một ít gạo và nhất thiết phải có rau hoặc củ khoai tây hoặc củ cà rốt. Buổi sinh hoạt tuần sau chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về cháo dinh dưỡng và chúng ta thực hành nấu cháo dinh dưỡng.

- Hờ Nhiêu: thế thì tốt quá.

- SVTT: Các bà mẹ nuôi con đang bú cũng phải ăn đầy đủ chất, như vậy chất dinh dưỡng mới truyền cho con được. Và cũng phải đầy đủ thường xuyên, không phải hôm thì ăn quá nhiều thịt cá, vài hôm sau lại chỉ có cơm mắm cà thì con của chúng ta cũng không đủ dinh dưỡng được.

- Hờ Nga: Vợ chồng tôi thường lên rẫy, sáng sớm đi, tối mới về, đâu có nhà thường xuyên đâu để mua thức ăn.

- Hờ Ngọc: Nhà tôi nghèo, đâu lấy ra tiền mà thường xuyên mua thức ăn

- Hờ Hương: Khi không mua được thức ăn, có thể lấy trứng gà thay thế được không?

- SVTT: Rất tốt, trứng gà là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng không nên ăn quá hai quả trong một bữa, trẻ em ăn nhiều sẽ khó tiêu; Không nên chỉ ăn trứng luộc như chị Hờ Hương mà chế biến nhiều món khác nhau như chiên, kho, nấu cháo. Chúng tôi tất hiểu và thông cảm với hoàn cảnh khó khăn của các chị, nhưng vì tương lai của các cháu, các chị cố gắng tìm cách để cải thiện bữa ăn, nhất là trong giai đoạn có thai và nuôi trẻ từ 0 đến 5 tuổi.

- Hờ Beng: Thế thì tôi phải nói với chồng tôi chịu khó đi bẫy cút rừng.

- Hờ Thủy: Tôi cũng vậy, về nhà tôi bàn với chồng nuôi gà đẻ lấy trứng.

- STTT: Các chị đã hiểu rồi, chúng tôi khuyên các chị hãy suy nghĩ cách làm tốt nhất, vì tương lai của con em mình, Con cái khỏe mạnh sau này sẽ học hành được tốt, làm được nhiều việc cho gia đình.

Trong buổi sau, chúng ta sẽ thực hành nấu cháo dinh dưỡng, chúng tôi có bàn với chị Hờ Thủy nhóm trưởng là sẽ chọn nhà Hờ Hương vì có con đang trong lứa tuổi ăn dặm.

            Bây giờ mời nhóm nghỉ, hẹn gặp lại các chị buổi sinh hoạt lần sau.

Kết quả buổi sinh hoạt:

- Nhận biết đầy đủ các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho gia đình và cho trẻ

- Ý thức được việc cần thiết sử dụng thức ăn dinh dưỡng thường xuyên cho mẹ, cho trẻ

- Ý thức thay đổi cách chế biến, sử dụng thức ăn phù hợp với hoàn cảnh, với lứa tuổi của trẻ

Nhận xét và đề nghị cho buổi kế tiếp:

+ Thuận lợi:

- Có sự chuẩn bị tốt về nội dung

- Nhóm viên trao đổi sôi nổi, khoảng cách giữ nhóm viên và SVTT được rút ngắn; các nhóm viên sống cùng buôn nên cơ bản đã hiểu nhau, không có khoảng cánh nhiều giữa các nhóm viên.

- Nhóm trưởng Hờ Thủy bước đầu đã làm quen với việc điều hành nhóm

+ Khó khăn, nhược điểm:

- Hầu hết gia đình nhóm viên gặp khó khăn về kinh tế và chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm nuôi con, biểu hiện lúng túng khi áp dụng kiến thức dinh dưỡng.

- Có biểu hiện không hài lòng giữa các thành viên, đó là Hờ Beng và Hờ Nhiêu

- Một số chị mang theo con nhỏ đi sinh hoạt nên chưa được tập trung

- SVTT đôi khi còn tỏ ra lúng túng trong việc xử lý với các tình huống bất bất ngờ trong sinh hoạt

- Hờ Ngọc ít nói, chưa thực sự cởi mở

+ Giải pháp sắp tới:

- Chuẩn bị kỹ nội dung chương trình cùng nhóm trưởng Hờ Thủy

- Đến trước nhà Hờ Hương để kiểm tra việc chuẩn bị thực phẩm, dụng cụ thực hành nấu cháo dinh dưỡng

- Gặp riêng Hờ Beng và Hờ Nhiêu để trao đổi về cách cư sử, thái độ tôn trọng nhau trong sinh hoạt

- SVTT cần nói chậm, rõ để nhóm viên nghe đầy đủ

- Gặp Hờ Ngọc để tìm hiểu, động viên khuyến khích mạnh dạn, tích cực trao đổi, bày tỏ trong sinh hoạt

Biên bản kết thúc lúc 15h10’                                                       

Người ghi biên bản: An Văn Thùy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SƠ ĐỒ TƯƠNG TÁC SINH HOẠT CHỦ ĐỀ 1

Thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KẾ HOẠCH CHI TIẾT SINH HOẠT NHÓM CHỦ ĐỀ 2

Thực hành nấu cháo dinh dưỡng

 

Thời gian: 14h00’ Ngày 10/01/2015

Địa điểm: Nhà Hờ Hương- Nhóm phó

Mục tiêu sinh hoạt: Giúp cho các thành viên trong nhóm biết cách nấu cháo dinh dưỡng cho một suất ăn cho trẻ bắt đầu biết ăn dặm trở lên

Stt
Thời gian
Nội dung
Phương pháp
Người phụ trách
01
14h00’
Đón tiếp, mời ngồi vào vị trí
Mời
Nhà Hờ Hương
02
14h10’
Mời nhóm viên hát hoặc SVTT hát
Hát
Hờ Thủy
03
14h15’
Trẻ ăn dặm như thế nào ở các gia đình
Thảo luận
Hờ Thủy
04
14h30’
Phương pháp nấu cháo dinh dưỡng với thực phẩm có sẵn ở địa phương
Nói
SVTN Linh
05
14h40’
Nấu cháo dinh dưỡng từ gạo, thịt và rau xanh
Thực hành
Hờ Thủy- Linh
06
15h25
Cho bé Nay Hờ Dung (con Hờ Hương) ăn
Thảo luận
Hờ Hương
07
15h35’
Thông báo về việc chỉnh sửa mục tiêu; Kế hoạch sắp tới; Sự cần thiết có buổi thảo luận về việc áp dụng kiến thức dinh dưỡng tại nhà
Thảo luận
Nhóm trưởng Hờ Thủy

 

 

 

 

 

BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM CHỦ ĐỀ 2

Thực hành nấu cháo dinh dưỡng

 

Tên nhóm: Sông Hinh 1

Tên SVTT: Thùy, Linh, Hanh, H’ DJrin

Thời gian: Từ 14h00’ ngày 10/01/2015

Nơi sinh hoạt: Nhà Hờ Hương – Nhóm phó

Nhóm viên: có mặt đầy đủ

Mục tiêu: Giúp cho các thành viên trong nhóm biết cách chế biến thức ăn có thịt, cá hợp vệ sinh, đúng khẩu phần, tỷ lệ cho trẻ bắt đầu biết ăn dặm trở lên

Nội dung:

- Thực hành nấu cháo rau mùng tơi  – thịt nạc heo cho trẻ suy dinh dưỡng

Diễn tiến buổi họp:

- 14h00’ ổn định tổ chức bắt đầu sinh hoạt

- SVTT Linh: Xin chào các chị và nhóm SV thực tập. Hôm nay sinh hoạt chủ đề Thực hành chế biến và nấu cháo có đủ chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm có sẵn ở địa phương đó là cháo rau mùng tơi và thịt heo nạc,cho một suất ăn trẻ suy dinh dưỡng. Trước tiên để tạo không khí vui vẻ cho buổi thực hành hôm nay mời các chị và các bạn SV hát một bài để tạo không khí vui vẻ nhé. “ Bắt đầu : Kìa con bướm Vàng – Kìa con Bướm vàng … “ Xin cảm ơn các mí.

Cảm ơn nhóm SV Bây giờ cho phép tôi hỏi các chị thế ở buôn làng ta có những loại rau nào mà có thể ăn được

- Hờ Beng : Rau àh ? Có lá sắn

- Hờ Thủy : Có rau lang nó mọc ở sau nhà tôi

- Hờ Ngọc : Ở sau giếng nhà tôi có mấy cây lá lốt tự nó mọc có có nấu cháo được không?

- Hờ Thủy : Ở buôn mình tôi thấy có rau mùng tơi rất là nhiều, hầu như ở các hàng rào đều thấy có.

- SVTT Linh : Vâng, các chị nói đúng rồi, các loại rau trên đều ăn được song đối với lá sắn thì không tốt cho trẻ em vì khi ăn nhiều có thể bị say nên các chị đừng nấu cháo bằn lá sắn cho trẻ nhé.

- Hờ Beng : Bị say àh . đâu có sao tôi vẫn ăn mà?

- SVTT Linh: Đúng rồi người lớn có sức đề kháng và sức khỏe tốt hơn trẻ em nên chúng ta ăn thì không sao, nhưng còn trẻ nhỏ còn yếu và nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng thì sức đề kháng yếu lắm nên ăn rất dễ bị say và bị ngộ độc đấy.

- Hờ Thủy : Đúng đấy SV Linh nói vậy đúng đó các chị em àh. Hôm  trước trong buôn minh có một con bò của nhà Ma Dốt nó ăn lá sắn bị chết đấy.

- SVTT Linh: Vì vậy cho nên tôi khuyên bà con mình đừng chế biến thức an từ lá sắn nữa vì nó không tốt cho sức khỏe của mình đâu rất dễ bị say và ngộ độc nữa. Còn  rau cải, rau ngót, rau mùng tơi thì nấu cháo cho trẻ ăn rất tốt đấy các chị. Lá lốt nó là rau gia vị chúng ta có thể dùng để nêm vào các món ăn của người lớn chứ không dùng để nêm cháo.

- Hờ Nhiêu : Lá lốt dùng để nướng bò ống tre thì ngon lắm

     ( Cả nhóm cười vang lên. )

-  SVTT Linh: Àh mà tôi hỏi thế này các chị đã từng nấu cháo dinh dưỡng cho bọn trẻ ăn bao giờ chưa ?

- Hờ Hương: Nấu cháo thì biết còn cháo dinh dưỡng chưa nấu không biết.

- Hờ Nhiêu : Cho gạo cho nước vào bỏ thêm cục xương dô nấu cho nhừ nêm muối ớt là ngon.

- Hờ Thủy : Hôm rồi có đi tập huấn ở huyện về phòng chống suy dinh dưỡng nên tôi biết để tôi nói cho SV nghe thử nhé. Nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng cần phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng như rau xanh sẽ cung cấp vitamin còn thịt heo, hoặc cá thì bổ dưỡng. Đúng không SV Linh.

- SVTT Linh: Đúng rồi các chị. Chị Hờ Thủy nói đúng rồi đấy Vậy thì bây giờ mời Chị Hờ Thủy lên tiến hành nấu cháo dinh dưỡng cho các mí cùng xem luôn đi

- Hờ Nga : Ừ nấu đi, hồi giờ tôi chưa thấy nấu cháo dinh dưỡng

- Hờ Thủy : “ Ngập ngừng “ Tui cũng chỉ mới được mấy anh chị ở ban dân số huyện hướng dẫn như thế chứ chưa làm bao giờ

- SVTT Linh: Hờ Thủy nói rất đúng về cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ rồi đó nhưng mà khi nấu cháo chúng ta cần chú ý một số kiến thức sau: Thứ nhất là một suất cháo dinh dưỡng cho trẻ cần: Gạo tẻ một nắm, rau mùng tơi 6 đến 7 ngọn, thịt nạc nửa lạng ( bằng quả trứng gà ). Ngoài ra còn có thêm gia vị như là muối, dầu ăn, mắm.

- SVTT Linh: Còn cách nấu thì như thế này: cho gạo nấu thành cháo, sau đó cho thịt nạc  heo đã  bằm nhỏ vào nấu tiếp cho nhừ, khi nào ăn thì cho rau mùng tơi đã được giã nát vào và khuấy đều và cho một muỗm mắm và một muỗm dầu ăn là được. Tôi vừa hướng dẫn không biết các chị đã nắm rõ công thức chưa nhỉ ? Chị Hờ Hương nghĩ như thế nào ? Chị đã nắm rõ chưa ?

- Hờ Hương : Nắm được rồi .

- SVTT Linh: Mời chị nhắc lại cho cả nhón nghe

( Chị Hờ Hương nhắc lại cách nấu cháo … )

- SVTT Linh: Cả nhóm đã nắm được công thức nấu một suất cháo dinh dưỡng cho bọn trẻ chưa?

- Hờ Nhiêu : Hiểu rồi . Nhưng mà chưa thấy nấu thì chưa biết.

- SVTT Linh: Vậy thì mời Hờ Hương lên nấu để chị em xem đi

- Hờ Hương : ( Ngại ngùng )

- SVTT Linh: Chị cứ yên tâm đã có bọn em ở ngoài hỗ trợ. Bây giờ chị đóng vai một người nhóm trưởng hướng dẫn các nhóm viên của mình nấu một suất cháo dinh dưỡng nhé

- Hờ Hương: Bây giờ tôi tiến hành nấu cháo dinh dưỡng nhé. Sau đây tôi xin trình bày cách chế biên và nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ từ rau và thịt giờ mời các chị xuống bếp đi. Đây là gạo, còn đây là thịt nạc heo chúng ta cũng bằm nhuyễn và cho một ít nước mắm. Ngoài ra còn có thêm dầu ăn. Sau đây chúng ta tiến hành nấu cháo. Mời các chị lại gần tôi để cùng xem nhé; Đầu tiên chúng ta cho nước vào xoong sau đó bỏ một nắm gạo vào và bắc lên bếp đun khoảng 20 phút thì gạo sẽ nở ra. Thịt nạc heo các chị cũng rửa sạch sau đó bằm nhuyễn ra để cho các em nó để ăn hơn

- Hờ Beng. để tôi băm thịt cho

- Hờ Ngọc : Tui thì biết giã rau, ở nhà tui giã gạo hoài mà.

...

- Hờ Hương: Cháo mình nấu nãy giờ cũng đã nhừ rồi bây giờ Hờ Beng cho thịt đã bằm nhuyễn vào trong nồi cháo và  sau đó chúng ta khuấy đều lên nhé và nấu thêm một lúc nữa để thịt mềm nhớ là một tay giữ nồi cháo chứ không là nó đổ là hết ăn Giờ cho thêm gia vị gồm có một muỗm cà phê mắm. Xong rồi đó SV

- SVTT Linh: Nãy giờ tôi thấy các chị làm rất tốt và nấu rât ngon nữa chứ đúng không các chị. Các chị biết tại sao mình không cho rau đã giã nát cùng với thịt không vì nếu ta bỏ như vậy sẽ làm cho các vitamin có trong rau không còn nữa vi khi ta nấu lâu thi các vitamin có trong rau sẽ bị mất đi và rau cũng sé bị vàng không còn ngon và hấp dẫn nữa. Trước khi tắt bếp chúng ta cho thêm một muỗng dầu ăn vào để cung năng lượng cho bọn trẻ.

- Hờ Nga : Nó nấu ngon quá mình cũng thèm ăn

- Hờ Hương : Rồi chúng ta đã nấu cháo xong bây giờ nhắc xuống

- SVTT Linh: Múc ra tô nhỏ cho cháu Nay Hờ Dung ăn nhé, chú ý cháo rất nóng chị thổi cho bớt nóng rồi mới cho cháu ăn nhé.

SVTT Linh: Các chị cho ý kiến về buổi thực hành nấu cháo dinh dưỡng hôm nay

Hờ Nhiêu : Tôi thấy dễ nấu mà.

Hờ Ngọc : Cháo này chưa ăn nhưng tôi nhìn thấy là thèm rồi

Hờ Beng : Tôi thấy Hờ Dung ăn ngon miệng lắm mà

Hờ Nhiêu : Thế này thì về nhà tôi cũng nấu được

Hờ Hương: Đúng thế, nấu cháo dinh dưỡng cũng không khó khăn lắm. Chỉ cần mình bớt chút hời gian đi hái tí rau, ra đầu làng mua 7.000đ thịt heo nạc về nấu cho con của mình ăn. Mình chịu khó bỏ chút thời gian nấu cháo cho con của mình ăn sẽ giúp cho các cháu có đủ chất để phát triển và phòng chống suy dinh dưỡng, thế cũng mừng.

SVTT Linh: Buổi sinh hoạt đến đây là kết thúc. Thưa các chị, theo kế hoạch, chúng ta còn hai buổi sinh hoạt với hai chủ đề nữa đó là Cách làm cơm nát cho trẻ suy dinh dưỡng và cách phòng chống bệnh cho trẻ suy dinh dưỡng, dự kiến tổ chức vào hai tuần cuối tháng 1/2015. Tuy nhiên để hỗ trợ tốt hơn cho nhóm, nhóm SVTT chúng tôi có bàn bạc, trao đổi sự cần thiết có buổi để nghe các chị áp dụng kiến thức suy dinh dưỡng tại gia đình. Chúng ta có thể sinh hoạt lồng ghép trong các buổi sinh hoạt các chủ đề còn lại, hoặc cũng có thế tổ chức buổi sinh hoạt riêng để vừa bàn về vấn đề này, vừa có thời gian gặp gỡ trao đổi để hiểu nhau hơn. Hiện còn một tuần trống (từ 11 đến 17/1/2015).  Tùy các chị quyết định.

Hờ Thủy: Thôi mình thêm buổi sinh hoạt nữa nói chuyện cho vui

Nhóm viên: đồng ý

SVTT Linh: Như vậy, kế hoạch toàn khóa của chúng ta có thêm  một buổi sinh hoạt giữa kỳ để nói chuyện về việc áp dụng kiến thức suy dinh dưỡng tại gia đình. Chúng ta sẽ sinh hoạt tại nhà chi hội trưởng phụ nữ Hờ Ling nhé, vào thứ 7 tuần sau 17/1. Các chị nhớ đi đông đủ nhé.

 

Kết quả buổi sinh hoạt:

- Qua buổi sinh hoạt nhóm thấy các chị đã tiếp thu tương đối kiến thức cách nấu cháo dinh dưỡng

- Nhóm phó Hờ Hương đã làm tốt việc nấu cháo dinh dưỡng cũng như có kiến thức về cách nấu cháo dinh dưỡng

- Các chị đã biết được kiến thức để chế biến một suất cháo dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng

Nhận xét buổi sinh hoạt

Thuận lợi:

-         Có sự chuẩn bị tốt về nội dung buổi sinh hoạt

-         Các nhóm viên vui vẻ trao đổi thẳng thắn

-         Thực hành có sự tham gia tập trung của các nhóm viên.

-         Không khí buổi thực hành vui vẻ cởi mở

Khó khăn

-         Một số chị chưa thảo luận sôi nổi.

-         Chưa mạnh dạn còn e dè trong buổi thực hành

Biên bản kết thúc hồi 15h20’

Người ghi biên bản H’Djrin

 

 

 

 

 

SƠ ĐỒ TƯƠNG TÁC SINH HOẠT CHỦ ĐỀ 2

Thực hành nấu cháo dinh dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KẾ HOẠCH SINH HOẠT NHÓM GIỮA KỲ

Chủ đề: Thảo luận việc áp dụng kiến thức tại nhà qua hai buổi sinh hoạt

 

Thời gian: 14h00’ Ngày 17/01/2015

Địa điểm: Nhà Hờ Ling- Chi hội trưởng phụ nữ buôn Hai KLok

Mục tiêu sinh hoạt: - Nắm được những thuận lợi, khó khăn việc áp dụng kiến thức dinh dưỡng để có giải pháp hỗ trợ tiếp theo.

 

Stt
Thời gian
Nội dung
Phương pháp
Người phụ trách
Công cụ
01
14h00’
Tập hợp nhóm
 
Hờ Thủy
 
02
14h10’
Nhóm viên trình bày việc sử dụng thức ăn dinh dưỡng cho trẻ; áp dụng nấu cháo dinh dưỡng
Trình bày- Thảo luận
Hờ Thủy
 
03
14h30’
Nhận xét, góp ý của SVTT nhằm bổ sung kiến thức
Trao đổi
H’ Djrin
 
04
14h35
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến con mình bị suy dinh dưỡng
Thảo luận- trao đổi
H’ Djrin + Hờ Thủy
 
05
14h55’
Kết luận lại những nội dung quan trọng của buổi sinh hoạt
Nói
Hờ Thủy
 
06
15h00’
Kết thúc và thông báo nội dung, địa điểm và những việc cần chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần sau (Thực hành cơm nát cho trẻ trên 24 tháng tuổi)
Nói
Hờ Thủy
 

 

 

 

BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM GIỮA KỲ

Chủ đề: Thảo luận việc áp dụng kiến thức tại nhà qua hai buổi sinh hoạt

 

Tên nhóm SVTT: Sông Hinh 1

Tên SVTT: Thùy, Linh, Hanh, H’ DJrin

Thời gian: Từ 14h00’ ngày 17/01/2015

Nơi sinh hoạt: Nhà Hờ Ling- Chi hội trưởng phụ nữ buôn Hai KLok

Nhóm viên: có mặt đầy đủ: Hờ Thủy, Hờ Hương, Hờ Nhiên, Hờ Nga, Hờ Beng, Hờ Ngọc

Mục tiêu sinh hoạt: + Nắm được những thuận lợi, khó khăn việc áp dụng kiến thức dinh dưỡng để có giải pháp hỗ trợ tiếp theo

+ Nhận biết nguyên nhân dẫn đến tình trang suy dinh dưỡng của con

+ Biết thực phẩm giàu chất đạm thay thế thịt cá

Nội dung:

- Thảo luận về việc sử dụng, chế biến thức ăn sau ba hai tuần sinh hoạt chủ đề

- Những thuận lợi, khó khăn trong việc nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ

- Thảo luận nguyên nhân dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng

Diễn tiến buổi họp:

- 14h10’ ổn định tổ chức bắt đầu sinh hoạt

- Khởi động nhóm; Hát tập thể bài hát (SVTT – H’Djrin nói: Hôm nay có các cháu cùng đến đây, chúng ta cùng hát với các cháu bài hát Cháu lên ba để các cháu vui nhé )

- SV H’Djrin: Mời nhóm bắt đầu làm việc

- Hờ Thủy: Hôm nay chị em mình đến đây nói về những việc đã làm, đã học được và áp dụng ở nhà như thế nào. Trước hết ta nói về thực phẩm dinh dưỡng nhé. Để tôi nói trước nhé, mấy hôm rồi về nhà nói chuyện sinh hoạt chuyên đề với chồng, lúc đầu ông ấy cằn nhằn, nhưng khi mình phân tích, ông ấy hiểu ra và tự trách mình, ông ấy nói con mình ốm yếu là do mình…

- Hờ Beng (cắt ngang lời): Chẳng bù cho chồng tôi, tôi giục ông ấy chịu khó đi bẫy cút về cho các con, ông ấy gầm gừ; tôi nói chuyện về suy dinh dưỡng ông ấy chẳng nghe mà cằn nhằn là “khi nào có con gái thì mới nói chuyện, không thì thôi”, tôi chẳng biết làm sao; các chị có cách gì giúp tôi với.

- Hờ Nhiêu: Nhờ trưởng buôn khuyên can, không đẻ nữa

- Hờ Hương: Không được đâu, nhờ họ hàng khuyên giải thôi

- Hờ Nhiêu; không có đất, đẻ nhiều sau này lấy đất đâu làm ăn, cứ đi làm thuê à, khổ lắm.

- Hờ Thủy: Thôi chuyện ấy để hôm khác nói chuyện, hôm nay mình nói chuyện dinh dưỡng thôi. Nói đến chuyện nhà tôi, khi nói xong ông ấy bắt tôi nấu cháo ngay, ông ấy chạy ra đầu buôn mua thịt như tôi hướng dẫn, đi hái rau, còn tôi ở nhà cho gạo nấu cháo trước. Cầm bát cháo màu xanh lạ mắt, con tôi rất thích, ăn liền một lúc hết ngay

- Hờ Ngọc: Nấu cháo này dễ ăn lắm, con tôi cũng rất thích. Lúc đầu tôi nấu một lần, ăn một bữa, nhưng thấy mất thời gian quá. Mẹ tôi bảo thôi nấu một lần ăn hai bữa, muốn ăn lúc nào là chỉ cần hâm lại thôi

- Hờ Thủy nói với Hờ Ngọc: Em vẫn cho con bú chứ.

- Hờ Ngọc: Dạ, nhưng em ít sữa lắm. Hôm trước thấy các chị bàn chuyện, và các anh chị SV nói, tôi thấy buồn, nhà nghèo quá, phải đi làm nhiều vất vả kiếm được đồng tiền khó khăn nên chẳng dám chi tiêu.

- Hờ Thủy: Mình không biết thì thôi, biết rồi mà để con mình khổ thì thấy có tội, sau này nó lớn, nó thua bạn bè trong buôn làng…

- Hờ Ngọc: Vâng, em nghĩ chỉ có hai mẹ con, em không tiết kiệm nữa. Hôm qua em mua hai lốc sữa cho nó uống thêm.

- Hờ Nga: Còn bé Hoa nhà tôi thì chẳng biết uống sữa, khi trước nó còn uống, sau này ép nó là nó lại ói ra hết.

- Hờ Thủy: Thế nó có ăn cháo dinh dưỡng không.

- Hờ Nga: Em chưa nấu được chị ạ. Cả tuần nay tranh thủ đất ẩm cả nhà em tập trung trồng mì. Ăn uống cũng chỉ qua bữa, cứ cơm với cá khô, lao động nặng, trời lạnh ai ăn cũng ngon miệng, nấu bao nhiêu cơm cũng hết.

- Hờ Nhiêu: Thế bé Hoa ăn gì?

- Hờ Nga: Mình nhai cơm cho nó ăn thêm. À mà vừa rồi trồng sắn, vớ được mớ nấm rừng ăn ngon quá.

- Hờ Beng: chắc là nấm mối, bây giờ đang là mùa nấm mà.

- Hờ Hương nói với Hờ Beng: Người kinh vào đây buôn bán họ nói nấm mối bổ dưỡng lắm, họ đặt mua nấm búp hai trăm ngàn một ký đấy.

- Hờ Nhiêu quay sang nói với Hờ Hương: Bổ dưỡng thế chắc trẻ con ăn tốt lắm nhỉ.

- Hờ Nga: Lỡ phải nấm độc thì sao, nguy hiểm lắm

- Hờ Beng (quay sang Hờ Nga): Mấy năm trước, lũ trẻ nhà tôi vào rừng hái nấm, về nhà tôi nấu chúng nó ăn có sao đâu.

- Hờ Thủy: Thế trong chúng ta đã có chị nào làm được vườn rau như chị Hương chưa nhỉ?

- Hờ Nga: Tôi đã rào mảnh đất phía sau nhà rồi, nhưng tuần vừa rồi bận quá chưa làm được, à mà chị Hờ Hương mua hạt giống ở đâu vậy?

- Hờ Hương: Chợ huyện, cứ vào khu vực hàng khô, hỏi hạt giống gì cũng có.

- Hờ Nga (hỏi Hờ Hương): mùa này trồng rau gì hợp nhỉ?

- Hờ Hương: Trồng rau cải, dưa leo cho leo lên hàng rào; rau xà lách, rau thơm, rau mùi... mùa lạnh trồng mấy thứ này nhanh được ăn lắm.

- Hờ Thủy: Các chị khác đã có chị nào làm được vườn rau chưa?

- Hờ Beng: Vừa rồi mọi người tập trung đi gom cây mì làm giống, ai cũng bận, chưa làm được.

- Hờ Thủy: Nếu không ai có ý kiến gì nữa thì tôi tóm lại thế này: Nấu cháo dinh dưỡng không khó, trẻ rất thích ăn, một số chị đã làm rồi, chị em khác cố gắng nếu khó khăn vướng mắc thì ta trao đổi, học hỏi nhau. Chị em mình cùng cố gắng để có vườn rau sạch  chủ động cho cả gia đình. Mình cố gắng làm, mọi người trong nhà thấy rồi sẽ ủng hộ.

Bây giờ thời gian còn sớm, chúng ta cùng tìm  hiểu, chia sẻ, thảo luận xem nguyên nhân tại sao con mình suy dinh dưỡng. Mời chị H’ Djrin.

            - HDjrin: Xin lỗi các chị, đúng ra nội dung này chúng ta cần trao đổi ngay từ đầu. Hôm nay tôi xin cung cấp đến nhóm các nguyên nhân dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân suy dinh dưỡng có thể bị ngay từ trong bụng me, khi mẹ mang thai không được ăn uống đầy đủ, làm việc quá sức; Nguyên nhân do đẻ non; do các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch; Trẻ mắc bệnh dài ngày chữa không khỏi dứt điểm, ví dụ như ỉa chảy, viêm phổi. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trẻ thiếu sữa trong khi đó không biết cách cho ăn dặm, cho ăn đủ chất.  Nói chung là thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không chăm sóc con cái.

            - Hờ Thủy: Chị nói thêm lần nữa đi, cho chị em hiểu

            - SV H’Djrin: Trẻ suy dinh dưỡng có nhiều nguyên nhân. Ví dụ như: lúc mình mang thai, cơ thể mẹ ốm yếu, bệnh tật, ăn uống kém, mẹ không đủ chất nuôi con từ trong bụng; Đẻ non tháng; hoặc khi trẻ nhỏ bị bệnh tật dài ngày mà không chữa khỏi dẫn đến biến chứng. Một nguyên nhân nữa là thiếu sữa cho trẻ bú, hoặc không cho trẻ ăn dặm, hoặc cho ăn không đúng cách ở giai đoạn trẻ sắp bỏ bú. Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng.

- Hờ Thủy: Chị Rin nói vậy, chị em ta xem thử con mình bị suy dinh dưỡng từ khi nào. Mời Hờ Ngọc.

- Hờ Ngọc: Tôi nuôi con một mình, còn phải lo làm rẫy kiếm ăn, gần đây rất ít sữa nên nó thường quấy khóc, khó chịu, mà cũng chẳng thấy lớn, đi khám ở trạm y tế bác sỹ bảo bị suy dinh dưỡng rồi, phải cho ăn đủ dinh dưỡng để cháu lớn.

- Hờ Thủy: Thế Hờ Ngọc có làm theo lời Bác sỹ không

- Hờ Ngọc: Muốn nhưng không biết làm, nghe người ta nói mua sữa hộp cho uống nhưng không có tiền. Muốn nấu cháo dinh dưỡng cho con nhưng ngày nào cũng mua thịt cá thì cũng không biết lấy tiền đâu.

- SV H’Djrin: Thưa các chị, nhân việc Hờ Ngọc  vừa nói, xin lỗi các chị vì chưa hướng dẫn các thực phẩm thay thế thịt, cá. Việc sử dụng thịt cá là thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày là cần thiết. Tuy nhiên do khó khăn, các chị khó có thể thực hiện việc này thường xuyên. Nhưng các chị yên tâm vì chúng ta có nhiều loại thực phẩm rẻ tiền để thay thế, có thể chế biến ăn xen với thịt cá và cũng có nhiều chất đạm như thịt cá. Ví dụ như đậu phụ, mè, lạc, nấm rơm. Lạc sống các chị giã nhỏ, nấu với mướp rất tốt và ngon miệng. Ngoài ra lạc, mè còn có thể rang, giã nhỏ ăn với cơm. Các chị cũng có nhiều sự lựa chọn thực phẩm thay thế thịt lợn như: Chim cút có nhiều trên nương rẫy, nấm rừng (nấm mối) như các chị vừa trao đổi ở trên; cua, ốc rất dễ bắt. Chị Hờ Thủy nói rằng chỉ cần mỗi lần đi làm về, dọc theo bờ suối là đã có một bữa cua, ốc rồi. Có cua có thể nấu canh, ốc nấu cháo cho trẻ ăn cũng rất tốt. Xin lỗi cắt ngang lời, mời các chị thảo luận tiếp.

- Hờ Thủy: Vừa rồi nghe sinh viên nói, thế thì con tôi suy dinh dưỡng do lúc mang thai sức khỏe tôi không tốt, ăn uống không ra sao, làm lụng nhiều nên bé sinh non. Bây giờ vợ chồng tôi cố gắng bù đắp cho nó mau lớn.

- Hờ Hương: Hai đưa con tôi đều bị còi cọc, xanh xao. Bác sỹ bảo bị suy dinh dưỡng, phải cho ăn thêm nhiều vào. Nhưng tôi cho nó chẳng ăn, nên chán.

- Hờ Nga: Thời gian trước tôi ham làm quá, chẳng cho nó ăn thêm gì, lâu ngày dần thành suy dinh dưỡng. Đến khám bác sỹ mà tôi giật mình. Bây giờ thấy con mình thua kém bạn bè, tôi thấy mình như có tội với nó.

- Hờ Nhiêu: Lúc mang thai, tôi không ăn uống được, bệnh tật, khi đẻ nó ra mẹ tôi bảo con này khó nuôi quá, quấy khóc suốt đêm.

- Hờ Thủy: Còn chị Hờ Beng?

- Hờ Beng: Nhà tôi đông con, không chăm sóc được, chúng thường bệnh tật, cho nên người lúc nào cũng gầy còm, xanh xao.

...

 - SV H’Djrin: Như vậy là hôm nay chúng ta đã thảo luận hai nội dung: một là nguyên nhân con em mình bị suy dinh dưỡng; hai là việc áp dụng kiến thức suy dinh dưỡng ở nhà. Xin lỗi nhóm vì kế hoạch có sự thay đổi nên dài hơn so với dự kiến. Mong các chị sau buổi sinh hoạt này tiếp tục về nhà thực hiện áp dụng những hiểu biết có được về dinh dưỡng. Trong quá trình áp dụng, chắc chắn có nhiều khó khăn, vướng mắc. Những khó khăn đó chúng ta tiếp tục thảo luận trong các buổi sinh hoạt tới.

Buổi sinh hoạt lần sau, thứ bảy ngày 24/1/2015, tại nhà Hờ Hương, chúng ta sẽ thực hành làm cơm nát cho trẻ, các chị nhớ đi đông đủ nghe.

 

Kết quả buổi sinh hoạt:

- Biết được thái độ và khả năng ứng dụng kiến thức suy dinh dưỡng của các nhóm viên: Một số nhóm viên tích cực như: Hờ Thủy, Hờ Ngọc, Hờ Nga.

- Các nhóm viên biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ, từ đó các thành viên ý thức được việc cần thiết cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho con mình.

- Các nhóm viên được cung cấp các thực phẩm rẻ tiền thay thế thịt cá như đậu phụ, lạc, mè.

Nhận xét:

- Thuận lợi: Nhóm hoạt động trôi chảy hơn; nhóm viên hoạt động tích cực. SVTT H’Djrin là người Ê Đê nên dễ dàng phiên dịch, giải thích cho nhóm viên cũng như sinh viên thực tập hiểu nội dung muốn truyền đạt.

- Khó khăn: Các chị mang theo con trẻ nên đôi lúc chưa có sự tập trung, ngắt quãng, kéo dài thời gian buổi sinh hoạt.

Biên bản kết thúc lúc: 15h20’

Người ghi biên bản: An Văn Thùy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SƠ ĐỒ TƯƠNG TÁC SINH HOẠT GIỮA KỲ

Chủ đề: Thảo luận việc áp dụng kiến thức tại nhà qua hai buổi sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KẾ HOẠCH SINH HOẠT NHÓM CHI TIẾT

Sinh hoạt chủ đề 3: Thực hành cơm nát cho trẻ suy dinh dưỡng

 

Thời gian: 14h00’ Ngày 24/01/2015

Địa điểm: Nhà Hờ Hương- Nhóm phó

Mục tiêu sinh hoạt:

Biết cách chế biến bữa ăn cho bé đủ dinh dưỡng từ bữa cơm của gia đình (thịt băm nhỏ + cơm + rau, củ giã nát hoặc xay bằng máy xay sinh tố)

Stt
Thời gian
Mục tiêu hoạt động
Phương pháp
Người phụ trách
01
14h00’
Tập hợp nhóm
Mời
Hờ Thủy
02
14h10’
Nhận biết một bữa cơm đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp mọi lứa tuổi trong gia đình và biết cách sử dụng thực phẩm giàu chất đạm để thay thế thịt cá
Thảo luận thực phẩm giàu chất đạm thay thế thịt, cá
Thảo luận- Trao đổi
SVTT- Hờ Thủy
03
14h30’
Nấu một bữa cơm gia đình 04 người ăn
Thực hành
SVTT phụ nấu cơm; nhóm viên chế biến thức ăn
04
15h00’
Hướng dẫn biết làm cơm nát cho trẻ trên 24 tháng tuổi
Trình bày
SVTT Hanh
05
15h10’
-Chế biến cơm nát cho trẻ
- Chế biến cơm nát bằng máy xay sinh tố
Thực hành cơm nát
Nhóm viên
06
15h20’
Cho bé Du Ny (con Hờ Hương ăn)
 
Hờ Hương
07
15h30’
Kết thúc và thông báo nội dung, địa điểm và những việc cần chuẩn bị cho buổi sinh hoạt lần sau
 
Hờ Thủy

 

 

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHỦ ĐỀ 3

Thực hành cơm nát cho trẻ suy dinh dưỡng

 

Tên nhóm SVTT: Sông Hinh 1

Tên SV: Thùy, Linh, Hanh, H’ DJrin

Thời gian: 14h00’ ngày 24/01/2015

Nơi sinh hoạt: Nhà Hờ Hương – Nhóm phó

Nhóm viên: có mặt đầy đủ

Mục tiêu: Biết chế biến một suất cơm nát cho trẻ suy dinh dưỡng từ bữa cơm của gia đình

Nội dung:

+ Củng cố kiến thức bữa cơm đảm bảo dinh dưỡng cho gia đình và cho trẻ suy dinh dưỡng

+ Nấu một bữa cơm cho 4 người ăn trong gia đình ( cơm, thịt kho, canh thịt + khoai tây, cà rốt hoặc bí )

+ Hướng dẫn làm cơm nát

Diễn tiến buổi họp:

- 14h05’ ổn định tổ chức bắt đầu sinh hoạt

SVTT (Hanh):  Chào toàn thể các chị cùng nhóm sinh viên, theo kế hoạch, hôm nay chúng ta đến đây cùng sinh hoạt nhóm. Chủ đề như đã giới thiệu trong buổi sinh hoạt trước, đó là Thực hành nấu cơm nát cho trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên. Trước khi vào sinh hoạt, nhóm ta cùng hát một bài tập thể, hát bài nào các chị? “Bài ánh điện nhà sàn” có được không?

- Nhóm viên: Được đấy.

- SVTT: Nào ta bắt đầu nhé, tôi bắt nhịp, chúng ta cùng hát.

(Hát bài Ánh điện nhà sàn)

- SVTT: Cán ơn nhóm, các chị hát hay quá!

- Hờ Thủy: Bài này ở buôn chúng tôi thường hát mà.

- SVTT: Thưa các chị, hôm nay chúng ta thực hành làm cơm nát. Trong số chúng ta đã có ai biết làm cơm nát cho trẻ ăn  không?

- Hờ Nga: Ở đây đâu có ai biết làm cơm nát bao giờ đâu

- Hờ Ngọc: Cơm nát có phải là nấu nhừ không? Cho nó ăn lúc mấy tuổi?

- SVTT: Cơm nát nhưng không phải là nấu nhừ, cơm nấu bình thường cho cả nhà ăn, rồi mình lấy một phần ra, dùng cối để giã nát hoặc cho vào máy xay sinh tố để xay nát, sau đó mới cho trẻ ăn. Mục đích là để trẻ tiêu hóa, hấp thụ các chất bổ trong thức ăn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, tuổi thích hợp nhất cho trẻ ăn cơm nát là từ 02 tuổi trở lên. Nếu sớm quá sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ, hoặc trẻ không hấp thu được chất bổ. Các chị đã hiểu chưa?

- Hờ Hương: À hiểu rồi, chúng tôi ở đây cứ nhai cơm cho nó ăn, vừa nhanh vừa tiện.

- Hờ Thủy: các chị có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của chị Hờ Hương?

- Hờ Beng: Bốn đứa con nhà tôi đều thế cả, lúc hết sữa, lúc nó đói là tôi bốc cơm nguội nhai cho nó. Nhiều hôm bận rộn lấy tô cơm cho chúng nó tự bốc ăn.

- Hờ Thủy: Còn các chị khác?


- Hờ Thủy (nói với SVTT): ở đây ai cũng thế sinh viên à, trẻ bú sữa, rồi ăn cơm mớm, có lúc bận rộn cho trẻ tự bốc cơm ăn, ai nhiều sữa thì trẻ được nhờ, bú đến năm học lớp 1, ai ít sữa thì trẻ chịu thiệt, còi cọc, ốm yếu, tội lắm.

- SVTT:  Việc nhai cơm mớm cho trẻ là biện pháp cổ xưa cũng là để cho trẻ tiêu hóa, hấp thu tốt thức ăn. Tuy nhiên, như vậy không đảm bảo vệ sinh, rất rễ mắc các bệnh lây truyền như cảm cúm, lao phổi, đường ruột… Vì vậy có thể làm hại trẻ, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ vì bệnh tật. Buổi sinh hoạt trước, chúng ta thực hành nấu cháo cho trẻ. Từ 12 tháng trở lên, trẻ có thể đã ăn được cháo lỏng, sau đó đặc dần. Các chị có hỏi khi nào cho trẻ ăn cơm nát. Tôi nhắc lại, từ 12 tháng trở cần thiết cho trẻ ăn dặm cháo, đến khi trẻ 2 tuổi nhất thiết phải cho ăn dặm cơm nát, vì lúc này sữa mẹ ít dần. Đặc biệt hơn với trẻ suy dinh dưỡng thì chúng ta cần thực hiện tốt điều này, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ các chất thì mới có cơ hội cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ.

- Hờ Thủy: Chúng tôi hiểu rồi, thế sinh viên hướng dẫn cho chúng tôi làm cơm nát đi.

- SVTT: Không khó các chị ạ! Chỉ cần lấy miệng chén cơm, cá đã lọc xương, hoặc thịt bằm, rau hoặc củ quả sau đó cho vào cối sạch giã nát. Điều quan trọng là cơm nát cũng phải đảm bảo dinh dưỡng như dinh dưỡng của cháo.

Vậy theo các chị, một bữa cơm như thế nào thì đảm bảo dinh dưỡng?

- Hờ Thủy: Cơm đủ dinh dưỡng là có cá, thịt, rau

- Hờ Nga: Rau thì có sẵn, nhưng thịt, cá đâu phải lúc nào chúng ta cũng mua được. À đúng rồi, bữa trước sinh viên nói món gì thay thế thịt cá mà vẫn đảm bảo ấy nhỉ:

- Hờ Thủy: Chim cút, trứng, cua, tôm

- Hờ Nhiêu: Những thứ đó vẫn đắt và khó, sinh viên nói các thứ mua rẻ tiền như đậu phụ, lạc rang, mè.

- Hờ Thủy: Đúng rồi, lạc sống giã nát nấu mướp, hoặc lạc, mè rang giã nhỏ trộn cơm trẻ con thích ăn lắm.

- SVTT: Rất tốt các chị ạ, như vậy là các chị nắm khá vững kiến thức về suy dinh dưỡng rồi đấy. Một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng phải có cơm, thịt cá (hoặc tôm, cua), ray củ hoặc quả. Tuy nhiên chúng ta đều có hoàn cảnh khó khăn, nếu không đủ mua thực phẩm cho cả nhà thì có thể mua dành riêng cho em bé; hoặc chúng ta sử dụng thực phẩm giàu chất đạm thay thế thịt, cá như đậu, lạc, mè.

Bây giờ Hờ Thủy hướng dẫn nhóm nấu một bữa cơm đủ dinh dưỡng nhé.

(Hờ thủy cùng cả nhóm nấu bữa cơm 04 người ăn gồm: 02 chén gạo, 03 lạng thịt, bí đỏ ¼ quả trong thời gian 25 phút) 


- Hờ Thủy (nói với SVTT): Nhóm đã nấu xong, cơm đã chín, 2/3 số thịt thái nhỏ kho, 1/3 còn lại bằm nhỏ nấu với bí đỏ. Bây giờ sinh viên làm cơm nát cho chúng tôi xem.

- SVTT: Không được các chị ạ! Chúng tôi chỉ hướng dẫn còn các chị trực tiếp làm thì mới nhớ. Tôi nói lại nhé: Cơm lấy miệng chén, ba lát thịt kho, hai miếng bí nấu rồi cho vào cối giã. Chú ý cối đá phải rửa sạch, phơi nắng cho khô, hoặc hơ bếp than cho khô. Sau khi cơm đã nát, múc ra chén, lấy nửa chén canh cho trẻ ăn cùng cơm. Các chị hiểu rõ chưa ạ. Tôi nhắc lại nhé: miệng bát cơn, ba lát thịt, hai miếng bí cho vào cối sạch giã nát.

- Hờ Thủy: Được rồi, để chúng tôi làm, có gì sinh viên nhắc nhé

(Hờ Thủy lấy cơm, Hờ Ngọc lấy thịt và canh, Hờ Hương giã nát, sau đó cả nhóm lấy cơm cho bé Ru Ny con của Hờ Hương ăn, tuy nhiên bé Ru Ny sợ đông người, ngại không dám ăn. Hờ Hương bế con út Hờ Dung ra đầu nhà, bé Hờ Dung ăn hết)

- Hờ Thủy (cười nói với sinh viên): Ru Nu không ăn, bé Dung ăn hết rồi, sinh viên à.

- Hờ Hương: Mấy bữa trước tôi nhai cơm, nó cũng ăn. Nhiều lúc bận cũng chẳng nhai được, cho nó bốc, nó tự nuốt.

- SVTT: Mời các chị tập trung, ổn định nhóm.

Như các chị đã làm, vừa rồi là bữa cơm nát dành cho trẻ trên hai tuổi. Trong thực tế có những trẻ thích ăn cơm sớm hơn, cũng có trẻ muộn hơn. Nhưng tốt nhất cho trẻ ăn cơm nát từ hai tuổi trở lên là thích hợp nhất, cho ăn cháo từ một năm tuổi trở lên là vừa. các chị thấy làm cơm nát có khó không nào?

- Hờ Beng: Không khó đâu sinh viên

- Hờ Nga: Thế còn làm cơm nát bằng máy xay sinh tố thì sao?

- SVTT: Cũng vậy thôi, cũng miệng chén cơm, một ít thịt, rau hoặc củ, quả, cho vào máy xay sinh tố đã rửa sạch. Nhưng chú ý phải cho vào một ít nước canh thì máy mới nghiền cơm được. Các chị chú ý các thực phẩm giàu dinh dưỡng thay thế thịt, cá nhé. Bây giờ mời chị Hờ Thủy tiếp tục công việc điều hành nhóm.

- Hờ Thủy: Buổi sinh hoạt của nhóm hôm nay đến đây tạm dừng. Cán ơn SV đã nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi làm cơm, làm cháo dinh dưỡng. Chúng tôi đã nghe nói đến nhiều lần nhưng không biết làm.  Bây giờ thì tốt rồi, cám ơn SV nhé. Nhóm ta tiếp tục sinh hoạt vào thứ bảy tuần sau tại nhà chị Hờ Ling chi hội trưởng phụ nữ của buôn với chủ đề chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng..

Biên bản kết thúc lúc 15h00’

Người ghi biên bản: An Văn Thùy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SƠ ĐỒ TƯƠNG TÁC BUỔI SINH HOẠT CHỦ ĐỀ 3

Thực hành cơm nát

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KẾ HOẠCH SINH HOẠT NHÓM CHI TIẾT CHỦ ĐỀ 4

Chăm sóc thế nào khi trẻ bị suy dinh dưỡng

 

Thời gian: 14h00’ Ngày 31/01/2015

Địa điểm: Nhà Hờ Ling- Chi hội trưởng phụ nữ buôn Hai KLok

Mục tiêu sinh hoạt: Giúp các bà mẹ ý thức phòng, chữa bệnh đối với trẻ suy dinh dưỡng; tâm lý của mẹ và gia đình với trẻ suy dinh dưỡng.

Stt
Thời gian
Nội dung
Phương pháp
Người phụ trách
01
14h00’
Tập hợp nhóm
 
Hờ Thủy
02
14h10’
Mời nhóm viên hát
Hát
Hờ Thủy
03
14h15’
-Tại sao phải cho trẻ ăn chín, uống sôi
-Sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
Thảo luận
Hờ Thủy+ SVTT
04
14h35’
- Giữ ấm cho trẻ về mùa đông, mát về mùa hè
Thảo luận
Hờ Thủy + SVTT
05
14h45’
- Tâm lý với trẻ suy dinh dưỡng; Những hành động thể hiện sự yêu thương đối với trẻ
Thảo luận
Hờ Thủy + SVTT
06
14h55’
Biết cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh (Chữa khỏi bệnh, ăn uống đầy đủ)
- Thảo luận
Hờ Thủy + SVTT
07
15h05
Kết thúc và thông báo về buổi họp lượng giá cuối cùng
 
Hờ Thủy

 

BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM CHỦ ĐỀ 4

Chăm sóc thế nào khi trẻ bị suy dinh dưỡng

 

Tên nhóm SVTT: Sông Hinh 1

Tên SVTT: H’ Djrin, Thùy, Hanh, Linh.

Thời gian: Từ 14h00’ ngày 31/01/2015

Nơi sinh hoạt: Nhà Hờ Ling- Chi Hội trưởng phụ nữ Buôn Hai KLok

Nhóm viên: có mặt 6/6 (Hờ Thủy, Hờ Hương, Hờ Nhiêu, Hờ Nga, Hờ Beng, Hờ Ngọc)

Nội dung:

          - Thảo luận về  cách chăm sóc khi trẻ bị suy dinh dưỡng; Tại sao phải cho trẻ ăn chín, uống sôi  và sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh.

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, và giữ ấm cho trẻ về mùa đông, mát về mùa hè

- Những hành động thể hiện sự yêu thương đối với trẻ

- Chữa khỏi bệnh ; Ăn uống đầy đủ

Diễn tiến buổi sinh hoạt:

- 14h05’ ổn định tổ chức bắt đầu sinh hoạt

- SVTT (H’ Djrin) : Tươi cười và chào toàn thể chị em trong nhóm.  Trước khi bước vào sinh hoạt, tôi xin mời tất cả chị em chúng ta hát một bài tập thể “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng ” (vỗ tay) với bầu không khí nhóm vui vẻ, phấn khởi và thoải mái.

- SVTT ( H’ Djrin): Thưa các chị em , như chúng ta đã biết vấn đề chăm sóc trẻ em , nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng rất khó khăn phải không? Chính vì vậy, buổi sinh hoạt nhóm cho chúng ta hôm nay nhằm trao đổi, bàn bạc làm như thế nào chăm sóc trẻ khi bị suy dinh dưỡng ; tại sao cho trẻ ăn chín, uống sôi; sử dụng thực phẩm đảm bảo, an toàn vệ sinh…Ở đây chúng ta chú ý không riêng là người mẹ mà cả thành viên trong gia đình cần phải quan tâm đối với trẻ em bị suy dinh dưỡng. Xin mời chị Hờ Thủy nhóm trưởng bắt đầu đưa ra nội dung thảo luận trong nhóm mình nhá. Xin mời chị .

- Hờ Thủy: Mắt nhìn mấy chị em trong nhóm cười thân thiện và nói nhẹ nhàng. Nhìn chung chị em trong buôn làng mình cứ lo đi làm rẫy đi sớm về muộn ít quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe con cái. Như vậy, hôm nay chị em chúng ta tìm hiểu và thảo luận . Với  nội dung tại sao phải ăn chín, uống sôi và sử dụng thực phẩm đảm bảo, an toàn vệ sinh?  Xin mời các chị .

           - Hờ Ngọc : Tôi nói thật với chị em, biết là “Ăn chín, uống sôi” là tránh bị đau bụng, tiêu chảy, cũng sợ có giun sán nữa chứ , nhưng đôi lúc thằng cu con nhà tôi cũng có cho uống nước lã. Bởi vì tôi không thường xuyên nấu, lo đi làm sớm về muộn không có thời gian để mà nấu nước.

- Hờ Hương : Như gia đình mình thì không thường xuyên đi chợ nên không thể nào chọn thực phẩm ngon lành, đảm bảo an toàn vệ sinh mà cứ đón mua mấy chị bán hàng rong đấy. Nấu ăn thì nấu chung cả nhà chứ không nấu riêng cho bé. Nghĩ lại gia đình tôi chăm sóc con cái cũng chưa kỹ lắm. Qua buổi sinh hoạt này tôi thấy rất bổ ích và thiết thực hơn. ( Im lặng một hồi)

- Hờ Thủy: Xin mời chị em chúng ta tiếp tục thảo luận thoải mái nghen. Nếu các chị  em không nói được tiếng Kinh thì nói bằng tiếng Ê Đê của dân tộc mình cũng được mà , buổi sinh hoạt này có Chị H’ Djrin ( A mí H’ Thủy) cũng là người đân tộc thiểu số mình để chị có thể phiên dịch ra tiếng Kinh cho sinh viên trong đoàn cùng nghe không sao cả ? Trong đầu mình nghĩ sao thì nói vậy ?

SV H’Djrin: Cười và nói, đúng đấy, chị em ta cứ trao đổi thật thoải mái đi để mình dịch lại cho nhóm sinh viên thực tập cùng nghe. Tôi cũng trao đổi thêm cho chị em chúng ta hiểu chăm sóc con suy dinh dưỡng phải chăm kỹ bởi vì mấy đứa bị suy dinh dưỡng hay ốm yếu hơn so với đứa trẻ khác. Nếu mình cho trẻ ăn thức ăn chưa chín hay ăn sống thì sẽ bị tiêu chảy hoặc bị ngộ độc thức ăn...Với lại chị em mình thường nấu canh  nêm ớt nhiều quá,  trẻ ăn cay vào thì dễ bị đau bụng và tiêu chảy đấy. Chính vì vậy, chị em ta phải chịu khó nấu thức ăn riêng cho trẻ. Nấu nước sôi để nguội cho trẻ uống.

- Hờ Thủy : Như gia đình tôi đây cũng vậy cứ đi rẫy cả ngày, đứa con thì gởi chị em bà con hàng xóm trông coi dùm. Ở nhà ngồi chơi dưới sàn nhà rất dơ bẩn. Trước khi ăn đâu có chú ý rửa tay sạch sẽ, có lúc ăn cơm, canh nguội không có đun lại kỹ … Vừa rồi, con tôi bị đau bụng tiêu chảy liên tục mấy ngày luôn.

- SV H’Djrin: Đấy, mấy chị em nghe Hờ Thủy nói không ? Ăn uống không hợp vệ sinh thì gây ra đau bụng tiêu chảy. Qua trao đổi, thảo luận này, tôi nhắc nhở chị em ta rõ thêm. Cần phải bảo đảm cho trẻ “Ăn chín, uống sôi”. Thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn. Tránh những thực phẩm nhiễm bẩn và bị ô nhiễm vì đó là nguồn gây bệnh như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn…

- Hờ Thủy: Việc đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ rất quan trọng, thức ăn phải nấu sôi trước khi cho trẻ ăn, luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- SV H’Djrin: Qua thảo luận của các chị em mình, cho thấy rằng phải tự vệ sinh các dụng cụ ăn uống như chén, muỗng, ly cho đến đồ dùng, đồ chơi, quần áo, nơi trẻ sinh hoạt. Chị em ta chăm sóc trẻ phải thường xuyên rửa tay, đồng thời cũng rửa tay cho trẻ. Vì đối với những trẻ bị SDD khả năng miễn dịch của trẻ kém hơn trẻ bình thường nên rất dễ nhiễm các bệnh như nhiễm khuẩn đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa,... Chăm sóc trẻ từ khi còn nằm trong bụng mẹ ăn uống đầy đủ, lao động nhẹ nhàng hợp lý, vê sinh, giữ ấm, phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn. Cần theo dõi sự tăng cân của mẹ trong thời kỳ mang thai. Sau khi sinh nuôi con không chỉ bú mẹ mà còn cho ăn bổ sung phải đúng lúc, đúng cách, đảm bảo chất lượng, cai sữa đúng thời điểm. Đặc biệt, cần giám sát cân nặng trẻ thường xuyên bằng biểu đồ tăng trưởng..

- Hờ Nhiêu : Nghe sinh viên nghe hay quá, nghĩ lại mình không thể chịu khó đến như vậy, bởi vì sáng dạy sớm lo nấu cơm, sát nước mang đi rẫy rồi. Đôi khi ăn cơm nguội, uống nước lã là xong. Không có lúc nào tôi đun sôi lại. Tôi ít chịu khó lắm mấy chị em à. Qua trao đổi em mới hiểu nhiều hơn những kiến thức chăm sóc con cái.

- SV H’Djrin: Mấy chị em biết không ? Khi mang thai các chị em mình lao động nặng nhọc, không để ý việc ăn uống đủ chất dinh dưỡng, có khi người mẹ đang mang thai hay bệnh đau thường xuyên, nhất là một số chị con hút thuốc lá, uống rượu nó cũng ảnh hưởng đến thai nhi đấy.

- Hờ Nga :  Đúng chị ạ, hồi em mang thai con em, bệnh đau suốt cộng với thai nghén ối miết à, không muốn ăn gì hết, chắc có lẽ thiếu chất dinh dưỡng rồi nên con em khi sinh ra nhỏ xíu à.

.- Hờ Hương: Con của chị Hờ Beng còn nhỏ mà sao thấy bệnh miết à, nghe nó ho nhiều lắm thấy mà thương. Với lại em thấy chị hay tắm cho nó bằng nước lạnh, chị nên tắm nước ẩm, mặc áo ấm để giữ ẩm cho nó chứ. Còn tôi làm cả ngày, chiều tối mới về nhà, tôi thường xuyên nấu nước nóng và pha nước ấm tắm và mặc quần áo ấm cho con. (Nhà

 

 

 

Hờ Hương gần sát nhà Hờ Beng).

-  Thủy: Theo tôi thấy vấn đề chăm sóc con ở buôn mình, cứ thả con lê la  dưới sàn chơi bốc đất, cát, lấm lem và đưa ngón tay vào miệng mút. Như vây, không tốt đâu, mất vệ sinh và sẽ sinh ra giun sán trong bụng đấy.

- Hờ Ngọc: Chị em nghĩ sao vậy, như gia đình tôi đơn chiếc, làm ăn vất vả suốt ngày, níu con sau lưng giữa nắng chang chang đấy, ăn uống thất thường có bữa không chịu ăn uống gì. Có lúc tôi thả con chơi dưới cây bóng mát, nó quệt tay bẩn lên mặt và mút ngón tay. Tôi thì lo làm cỏ bắp không có ai trông coi nó . Trời tối mới về đến nhà , con nó bị cảm sốt nóng quá tôi bối rối không biết làm sao?

- Hờ Nhiêu : Đúng là mỗi nhà, mỗi cảnh. Ai ai cũng khổ, ai cũng lo làm ăn , nhưng chị em ta phải quan tâm hơn đến con cái chứ. Vì mình sinh con ra thì phải nuôi dưỡng con cho tốt. Khi con bệnh đau gia đình mình buồn và lo lắm.

- SV H’Djrin : Các chị có thể nói về nước sạch và môi trưởng ở nơi mình ở xem thế nào?

- H Beng : Tôi thấy buôn làng mình chưa có ý thức về sinh môi trường mặc dù Hội phụ nữ xã, chi hội thôn buôn tuyên truyền vận động thường xuyên nhưng vẫn vứt rác bừa bãi,  con ruồi,  muỗi sinh sôi nảy nở càng nhiều hơn.

- Hờ Nhiêu : Hôm qua bên Hội phụ nữ họp  phát động gia đình phụ nữ tổng dọn vệ sinh, đào hố rác, di dời chuồng gia súc xa nhà đó, chứ mấy chị em không đi họp à?

- Hờ Nga : Tôi không có nghe chị chi Hội trưởng phụ nữ của làng mình kêu đi họp.

- Hờ Hương: Đảng, Nhà nước đã quan tâm cho dân làng ta hiện nay có nước sạch để sử dụng sinh hoạt và nấu thức ăn hằng ngày.

- SV H’Djrin: Chị em chúng ta phải tắm rửa thường xuyên cho trẻ bằng nước sạch (vào mùa hè). Giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa (vào mùa đông, khi tắm gội…) để tránh nhiễm lạnh, viêm đường hô hấp.  Vệ sinh môi trường, bảo đảm cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo. Dùng nước máy trong sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ. Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi, muỗi đậu.

           -  Hờ Thuỷ: Tôi hỏi nè, trước và sau khi ăn chị em chúng ta có rửa tay cho trẻ không? 

          -  Hờ Beng: nói thật mấy chị em , có lúc rửa, có lúc không có rửa tay cho con. 

            - SV H’Djrin: Khi thời tiết thay đổi, phải cho trẻ mặc quần áo sao cho phù hợp, tránh cho trẻ mặc quá nóng, gây mất nước, hay quá lạnh gây viêm đường hô hấp.  

- Hờ Beng (hỏi SVTT): Tôi nghe có người nói buổi sáng sớm phải tắm nắng cho trẻ ( thời gian khoảng từ 6-7giờ sáng) rất tốt phải không ?

- Hờ Nhiêu: Tắm nắng là tắm như thế nào hay là tắm bằng nước hả chị ?

           - Hờ Thủy: Tắm nắng nghĩa là mình ẳm trẻ sưởi nắng vào buổi sáng rất tốt cho đứa trẻ chứ không phải tắm bằng nước lạnh đâu nha ( Cười).

- Hờ Ngọc : Đi làm về mệt nhọc, tôi tắm cho con qua loa, ướt mình là xong, mùa lạnh cũng như mùa nắng nóng tôi cũng cho con mặc một cái áo mỏng, đâu có tiền mua quần áo ấm. Lo tiền mua gạo ăn cũng không có, khổ lắm.

- SV H’Djrin: Các chị nói rất đúng, tắm nắng tăng cường vitaminD, giúp trẻ cứng xương.

 - Hờ Nga: Tôi nghe sinh viên nói nghe sướng tai quá. So ra tôi sinh con ra mà không biết chăm sóc con.

- Hờ Thủy : Hỏi lại, mấy chị em còn lại có ý kiến gì nữa không? Cả nhóm trả lời đồng ý như ý kiến của các chị đã ý kiến. ( Vỗ tay). Thế thì chị em chúng ta chuyển sang nội dung thảo luân.về những hành động thể hiện sự yêu thương đối với trẻ nhá. Đứa trẻ nào cũng vậy, luôn cần có sự yêu thương của gia đình như: Âu yếm, vỗ về biểu lộ tình cảm trìu mến. Trẻ cần được khích lệ, chuyện trò, đùa vui… tạo cơ sở cho sự phát triển toàn diện của trẻ, tránh thô bạo trong cử chỉ lời nói của người lớn trước mặt trẻ.

- Hờ Ngọc: Những thông tin của sinh viên đã truyền đạt rất là bổ ích và thiết thực đối với chị em mình đấy, trước đây sống và chăm sóc con chưa tốt sau này chúng ta sẽ chăm sóc con tốt hơn.

          - Hờ Hương: Tôi rất thương con, không bao giờ tôi đánh con hoặc nói to tiếng. Đôi lúc  vợ chồng cãi nhau trước mặt trẻ con , do không kiềm chế được bản thân .

            - Hờ Nga :  Cười và nói tôi cũng vậy .

- Hờ Nhiêu :  Vợ chồng tôi thì thỉnh thoảng cũng tranh cãi về việc chăm sóc con cái , Ông xã tôi thì rất chịu khó chăm sóc con bị ốm đau. Đặc biệt không bao giờ  Ông  la mắng hoặc nói to tiếng trước mặt con cái.

- Hờ Nga :  Qua trao đổi ,thảo luận cùng với nhóm mình và nghe sinh viên nói  làm cho tôi hiểu rõ và thậm nghĩ lại cũng có cái sai của mình trong việc ăn nói trong gia đình và con cái chưa được tốt lắm.

- Hờ Thủy : im lặng một hồi và cười , đúng vậy có lúc tôi cũng có cái dở của mình về cách nói năng hay quắt mắng con nhiều.

- SV H’Djrin:Với những trẻ biếng ăn, các bà mẹ nên kiên trì trong chế biến các món ăn phải đa dạng, đổi món mỗi ngày với  màu sắc phong phú,  hấp dẫn tự nhiên. Cần chia nhỏ bữa ăn và ăn làm nhiều bữa trong ngày, đảm bảo 3 bữa chính, 2 bữa phụ, tập cho trẻ ăn cơm  khi trẻ đủ 24 tháng, không nên cho trẻ ăn cơm quá sớm. 

- Hờ Nhiêu : Con tôi nó kén ăn nhưng mà đòi ăn bánh kẹo, không cho ăn thì khóc đành phải cho thôi.

- Hờ Ngọc : Em thấy chị cũng chiều chuộng con quá đấy. Tôi thì bắt con ăn cơm hoặc ăn cháo à, tôi không cho ăn bánh kẹo sợ sâu răng.

          - SV H’Djrin: Chị em biết không nên hạn chế cho các bé ăn các loại quà vặt như: bánh, kẹo, nước ngọt các loại… vì các thực phẩm này cung cấp năng lượng rỗng và sẽ làm cho các cháu có cảm giác no giả tạo, không có cảm giác đói, đòi ăn dễ dẫn đến biếng ăn.

           - Hờ Nga : Tại sao trẻ bị SDD cần được đi khám định kỳ hả mấy chị ?

           - Hờ Beng: Bởi các thầy thuốc chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc hợp lý .

- Hờ Hương: Đúng rồi, chị em mình không nên tự ý mua các loại thuốc bổ khi không có sự hướng dẫn của Bác sĩ.

- Hờ Thủy : Qua nội dung này, chị em còn thêm  ý kiến nào nữa không ?

- Hờ Nga ( Trả lời ) : Thôi

 - SV H’Djrin: Chị em mình chuyển qua nội dung “Chữa khỏi bệnh ; Ăn uống đầy đủ “.  Khi trẻ bị bệnh , nhất là khi bị tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp cần biết cách xử trí ban đầu tại nhà. Nếu trẻ bị tiêu chảy hay đi liên tục hoặc viêm đường hô hấp quá nặng nên đi bệnh viện ngay. Ngoài việc điều trị bằng thuốc cần coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ thích hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh và chóng hồi phục.

- Hờ Thủy : Ngày bình thường cu nó đã kém ăn rồi, mấy hôm nay nó bị bệnh  tiêu chảy. Tôi có nấu cháu trắng cho nó ăn nhưng cũng không chịu ăn, khó chịu lắm. Nó chỉ bú mẹ là chính, còn Ông xã hái ngọn lá ổi nấu cho con uống  để giảm bớt tiêu chảy.

- Hờ Hương:  Thời tiết thay đổi như năm nay lạnh kéo dài, con tôi bị viêm phổi cách đây 5 ngày,  may kịp thời nhập viện, Bác sĩ khám bị viêm phổi do nhiễm lạnh.      

- Hờ Beng: như gia đình tôi đây, tôi thì sức khỏe cũng không được tốt cứ bệnh đau suốt. Gia đình thì nghèo khổ gạo ăn chưa đủ lấy đâu tiền để mà mua sắm quần áo ấm cho con mặc để giữ ẩm . Trong thời gian qua, cu hay bị ốm đau, mùa lạnh tôi cũng tắm cho nó nước lạnh, tôi thấy nó càng ho và sổ mũi nhiều, hai vợ chồng tôi đưa nó đi khám , Ông Bác sĩ Bệnh viện mình nói là bị viêm phổi nặng phải ở lại bệnh viện chữa trị. Nghĩ lại, bản thân tôi  thấy mình không biết chăm sóc con cái, nghe  Sinh viên nói đây tôi mới hiểu rõ .

         - SV H’Djrin: Nhắc nhở chị em chúng ta biết khi con bệnh, đặc biệt trẻ bị tiêu chảy cần phải chịu khó cho ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường đấy. Đối với trẻ 1-2 tuổi ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Trẻ 3-5 tuổi cần ăn 5-6 bữa/ngày. Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng cần quan tâm chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín. Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ. Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.Thực hiên tiêm chủng đúng lịch , phát hiện và điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để có đủ điều kiện “ Nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”.

- SV H’Djrin:  Ngay từ đầu buổi sinh hoạt đến giờ phút  này, các chị đã thảo luận, trao đổi  thật là sôi nổi. Qua buổi sinh hoạt này, chúng ta cũng  hiểu được những kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ như thế nào khi trẻ suy dinh dưỡng phải không ạ ?   Hy vọng trong thời gian đến chị em chúng ta đặt đươc nguyện vọng về chăm sóc con cái của mình thật tốt. Đồng thời, chuyển tải những kiến thức này cho bà mẹ đang mang thai và nuôi con nhỏ trong buôn làng mình làm sao tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng sẽ  giảm dần.

            Buổi sinh hoạt chúng ta hôm nay là kết thúc. Thay mặt chị em xin cảm ơn tất cả anh chị em sinh viên đã đem kiến thức cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng… . Mời chị em chúng ta nghỉ.

Kết quả buổi sinh hoạt:

Qua buổi sinh hoạt, chị em đã nhận thức tốt hơn kiến thức cơ bản về chăm sóc trẻ em bị suy dinh dưỡng.

           Nhận xét buổi sinh hoạt :

+ Thuận lợi:

           - Có sự chuẩn bị tốt về nội dung sinh hoạt cụ thể rõ rang.

- Các nhóm viên thảo luận, trao đổi sôi nổi, cởi mở có sự cảm thông, chia sẻ.. Sau thời gian sinh hoạt nhóm, xét thấy họ hiểu nhau hơn.

- Chị Hờ Thủy nhóm trưởng đã điều hành tốt hơn so với bước đầu biết đưa ra câu hỏi thảo luận…

+ Khó khăn, nhược điểm:

- 100% gia đình nhóm viên gặp nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế và chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dưỡng con, vẫn còn thể hiện sự lúng túng khi áp dụng kiến thức về chăm sóc trẻ khi bị suy dinh dưỡng .

- Sự nhận thức của đa số chị em còn hạn chế. Ít quan tâm việc chăm sóc, họ chỉ quan tâm lao động , làm thuê, làm mướn để kiếm sống hàng ngày.

Biên bản kết thúc lúc 15h15’                                                       

Người ghi biên bản: Trần Văn Linh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SƠ ĐỒ TƯƠNG TÁC SINH HOẠT CHỦ ĐỀ 4

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


KẾ HOẠCH SINH HOẠT NHÓM CHI TIẾT

Họp lượng giá nhóm thân chủ và nhóm SV

Thời gian: 14hh00, Ngày 07/02/2015

Địa điểm: Nhà Hờ Ling, chi hội trưởng phụ nữ buôn Hai Klok

Nội dung: Lượng giá nhóm thân chủ sau 1,5 tháng hoạt động

Mục tiêu sinh hoạt: Biết được mức độ thay đổi của các nhóm viên về ý thức và kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

 

Stt
Thời gian
Nội dung
 
Phương pháp
Người phụ trách
01
14h00’
 
Kiểm tra sĩ số, ổn định chỗ ngồi
 
Hờ Thủy
02
14h05’
Hát khởi động nhóm
Hát
Hờ Thủy+ SV Linh
03
14h10’
Nói mục đích, nội dung buổi sinh hoạt
Nói
SVTT Thùy
04
14h15’
Thảo luận về mức độ đạt được mục tiêu đề ra từ đầu khóa:
- Ý thức chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng
- Thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng
- Chế biến bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
Thảo luận + Công cụ ba sắc mặt
SVTT Thùy
05
14h45’
Thảo luận về việc thực hiện các nội dung, thời gian của kế hoạch đề ra từ đầu khóa
Thảo luận
SVTT Thùy
06
14h55’
Nhận xét về phương pháp làm việc
Thảo luận + Công cụ ba sắc mặt
SVTT Thùy
07
15h05’
Về tương tác giữa các thành viên
Thảo luận
SVTT Thùy
08
15h15’
Sự thay đổi của nhóm viên trong hoạt động nhóm
Thảo luận
SVTT Thùy
09
 
Chào kết thúc khóa hoạt động nhóm
 
SVTT Thùy
10
15h25’
Lượng giá nhóm sinh viên
 
Thùy

 

 

BIÊN BẢN SINH HOẠT LƯỢNG GIÁ NHÓM THÂN CHỦ VÀ NHÓM SINH VIÊN

 

Tên nhóm SVTT: Sông Hinh 1

Tên SV: Thùy, Linh, Hanh, H’ Djrin

Thời gian: 14h00’ ngày 07/02/2015

Nơi sinh hoạt: Nhà Hờ Ling – Chi hội trưởng phụ nữ buôn Hai Klok

Nhóm viên: Đầy đủ (Hờ Thủy, Hờ Hương, Hờ Beng, Hờ Nga, Hờ Ngọc, Hờ Nhiêu)

Mục tiêu: Biết được sự thay đổi của nhóm viên về ý thức phòng chống suy dinh dưỡng cho con; kiến thức thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng và cách nấu ăn cho trẻ suy dinh dưỡng.

Nội dung:

            + Thảo luận về mức độ đạt được mục tiêu đề ra từ đầu khóa:

o       Ý thức chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

o       Thực phẩm cho trẻ suy dinh dưỡng

o       Chế biến bữa ăn cho trẻ suy dinh dưỡng

+ Thảo luận về việc thực hiện các nội dung, thời gian của kế hoạch đề ra từ đầu khóa

+ Nhận xét về phương pháp làm việc

+ Về tương tác giữa các thành viên

+ Sự thay đổi của nhóm viên trong hoạt động nhóm

Diễn tiến buổi họp:

- 14h10’ ổn định tổ chức bắt đầu sinh hoạt

- Hờ Thủy: Trước khi sinh hoạt nhóm, SV Linh hát tặng chúng ta bài hát Buôn Lê Diêm đêm trăng, chúng ta cùng vỗ tay và hát theo nhé.

(Hát)

- Hờ Thủy nói: Chúng ta bắt đầu sinh hoạt nhé. Hôm nay là buổi sinh hoạt cuối cùng theo kế hoạch đề ra. Về nội dung xin mời SV Thùy cùng trao đổi rõ với nhóm.

- SVTT Thùy: Cám ơn chị Hờ Thủy, đúng là như vậy, hôm nay là buổi cuois cùng chúng ta cùng làm việc nhóm. Mục đích của buổi hôm nay, chúng ta cần biết mức độ đạt được mục tiêu chúng ta đã đề ra từ đầu khóa; việc thực hiện kế hoạch, đánh giá phương pháp làm việc, những thay đổi của bản thân và một số vấn đề khác. Trước hết chúng ta cùng thảo luận những thay đổi trong suy nghĩ, trong hành động thực tế, những khó khăn, thuận lợi trong việc chăm sóc, sử dụng thực phẩm và chế biến thức ăn cho trẻ suy dinh dưỡng. Để dễ sinh hoạt, chúng ta nói từng vấn đề nhé. Nào, trước hết ta nói về việc chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng. Mời chị Hờ Thủy.

- Hờ Thủy: Hôm vừa rồi sinh hoạt về tôi suy nghĩ về nhà mình, con gái tôi thường hay bị ỉa chảy, còn ốm sốt phải uống thuốc trạm xá mỗi khi trở trời. Tôi nghĩ chỉ có nguyên nhân là do vách nhà tôi thưa quá nên bị lạnh. Con cái ốm yếu, thua bạn kém bè, rồi nó lại nghèo như mình. Nghĩ vậy, vợ chồng tôi đã sửa lại vách nhà, bây giờ ấm lắm, nó (con gái) ngủ ngon lắm.

- SVTT Thùy: Chị Hờ Thủy rất tích cực chăm sóc con cái đấy các chị ạ! Trưa hôm nay nhóm SV chúng tôi đến thăm nhà chị Hờ Thủy, phòng ngủ  của chị và con được sửa lại ván gỗ, đóng thêm bạt bên trong để khỏi gió lùa; hàng ngày chị vẫn làm cơm nát đủ dinh dưỡng cho bé Sa Ra ăn; Bé ăn được nhiều lắm.

- Hờ Hương: Tôi thấy chi Hờ Beng đã quan tâm nhiều hơn đến con cái, mua thêm áo sida (áo cũ) cho chúng nó mặc; Hờ Beng còn bắc nồi nước to cho lũ trẻ tắm ấm.

- Hờ Nhiêu: Theo tôi thì việc giữ gìn vệ sinh là quan trọng nhất. Không để trẻ bò dưới đất, rửa tay trước khi ăn, như thế bụng nó không có giun, không bị ỉa chảy. Mỗi lần con tôi bị ỉa chảy là nó hốc hác trông thấy, mất cả tháng mới hồi lại.

- Hờ Ngọc: Theo tôi khi trẻ bị bệnh phải đi trạm xá kịp thời, cái này quan trọng hơn tất cả, bởi vì đi trạm xá càng sớm, cành nhanh khỏi bệnh, bây giờ bệnh gì cũng có thuốc.


- SVTT : Các chị nói đều đúng, Hờ Ngọc nói cũng đúng nhưng biện pháp phòng bệnh là tốt nhất, trẻ bị bệnh phải đi chữa kịp thời nếu không suy dinh dưỡng càng nặng, nhưng phòng bệnh sẽ hạn chế trẻ bị nhiễm bệnh. Còn các chị nghĩ sao về thực phẩm dinh dưỡng và việc chế biến thức ăn cho trẻ?

- Hờ Nga: Như sinh viên đã nói, tôi thấy thực phẩm dinh dưỡng ở đây cũng được, nấm đậu đều có cả; hôm vừa rồi trên đường đi sinh hoạt về, tôi nghe các chị trong nhóm nói nấu cháo cần đổi món, em làm và nó ăn ngon lắm. Cám ơn chị Hờ Ngọc đã sang chỉ em cách nấu cháo nhé.

 - SVTT: Hờ Nga đổi món như thế nào?

- Hờ Nga: Đầu tiên em nấu cháo thịt, rau mùng tơi; sau em nấu cháo cá rô phi; Chị Ngọc hướng dẫn em lấy thịt cá ở hai bên sườn không có xương giăm, nấu với bốn quả cà non có sẵn ở ngoài vườn. Hôm nào bận hơn thì em nấu cháo trứng, đậu phụ. Mà các chị biết không, vườn rau của em lên xanh tốt lắm, hàng xóm ai nhìn vào cũng khen.

- Hờ Thủy: Tôi đi thăm một lượt các chị trong nhóm, tôi thấy mọi người đề biết nấu cháo dinh dưỡng như Hờ Nga, Hờ Ngọc, biết làm cơm nát từ bữa cơm gia đình như Hờ Beng, Hờ Nhiêu, Hờ Hương.

- SVTT: Qua trao đổi theo em hiểu thì qua 6 tuần hoạt động, mục tiêu của nhóm ta có những kết quả nhất định. Để thực hiện cụ thể hơn, nhóm SVTT chúng tôi đã chuẩn bị những mảnh giấy nhỏ, gọi là công cụ ba sắc mặt: Cười, bình thường và mếu. Sắc mặt cười thể hiện kết quả đạt được là tốt; sắc mặt mếu thể hiện không thay đổi và sắc mặt bìn thường là biểu hiện có những kết quả nhất định. Bây giờ nhóm SV sẽ cấp giấy và viết cho các chị, các chị chỉ cần đánh dấu gạch chéo vào ô nào mình cho là đúng nhé. Mong các chị bày tỏ quan điểm đúng với suy nghĩ của mình, bởi vì đây là một trong những biện pháp để nhóm SV khảo sát, đánh giá rút kinh nghiệm cho các hoạt động nhóm sau này được tốt hơn. Các chị nhớ nhé: so sánh mục tiêu mình đạt được với sắc mặt cười là tốt, mếu là chưa tốt và còn lại là bình thường.


- Cám ơn các chị, nhóm ta chuyển sang nội dung khác nhé. Nhóm ta thảo luận về việc thực hiện kế hoạch, chương trình mà chúng ta đã đề ra từ đầu khóa, xem có phù hợp không? thực hiện đầy đủ không? có thuận lợi khó khăn gì không ?… Mời các chị.

- Hờ Thủy: Tôi thấy mình thực hiện thế là tốt quá rồi; chị em trong nhóm đi đầy đủ, nghiêm túc; sinh viên nhiệt tình, ở xa mà hôm nào cũng đến rất sớm hơn chúng tôi. Chỉ có điều là nội dung nhiều buổi dài quá, SV lần sau cắt ngắn lại, chuyển bớt sang buổi khác, ví dụ thêm một vài buổi sinh hoạt cũng được; chị em thấy vui mà.

- Hờ Hương: Hờ Thủy nói đúng đấy, nhóm mình làm tốt mà, chúng tôi thấy không có gì khó khăn cả.


- SVTT: Các chị nói vậy chúng tôi ghi nhận, nội dung sinh hoạt trong một buổi quá nhiều khiến ta khó nhớ hết phải không các chị? Vì chưa có kinh nghiệm, rất mong các chị thông cảm. Rất cám ơn các chị đã cho SV chúng tôi những ý kiến bổ ích.

Thưa các chị, trong sinh hoạt nhóm, việc tương tác giữa các thành viên là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của nhóm. Các chị thảo luận xem việc tương tác giữa các nhóm viên trong thời gian qua như thế nào?

- Hờ Beng: Tương tác là sao? SV nói tôi không hiểu?

- SVTT: Xin lỗi các chị! Tương tác ở đây nghĩa đơn giản chỉ là những tác động qua lại giữa các nhóm viên, cụ thể là giữa các chị hay còn được hiểu là giữa các thành viên của nhóm ta, qua lời nói, qua cử chỉ, hành động, qua thái độ giữa mỗi người với nhóm hay giữa người này với người kia.

- Hờ Beng: À tôi hiểu rồi, lúc đầu chưa quen, ai cũng ngại ngùng, bây giờ thì khác, mình nói thỏa mái, nói những gì mình nghĩ, bởi vì sinh viên nói là tôn trọng nhau mà, mình nói sai, chị em góp ý thế thì càng tốt.

- Hờ Nhiêu: lúc đầu tôi cũng giận chị Hờ Beng, nhưng sau khi nói chuyện với sinh viên, tôi thấy cũng không có gì phải giận cả, mỗi người một tính, mình cần thông cảm cho nhau thì mới đoàn kết được.

- Hờ Beng; Xin lỗi Hờ Nhiêu nhé, mình lỡ lời chứ không có ý xấu.

- Hờ Hương: Chị em trong nhóm đều là người trong buôn nên đã có phần biết về nhau. Nhưng càng sinh hoạt, chị em càng hiểu và thông cảm nhau hơn, không những trong sinh hoạt, chị em nói chuyện rất cởi mở mỗi khi gặp nhau hay trên đường về, chị em đoàn kết lắm, chưa rõ cái gì là hỏi nhau ngay.


- SVTT: Nghe các chị nói em hiểu là nhóm ta có sự tiến bộ trong tương tác, trong hoạt động của nhóm viên. Lúc đầu còn e dè, nhưng càng về sau các chị càng cởi mở, thân mật hơn. Không những trong sinh hoạt nhóm mà các chị còn có sự trao đổi qua lại trong cuộc sống hàng ngày. Đây là những tín hiệu tích cực, đáng mừng đấy các chị ạ. Bởi vì trong cuộc sống, không ai biết hết cả, người giỏi việc này, người am hiểu việc kia. Vì vậy, rất cần có sự trao đổi để học hỏi lẫn nhau, như vậy mọi người sẽ cùng tiến bộ. Xin chúc mừng các chị nhé!

Thưa các chị, còn có một nội dung nữa cần có ý kiến nhận xét của các chị đó là cách thức hoạt động nhóm. Các chị có ý kiến như thế nào về  cách thức, phương pháp sinh hoạt nhóm, cụ thể là của nhóm ta trong thời gian vừa qua.


- Hờ Hương: SV nói rõ hơn đi, chúng tôi không hiểu lắm?

- SVTT Thùy: Các chị thấy kiểu sinh hoạt nhóm này có phù hợp không, bổ ích không, có khó khăn gì không?

- Hờ Hương: Chị em ở đây lần đầu tiên sinh hoạt nhóm như thế này nên không biết nhận xét như thế nào. Chỉ thỉnh thoảng đi họp phụ nữ, đi họp thôn, họ nói nhiều lắm nhưng ở dưới chẳng ai nghe, chỉ toàn nói chuyện.

- Hờ Thủy: Nhóm này do sinh viên lập lên nhưng khi hoạt động tôi thấy như là nhóm của chính mình vậy, mọi người được nói, được hỏi, được giải đáp, được học hỏi nhau, còn giúp đỡ nhau nữa; đã quen bây giờ không sinh hoạt thấy tiếc tiếc.

- SVTT Thùy: Hoạt động nhóm như thời gian vừa qua là một phương pháp mới ở địa phương chúng ta, thông qua nhóm giúp từng cá nhân nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, kích thích tính tích cực trong hoạt động, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Từ đó giúp từng cá nhân nâng cao năng lực của mình để giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên,  trong thời gian vừa qua, ngoài mục tiêu là hỗ trợ các chị có thêm kiến thức chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, chúng tôi là những sinh viên thành lập nhóm với mục đích thực tập, đưa kiến thức lý thuyết trải nghiệm vào cuộc sống thực tế, do vậy chắc chắn sẽ còn nhiều khuyết điểm, hạn chế, chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu của nhóm. Vì vậy cũng rất mong được các chị thông cảm. Để đánh giá phương pháp hoạt động nhóm, ngoài nghe các ý kiến trực tiếp, chúng tôi còn sử dụng công cụ ba sắc mặt để khảo sát nhằm phục vụ cho công tác nhận xét đánh giá sau này của nhóm SV. Nghĩ như thế nào, đánh dấu như thế: Tốt là sắc mặt cười; chưa tốt là mặt mếu, còn lại là bình thường. Rất mong được các chị phối hợp.


SVTT: Thưa các chị, buổi sinh hoạt nhóm hôm nay đến đây kết thúc. Như vậy, tới đây chúng tôi đã cơ bản hoàn thành kế hoạch làm việc với các chị. Sau buổi này, nhóm sinh viên chúng tôi sẽ không còn làm việc với các chị nữa, trong vai trò nhóm trưởng, mong rằng Hờ Thủy cố gắng tiếp tục duy trì nhóm để chúng ta có điểu kiện học hỏi kinh nghiệm của nhau, giúp đỡ nhau tiếp tục phát triển. Nhân đây, chúng tôi xin chân thành cám ơn sự phối hợp của các thành viên trong nhóm, sự giúp đỡ tận tình của chị Hờ Ling ( Chi Hội trưởng phụ nữ buôn Hai Klok ), của chị Hờ Mai ( Phó chủ tịch Hội phụ nữ xã Ea Bia ) và Ban nhân dân buôn Hai Klok. Tình cảm, sự giúp đỡ của các chị là nguồn động viên lớn, là động lực để chúng tôi phấn đấu tiếp tục học tập, trau dồi kiến thức cho tiến trình phát triển nghề nghiệp của mình. Xin cám ơn và chúc các chị sức khỏe, chăm sóc con mình ngày càng tốt hơn. Mời các chị nghỉ.

- Hờ Thủy: Tôi có ý kiến. Tôi đại diện nhóm xin có ý kiến như thế này, mặc dù thời gian qua không dài, chúng tôi đến đây lúc đầu cũng có hoài nghi. Nhưng càng sinh hoạt chúng tôi càng thấy mình được tôn trọng, được nói, được hỏi ý kiến nhiều như thế này. Chúng tôi cũng mở mang ra được nhiều điều. Cám ơn sinh viên trong thời gian qua. Mong rằng SV học tập thật tốt sau này về giúp bà con buôn làng phát triển.

Biên bản kết thúc lúc 15h10’

Thư ký: H’Djrin

 

Kết quả lượng giá nhóm thân chủ:

Ngay sau khi kết thúc buổi họp lượng giá nhóm thân chủ, cùng với việc khảo sát tại gia đình 02 nhóm viên trong buổi trưa cùng ngày, nhóm SVTT kết luận như sau: 

- Về thực hiện mục tiêu của nhóm: Các nhóm viên đã có bước chuyển biến trong nhận thức về suy dinh dưỡng, tác hại của suy dinh dưỡng; ý thức chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng tốt hơn; biết cách sử dụng thực phẩm dinh dưỡng và thực phẩm thay thế; biết cách chế biến khẩu phần ăn dinh dưỡng cho trẻ. Kết quả khảo sát công cụ ba sắc mặt cho thấy có 5/6 phiếu được đánh dấu mặt cười, 1 phiếu đánh dấu bình thường.

            - Phương pháp làm việc nhóm: có kế hoạch cụ thể rõ ràng, kích thích được nhóm viên tham gia. Kết quả khảo sát công cụ ba sắc mặt cho thấy có 6/6 phiếu được đánh dấu mặt cười.

            - Triển khai thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra, tuy nhiên các buổi sinh hoạt nhóm dài hơn dự kiến, nội dung nhiều khiến việc tiếp thu, ghi nhớ kiến thức của nhóm viên bị hạn chế.

            - Tương tác giữa các nhóm viên tiến triển theo chiều hướng tích cực, tuy lúc đầu có sự không hiểu nhau ở một vài thành viên, nhưng càng sinh hoạt, nhóm càng đoàn kết, cởi mở.

- Các nhóm viên đã có sự thay đổi nhất định, năng động hơn, biết cách khai thác thông tin từ nhóm viên khác, tích cực giúp đỡ, hỗ trợ người khác, sôi nổi trong sinh hoạt, mạnh dạn, tự tin hơn trước tập thể.

 

Kết quả lượng giá nhóm sinh viên

Nhóm sinh viên tiến hành họp lượng giá với sự tham dự của 4/4 thành viên. Kết quả tổng hợp các ý kiến như sau:

- Việc thực hiện các vai trò được phân công trong nhóm SV:

Để đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của các thành viên trong từng giai đoạn, nhóm đều có sự phân công cho các thành viên, từng cá nhân thành viên đã thực hiện nghiêm túc, vận dụng các lý thuyết CTXH vào thực tế hoạt động nhóm. Từng sinh viên đã hoàn thành tốt vai trò được phân công trong hoạt động nhóm.

            Trong giai đoạn lập nhóm, nhóm viên đã đến khảo sát các hộ gia đình có con bị suy dinh dưỡng theo danh sách do trạm y tế cung cấp để nắm bắt hoàn cảnh, nhu cầu của gia đình, lựa chọn những người có cùng hoàn cảnh, gần tuổi tác, trình độ văn hóa.. để mời tham gia sinh hoạt nhóm.

            Trong quá trình hoạt động nhóm, sinh viên thực tập đã thể hiện khá rõ vai trò là một nhân viên xã hội. Giải quyết kịp thời các mâu thuẫn phát sinh giữa các nhóm viên (Cụ thể qua theo dõi nhóm, phát hiện thái độ của Hờ Beng và Hờ Nhiêu nảy sinh mâu thuẫn, không hài lòng về nhau, nên đã gặp riêng từng thành viên để nói chuyện. Cả hai đã có sự thay đổi tích cực trong những buổi sinh hoạt tiếp theo; Hay nhờ Hờ Hương động viên, khích lệ Hờ Ngọc cần mạnh dận, sôi nổi tham gia thảo luận trong sinh hoạt nhóm))

            Trong các buổi sinh hoạt nhóm khác nhau, các sinh viên được phân công phụ trách các công việc cụ thể như hỗ trợ nhóm trưởng điều hành nhóm; thực hiện tốt vai trò là người  xúc tác, khuyến trợ, lãnh đạo, truyền thông… tùy thuộc từng thời điểm nhóm để nhóm hoạt động đúng hướng, và có hiệu quả. Phân công người quan sát, ghi biên bản, vẽ sơ đồ tương tác…

            Trong vai trò là Nhân viên xã hội, từng vinh viên đã chấp hành nghiêm nguyên tắc tự quyết của nhóm thân chủ.  

-         Phối hợp giữa các SV trong nhóm thực tập.

Nhóm sinh viên đã nêu cao tinh thần đoàn kết trong suốt quá trình thực tập; thường xuyên họp nhóm; Có sự thống nhất trong các kế hoạch hoạt động; thường xuyên giữ mối liên lạc với nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm sinh viên.

-         Kỹ năng làm việc nhóm

Trong thời gian sinh hoạt nhóm, từng nhóm viên đã biết vận dụng các kỹ năng làm việc nhóm như: Kỹ năng điều hành nhóm, kỹ năng truyền thông, Kỹ năng quan sát, Kỹ năng giải quyết vấn đề mâu thuẫn; Kỹ năng viết báo cáo; kỹ năng đánh giá nhận diện vấn đề. Các kỹ năng trên được vận dụng linh hoạt trong suốt quá trình hoạt động nhóm cũng như linh hoạt trong các tình huống cụ thể

- Những nội dung khác nhóm thấy cần xem xét, rút kinh nghiệm:

+ Về  cách ghi biên bản, vẽ sơ đồ tương tác chưa được đầy đủ còn thiếu sót.

+ Về diễn đạt đôi khi sinh viên còn lúng túng, bị động.

+ Lúc mới thành lập nhóm, vận động chi em đi sinh hoạt nhóm còn khó khăn. Vì là sinh viên thực tập nên bước đầu còn hoài nghi chưa có sự tin tưởng. Vì vậy, cần dựa vào các nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương. ( chi Hội phụ nữ, ban nhân dân… )

+ Khi truyền thông, nhóm sinh viên còn lúng túng bị động chưa thực sự nắm chắc các kiến thức về dinh dưỡng. Vì vậy, cần có sự chuẩn bị kỹ và thống nhất về nội dung trong truyền thông nhóm trước khi có kế hoạch sinh hoạt nhóm.

- Ảnh buổi sinh hoạt lượng giá nhóm thân chủ ngày 07/2/2015

0 nhận xét:

Đăng nhận xét