Lớp: CTXH K12 Phú Yên, hệ từ xa
Qua quá trình thực hiện bài tập thực hành môn Phương pháp nghiên cứu
trong CTXH, bản thân có một vài cảm nhận sau:
Nhận thức được tầm quan trọng trong tiến trình phát triển nghề nghiệp,
mỗi thành viên trong nhóm đã nghiêm túc thực hiện yêu cầu của môn học qua việc
làm cụ thể như: họp nhóm để bàn bạc, thảo luận chủ đề để làm bài thực hành; liên
hệ với các cơ quan chức năng tại địa phương như Trung tâm y tế huyện, trạm xá
xã Ea Bia để tham khảo ý kiến và lấy tư liệu… Mặc dù nhiều ý kiến khác nhau về
chọn chủ đề, nhưng cuối cùng nhóm đã có sự thống nhất chung với chủ đề được
chọn là Tìm hiểu kiến trúc nhà sàn của người Ê Đê có tác động đến bệnh viêm
đường hô hấp của trẻ dưới 6 tuổi hay không? Phạm vi nghiên cứu trong địa bàn xã
Ea Bia, đối tượng nghiên cứu là cha, hoặc mẹ có con dưới 6 tuổi đã từng bị mắc
bệnh liên quan đến đường hô hấp trong khoảng thời gian ba tháng trở lại đây. Cùng
với việc xác định chủ đề nghiên cứu, phác thảo mô hình, đặt giả thuyết… các
thành viên trong nhóm cũng đã rất quan tâm đến việc thiết kế bảng hỏi nhằm thu
thập thông tin phục vụ cho việc phân tích, chứng minh các giả thuyết đã nêu ra.
Ngoài các công việc tham gia thực hành trong nhóm, bản thân đã thực
hiện một cuộc phỏng vấn đó là với Ma Trin, ở buôn Hai K Rông, xã Ea Bia, huyện
Sông Hinh. Ma Trin là viên chức, có con 5 tuổi hay bị bệnh liên quan đến đường
hô hấp trong thời gian gần đây. Qua cuộc phỏng vấn với Ma Trin, tôi hiểu rằng
những ngôi nhà sàn lợp bằng mái tranh luôn thoáng mát, giúp người dân tộc thiểu
số ở Tây nguyên vượt qua được thời tiết khắc nghiệt ngày nắng nóng gay gắt,
nhưng lại lạnh về đêm. Ngày nay, tốc độ phát triển nông nghiệp nhanh chóng, đất
đai được tận dụng triệt để để ản xuất, cỏ tranh không còn nhiều như ngày xưa,
vì vậy mặc dù giữ nguyên nhà truyền thống nhưng hầu như nhà sàn người Ê Đê đã thay
mái lợp cỏ tranh bằng mái lợp ngói hoặc tôn, điều này đã khiến ngôi nhà mất đi
phần nào chức năng điều hòa thời tiết bảo vệ người sống trong nhà. Với người
lớn, họ đã thích nghi, nhưng còn với trẻ nhỏ dưới 6 tuổi rất dễ dấn đến các
bệnh liên quan đường hô hấp.
Mặc dù mới thực hiện phỏng vấn một trường hợp nhưng bản thân nhận thấy
nhiều hạn chế đó là:
-
Bản thân còn rất thiếu kinh nghiệm trong việc phỏng vấn
bằng bản hỏi, đôi lúc bị lúng túng trước đối tượng
-
Việc đặt vấn đề, kết thúc phỏng vấn vẫn chưa rành mạnh,
rõ ràng, chưa tạo được việc khích lệ đối tượng thật sự tập trung tham gia vào
quá trình nghiên cứu
-
Việc diễn giải các câu hỏi còn lúng túng, chưa đảm bảo
theo yêu cầu bản hỏi đề ra, ví dụ như những câu hỏi có câu trả lời định sẵn
chưa cung cấp rõ để đối tượng lựa chọn
-
Bảng hỏi được thiết kế chưa thực sự thuận tiện cho
phỏng vấn viên, nhiều câu hỏi khó hiểu với người dân tộc thiểu số
-
Nội dung bản hỏi chưa sâu, chưa khai thác hết các khía
cạnh liên quan giúp làm rõ nội dung cần tìm hiểu.
Dù vậy, qua bài tập này đã giúp tôi phần nào củng cố kiến thức môn
Phương pháp nghiên cứu trong công tác xã hội. Đó cũng là cơ hội để tôi tích lũy
kinh nghiệp, rèn luyện kỹ năng trong tiến trình phấn đấu, học tập phát triển
nghề nghiệp của bản thân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét