BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XHH-CTXH-ĐNAH
BÀI THU
HOẠCH
CUỐI KỲ THỰC
TẬP
MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ NHÂN
Họ tên sinh viên:
An Văn Thùy
MSSV: 62113081PY
Lớp: CTXH K12 Phú Yên
Kiểm huấn viên: Thầy- Huỳnh Minh Hiền
Phú Yên, Ngày 30 tháng 10 năm 2014
Phần
I
TỔNG
QUAN VỀ CƠ SỞ
1. Giới thiệu
- Tên cơ sở: Hội LHPN xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên
- Địa chỉ: Trụ sở UBND xã Đức Bình Đông, thôn Đức Hòa, xã Đức Bình Đông,
huyện Sông Hinh
- Lịch sử thành lập: Năm 1991, xã Đức Bình Đông được thành lập trên cơ sở
tách ra từ xã Đức Bình. Cùng thời điểm đó Hội phụ nữ xã Đức Bình Đông cũng hình
thành với 06 chi hội cho tới ngày nay.
- Các đơn vị liên quan: Hội phụ nữ xã Đức Bình Đông dưới sự lãnh đạo trực
tiếp của Đảng ủy cơ sở, sự hướng dẫn chỉ đạo của Hội LHPN huyện. Trong hoạt
động, Hội phối hợp với các đơn vị khác như: UBND xã, Hội Cựu chiến binh xã; Hội
Nông dân, Đoàn thanh niên; Hội Người cao tuổi, hội Chữ thập đỏ; Ngân hàng chính
sách xã hội huyện; Cán bộ chuyên trách dân số xã; Trạm y tế xã; Các trường học…
2. Đối tượng: Phụ nữ tham gia hội có độ
tuổi từ 18 trở lên. Hiện toàn hội có 693/1403 (49,4%) phụ nữ là hội viên.
3. Mục tiêu cơ sở:
Mục tiêu tổng quát: thực hiện tốt chức năng đại diện bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng, thiết thực chăm lo đời sống vật chất,
tinh thần, không ngừng nâng cao vị thế của phụ nữ; góp phần thực hiện các mục
tiêu về bình đẳng giới và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Mục tiêu cụ thể: Hội đề ra mục tiêu giai
đoạn 2011-2016 đạt được như sau:
- 70% trở lên hội viên được tuyên truyền
phổ biến về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết
và Điều lệ hội, tuyên truyền kiến thức về Giới, Luật bình đẳng giới; Luật
phòng, chống bạo lực gia đình; phòng chống tệ nạn xã hội; giáo dục về phẩm chất
đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa HĐH đất nước.
- 60% bà mẹ có con dưới 16 tuổi được phổ
biến kiến thức nuôi dạy con theo phương pháp khoa học.
- Số phụ nữ nghèo được giúp trên 90% số hộ;
100% số phụ nữ chủ hộ nghèo được giúp và phấn đấu 35% số phụ nữ nghèo được giúp
thoát nghèo.
- Vận động 85-90% hội viên tham gia lớp tập huấn trên các lĩnh vực kỹ
thuật trồng trọt và chăn nuôi nhằm đáp dụng những thành tựu KHKT vào sản xuất,
hướng dẫn kinh nhiệm làm ăn có hiệu.
- 80-85% hội viên vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích và làm ăn có hiệu
quả.
- Xây dựng 05 CLB các loại hình nhằm vận động thu hút phụ nữ tham gia vào
hội.
4. Tổ chức, nhân sự của Hội
phụ nữ xã Đức Bình Đông.
- Cơ cấu tổ chức: Thường vụ lãnh đạo các hoạt động của hội, trong đó Chủ
tịch và Phó Chủ tịch Hội là người chịu trách nhiệm chính và toàn diện; Thường
vụ do Ban chấp hành bầu ra; dưới Ban chấp hành là 06 chi hội ở 06 thôn, buôn;
Các chi hội phân chia hội viên thành các tổ. Các chi, tổ hội ở các thôn buôn nắm
bắt tình hình tư tưởng, đời sống hội viên; tham gia xây dựng, triển khai các
chương trình, hoạt động của hội, triển khai các dịch vụ, giải quyết kịp thời
quyền, lợi ích chính đáng của hội viên.
Phân công phụ trách: Hội phụ nữ xã Đức Bình Đông có Ban chấp hành là 09
người; trong đó Ban thường vụ 03 người gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 01 ủy
viên; 06 chi hội trưởng; 15 tổ trưởng tổ phụ nữ.
Chủ tịch: Phụ trách chung, lãnh đạo toàn bộ các hoạt động của Hội.
Phó Chủ tịch: Phụ trách theo dõi, triển khai, đôn đốc công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế,
xây dựng gia đình hạnh phúc, việc thực hiện luật pháp, chính sách và các vấn đề
liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ - trẻ em.
Ủy viên Ban Thường vụ: Phụ trách công tác hỗ
trợ hội viên chăm sóc sức khỏe, dân số, kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng.
06 ủy viên BCH còn lại đồng thời là 06 chi
hội trưởng được phân công phụ trách các hoạt động của Hội ở 06 thôn buôn.
|
|
|
|
|
|
|
|
- Sơ
đồ tổ chức cộng đồng:
5.
Các hoạt động cung cấp dịch vụ và kết quả hỗ trợ đối tượng.
- Tạo điều kiện để hội viên tham gia
các hoạt động phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện các chế độ, chính
sách, pháp luật của nhà nước có liên quan đến phụ nữ tại địa phương. Kết quả: Từ
đầu năm đến nay, đã có 570 lượt hội viên tham gia các buổi tiếp xúc, đối thoại
với lãnh đạo địa phương, với đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài ra các
chi hội thôn, buôn cử hội viên tham gia vào các tổ giám sát xây dựng các công
trình như đường giao thông, trường học...; Tham gia tổ hòa giải ở cơ sở.
- Cung cấp kiến thức nâng cao năng
lực, trình độ, phát huy giá trị đạo đức của Phụ nữ Việt Nam . Thông qua các hoạt động như:
Tổ chức các buổi truyền thông về luật bình đẳng giới; phòng chống buôn bán phụ
nữ, trẻ em; Luật bảo vệ môi trường, Luật phòng chống bạo lực gia đình... từ đầu
năm đến nay có 750 lượt hội viên tham dự các buổi phổ biến, truyền thông. Ngoài
ra trong các ngày 8/3, 20/10 các chi hội tổ chức tọa đàm ôn lại truyền thống,
thành tựu đóng góp của phụ nữ trong thời kỳ mới CNH-HĐH, từ đó khích lệ hội
viên nêu cao tuyền thống, nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, xây dựng gia đình
phát triển, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
- Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Kết quả: Các chi
hội đã xây dựng câu lạc bộ “5 không, 3 sạch”, câu lạc bộ “Mẹ và con gái”, “Gia
đình hạnh phúc”, “Chăm sóc trẻ vị thành niên” với số lượng thành viên từ 30 đến
35 chị tham gia; Xây dựng “Địa chỉ tin cậy” để kịp thời hỗ trợ nạn nhân bị bạo
lực gia đình. Phối hợp với Trung tâm dân số huyện tổ chức các đợt chăm sóc sức
khỏe- sinh sản (CSSK-SS) cho phụ nữ ngay tại cơ sở.
- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế nâng cao thu nhập gia đình. Kết quả:
Phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện tổ chức các hoạt động cho vay ưu
đãi ngay tại địa phương. Đến nay đã có 425 chị được vay với tổng dư nợ 9,5 tỷ
đồng. Ngoài ra hội còn tổ chức vận động chị em giúp nhau trong làm ăn kinh tế,
chị khá giúp chị nghèo, tổ chức vần đổi công trong các mùa vụ; Thành lập các
nhóm tiết kiệm, số tiền tiết kiệm được giúp các hội viên khó khăn vay với lãi
thấp...
6. Nhận xét:
+ Mặt mạnh:
Cơ cấu tổ chức bộ máy chặt chẽ, hoạt
động quy củ, nền nếp; đội ngũ cán bộ năng nổ nhiệt tình. Hội đã tập hợp thu hút
đông đảo phụ nữ tham gia, từng bước trở thành điểm đến, là nơi giao lưu, sinh
hoạt, nâng cao tinh thần cho chị em phụ nữ.
Các hoạt động giúp chị em phụ nữ phát huy vai trò trong cộng đồng; hội
viên mạnh dạn tham gia các buổi hội họp và phát biểu bày tỏ quan điểm của mình
với xã hội về các vấn đề của bản thân, gia đình cũng như của cộng đồng nơi sinh
sống, qua đó từng bước xóa dần khoảng cách bất bình đẳng giới, vị thế vai trò
của người phụ nữ được nâng lên.
Tình trạng bạo lực gia đình giảm đáng kể; trẻ em được quan tâm chăm sóc
tốt hơn; việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân, cho gia đình được quan tâm
hơn, người bị bệnh đau đi khám chữa tại
trạm xá, không còn tình trạng dùng thuốc chữa của thầy bói, thầy lang; bảo vệ,
giữ gìn vệ sinh môi trường nơi ở được chú trọng.
Các câu lạc bộ được thành lập giúp các chị em gần nhau hơn, từ đó có điều
kiện trao đổi tâm tư, chia sẻ kinh nghiệm trong việc giữ gìn hạnh phúc gia
đình, chăm sóc, giáo dục con cái; hỗ trợ, động viên tinh thần để vượt qua những
khủng hoảng trong cuộc sống.
Ý thức tự lực vươn lên xóa đói giảm nghèo được nâng lên, nhiều chị em sử
dụng vốn vay đầu tư cho sản xuất như mua phân bón, mua bò, nuôi heo… góp phần
nâng cao thu nhập cho gia đình; Nhiều người sử dụng vốn vay vào việc xây dựng
công trình vệ sinh góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường. Các hội viên có con đi
học đại học được vay tiền từ nguồn hỗ trợ học sinh, sinh viên đã khuyến khích
gia đình yên tâm đầu tư con cái ăn học, góp phần nâng cao dân trí. Phong trào
vần đổi công trong lao động đã tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp các hội
viên học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong lao động sản xuất.
+ Hạn chế:
Một số câu lạc bộ hoạt động kém hiệu quả, chưa thu hút đông đảo phụ nữ
tham gia; Nguyên nhân Hội đánh giá là do người đứng đầu câu lạc bộ chưa nhiệt
tình, thiếu kỹ năng tổ chức, điều hành, thu hút hội viên. Tại chi hội buôn
Thung (100% là người dân tộc thiểu số Ê Đê) chưa có câu lạc bộ nào được thành
lập.
Nội dung hoạt động của Hội chủ yếu vẫn bề nổi, chưa đi vào chiều sâu, ví
dụ như chưa đi sâu đi sát, kịp thời nắm bắt tư tưởng, những thay đổi về tâm lý
hoặc khủng hoảng tinh thần. Những đối tượng này nếu không có sự hỗ trợ, can
thiệp kịp thời sẽ để lại hậu quả xấu, gây thiệt thòi lớn cho đối tượng. Vì vậy,
việc nắm bắt kịp thời tư tưởng, tâm lý hội viên, phụ nữ là nhiệm vụ quan trọng,
từ đó chủ động có giải pháp kịp thời để hỗ trợ hội viên vượt qua khó khăn, vươn
lên trong cuộc sống.
Hiệu quả hoạt động hỗ trợ của Hội viên
nghèo chưa đa dạng, phần chính tập trung vào việc cho vay tiền, và các hộ gia
đình hội viên nghèo được vay tiền để làm ăn nhưng không hiệu quả, thường sử
dụng không đúng mục đích; Hội mới chỉ tập trung vào việc cho vay vốn, tạo vốn,
chưa chú trọng vào việc giữ gìn sức khỏe, cung cấp kiến thức hoặc giáo dục,
truyền thông nâng cao nhận thức, khơi dậy ý trí, nghị lực vươn lên thoát nghèo
cho các hội viên.
PHẦN II
Làm việc với cá nhân thân
chủ
1. Trường hợp:
- Thông tin cá nhân:
+ Họ tên: Trần Thị Thơm
+ Giới tính: Nữ
+ Sinh năm 1979
+ Trình độ: 9/12
+ Nghề nghiệp: Nông
+ Địa chỉ: Thôn Bình Giang,
xã Đức Bình Đông, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên.
+
Hoàn cảnh gia đình:
Chị Trần Thị Thơm và anh Hoàng Văn Chài (sinh năm 1981, dân tộc Thái) tuy
nghèo những có cuộc sống hạnh phúc. Trước khi cưới nhau, anh Chài đã có con
trai riêng là cháu Hoàng Văn Tuyền (năm nay 11 tuổi), và hai người đã có con
chung là cháu Hoàng Thị Nhi (7 tuổi). Chị Thơm rất thương chồng và yêu quí các
con như nhau. Từ khi cưới nhau, mọi công việc làm ăn đều do anh Chài lo liệu;
còn chị chủ yếu là việc nội trợ ở nhà.
Nhưng tai nạn bất ngờ khiến cuộc sống gia đình chị đảo lộn. Đầu tháng
7/2014, anh Chài cùng tám người hàng xóm lập nhóm vào rừng nhặt quả ươi về bán
lấy tiền trang trải thêm cuộc sống thì không may bị một cành cây to bật trúng
đầu khiến anh Chài tử nạn.
Khi chồng mất, chị đang mang thai
bốn tháng tuổi; bố mẹ nội ngoại đều ở ngoài Bắc. Công ty bảo hiểm cũng đã đáo
hạn hợp đồng mua Bảo Việt Nhân Thọ, thanh toán cho gia đình chị Thơm số tiền
150 triệu đồng. Một phần chị để trả nợ, phần còn lại dành dụm cho việc sinh nở
và nuôi con.
Nhưng gần đây, khi thai nhi trong bụng chị đang lớn dần, thì tính tình
chị Thơm có phần thay đổi. Chị tỏ ra chán chường mệt mỏi, ít quan tâm chăm sóc
các con; thường cáu gắt, quát mắng vô cớ với cháu Tuyền. Nhiều đêm không ngủ
được chị lại ra ngồi dưới bàn thờ chồng ngậm ngùi khóc. Ăn uống thất thường
khiến chị càng ngày càng xanh xao vàng vọt. Bé Tuyền không cãi lại mẹ nhưng
càng buồn hơn; còn cháu Nhi mỗi khi thấy mẹ khó chịu, la mắng vô cớ thì chạy
lại ôm mẹ nói “Mẹ ơi con sợ!”.
2. Các sơ đồ:
|
|
+ Sơ đồ thế hệ. Ngày lập: 24/9/2014
|
|
||||||
Ghi chú:
: Mối quan hệ lơ là
: Mối quan hệ
thân thiết.
+ Sơ đồ sinh thái. Ngày lập
24/9/2014
|
Chú thích:
: Mối quan hệ lơ là, xa cách
: Mối liên hệ
bình thường
:
Mối liên hệ thân thiết
3. Phân tích hệ thống thân chủ
Hệ
thống gia đình
|
Điểm
mạnh
|
Hạn
chế
|
Tiềm
năng
|
1. Thân chủ
Trần Thị Thơm
|
- Đảm đang
việc nhà, có kinh nghiệm trong sinh nở, chăm sóc con
- Yêu thương
các con
- Có nhà cửa
ổn định, con cái ngoan ngoãn
|
- Thói quen
dựa dẫm, ỷ lại từ khi chồng còn sống
- Ít giao tiếp
với môi trường xã hội
- Không nhận
thức được sự cần thiết phải chăm sóc bảo vệ sức khỏe bản thân
|
Có thể quán
xuyến tốt các công việc của gia đình;
Có thể chăm
sóc con cải khỏe mạnh, hạn chế bệnh tật
|
2. Bé Tuyền
|
- Ngoan ngoãn,
biết nghe lời, có tình cảm yêu quí mẹ kế như mẹ ruột
- Yêu thương
em gái
- Biết làm một
số công việc nhà phù hợp
|
- Ít nói
chuyện, tâm sự với mọi người.
|
- Có khả năng
học tập tốt; Có thể chăm sóc các em khi ở nhà
|
3. Bé Nhi
|
- Ngoan ngoãn,
biết nghe lời, yêu thương cha mẹ, quí mến anh trai
- Thích đi học
|
Ít hòa đồng
với bạn cùng tuổi trong xóm
|
- Có thể học
tập tốt -
-Là nguồn động
viên, an ủi giúp mẹ vươn lên khó khăn
|
Hệ
thống xã hội
|
Điểm
mạnh
|
Hạn
chế
|
Tiềm
năng
|
1. Chi hội phụ
nữ
|
- Có mối liên
hệ bình thường với thân chủ
- Tổ chức, bộ
máy hoạt động tốt
|
- Chưa sâu sát
với hội viên, phụ nữ trong thôn ví như thân chủ
|
- Có thể huy
động các nguồn lực hỗ trợ về tình thần với thân chủ
|
2. Nhóm người
cùng cảnh (Trong thôn có 05 chị có cùng hoàn cảnh, sống đơn thân, nuôi con
nhỏ, chồng chết vì bệnh, tai nạn hoặc ly dị)
|
- Sống cùng thôn với thân chủ
- Có nghề
nghiệp giống thân chủ
- Có độ tuổi
gần với thân chủ
|
- Chưa tổ
chức, tập hợp thành hội, nhóm để thuận
lợi sinh hoạt
- Chưa có mối
liên hệ gần gũi với thân chủ
|
- Có thể cung
cấp những kinh nghiệm cần thiết cho thân chủ, động viên, giúp đỡ thân chủ sớm
ổn định tâm lý
|
3. Nhóm người
cùng đi hái ươi, hàng xóm
|
- Có cùng
chung hoàn cảnh kinh tế như thân chủ
- Có ý thức
trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ thân chủ
|
- Chưa kịp
thời nắm bắt được những thay đổi tâm lý của thân chủ
|
- Có thể hỗ
trợ, cung cấp những thông tin, kinh nghiệm cần thiết trong sản xuất, làm ăn
kinh tế
|
4. Nhân viên y tế thôn
|
- Có kiến thức tốt về y tế, nhiệt tình, sẵn sàng hỗ
trợ, giúp đỡ
|
- Chưa tập trung vào nhiệm vụ, vừa làm công tác y tế,
vừa lo làm công việc nương rẫy của gia đình
|
- Có thể giúp thân chủ nâng cao hiểu biết, kỹ năng chăm
sóc sức khỏe cho bản thân, chăm sóc thai nhi an toàn
|
5. Ban nhân dân thôn Bình Giang (Trưởng thôn Thuộc)
|
- Có sự quan tâm, giúp đỡ khi thân chủ gặp khó khăn
- Nắm rõ các qui định ở thôn, các chế độ chính sách của
Nhà nước
|
- Chưa thực sự thấu hiểu những thay đổi tâm lý, những
khó khăn lâu dài của thân chủ
|
- Có thể chỉ đạo, huy động các hội, đoàn thể hỗ trợ,
giúp đỡ thân chủ
- Hỗ trợ thân chủ tiếp cận các chính sách của Chính phủ
|
6. Gia đình anh trai
|
- Có mối quan hệ tốt với thân chủ, yêu thương, cảm
thông với hoàn cảnh của em gái
|
- thường xuyên phải đi làm ăn xa để kiếm tiền nuôi gia
đình
|
- Có thể hỗ trợ em gái lúc khó khăn
|
4. Xác định vấn đề của thân chủ
Sau nhiều lần gặp gỡ, tìm hiểu trường
hợp thân chủ, khảo sát tình hình thực tế có thể thấy vấn đề của thân chủ là chị
Thơm tập trung ở các điểm sau:
- Tinh thần khủng hoảng, chưa chấp nhận
sự thật hoàn cảnh của mình. Anh Chài mất là có sốc lớn đối với chị Thơm. Sau
khi anh Chài tử nạn, việc ma chay, việc gia đình được hàng xóm, họ hàng giúp
đỡ. Tuy nhiên sau hai tháng, khi chị Thơm thực sự thay chồng thực hiện các công
việc của gia đình, cùng với những tác động của thai nhi khiến chị Thơm bị
tresst nặng kéo dài, bỏ ăn, mất ngủ, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân,
nhất là thai nhi hơn sáu tháng tuổi. Sự thay đổi tâm lý của chị Thơm còn gây
ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ vốn đang tốt đẹp giữa chị và con riêng của
chồng là cháu Tuyền
Lo lắng, bất an về tương lai của gia
đình, con cái. Dù đã qua một lần sinh nở, nhưng lúc đó chị có sự hỗ trợ, có
điểm dựa vững chắc là chồng chị- anh Chài. Còn lần sinh nở tới đây, chị hoang
mang vì chưa biết sẽ dựa vào đâu, trong khi các con còn nhỏ. Hơn thế nữa, chị
nghĩ đến cảnh sau này một mình phải làm lụng để nuôi ba con đi học, trong khi
nhà chỉ có một hecta đất ở xa, tính toán khéo và may mắn cũng chỉ kiếm được
trên dưới 10 triệu đồng trong một năm, đây là thách thức lớn đối với chị.
- Thân chủ có quan hệ chưa tốt với mạng
lưới xã hội, chưa tiếp xúc đầy đủ các nguồn tài nguyên có sẵn. Đây cũng là
nguyên nhân khiến khủng khoảng thân chủ ngày càng nặng. Qua tiếp xúc thân chủ
và qua khảo sát nơi thân chủ sinh sống, có nhiều nguồn tài nguyên có thể hỗ trợ
tốt đối với hoàn cảnh của thân chủ như nhóm người cùng cảnh, hàng xóm, hội phụ nữ,
ban nhân dân… Nhưng vì thiếu tự tin, kỹ năng giao tiếp kém khiến thân chủ không
tự chủ động đến để học hỏi, tâm sự, trao đổi những khó khăn của bản thân. Bên
cạnh đó, hội phụ nữ, chính quyền địa phương thiếu sâu sát, tích cực trong việc
nắm bắt tâm lý, hỗ trợ thân chủ vượt qua khó khăn.
5. Kế hoạch hỗ trợ.
Với những biến cố xảy ra, sự khủng hoảng
tâm lý của thân chủ cũng không phải là điều bất thường. Tuy nhiên những rối
loạn tâm lý ngày càng nặng, trong khi đó thân chủ là người đang mang thai và
những biểu hiện rạn nứt trong mối quan hệ với con riêng, nếu không có sự hỗ trợ
cải thiện kịp thời thì sẽ để lại hậu quả không tốt với gia đình, xã hội. Dựa
vào lý thuyết hệ thống (hệ thống gia đình, hệ thống sinh thái), lý thuyết can
thiệp khủng hoảng, kế hoạch hỗ trợ TC tập trung vào một số nội dung sau :
a.
Mục tiêu hỗ trợ chính
- Giúp thân chủ trở về trạng thái cân
bằng tâm lý. Chị Thơm cần nhận ra vấn đề của mình, chấp nhận hiện thực, chấp
nhận đương đầu giải quyết với những khó khăn như thay chồng điều hành các hoạt
động của gia đình, chăm sóc con cái học hành, đảm bảo sức khỏe an toàn cho thai
nhi, đảm bảo các điều kiện cho kỳ sinh em bé.
- Nâng cao năng lực bản thân thân chủ.
Giúp thân chủ có thái độ tích cực, tự tin, khả năng giao tiếp với môi trường xã
hội ; tiếp cận khai thác các nguồn tài nguyên có sẵn tại địa phương. Có
mối quan hệ tốt với hàng xóm, người cùng cảnh, các hội đoàn thể, ban nhân dân…
sẽ giúp thân chủ có thêm nhiều kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm với gia đình, xã
hội, nâng khả năng dám nghĩ, dám làm, giải tỏa áp lực trong cuộc sống.
Khi gia đình ổn định, con cái học hành
chăm ngoan, chị Thơm sẽ yên tâm tính toán chuyện làm ăn lâu dài để đảm bảo thu
nhập nuôi sống bản thân, con cái học hành chu đáo.
b. Kế hoạch hỗ trợ cụ thể
Mục tiêu
|
Thời gian
|
Nội dung
|
Người thực hiện
|
Kết quả dự kiến
|
Tiếp tục củng cố niềm tin tưởng với thân chủ
|
06/10 đến 08/10
|
Gặp gỡ trao đổi, lắng nghe thấu hiểu với thân chủ
|
SV thực tập
|
Thân chủ tin tưởng bày tỏ tâm trạng, suy nghĩ của bản
thân
|
Chuẩn bị tốt các điều kiện cho kế hoạch hỗ trợ
|
09/10 đến 10/10
|
Gặp người phụ trách Hội phụ nữ, Ban nhân dân thôn, nhân
viên y tế thôn, trạm y tế xã, trường học, gia đình anh trai, người cùng cảnh
trong thôn… đề nghị hỗ trợ thân chủ và mức độ khả năng hỗ trợ thân chủ
|
SV thực tập
|
Nhận được sự phối hợp cùng hỗ trợ thân chủ
|
Giúp thân chủ trở về trạng thái cân bằng tâm lý
|
11/10 đến 17/10
|
Nói chuyện, trao đổi, phân tích, so sánh ; lắng
nghe thấu hiểu, an ủ động viên giúp thân chủ nhận ra khủng hoảng ; nhận
ra những vấn đề của mình để có hướng khắc phục
|
- SV thực tập- Nguyễn Thị Hợp (Chi hội trưởng phụ nữ)
|
Gặp ba lần. Giúp TC giảm cảm giác bất lực, đau khổ của
thân chủ ; nhận ra những thay đổi của bản thân và hậu quả của những thay
đổi tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe đối với bản thân, thai nhi, con cái và sự
phát triển bền vững của gia đình
|
18/10 đến 19/10
|
Giải thích cho thân chủ biết rõ các vấn đề cần giải
quyết của bản thân ; cùng thân chủ lập kế hoạch trị liệu
|
SV- Thân chủ
|
Hoàn thành kế hoạch có sự đồng thuận của thân chủ
|
|
20/10 đến 21/10
|
Thân chủ đến thăm gia đình chị Mai ở cuối xóm (Chị mai
cùng cảnh ngộ, chồng chết do tai nạn giao thông cách đây gần hai năm, hiện
đang nuôi hai con nhỏ)
|
Thân chủ
|
Mỗi tuần một lần nhằm tạo lập mối quan hệ gần gũi để có
điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, cảm thông
|
|
Giúp thân chủ nâng cao năng lực bản thân
|
22/10 đến 28/10
|
Làm việc với Chi hội phụ nữ thôn đề nghị thành lập Câu
lạc bộ Người cùng cảnh và giới thiệu động viên chị Thơm tham gia sinh hoạt
|
SV thực tập- Nguyễn Thị Hợp
|
Thành lập được Câu lạc bộ và hoạt động trong tháng
10/2014 với sự tham gia tích cực của thân chủ
|
Thực hiện gặp gỡ, thăm hỏi hàng xóm, thời gian vào buổi
chiểu
|
Thân chủ
|
Mỗi buổi chiều thăm một hộ gia đình nhằm cải thiện kỹ
năng giao tiếp và giúp giải tỏa tâm lý, tự tin hơn.
|
||
24/10 đến 25/10
|
Đến Ban nhân dân thôn trình bày hoàn cảnh và yêu cầu sự
giúp đỡ
|
Thân chủ
|
Được đề xuất đưa vào danh sách xét chuyển hộ cận nghèo
lên hộ nghèo
|
|
26/10 đến 27/10
|
Đến gặp nhân viên y tế hoặc trạm y tế xã để tư vấn chăm
sóc sức khỏe tâm thần, sức khỏe sinh sản
|
Thân chủ
|
Định kỳ hàng tháng
|
|
28/10 đến 30/10
|
Trao đổi với anh trai về kế hoạch chuẩn bị cho đợt sinh
đẻ sắp tới
|
Thân chủ
|
Anh trai chị thơm chủ động sắp xếp, bố trí công việc,
đảm bảo có sự hỗ trợ cho chị Thơm lúc sinh nở.
|
|
31/10
|
Đến gặp nhà trường đề nghị nhà trường quan tâm, tạo
điều kiện và giữ mỗi liên hệ giữa nhà trường và chị Thơm nhằm quản lý tốt
việc học hành của cháu Tuyền, Nhi
|
Thân chủ
|
Gặp được giáo viên chủ nhiệm hoặc đại diện nhà trường
trong ngày.
|
c. Kế hoạch hỗ trợ dài hạn
Trường hợp thân chủ nêu trên,
hỗ trợ khẩn cấp là điều cần thiết, qua đó giúp thân chủ sớm ổn định tâm lý, ăn
uống nghỉ ngơi đầy đủ, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, các con an tâm học
hành. Tuy nhiên, nhìn viễn cảnh tương lai sau này, có nhiều yếu tố tiềm ẩn tác
động tiêu cực khiến thân chủ có thể bị tresst trở lại, đó là:
- Về khả năng tận dụng, khai
thác nguồn tài nguyên : Việc triển khai thực hiện tốt kế hoạch nêu trên có
thể giúp thân chủ cải thiện khả năng giao tiếp, tự tin hơn. Tuy nhiên vì trong
thời gian ngắn, những thay đổi đó cũng dừng lại ở một mức độ nhất định, để có
sự chuyển biến thực sự thì cần phải thực hiện thường xuyên, lâu dài. Trong khi
đó, chỉ còn thời gian ngắn nữa thân chủ sẽ vào thời kỳ nghỉ sinh. Trong thời
gian ít nhất 6 tháng sau sinh, thân chủ sẽ rất hạn chế tiếp xúc với bên ngoài,
trong khi đó, đây là khoảng thời gian rất dễ khiến thân chủ có biến đổi tâm lý
bởi tác động của việc sinh đẻ. Vì vậy khoảng thời gian này thân chủ rất cần có
người trò chuyện, thăm hỏi, giúp đỡ kịp thời.
-
Về kinh tế : Thân chủ mới được đáo hạn hợ đồng Bảo Việt Nhân Thọ với số
tiền là 150 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ với gia đình chị. Tuy nhiên,
hơn một nửa số tiền trên chị đã trả nợ tiền vay để làm căn nhà cấp bốn khi anh
Chài còn sống, một phần chị trả tiền lo đám tang cho chồng, số còn lại cũng chỉ
đủ để lo sinh đẻ, học hành các con trong thời gian ngắn nữa. Tới đây, một mình
chị sẽ phải bươn chải làm ăn kinh tế kiếm tiền lo cho gia đình. Thân chủ luôn
mong muốn các con được học hành đầy đủ nhưng với chị sẽ là gánh nặng rất lớn.
Từ khi lấy chồng, mọi việc làm ăn, tính toàn đều do anh Chài lo liệu, vì vậy khi
anh Chài mất, chị thấy lo lắng, bất an khi nghĩ tới việc nuôi con sau này. Hiện
tại, chỉ trông chờ vào hơn hecta đất rẫy, tuy nhiên rẫy ở rất xa nhà, đi bộ tắt
qua đồi cũng mất hơn tiếng đồng hồ. Đám rẫy này chỉ trồng được sắn hoặc bắp và
phụ thuộc thời tiết, nếu may mắn trừ hết chi phí cũng chỉ được 10 triệu đồng, còn
khi thời tiết không thuận lợi thì mất trắng. Ngoài ra chị không biết phải làm
gì để có thêm thu nhập.
Từ
những phân tích trên, áp dụng lý thuyết hệ thống sinh thái, lý thuyết can thiệp
khủng hoảng, mục tiêu hỗ trợ dài hạn tập trung vào một số nội dung sau:
-
Tiếp tục nâng cao năng lực bản thân thân chủ : Giữ và tăng cường mối liên
hệ giữa thân chủ và các nguồn tài nguyên chính thức và không chính thức. Trong
giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh, rất cần có sự quan tâm, động viên, thăm hỏi
giúp đỡ của anh trai, hội phụ nữ, nhân viên y tế thôn, người cùng cảnh và hàng
xóm láng giềng. Sau khoảng thời gian đó, thân chủ cần chủ động củng cố mối liên
hệ gắn bó với hàng xóm, người cùng cảnh, hội phụ nữ, ban nhân dân, nhân viên y
tế thôn…
- Cung cấp thông tin, kiến thức, hướng dẫn cách làm kinh tế
tăng thêm thu nhập: Với hoàn cảnh thân chủ, để có công việc với thu nhập ổn
định như đi làm công nhân thì không phù hợp; còn với việc làm thuê hàng ngày
cũng rất khó khăn vì đòi hỏi phải đi sớm, về muộn, trong khi nhà có nhiều trẻ
nhỏ cần sự chăm sóc của mẹ; còn mở cửa hàng buôn bán nhỏ cũng không khả thi vì
nơi chị ở là vùng hẻo lánh, người dân đa phần còn nghèo. Vì vậy công việc sau
này phù hợp nhất với chị là sản xuất nương rẫy kết hợp việc chăn nuôi tại nhà
(nuôi bò, hoặc heo, gà). Để chị Thơm tự tin làm được thì rất cần có sự hỗ trợ,
giúp đỡ của Hội phụ nữ, những người có kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi trong
thôn, trong xã.
Trong
kế hoạch dài hạn này, sinh viên thực tập không còn trực tiếp hỗ trợ, nguồn lực
hỗ tợ chủ yếu dựa vào năng lực thân chủ và cộng đồng. Kế hoạch cụ thể như
sau :
Mục tiêu
|
Thời gian
|
Nội dung
|
Người thực hiện
|
Kết quả dự kiến
|
Khảo sát nguồn lực, khả năng cho kế hoạch hỗ trợ
dài hạn
|
Từ 30/10 đến 31/10
|
Làm việc với Hội phụ nữ, Ban nhân dân, nhân viên
y tế, Câu lạc bộ người cùng cảnh, gia đình anh trai… để trình bày, giải thích
những khó khăn cần hỗ trợ đối với thân chủ về lâu dài
|
SV
|
Nhận được sự ủng hộ của Hội phụ nữ, Ban nhân dân,
Câu lạc bộ… với kế hoạch hỗ trợ lâu dài
|
Giúp thân chủ nhận biết được hướng giải quyết
những vấn đề của mình trong tương lai
|
Từ 01/11 đến 02/11
|
Trao đổi, bàn bạc cùng thân chủ về những khó
khăn, trở ngại trong thời gian tới. Lên kế hoạch thực hiện giải quyết những
khăn của thân chủ
|
SV- Thân chủ
|
Có sự thống nhất trong kế hoạch hỗ trợ
|
Trước khi sinh 15 đến 20 ngày
|
Thân chủ chủ động đến gặp Hội phụ nữ, người cùng
cảnh, Ban nhân dân, hàng xóm, anh trai, nhân viên y tế… đề nghị được sự hỗ
trợ, giúp đỡ trong thời gian sinh đẻ
|
Thân chủ
|
Nhận được sự ủng hộ của Hội phụ nữ, Ban nhân
dân, người cùng cảnh…
|
|
Hỗ trợ thân chủ ổn định tâm lý, an tâm chăm sóc
em bé
|
Thời gian 06
tháng sau sinh
|
Hội phụ nữ,
Câu lạc bộ phân công mỗi ngày có một người đến thăm hỏi, động viên, và giúp
đỡ nếu thân chủ yêu cầu
|
Hội phụ nữ
thôn, CLB người cùng cảnh, hàng xóm...
|
Gặp gỡ thường
xuyên giúp thân chủ tháo gỡ khó khăn kịp thời
|
Buổi tối, hai
con gái của anh trai thay phiên nhau đến ngủ cùng thân chủ, kịp thời hỗ trợ
khi thân chủ yêu cầu
|
Gia đình anh
trai
|
Đến đều đặn
|
||
Tiếp tục nâng
cao năng lực thân chủ
|
Sau thời gian
nghỉ sinh
|
Thân chủ chủ
động giữ mối liên lệ với hàng xóm (Thăm hỏi hàng xóm vào buổi chiều, buổi tối,
lúc rảnh rỗi), tham gia sinh hoạt đầy đủ các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ,
của hội phụ nữ; Tham gia đầy đủ các buổi họp thôn; Chủ động đến nhân viên y
tế tư vấn về sức khỏe cho bản thân, sức khỏe em bé hàng tháng
|
Thân chủ
|
Giữ mối liên
hệ thường xuyên
|
Cung cấp kiến
thức, kỹ năng phát triển kinh tế nâng cao thu nhập
|
Thời gian sau
khi sinh 01 năm
|
Chủ động đến
hội phụ nữ đề nghị được hỗ trợ về kiến thức phát triển kinh tế, tạo việc làm,
nâng thu nhập bản thân
|
Thân chủ
|
Được Hội phụ
nữ ủng hộ
|
Hội phụ nữ có
kế hoạch hỗ trợ thân chủ (đã bàn bạc thống nhất với SV) như: Tạo điều kiện
được tham gia các lớp tập huấn, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi; Giới thiệu đến
thăm quan, học hỏi những mô hình chăn nuôi hiệu quả trong xã; mời tham gia tổ
phụ nữ giúp nhau xóa đói giảm nghèo…
|
Hội Phụ nữ
|
Thân chủ tự
tin trong làm ăn kinh tế
|
Trong quá trình thực hiện kế hoạch dài hạn, SV theo dõi, giám sát từ xa
và có sự can thiệp kịp thời khi cần thiết.
Phụ lục
Vấn đàm 1: Nội
dung: Xác định vấn đề thân chủ
Thực hiện: 16h00’ đến 16h30’ ngày
04/10/2014
Nội
dung vấn đàm
|
Nhận
xét
|
Chị Thơm dáng
đi mệt mỏi, chậm chạm
- Thân chủ
(TC): Mời chú ngồi chơi, uống nước!
- Sinh viên
(SV): Cám ơn chị!
Chị ơi, tại
sao hôm nay xóm làng ta vắn vẻ quá vậy, em thấy nhà nào cũng đóng cửa?!
- TC: Tôi cũng
khôn biết…
- SV: Hôm nay
em đến thăm chị như đã hẹn. À mà em thấy hình như chị đang rất mệt mỏi, có lẽ
em đang làm phiền chị? Hay là bây giờ chị nghỉ ngơi rồi hôm khác em trở lại?
- TC: Không
sao đâu, chú xa xôi mà đã cất công tới đây
- SV: Công
việc của chị dạo này ra sao?
- TC: Chán!
Mới hôm kia bỏ ra hơn hai triệu thuê công làm cỏ rẫy sắn, mình không có ở đấy
trông coi, họ làm cho qua chuyện, nhát cuốc, nhát bỏ… (nét mặt buồn rầu, nhìn
ra ngoài cửa)…
… Đàn gà gần hai chục con đang lớn, thời
tiết mưa nắng sinh bệnh cứ lăn đùng ra chết mà chẳng biết làm sao… Giá như
Anh Chài còn thì đâu đến nỗi này
- SV: Em không
hiểu?
- TC: Mọi việc
như thế đều do anh Chài làm, cứ thế này thì tôi biết làm sao?...
- SV: À, theo
em hiểu thì chị đang lo lắng về công việc làm ăn của mình phải không chị.
- TC: Vâng!
Chẳng biết làm sao đây một đống người, miệng ăn, núi nở
- SV: Em thấy
sắc mặt của chị không được tốt, chị thấy sức khỏe của mình dạo này như thế
nào?
- TC: Đúng là
tôi đang mệt mỏi lắm, trong người cứ bứt rứt khó chịu!
- SV: Chị vẫn
sinh hoạt bình thường đấy chứ?
- TC: Thất
thường lắm, người mệt, không muốn ăn, mệt mỏi nhiều hôm chẳng muốn nấu.
- SV: Thế còn
bọn trẻ thì sao?
- TC: Có thùng
mì tôm sẵn, hôm thì ăn cơm nguội đi học
- SV: Thời
gian ngủ của chị như thế nào?
- TC: (Nhìn lơ
đãng ra ngoài cửa) không hiểu sao dạo này tôi ít ngủ lắm, hơn mười giờ tối
lên giường cho trẻ ngủ, nằm mơ màng một tý là giật mình bởi tiếng gà gáy, từ
lúc đó trằn trọc, khó chịu, ngột ngạt; …(Nhìn về phía bàn thờ) tôi lại ra
ngoài đây ngồi, thắp cho anh Chài nén hương
- SV: Có phải
tiếng gà gáy quá to làm chị giật mình?
- TC: Tôi
không biết, mấy tuần trước có thế đâu… Hôm anh Chài xảy ra chuyện, tối trước
anh ấy dặn đi dặn lại sáng mai phải dậy sớm nắm cơm để anh đi rừng kịp cùng
nhóm; tôi ngủ quên đến khi có tiếng gà gáy mới giật mình tỉnh dậy…
- SV: Ý chị
muốn nói là tiếng gà gáy hôm anh Chài đi rừng đang ám ảnh khiến chị nhớ đến
anh Chài?
- TC: (sụt sịt
khóc) Số tôi khổ quá!
- SV: Em rất
thông cảm với hoàn cảnh của chị. Chị cứ bình tĩnh, mọi chuyện rồi sẽ qua thôi
chị ạ.
… mải nói chuyện em quên, bữa trước nói chuyện thấy bé nhi lấy gạch vẽ
ra sân, chứng tỏ cháu rất thích vẽ; em
mua tặng nó hộp sáp màu và mấy bức tranh tô màu nhờ chị chuyển giùm cho cháu
nhé
- TC: Ôi chú
đừng chiều trẻ con, cái này tốn kém, tiền đâu mà mua?
- SV: Sáp màu
cũng không đắt đâu chị ạ, còn bức tranh này em in từ trên mạng, không mất
tiền
- TC: Cám ơn
chú nhiều quá
- SV: Còn
quyển truyện Đôremôn này em mượn giùm cháu Tuyền…
- TC: (Ngắt
ngang lời) Nó suốt ngày dán mắt vào ti vi, giờ lại truyện, chú đừng chiều
nó..
- SV: Quyển
truyện này không dài. Nếu chị không đồng ý thì lần sau em không nhận lời mượn
nữa
Nói chuyện với chị nhiều, thôi chị
nghỉ ngơi, vài ngày sau em quay lại. ám ơn chị về buổi nói chuyện hôm nay.
|
- Nói chậm,
nhỏ
- Thái độ bất
cần hoặc không quan tâm hàng xóm
- Giọng nói
nhanh hơn, thiện chí hơn
- Nói thủng
thẳng, ngắt quãng, vẻ mặt nhăn nhó buồn rầu
Khi trực tiếp
thay chồng quán xuyến công việc, chị mới thấy khó khăn. Việc không thành
khiến chị lo lắng về tương lai của gia đình mình
Thai nhi phát
triển khiển chị bứt rứt, khó chịu, cùng với sự thiếu vắng vai trò người
chồng, áp lực cuộc sống, lo lắng về tương lai khiến chị bị tresst, mất ngủ,
chán ăn, hồi tưởng quá khứ không tốt đẹp.
- Giọng lớn
tiếng, tỏ vẻ không hài lòng với cháu Tuyền
|
Vấn đàm 2: Nội
dung: Lên kế hoạch hỗ trợ cùng thân chủ
Thực hiện: từ 08h00’ đến 09h00’ ngày
19/10/2014
Nội
dung
|
Nhận
xét
|
- (Chào hỏi…)
- SV: Sức khỏe
của chị daọ này ra sao?
- TC: Từ hôm
chú và chị Hợp nói chuyện, giảng giải, tối tôi nghĩ mãi thấy cũng phải. Hình
như đây cũng là cái số của anh ấy; trước khi mất, anh ấy sửa sang lại nhà
cửa, lại còn mua bảo hiểm nhân thọ nữa. Anh ấy lo cho mẹ con tôi chu đáo rồi
mới đi. Anh ấy mất nhưng còn các con. Bây giờ biết làm sao, khó khăn thì mẹ
con nương tựa nhau sống.
- SV: Em thấy
da dẻ, sắc mặt chị không tái xanh như mấy bữa trước
- TC: (Cười
nhẹ) … sau mấy hôm chú đến, dù người mệt mỏi nhưng tôi cố ăn, như chị hợp nói
“ăn cho con”, dần dần tôi thấy khỏe hơn. Thỉnh thoảng chị Hợp đi chợ lại ghé
qua hỏi có cần gì mua giùm nên cũng có đồ ăn tươi; trước kia chỉ toàn cá khô,
ớt…
…..
- SV: Qua nghe
chị nói, theo em hiểu thì đến bây giờ chị đã xác định hoàn cảnh của mình, và
chị chấp nhận hoàn cảnh là thay chồng, tự mình bươn chải nuôi con…
- TC: Ừ, nhưng
tôi cứ nghĩ đến mà không biết phải làm sao bây giờ .. (Thân chủ nhìn vào hai
bàn tay đang đan vò vào nhau)
- SV: Ý chị là
sao, em không hiểu?
- TC: Anh Hai
, chị hai đi làm biệt biệt, một mình tôi không biết sắp tới tôi đẻ đái ra
sao, rồi thì sau này ba đứa con,lấy tiền đâu cho chúng ăn học!
- SV: À thì ra
chị lo về tương lai của gia đình. Như vậy là rất tốt đấy chị ạ! Mọi việc phải
có tính toán, phải có kế hoạch và mình thực hiện theo kế hoạch, như vậy sẽ
không bị động, không bị lúng túng.
Em nói chị có nghe rõ không?
- TC: Vâng,
tôi vẫn nghe.
- SV: Hôm nay
em đến đây cũng về chuyện này của chị. Trước tiên em có đôi lời như thế này,
thật lòng là em rất thông cảm với hoàn cảnh của chị, chị rất khó khăn, mất mát
quá lớn. Nhưng cuộc sống còn có tương lai, có các con.
Chị có hiểu ý em nói không?
- TC: (Gật đầu)
- SV: Hiện tại chị đang lo lắng về
đợt sinh đẻ sắp tới đúng không? Rồi lo việc kiếm tiền để nuôi các con ăn học
lâu dài. Chị quả thật là người mẹ có trách nhiệm
- SV Thế tại sao chị không đặt vấn
đề lo lắng này của chị với anh trai? Nhất là trong đợt sinh đẻ sắp tới?
- TC: Nhưng anh chị đi làm đâu có
ở nhà mấy khi?
- SV: Em mới được biết là cứ
khoảng ba ngày anh ấy về một lần; Chị thử tìm cách để liên lạch với anh ấy
xem.
- TC: (Suy nghĩ) ...Ừ , hay là để
tôi hỏi thăm các cháu bên đấy.
- SV: Thế chị định khi nào đi
- TC: Từ từ tôi đi
- SV: Khi nào hả chị! Việc này rất
quan trọng, nó sẽ giúp chị yên tâm dưỡng thai từ nay đến lúc sinh đẻ.
- TC: Ừ thế ba bốn ngày nữa, để
tôi khỏe hẳn rồi đi.
- SV: Nghe chị Hợp nói hiện giờ
chị đang thuộc diện hộ cận nghèo phải không ạ!
- TC: Hình như thế
- SV: Chị có được cấp thẻ bảo hiểm
y tế miễn phí không?
- TC: Mấy năm trước lâu rồi thì
có, hai năm gần đây không có; Hình như có lần nghe anh Chài nói hộ cận nghèo
nên không được miễn học phí cho các con?
- SV: Vậy là chị không thuộc diện
hộ nghèo rồi. Theo em được biết, với số người trong gia đình chị, với hoàn
cảnh và thu nhập hiện nay của chị thì chị hoàn toàn thuộc diện hộ nghèo một
cách chính đáng.
- TC: Được hộ nghèo thì...
- SV: Nếu thuộc diện hộ nghèo, chị sẽ được quyền hưởng các chính
sách ưu đãi của nhà nước đối với hộ nghèo như: cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn
phí cho con đi học, được hưởng các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế...
- TC: Vậy thì phải làm sao bây
giờ?
- SV: Theo em được biết thì muốn
được xét thì mình phải có đơn hoặc ý kiến trực tiếp với Ban nhân dân buôn,
rồi họ sẽ có ý kiến lên xã.
- TC: Từ trước đến nay tôi đâu
biết đơn từ gì đâu
- SV: Sao chị không gặp trực tiếp
trưởng thôn để đề nghị
- TC: Gặp anh Thuộc à
- SV: Vâng, chị gặp và trình bày
hoàn cảnh, đề nghị được đưa vào diện hộ nghèo. Em được biết là đầu tháng 11
sắp tới là có đợt rà soát bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo,
chị phải đến nếu không sẽ không kịp.
- TC: Vậy mai tôi đi ngay!
- SV: Qua buổi nói chuyện hôm nay
cũng như các đợt trước, em thấy chị còn một vấn đề nữa đang vướng cần giải
quyết?
- TC: Chú nói sao tôi không hiểu?
- SV: Em nói chị đừng buồn nhé,
hiện giờ chị biết rất ít các thông tin ngoài xã hội, ví dụ như các ưu đãi của
hộ nghèo; Hàng xóm cũng nói chị rất ít đi chơi, giao lưu thăm hỏi bà con
trong làng!?
- TC: (Nói chậm chạp).. bữa trước
có anh Chài lo mọi chuyện, tôi đâu có quan tâm; ở nhà hết nấu cơm, chăm vườn
rau, nuôi thêm con heo thế là hết ngày; nhà lại ở xa hàng xóm, ngại chẳng mấy
khi đi đâu.
- SV: Như vậy là rất thiệt thòi
đấy chị ạ. Trước đây có anh Chài thì như thế nhưng bây giờ chị thay anh Chài
làm mọi việc, chị cũng phải giao du, phải thăm hỏi người ta thì người ta mới
đến nhà mình chơi chứ. Chị không chủ động đến, người ta cũng chẳng dám đến,
như vậy mãi mãi chị sẽ bị cô lập. Như vậy thì làm sao học hỏi được kinh
nghiệm, được sự giúp đỡ lẫn nhau? Người ta nói hàng xóm tắt lửa tối đèn có
nhau cơ mà!
- TC: Ừ thế thì để tôi cố gắng đi
- SV: Hôm nay nói chuyện nhiều như
vậy, chắc chị mết lắm? Hay là tạm dừng để hôm khác ta làm việc lại?
- TC: Không sao đâu chú, tôi khỏe
rồi, nói chuyện với chú tôi thấy an tâm hơn.
- SV: Cám ơn chị đã động viên
khéo?
Hoàn cảnh của chị rất cần có người
thông cảm, chia sẻ kinh nghiệm, như vậy có thể sẽ giúp chị an tâm, tự tin đối
mặt với những khó khăn trước mắt. em thấy trong thôn, xóm mình cũng có người
cùng cảnh ngộ, họ cũng đã trải qua những khó khăn như chị, tại sao chị không
chủ động đến để giao lưu?
- TC: Đám chị Mai, chị bảy hả!
- SV: Đúng rồi chị!
- TC: Đến đấy toàn người giống
mình càng buồn hơn?
- SV: Chị chưa đến, chưa biết, họ
hết buồn rồi, họ rất vui vẻ, và sẵn sàng giúp đỡ nhau, họ còn vần đổi công
nhau trong làm rẫy.
- TC: Ồ thế à, nhưng tôi đến không
biết họ có chấp nhận không?
- SV: Chưa đi chưa biết chị ạ!
Chấp nhận hay không cũng còn do sự chân thành, nhiệt tình của mình nữa, một
lần chưa được thì hai ba lần, nói chuyện nhiều mới hiểu nhau chị ạ. Cũng giống
như em với chị, lúc mới gặp, hỏi mãi chị có thèm nói với em câu nào đâu?
- TC: Ừ cũng phải thế để mai tôi
đi
- SV: Để đảm bảo sức khỏe cho chị,
chị cần có sự tư vấn về y tế
- TC: Tư vấn cái gì?
- SV: Về cách ăn uống, cách làm
việc, nghỉ ngơi đối với người mang thai. Chị đến trạm y tế, trình bày hoàn
cảnh và đề nghị, em nghĩ họ sẽ giúp. Còn nữa, chị cần thể hiện sự quan tâm
của mình đối với việc học hành của con cái, bé Nhi năm nay mới vào lớp 1, rất
cần có sự hỗ trợ để bé an tâm đi học. Chị nên đến gặp cô chủ nhiệm để có
những thông tin cần thiết.
Chị nghe kịp không?
- TC: Vâng ...
...
...
- SV: Như vậy là hôm nay em và chị
bàn một số việc, theo ghi chép các ý kiến thảo luận vừa rồi thì chị sẽ đi gặp
chị Mai người cùng cảnh vào ngày mai; sau đó mới gặp trưởng thôn Thuộc, Tư
vấn y tế, đến gặp anh trai bàn chuyện sinh đẻ và sau đó gặp cô giáo chủ nhiệm
của các cháu. Em nói như vậy có đúng với ý chị không? Chị có gì cần thay đổi
không?
- TC: Ừ
- SV: Thế em lên lịch như thế này,
chị xem có được không nhé! Hôn nay ngày 19/10, ngày mai là 20/10 chị chủ động
đến gặp chị Mai ở cuối xóm?
- TC: Ừ
- SV: Ngày 24 hoặc 25/10 chị tìm gặp trưởng
thuôn Thuộc để đề nghị xét hộ nghèo?
- TC: Vâng
- SV: Ngày 26 hoặc 27/10 chị đi tư vấn y tế nở
trạm xá
Ngày 28 hoặc 29 tháng 10 chị phải hẹn gặp được
anh trai
Và ngày 30/10 chị đến gặp các cô chủ nhiệm của
các cháu
- TC: Chú nói dài vậy tôi làm sao nhớ?
- SV: Không sao chị! Em sẽ viết lên cuốn lịch
trên tường, để chị theo dõi
- TC: Ừ được
- SV: Em tặng chị cây bút, việc nào xong rồi chị
khoanh tròn cho em nhé, tuần sau em quay lại
|
- Chị Thơm tươi tỉnh hơn trước, giọng nói nhanh
nhẹn hơn, rõ ràng hơn
- Thân chủ bối rối, chưa xác định rõ những bước
đi trong tương lai của mình
- Thân chủ chú ý hơn
- Tỏ vẻ ngại ngần, chần chừ không muốn đi đến
nhà anh trai
- Có ý tích cực hơn
- Nhăn mặt tỏ vẻ lo lắng; thân chủ ít quan tâm
đến môi trường xã hội
- Nét mặt tươi tỉnh, thân chủ hăng hái với việc
này
-
-
- Sắc mặt tươi tỉnh hơn
- Tinh thần của thân chủ có phần hăng hái hơn
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét