LỄ ĐÂM TRÂU" CỦA
NGƯỜI Ê ĐÊ M'DHOUR
Lễ đâm trâu người Ê Đê M'Dhour |
Sông Hinh là huyện miền núi được tách ra từ huyện
Tây Sơn (Sơn Hoà) cách Trung tâm tỉnh lụy 65km về hướng Tây Nam Phú Yên.
- Phía Đông giáp huyện Tây Hoà.
- Phía Tây giáp huyện KrôngPa tỉnh Gia Lai.
- Phía Nam giáp huyện M’Đrắc tỉnh Đắc Lắc.
- Phía Bắc giáp huyện Sơn Hoà.
Với tổng diện tích tự nhiên 885km2, dân
số khoảng 44.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 48%, (phần lớn
là dân tộc Êđê M'Dhour)… Bao gồm 11 xã, thị trấn: Thị trấn Hai Riêng, xã Sơn Giang,
xã Đức Bình Đông, xã Đức Bình Tây, xã EaBia, xã EaBá, xã EaBar, xã EaTrol, xã
Sông Hinh, xã EaLâm và xã EaLy với 90% dân số sống bằng nông nghiệp.
Các loại hình văn hóa dân
gian của dân tộc M'DHour đều hình thành, tồn tại và phát triển trong một không
gian xã hội riêng. Sự đổi mới và phát triển nhanh chóng của đất nước trong giai
đoạn hiện nay đã và đang tác động mạnh mẽ đến không gian xã hội và văn hóa cộng
đồng của người M’DHour. Sự mở cửa và mặt trái của kinh tế thị trường, sự xâm
nhập, giao lưu văn hóa nước ngoài, trong đó có sản phẩm văn hóa không lành mạnh, ồ ạt tràn vào mọi nơi trên
đất nước ta, trong đó có cả khu vực Tây Nguyên đã tạo ra những ảnh hưởng mặt
tích cực lẫn tiêu cực không nhỏ tới nền văn hóa truyền thống của dân tộc bản
địa.
Các
thế lực thù địch đã lợi dụng sự tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân để lôi kéo,
xúi dục đồng bào hủy bỏ lễ hội - di sản văn hóa độc đáo của dân tộc thiểu số vùng
Tây Nguyên, trong đó có Sông Hinh.
Sự
tác động cơ chế thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến nếp sống, nếp nghĩ của đồng
bào. Nhiều gia đình vì giá trị vật chất trước mắt, đã không còn ý thức giữ gìn
di sản truyền thống của cha ông để lại. Mặt khác họ cảm thấy những lễ hội văn
hóa dân gian không đem lại giá trị kinh tế, nên không quan tâm giữ gìn.
Sự
phát triển của nền băn hóa hiện đại đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền
văn hóa truyền thống, không ít những thanh niên đã
coi các lễ hội văn hóa của buôn làng mình là lạc hậu, lỗi thời, là mê tín,
không phù hợp với thời đại
Các
chương trình nghiên cứu, ứng dụng và bảo tồn có nhưng quá ít. Người có khả năng
đứng ra tổ chức lễ hội đâm trâu còn rất ít. Việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân gian truyền thống nếu không
được khẩn trương thực hiện thì mãi mãi không còn cơ hội trong tương lai gần.
Giới
thiệu Lễ Đâm Trâu qui mô trong 1 dòng họ, mời toàn thể bà con buôn làng và đại
diện các địa phương khác trong và ngoài huyện.
Địa
điểm: buôn Ken, xã EaBá, huyện Sông Hinh.
múa "My- a" |
Thời
gian diễn ra lễ hội trong 3 ngày: Ngày thứ nhất: Họp dòng họ để thống nhất thời
gian, địa điểm, chọn trâu cúng, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong gia
đình. Làm cây nêu, có sự góp ý tham gia của các già làng trưởng bản trong buôn.
Chọn địa điểm, làm lễ cúng và chôn cây nêu. Ngày thứ 2: Đón tiếp khách đến, tập
trung tất cả mọi người trong dòng họ, làm lễ cúng thông báo với thần linh và
mời thần linh bốn phương về chứng giám. Phần hội được bắt đầu với điệu múa
"My- a" cùng "Chiêng 3- trống đôi", múa vòng quanh nhà và
vòng quanh cột nêu, mời buôn làng, dòng họ xa gần uống rượu ché thâu đêm suốt
sáng. Ngày thứ 3: Đâm trâu và ăn mừng.
"My- a" cùng "Chiêng 3- trống đôi" |
Cũng
như đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, vật dụng chủ yếu trong Lễ Đâm trâu
là cây nêu được chôn vững chắc trước sân nhà. Chính giữa là 1 trụ lớn bằng cành
cây gạo, 4 trụ nhỏ chôn xung quanh được giằng néo với trụ giữa bằng dây mây,
tạo nên thế vững chắc cho cây nêu. Trên các trụ này được trang trí bằng những
màu sắc tiêu biểu của vùng tây nguyên đó là màu đỏ của tiết động vật và màu đen
của tro bếp, ngoài ra còn có 4 cần nêu hướng về 4 phía, trên đó trang trí các
tua, hoa văn và nhiều màu sắc sặc sỡ. Cây nêu trong Lễ Đâm trâu được coi là cầu
nối giữa trời và đất, giữa con người và thế giới tâm linh.
nhảy múa xung quanh nhà 3 vòng... |
Khi
trâu đã được buộc chắc chắn vào cây nêu, mọi người già trẻ, gái trai trong dòng
họ cùng nắm vào dây buộc trâu, chủ nhà và thầy cúng đọc lời cúng ngụ ý mời các
thần linh bốn phương về đây chứng kiến, đón nhận. Ngoài lễ vật là con trâu, gia
chủ cúng thêm 1 gà, 1 heo nhỏ thể hiện sự sung túc của gia đình. Sau khi cúng,
tất cả mọi người trong dòng họ cùng đánh trống, nhảy múa xung quanh nhà 3 vòng
và xung quanh cột (cây nêu) 7 vòng, đây là hoạt động mở màn cho phần hội kéo
dài thâu đêm suốt sáng.
...và xung quanh cột (cây nêu) 7 vòng |
Điểm
khác biệt trong Lễ đâm trâu của người Ê Đê M' DHour với các dân tộc thiểu số
khác là ở phần hội. Trong Lễ đâm trâu, người Ê Đê M'DHour đặc biệt không sử
dụng cồng chiêng-ráp mà chỉ đánh chiêng 3, trống đôi và nhảy điệu múa "Mi
- A".
Chủ lễ đâm trâu tượng trưng |
Đỉnh
cao của lễ hội là lúc đâm trâu, gia chủ cầm con dao nhọn đâm hờ về phía con
trâu 3 cái sau đó đưa cho 1 thanh niên khỏe mạnh, mũi dao đâm trúng huyệt, trâu
ngã gục, đám thanh niên trai tráng hò reo khênh đi mổ thịt, đầu trâu được đặt
cúng tại cây nêu, phần còn lại mời bà con buôn làng cùng ăn, cuộc vui bên cạnh
cây nêu cùng những ché rượu cần cho đến ngày hôm sau.
Từng hồi trống lớn gọi buôn làng tới chung vui |
Mổ trâu, bò đãi khách |
Từ
xa xưa, Đâm trâu là lễ tế thần quan trọng nhất trong tất cả các buổi lễ tế của
người Tây Nguyên. Lễ còn được tổ chức vào các dịp như mừng chiến thắng; Tạ lễ;
Cầu an; khánh thành nhà rông của làng… thể hiện niềm kiêu hãnh, tự tin của cộng
đồng và nhằm xua đuổi tà thần đến quấy nhiễu dân làng. Qua đó thể hiện ước vọng
cuộc sống bình an, sung túc luôn đến với mọi người, mọi nhà, đồng thời đây cũng
là dịp để mỗi người đến chung vui, thăm hỏi, chúc tụng về sức khỏe, về công
việc làm ăn mình■
Van Thuy – Đài truyền thanh, truyền hình
Sông Hinh- Phú Yên
0 nhận xét:
Đăng nhận xét