Tiềm năng du lịch Sông Hinh
Phạm Văn Bảy
Trưởng Phòng Nghiệp vụ Du lịch,
Sở Văn
hoá, Thể thao và Du lịch Phú Yên
Thú vui tao nhã |
1. Nhận dạng một số tài nguyên du lịch tiêu biểu
của huyện Sông Hinh:
Sông Hinh là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam
của tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 54 km, phía đông giáp huyện Tây Hòa,
phía tây giáp huyện Krông Pa và huyện Madrak, phía nam giáp huyện Ninh Hòa,
phía bắc giáp huyện Sơn Hòa, có tài nguyên du lịch khá phong phú.
Tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Lòng hồ và nhà máy Thuỷ
điện Sông Hinh: Nằm trên phạm vi 2 xã Đức Bình Đông và
Sông Hinh; diện tích rộng 41km2 với nhiều loài cá nước ngọt sinh
sống, trong đó có nhiều loại đặc sản như cá mã, cá sảnh, cá lăng, cá thác lác...;
có thảm thực vật bao quanh hồ phong phú; có
các bãi tắm ven hồ, ven một số đảo, khí hậu
trong lành, mát mẻ quanh năm. Quanh hồ là những cánh rừng nguyên sinh
xanh bạt ngàn. còn có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn. Du khách đến đây sẽ
tham quan hệ thống đập ngăn nước đồ sộ và nhà máy thuỷ điện Sông Hinh; hoặc du
thuyền trên lòng hồ để ngắm cảnh, thưởng thức đặc sản hoặc vào thăm các buôn
làng sinh sống ở quanh khu vực hồ.
- Lòng hồ và nhà máy thuỷ điện Sông Ba Hạ: Nằm trên phạm vi địa phận 3 huyện: Sơn Hoà, Sông
Hinh (Phú Yên) và KrôngPa (Gia Lai). Diện tích mặt hồ trên 60 km2,
đây là công trình thuỷ điện lớn của cả nước; Công trình thuỷ điện Sông Ba hạ
cùng với hồ chứa nước, gần với Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai, các khu rừng
tự nhiên trong vùng sẽ là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch sinh thái theo
trục Đông - Tây của tỉnh.
- Hồ trung tâm thị trấn Hai Riêng: Diện tích mặt nước: 17ha, có thảm thực vật bao quanh hồ phong phú; có
các bản làng người dân tộc thiểu số sinh sống quanh hồ; khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm, được
xem là lá phổi của thị trấn. Nơi đây các thể hình thành trung tâm du lịch phía
Tây Nam của tỉnh gắn với các cơ sở vật chất kỷ thuật: Khách sạn, nhà hàng, khu
vui chơi giải trí, mua sắm.
- Lòng hồ và nhà máy thủy điện Krông-Hnăng: Diện tích mặt hồ 24km2,
phần lớn nằm trên địa phận huyện Krông-Hnăng (Đắc Lắc), công trình nhà máy thuỷ
điện nằm trên địa phận huyện Sông Hinh (Phú Yên). Nơi đây có tiềm năng du lịch
sinh thái, tuy nhiên cần có sự liên kết giữa 2 tỉnh.
Ngoài ra còn có các tài nguyên
du lịch tự nhiên khác như: Thác H’ly (buôn
Kít xã Sông Hinh), thác MaRe (xã Đức
Bình Tây), sông Nhau (xã Sơn Giang)…
Tài nguyên du lịch nhân văn:
Sông Hinh có văn hóa cồng
chiêng gắn với nhiều lễ hội văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc mang nhiều nét truyền
thống văn hóa, bản địa của người dân tộc thiểu số như: Lễ hội đâm trâu, lễ hội
mừng lúa mới, lễ bỏ mã, lễ mừng thọ…; các sử thi, truyện cổ tích dân gian, các
điệu múa truyền thống, nhạc cụ cồng chiêng, Arap; Làng nghề dệt thổ cẩm truyền
thống; Ẩm thực với đặc sản như cá lăng, cá bống, gà vườn, heo rừng lai và các
loại rượu cần…
Hồ thủy điện Sông hinh |
Một số tài nguyên du lịch trong mối liên hệ
vùng với Sông Hinh:
Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai: nằm trên địa bàn 2 xã Suối Trai và Krông Pa -
huyện Sơn Hoà; có diện tích trên 22 nghìn ha, trong đó rừng tự nhiên 12.340ha.
Với vị trí địa lý thuận lợi, giàu tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, nên khu
bảo tồn thiên nhiên Krông trai có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái,
nghiên cứu khoa học kết hợp với văn hoá;
Thác Hoà Nguyên thuộc
xã Sơn Nguyên - huyện Sơn Hoà, với phong cảnh khu rừng nguyên sinh, nhiều loài
sinh vật quý hiếm, kết hợp không khí trong lành, mát mẻ;
Đập Đồng Cam thuộc xã
Hoà Hội - huyện Phú Hoà, một công trình kiến trúc có giá trị mỹ thuật cao, có ý
nghĩa về lịch sử và kinh tế. Hằng năm vào này mồng 8 tháng giêng âm lịch, nhân
dân địa phương tổ chức lễ hội Đồng Cam, thu hút hàng ngàn lượt khách tham quan
du lịch;
Vực Phun nằm ở thượng
nguồn sông Bánh Lái thuộc xã Hoà Mỹ Tây, huyện Tây Hoà, có thể phát triển thành
một khu du lịch hấp dẫn, thu hút khách đến tìm hiểu sinh thái rừng, leo núi,
tắm suối, cắm trại và nhiều hoạt động vui chơi khác;
Suối nước nóng Lạc Sanh thôn xã Sơn Thành Tây, huyện Tây Hoà, nơi đây có tiềm năng lớn để phát
triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Ngoài ra,
đến đây du khách có thể tắm nước nóng, bùn hoặc đắm mình trong dòng nước mát
của sông Chống Gậy.
Ngoài ra, còn có các suối, cảnh đẹp có thể kết hợp khai thác
phát triển du lịch như: Suối Lạnh (xã Hoà
Thịnh – Tây Hoà), cụm hồ Mỹ Lâm và Đá Bàn (Hoà Thịnh - Tây Hoà); Di
tích lịch sử quốc gia Đường 5 (ĐT645)...
- Là nơi tiếp giáp giữa khu vực đồng bằng và miền núi cao nguyên, có hệ
thống các sông, suối, hồ lớn, có ý nghĩa quan trọng về phòng hộ, dự trữ nguồn
nước, giảm tác động thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái.
- Là vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời, giàu truyền thống hào hùng trong
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, nhưng cũng là vùng luôn
nhạy cảm về dân tộc, tôn giáo.
- Là địa bàn đang hình thành các tuyến
giao thông quan trọng, tạo thuận lợi cho giao lưu, hợp tác, liên kết phát triển
với các vùng trong và ngoài tỉnh và là một
trong những cửa ngõ nối các tỉnh Phú Yên với các tỉnh Tây Nguyên:
+ Tuyến tỉnh lộ ĐT 645 đi qua thị trấn Hai
Riêng, kiến nghị Trung ương chuyển ĐT 645 đi Đắc Lắc thành quốc lộ;
+ Đang xây dựng tuyến Đông Trường Sơn của quốc gia đi qua địa bàn huyện Sông Hinh và trục
giao thông phía Tây nối 3 tỉnh Bình Định – Phú Yên và Đăk Lăk;
+ Đang đề nghị Trung ương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Tuy Hoà – Tây
Nguyên, phần đi qua địa bàn Tây Hoà, Sông Hinh dài khoảng 30 km.
Việc phát triển hạ tầng giao thông là
một yếu tố quan trọng để nhà đầu tư và khách du lịch có nhiều điều kiện thuận
lợi để tiếp cận với tài nguyên du lịch của huyện Sông Hinh.
3. Triển vọng phát triển du lịch Sông Hinh:
Thủ tướng Chính phủ
đã có Quyết định số 122/2008/QD-TTg ngày 29/8/2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến 2020, trong đó:
- “...Xây dựng tỉnh Phú Yên thành một cửa ngõ
mới ra hướng Đông cho vùng Tây Nguyên; phấn đấu trở thành trung tâm du lịch,
dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước. Hình thành cụm đầu mối giao thông đường
sắt, đường thủy, đường bộ Đông Tây và đường hàng không...”. “...Từng bước xây
dựng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, công nghiệp “sạch” mang màu sắc độc đáo riêng... Tôn tạo các di
tích, danh thắng, các điểm du lịch gắn với công tác bảo vệ môi trường. Tăng
cường thu hút vốn đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng,
khu nghỉ mát... đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch và chất lượng phục vụ du khách, đa dạng hóa các hoạt động du lịch.
Phát triển nghề thủ công truyền thống, tạo sản phẩm độc đáo mang sắc thái địa
phương phục vụ khách du lịch”.
- Đối với hướng Đông – Tây: Nối Phú Yên với
các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung thông qua các hành lang kinh tế:
quốc lộ 25, ĐT645, QL 24, 14, 19... Hướng này phát triển du lịch với văn hoá
các dân tộc, khai thác các cảnh quan tự nhiên, các tiềm năng du lịch miền núi
và gắn với du lịch biển. Trong đó tập trung khai thác các điểm du lịch: các hồ
chứa nước lớn: hồ thuỷ điện Sông Hinh, hồ thuỷ điện Sông Ba Hạ, hồ Phú Xuân, hồ
Đồng Tròn, hồ Xuân Bình...Các thác suối: thác Hoà Nguyên, thác Cây Đu, thác Mơ,
vực Phun, Thác Hàng, Vực Hòm, Vực Song... Các nguồn nước khoáng: Phú Sen, Lạc
Sanh, Triêm Đức...và các di tích lịch sử: Núi đá bia, mộ và đền thờ Lê Thành
Phương, mộ và đền thờ Lương Văn Chánh, nhà thờ Bác Hồ, hội trường mùa xuân ở
Sơn Định...xây dựng Vân Hoà trở thành đô thị du lịch trung
tâm nghỉ mát của Phú Yên. Xây dựng một số buôn làng văn văn hoá du lịch của
đồng bào các dân tộc, thu hút khách du lịch (các buôn khu vực gần hồ thuỷ điện
Sông Hinh, buôn Hoà Ngãi –Sơn Hoà...)...
Hiện nay, Sở Văn hoá, Thể thao
và Du lịch đang lập Quy hoạch phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2020. Căn cứ
vào sự phân bố tài nguyên du lịch, nguồn lực và các điều kiện có liên quan,
định hướng phân vùng các không gian du lịch của tỉnh Phú Yên thành bốn không
gian du lịch có các tính chất phát triển khác nhau bao gồm:
(1) Không gian du lịch trung
tâm: bao gồm thành phố Tuy Hòa và một số vùng phụ cận thuộc huyện Đông Hòa, Phú
Hòa, Tuy An;
(2) Không gian du lịch nghỉ
dưỡng biển đảo: bao gồm thị xã Sông Cầu và một phần của huyện Tuy An ;
(3) Không gian du lịch miền
núi phía Tây Bắc: bao gồm Cao Nguyên Vân Hòa và vùng phụ cận thuộc các huyện
Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy An ;
(4) Không gian du lịch miền
núi phía Tây Nam: bao gồm huyện Sông Hinh và vùng phụ cận thuộc các huyện Sơn
Hòa, Tây Hòa, Phú Hòa; Không gian du lịch này có những điểm như sau:
- Trung tâm du lịch chính là thị trấn Hai Riêng
gắn với hồ thủy điện Sông Hinh và khu tiểu vùng là Khu bảo tồn thiên nhiên
Krông Trai gắn với hồ thủy điện Sông Ba Hạ.
- Đây là vùng có tài nguyên du
lịch tự nhiên và nhân văn khá phong phú; nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, vùng
căn cứ cách mạng, vùng có nhiều di tích lịch sử văn hoá, phong cảnh đẹp, núi
non hùng vĩ, hoang sơ, nhiều lễ hội mang đậm bản sắc của đồng bào dân tộc…
- Các hướng khai thác và sản phẩm du lịch chủ yếu:
+ Hoạt động du lịch chính của không gian này là du lịch sinh thái rừng
và văn hoá bản địa đồng thời có tính chất bổ trợ cho các sản phẩm du lịch
thương mại, công vụ và du lịch nghỉ dưỡng biển đảo của tỉnh.
+ Địa bàn
chính để tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái là khu vực Khu bảo tồn thiên
nhiên Krông Trai, hồ thủy điện Sông Hinh, hồ thuỷ điện sông Ba Hạ, các nguồn
nước khoáng: Lạc Sanh, Phú Sen...
+ Hình thành một số
buôn làng văn hoá du lịch của đồng bào các dân tộc thu hút khách du lịch (trước
mắt ưu tiên khu vực trung tâm của thị trấn Hai Riêng và cụm xã của huyện Sông
Hinh, ...).
+ Ẩm thực đặc trưng
của vùng núi Sông Hinh gán với các hồ thuỷ điện…
- Đối tượng và thị
trường khách du lịch chủ yếu của không gian du lịch này là khách du lịch nghỉ
ngơi cuối tuần hoặc vào các dịp lễ hội, dân địa phương, khách từ TP Tuy Hoà,
Khu kinh tế Nam Phú Yên; tương lai là khách từ các thị trường Duyên hải Nam
Trung Bộ; khách du lịch quốc tế nghỉ dưỡng thuần túy dài ngày hoặc khách từ các
khu nghỉ dưỡng biển của tỉnh đến đây theo các tour du lịch.
- Các tuyến du lịch
có thể hình thành:
+ Tuyến du lịch nội tỉnh: Tuy Hòa - sông Hinh
- Sơn Hòa (Thời gian: 1 - 2 ngày): Các
khu, điểm chính nằm trên tuyến du lịch này: suối nước nóng Phú Sen - hồ thủy
điện Sông Hình - hồ thủy điện sông Ba Hạ - thị trấn Hai Riêng - - Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai - khu du
lịch sinh thái Sơn Nguyên - thắng cảnh thác Kraitang, Hly, các buôn làng dân
tộc như các làng văn hoá dân tộc buôn La Diêm…;
+ Tuyến du lịch Đông - Tây: Trung tâm không gian du lịch
Phía Tây sẽ là điểm dừng chân của du khách trên tuyến du lịch từ Tuy Hoà lên
Tây Nguyên hoặc ngược lại.
4. Đề xuất một số giải pháp phát triển du
lịch huyện Sông Hinh:
1. Phát triển du
lịch của huyện Sông Hinh phải đặt trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.
2. Phát huy tối đa
nội lực, tranh thủ sự hổ trợ đầu tư của Trung ương, thu hút mạnh mẽ các nguồn
lực từ các thành phần kinh tế đầu tư hạ tầng;
3. Đầu tư có trọng
tâm, trọng điểm, không dàn trải; ưu tiên đầu tư những điểm có lợi thế nội tại,
có lợi thế so sánh, có sản du lịch độc đáo để đầu khai thác hiệu quả, tạo bước
phát triển đột phá. Phối hợp
chặt chẽ với các hoạt động du lịch của tỉnh, các vùng lân cận để đầu tư kết cấu
hạ tầng, khai thác phát triển các điểm du lịch, hình thành các sản phẩm du lịch
độc đáo mang màu sắc văn hoá dân tộc, có nét đặc thù riêng: sinh thái rừng, hồ, tắm
nước khoáng, vui chơi giải trí, lễ hội dân gian.....
4. Tăng cường công
tác giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp, cá ngành và cộng đồng về vai trò,
vị trí của ngành du lịch trong phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn và phát huy
giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể gắn với phát triển du lịch;
5. Phát triển du
lịch gắn với bảo vệ môi trường theo hướng bền vững; khi thực hiện các dự án
phát triển du lịch phải đánh giá và xử lý tác động môi trường; giữ gìn đa dạng
sinh học, cảnh quan; khuyến khích phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng
đồng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét