RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Trang phục trong Lễ mừng tuổi người Ê Đê M'DHour

(Hình ảnh lễ mừng tuổi tại buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, Tỉnh Phú Yên, tháng 4/2012)
"Lễ Mừng tuổi" (Lễ trường thành, Lễ mừng lớn khôn) là một nghi lễ quan trọng nhất trong cuộc đời của người Ê Đê M'DHour

Lễ Mừng tuổi là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Ê Đê, là nghi thức bắt buộc đối với những người khi đến tuổi trưởng thành.
Đối với người Ê Đê, từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, không thể bỏ qua lễ mừng tuổi. Tiếng Ê Đê gọi là Mpú Tohkoong. 
Việc cúng lễ này được tổ chức năm lần và do cha mẹ đẻ sắm sửa mâm cỗ, làm lễ. Nếu cha mẹ không có điều kiện thì có thể anh chị em cúng thay… 
Đối với người Ê Đê phải trải qua năm lần làm nghi lễ mừng tuổi thì người đó mới thật sự trưởng thành. 
Lần đầu tiên, nghi lễ cúng một ché rượu và một con gà. Lần thứ hai cúng ba ché rượu và ba con gà.  
Lần thứ ba cúng ba ché rượu và một con heo. Lần thứ tư cúng năm ché rượu và một con heo thiến (heo thiến phải lớn, phải đãi đủ bà con trong buôn làng ăn một bữa).
... Lần thứ năm cúng bảy ché rượu và một con heo thiến...
Nghi thức lễ trưởng thành cũng đơn giản, già làng thay mặt buôn làng, thay mặt họ tộc chàng trai làm lễ cúng Giàng, xin phép thần linh được làm lễ trưởng thành cho chàng trai. Các lễ vật của buổi lễ gồm thịt heo, gà, rượu cần, cơm, cháo… 
Sau khi cúng xong, thày cúng dắt tay người được mừng tuổi đến bên ché rượu cần đầu tiên trong năm ché đặt giữa nhà để làm lễ. Chiêng, trống nổi lên báo hiệu buổi lễ bắt đầu. Thày khấn mời Giàng về chứng kiến và chiếc vòng đeo tay trong lễ trưởng thành là biểu tượng của cuộc sống, có nghĩa là buôn làng đã trao cho sức mạnh. 
Lễ trưởng thành của người Ê Đê thể hiện tính cộng đồng rất cao vì có sự tham gia, góp sức của cả buôn làng…















Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên

Một góc phố núi

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

Chánh án Toà án nhân dân tối cao Trương Hoà Bình làm việc với huyện Sông Hinh


Đ/c Trương Hòa Bình thăm hỏi các em học sinh

Ngày 18/10, đồng chí Trương Hoà Bình- Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Sông Hinh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, ANQP trong 9 tháng đầu năm 2012. Cùng dự buổi làm việc có các đồng chí Huỳnh Tấn Việt- Phó Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Phạm Đình Cự - Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo huyện Sông Hinh.
Đại diện các em học sinh dân tộc thiểu số cám ơn đoàn lãnh đạo

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh Đặng Đình Toại đã báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế, xã hội, ANQP trong 9 tháng đầu năm 2012. Theo đó, thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế xã hội an ninh quốc phòng năm 2012, huyện Sông Hinh tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KHKT, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển CN-TTCN. Tiếp tục huy động mọi nguồn lực tập trung phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện; tăng cường công tác quản lý, bảo vệ chặt chẽ tài nguyên môi trường, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường; tiếp tục thực hiện tốt các chương trình dự án và chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc.
Chụp ảnh lưu niệm với các em học sinh

Phát biểu tại buổi làm việc đồng chí Trương Hoà Bình đã biểu dương những kết quả đạt được của huyện Sông Hinh trong thời gian qua, nhất là tình hình giữ vững ổn định công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Đồng chí mong rằng trong thời gian đến lãnh đạo Huyện uỷ, UBND huyện cần phân tích những thuận lợi, khó khăn cũng như thời cơ, thách thức của huyện để có giải pháp phát triển kinh tế- xã hội. Định hướng lâu dài là xây dựng Sông Hinh thành một huyện công nông nghiệp dịch vụ phát triển, có nền văn hoá đa sắc tộc, tiên tiến. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, hệ thống chính trị vững mạnh. Nhân dịp này đồng chí đã trao tặng 30 suất quà cho 30 học sinh nghèo vượt khó học giỏi từ nguồn đóng góp của ban cán sự Đảng Đoàn Toà án nhân dân tối cao và báo Công lý, mỗi suất quà là 01 chiếc xe đạp trị giá 1,2 triệu đồng và 200 nghìn đồng tiền mặt.
Món quà là niềm cổ vũ, động viên lớn đối với các em học sinh nghèo

                                                      NGỌC CƯỜNG – VĂN THUỲ

Đổi thay Sông Hinh


SÔNG HINH  THAY ÁO MỚI

      Ai về thăm lại Sông Hinh
Mà xem phong cảnh quê mình nên thơ
      Như là huyền thoại giấc mơ
Giờ đây cuộc sống khác xưa quá nhiều
      Ngày xưa xơ xác tiêu điều
Nhà xiêu vách ướt những chiều mưa tuôn
      Đường đi qua những thôn buôn
Đất bùn lầy lội , nước nguồn  reo sôi
      Dân cày áo đẫm mồ hôi
Bữa cơm đạm bạc chưa thôi ở trần
      Đi chợ tháng được đôi lần
Cuộc sống tằn tiện muôn phần khó khăn
       Từ thị trấn tới buộn xa
Trường học trạm xá căn nhà đơn sơ
       Thương sao ơi những em thơ
Thiếu sách ,rách áo i tờ vẫn vang
      Ánh sáng văn hóa mở mang
Đường xá trải nhựa khang trang  đàng hoàng
      Đêm đêm điện sáng khắp làng
Ngày ngày chợ búa rộn ràng xóm buôn
      Nhà ngói mài đỏ nhiều hơn
Người người chung sống chan hòa yêu thương
      Ríu ra ríu rít trên đừong
Từng đàn cháu nhỏ tới trường tung tăng
      Cây xanh lồng bóng nắng vàng
Đẹp xinh phố núi cảnh quang tuyệt trần
      Đi qua chợ đứng tần ngần
Càng nhìn càng đẹp muôn phần khác xưa
     Nói sao cho hết cho vừa
Ơn Đảng, ơn Bác mình chưa đáp đền
     Ai ơi chí vững lòng bền
Dựng xây vùng đất đi lên đẹp giàu.

                                                            Nguyễn Thị Hồng Thái
                                                        Gv trường THCS Trần Phú

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Thiêng liêng giây phút chào cờ


Cảm nghĩ trước cờ đỏ máu hồng









Một nét đẹp văn hóa
 “Chào cờ đầu tuần và học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh dưới cờ đã trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống của cán bộ, đảng viên”. Đó là lời của Bí thư Huyện ủy Sông Hinh Nguyễn Thái Học trả lời phỏng vấn với phóng viên đăng trên báo Phú Yên số ra ngày 02/9/2008 nhân đợt sơ kết hơn một năm thực hiện cuộc vận động học tập và là theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thật vậy, việc chào cờ đầu tuần hiện nay ở huyện Sông Hinh đã trở thành thói quen, thành một nếp mới không thể thiếu của mỗi cán bộ, Đảng viên đang công tác tại huyện. Cứ vào sáng thứ 2 đầu tuần, mọi người dù ở xa, gần đều sắp xếp mọi công việc, dành một khoảng thời gian đầu giờ làm việc, cùng hòa chung vào những giây phút thiêng liêng cùng nhìn cờ tổ quốc với giai điệu bài hát Quốc ca hùng tráng, và được nghe những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ kính yêu .
Riêng với tôi, chào cờ đầu tuần không những đã trở thành một nếp sống mà nó còn là niềm vinh dự, niềm tự hào, gắn liền với sự thiêng liêng cao qúi in đậm trong trái tim tôi từ thủa ấu thơ từ những câu chuyện mà mẹ tôi kể lại.



CÂU CHUYỆN CHÀO CỜ NĂM XƯA

Hồi đó, vào những ngày cuối của tháng 12 năm 1967, giặc Mỹ điên cuồng leo thang bắn phá miền Bắc. Xã Cao Thắng, Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương của tôi cách Hà Nội khoảng 40km về phía Đông, bộ đội ta đã chọn nơi đây xây dựng trận địa phòng không đặt pháo cao xạ làm vành đai bảo vệ Hà Nội. Trận địa pháo làm ở giữa cánh đồng cách xa làng hơn một cây số để không ảnh hưởng đến nhân dân- Mẹ tôi nói, Khi đó mẹ tôi là đội trưởng đội du kích của xã, ban ngày lao động sản xuất, ban đêm cùng với bộ đội chiến đấu bắn trả quân thù. Các khẩu pháo được đặt trên những ụ đất cao hơn một mét, rộng khoảng hai mươi lăm mét vuông nổi hẳn lên trên mặt ruộng được ngụy trang rất kỹ. Máy bay Mỹ điên cuồng ném bom hòng vô hiệu hóa vành đai bảo vệ Hà Nội, nhưng chúng đã thất bại bởi ý trí kiên cường sắt đá của bộ đội, nhân dân và du kích xã. Tối ngày 22/12/1967, các đồng chí lãnh đạo xã đề nghị với các anh chỉ huy trận địa pháo phòng không tổ chức buổi tọa đàm nhân kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân để ghi nhớ những công lao đóng góp của bộ đội đồng thời kịp thời động viên tinh thần chiến đấu dũng cảm của bộ đội phòng không. Buổi tọa đàm đã được triển khai tại ngôi nhà tranh của ủy ban xã, hơn chục cán bộ, đảng viên chủ chốt của xã, các đồng chí chỉ huy bộ đội phòng không cũng đã có mặt đầy đủ, trận địa pháo vẫn trực sẵn sàng chiến đấu, đội du kích tập trung toàn bộ lực lượng ở ngoài trận địa chỉ để lại 2 người trực bảo vệ cho buổi họp, trước khi tọa đàm, đồng chí bí thư xã đề nghị tổ chức chào cờ, tưởng nhớ những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì tổ quốc, mọi người cùng đồng thanh nhất trí. Trong ngôi nhà lá lụp sụp, ánh đèn dầu cũng không dám vặn to vì sợ máy bay Mỹ phát hiện, bài Quốc ca vang lên hùng tráng bởi không chỉ những người bên trong mà ngay cả những chị trực du kích ở bên ngoài cũng trang nghiêm ngẩng cao đầu cùng cất vang lời hát, “… Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, súng ngoài xa chen khúc quân hành ca…”. Bỗng có tiếng kẻng báo động dồn dập vang lên, máy bay Mỹ lại đến phá hoại, hôm nay chúng đến quá sớm, mọi người đã tập trung sơ tán xuống hầm trú ẩn, nhưng bài Quốc ca vẫn vang lên xen lẫn tiếng pháo cao xạ của trận địa ta cùng tiếng gầm rít của máy bay địch. Rồi một loạt tiếng nổ như long trời, lở đất, một quả bom rơi sát ngôi nhà lá của ủy ban xã, ngôi nhà biến mất, thay vào đó là lớp đất đá dày hàng mét bên cạnh là một hố bom sâu hoắm. Hơn chục cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh, chỉ còn một người may mắn sống sót.
Đây là một mất mát vô cùng to lớn đối với bà con nhân dân xã nhà, tất cả các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đã hy sinh. Biến đau thương thành hành động, ngay đêm hôm sau, một chiếc máy bay Mỹ đã bị bộ đội và du kích xã nhà bắn hạ rơi ngay xuống cánh đồng làng bên. Mỗi lần nhắc đến chuyện này mẹ tôi đều rơm rớm nước mắt. 
Nữ du kích Việt Nam


 





Đã nhiều lần tôi thắc mắc với mẹ là tại sau khi có báo động mà các bác, các chú không xuống hầm trú ẩn. Với vẻ mặt nghiêm nghị mẹ tôi nói rằng hồi đó tinh thần cách mạng cao lắm, được đứng chào cờ, hát quốc ca, tưởng nhớ đến những anh hùng đã hy sinh vì tổ quốc là niềm tự hào và thiêng liêng lắm, mỗi một lần như thế là mỗi một lần người cán bộ, đảng viên thề trước Đảng, thề trước tổ quốc, trước những người đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập, thề trọn đời cống hiến cho Đảng, sẵn sàng chiến đấu quyên mình để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Mặc dù mọi người đều biết có máy bay địch, nhưng lời thề họ đọc chưa xong, lòng yêu nước, sự quyết tâm của họ quá lớn, họ đã quyên đi sự sống của bản thân mình, một lòng một dạ phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Sau này đi học, tôi được biết nhiều hơn những cá nhân anh hùng, những tập thể anh hùng. Nhưng có lẽ những người chiến sỹ, cán bộ, đảng viên trong câu chuyện mà mẹ tôi kể lại với riêng tôi sẽ mãi mãi là những người anh hùng vĩ đại nhất, ấn tượng nhất, sâu sắc nhất. Giờ đây những ụ pháo đã được san bằng để lấy ruộng sản xuất, xác máy bay Mỹ cũng đã được các anh bộ đội kéo đi, nhiều hố bom quá lớn không thể lấp nổi đã trở thành ao nuôi cá. Nhưng vẫn còn đó cả một cánh đồng rộng hàng trăm hecta mang tên “Cánh đồng ụ pháo”, vẫn còn đó một nấm mồ tập thể để bà con nhân dân trong xã thắp hương tưởng nhớ trong những dịp lễ tết. Và vẫn còn đó những người nữ du kích năm ấy nay đã bước sang tuổi sế chiều như mẹ tôi.

THIÊNG LIÊNG PHÚT CHÀO CỜ
Trở lại chuyện chào cờ đầu tuần ở huyện Sông Hinh, cách đây 2 năm, khi Huyện ủy Sông Hinh triển khai kế hoạch tổ chức chào cờ đầu tuần gắn với việc học tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Bác trong các cơ quan, đoàn thể đã có không ít người tỏ vẻ ngần ngại. Đây là một ý tưởng quá mới mẻ nhưng thực ra nó quá đỗi quen thuộc của những người dân đất Việt. Nhưng vẫn không tránh khỏi đây đó bên bàn cà phê, túm ba tụm bảy những lời băn khoăn lo lắng, “liệu có tình trạng “đánh trống bỏ dùi” không?”, hay là  “chắc chỉ được thời gian đầu thôi”… Những điều đó dần tan biến bởi hiệu quả của việc chào cờ đầu tuần ngày cảng trở nên rõ nét, nó đã trở thành một nếp sinh hoạt, một thói quen thông thể thiếu trong hầu hết cán bộ, đảng viên đang công tác trong huyện. Ở đây, ngoài việc giáo dục cho cán bộ, đảng viên ý thức tổ chức, kỷ luật, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, các mẩu chuyện về tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác Hồ kính yêu sẽ là những bài học quí báu để cho mỗi cán bộ, đảng viên soi rọi hàng ngày, soi rọi từng việc làm, từng cử chỉ.

 
Với riêng cá nhân tôi, được sinh ra và lớn lên khi nước nhà đã được độc lập, được tự do, nhưng tôi luôn tâm niệm về cái giá của sự độc lập tự do ấy, đó là những thế hệ chiến sỹ bộ đội, những nữ thanh niên xung phong hy sinh chọn tuổi xuân vì một lý tưởng cao đẹp, đó là những nữ thanh niên du kích xã, những cán bộ, đảng viên gương mẫu, trung thành với Đảng, với tổ quốc. Chính sự trung thành, gương mẫu ấy đã lay động hàng triệu con tim sẵn sàng, xả thân để được cống hiến phụng sự cho Đảng, phụng sự cho cho Tổ quốc. Trong những giây phút thiêng liêng ấy, hình ảnh các đồng chí cán bộ, đảng viên, chiến sỹ năm xưa trong câu chuyện mà mẹ kể lại tái hiện trong tâm trí tôi, một cảm giác nâng nâng như hòa quyện cùng lời hát hào hùng, cho dù trên cao tiếng máy bay địch gào thét, tiếng bom nổ chát chúa bên tai. Những lúc đó tôi càng thấm thía hơn giá trị phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam, đó là tình yêu Tổ quốc, Tổ quốc đã sinh ra ta, đã cho ta một cuộc sống tự do, ấm no, hòa bình, được sống, cống hiến cho Tổ quốc đó là niềm vinh dự, niềm tự hào to lớn không chỉ của riêng tôi mà sẽ là của mãi mãi các thế hệ mai sau.
Trong hơn 2 năm qua, chưa một lần vắng mặt trong các buổi chào cờ đầu tuần. Và giờ đây tôi rất vui khi điều đó đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo cán bộ, đảng viên và đã nhận được sự đánh giá rất cao của nhân dân trong huyện. Việc chào cờ đầu tuần và học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh dưới cờ không còn hạn hẹp ở riêng huyện Sông Hinh mà có rất nhiều cán bộ, đảng viên ở các địa phương khác trong tỉnh Phú Yên đã đồng tình hưởng ứng, nó không còn ở trong phạm vi các cơ quan, đơn vị nhà nước mà nó đã đến cả các công ty, xí nghiệp ngoài quốc doanh. Đặc biệt hơn, giờ đây, nhiều bạn trẻ đã ý thức được lòng tự hào, tự tôn dân tộc, để biết được điều này không khó, chỉ một từ khóa “chào cờ” và một cái “klic” chuột lên mạng chúng ta sẽ thấy hình ảnh Bác Hồ và Quốc kỳ được các bạn trẻ đưa trang trọng lên những trang nhật ký cá nhân, trên công cụ chát Yahoo Messenger của mình, đồng thời chúng ta bắt gặp ở đây vô vàn những lời tâm huyết biểu hiện tình yêu vô bờ đối với dân tộc, đối với Bác Hồ, cho dù họ đang sinh sống ở Việt Nam hay ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, nhưng họ đều có chung một dân tộc để tôn thờ, để tự hào và để phấn đấu, cống hiến.

KHI HẠNH PHÚC NHÂN ĐÔI
          Hồi còn nhỏ, nhân dịp ngày thành lập Quân đội Nhân dân tôi được mẹ đưa đi thăm Lăng Bác cùng với các cô chú cựu du kích của xã, gần 2 giờ sáng đã lên xe, đến Hà Nội sớm để kịp dự lễ chào cờ tại Quảng trường Ba Đình. Nhìn xung quanh tôi thấy rất đông những người như các cô chú ở xã tôi cũng đứng nghiêm trang ở các hàng bên cạnh, có lẽ họ cũng là những cán bộ, Đảng viên ở các địa phương khác. Nhìn lá cờ Tổ quốc từ từ kéo lên tung bay trong gió hòa cùng nàn điệu bài hát Quốc ca trầm hùng mọi người đều rưng rưng nước mắt. Hôm đó mẹ tôi nói, được đứng chào cờ như như ngày hôm nay là niềm hạnh phúc vô bờ, nhiều cán bộ, đảng viên, nhiều đồng đội của mẹ đã phải đổi bằng xương máu, phải nâng niu, gìn giữ là trách nhiệm của tất cả người dân Việt Nam.
Những giây phút thiêng liêng đó đã ngấm vào tôi từ lúc nào không hay, chỉ biết rằng giờ đây sau mỗi lần chào cờ tôi lại thấy thanh thản hơn, tin tưởng hơn đến những điều tốt đẹp. Là một cán bộ đảng viên dù đang công tác ở một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn, nhưng tôi tự hào là địa phương đầu tiên trong tỉnh tổ chức chào cờ đầu tuần và càng hạnh phúc hơn khi ở đó tôi được biết nhiều hơn những câu chuyện về tấm gương sáng ngời của người cha già dân tộc. Mặc dù Người là một vị lãnh tụ tối cao, bận trăm công nghìn việc, nhưng vẫn luôn tiết kiệm cho dân, cho nước từ những chiếc lạt tre , Người cũng không quên dặn dò các đồng chí cán bộ phải chăm sóc bộ đội đang chiến đấu từ những quả bồ kết, những chiếc lược bí, cây đàn, quả bóng đến việc vừa học văn hóa vừa chiến đấu để nâng cao trình độ. Người luôn nhắc nhở cán bộ phải quan tâm giáo dục thanh niên bởi Người cho rằng thanh niên là tương lai của nước nhà. Cho dù là vị lãnh tụ cao nhất nhưng Người luôn từ chối bất kỳ sự ưu tiên nào dành cho mình, ngược lại Bác luôn có sự quan tâm, chăm lo, gần gũi với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với các em thiếu niên nhi đồng. Người cũng căn dặn chúng ta phải chú ý giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình. Cả cuộc đời của Bác tận tâm, tận lực, xây dựng nền móng cho nước Việt Nam mà quyên đi cả bản thân mình, nhưng ngược lại cả dân tộc Việt Nam đều gọi Người là Bác, mọi nơi trên đất nước Việt Nam này Bác đều coi là quê hương máu thịt của mình…
Mỗi lần được ngắm nhìn lá cờ tổ quốc tung bay, tôi như thấy Bác đang tươi cười vẫy gọi động viên khích lệ cố gắng vươn lên. Và mỗi lần như thế tôi thầm nguyện phải hoàn tốt mọi nhiệm vụ của mình, không ngừng tu dưỡng đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn, phải tiên phong gương mẫu trong vai trò của một đảng viên, sống chan hòa yêu thương với đồng nghiệp, những người xung quanh, vun đắp hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái nên người.
Cho dù mình chưa có nhiều cống hiến cho tổ quốc như những lớp cán bộ đảng viên năm trước, nhưng tôi nguyện sẽ luôn cố gắng hoàn thiện mình để trở thành một đảng viên tốt, một công dân tốt, tiếp nối truyền thống của những thế hệ đi trước, nguyện góp sức lực nhỏ bé của mình để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn đúng như tâm nguyện của Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn ■

Lễ đâm trâu của người Ê Đê M'Dhour



LỄ ĐÂM TRÂU" CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ M'DHOUR

Lễ đâm trâu người Ê Đê M'Dhour

Sông Hinh là huyện miền núi được tách ra từ huyện Tây Sơn (Sơn Hoà) cách Trung tâm tỉnh lụy 65km về hướng Tây Nam Phú Yên.
- Phía Đông giáp huyện Tây Hoà.
- Phía Tây giáp huyện KrôngPa tỉnh Gia Lai.
- Phía Nam giáp huyện M’Đrắc tỉnh Đắc Lắc.
- Phía Bắc giáp huyện Sơn Hoà.
Với tổng diện tích tự nhiên 885km2, dân số khoảng 44.000 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 48%, (phần lớn là dân tộc Êđê M'Dhour)… Bao gồm 11 xã, thị trấn: Thị trấn Hai Riêng, xã Sơn Giang, xã Đức Bình Đông, xã Đức Bình Tây, xã EaBia, xã EaBá, xã EaBar, xã EaTrol, xã Sông Hinh, xã EaLâm và xã EaLy với 90% dân số sống bằng nông nghiệp. 
          Các loại hình văn hóa dân gian của dân tộc M'DHour đều hình thành, tồn tại và phát triển trong một không gian xã hội riêng. Sự đổi mới và phát triển nhanh chóng của đất nước trong giai đoạn hiện nay đã và đang tác động mạnh mẽ đến không gian xã hội và văn hóa cộng đồng của người M’DHour. Sự mở cửa và mặt trái của kinh tế thị trường, sự xâm nhập, giao lưu văn hóa nước ngoài, trong đó có sản phẩm văn hóa  không lành mạnh, ồ ạt tràn vào mọi nơi trên đất nước ta, trong đó có cả khu vực Tây Nguyên đã tạo ra những ảnh hưởng mặt tích cực lẫn tiêu cực không nhỏ tới nền văn hóa truyền thống của dân tộc bản địa.
          Các thế lực thù địch đã lợi dụng sự tín ngưỡng của một bộ phận nhân dân để lôi kéo, xúi dục đồng bào hủy bỏ lễ hội - di sản văn hóa độc đáo của dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, trong đó có Sông Hinh.
          Sự tác động cơ chế thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến nếp sống, nếp nghĩ của đồng bào. Nhiều gia đình vì giá trị vật chất trước mắt, đã không còn ý thức giữ gìn di sản truyền thống của cha ông để lại. Mặt khác họ cảm thấy những lễ hội văn hóa dân gian không đem lại giá trị kinh tế, nên không quan tâm giữ gìn.
          Sự phát triển của nền băn hóa hiện đại đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền
văn hóa  truyền thống, không ít những thanh niên đã coi các lễ hội văn hóa của buôn làng mình là lạc hậu, lỗi thời, là mê tín, không phù hợp với thời đại
          Các chương trình nghiên cứu, ứng dụng và bảo tồn có nhưng quá ít. Người có khả năng đứng ra tổ chức lễ hội đâm trâu còn rất ít. Việc bảo  tồn và phát huy những giá  trị văn hóa dân gian truyền thống nếu không được khẩn trương thực hiện thì mãi mãi không còn cơ hội trong tương lai gần.

          Giới thiệu Lễ Đâm Trâu qui mô trong 1 dòng họ, mời toàn thể bà con buôn làng và đại diện các địa phương khác trong và ngoài huyện.
          Địa điểm: buôn Ken, xã EaBá, huyện Sông Hinh.
múa "My- a"
         

          Thời gian diễn ra lễ hội trong 3 ngày: Ngày thứ nhất: Họp dòng họ để thống nhất thời gian, địa điểm, chọn trâu cúng, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong gia đình. Làm cây nêu, có sự góp ý tham gia của các già làng trưởng bản trong buôn. Chọn địa điểm, làm lễ cúng và chôn cây nêu. Ngày thứ 2: Đón tiếp khách đến, tập trung tất cả mọi người trong dòng họ, làm lễ cúng thông báo với thần linh và mời thần linh bốn phương về chứng giám. Phần hội được bắt đầu với điệu múa "My- a" cùng "Chiêng 3- trống đôi", múa vòng quanh nhà và vòng quanh cột nêu, mời buôn làng, dòng họ xa gần uống rượu ché thâu đêm suốt sáng. Ngày thứ 3: Đâm trâu và ăn mừng.
"My- a" cùng "Chiêng 3- trống đôi"

           Cũng như đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, vật dụng chủ yếu trong Lễ Đâm trâu là cây nêu được chôn vững chắc trước sân nhà. Chính giữa là 1 trụ lớn bằng cành cây gạo, 4 trụ nhỏ chôn xung quanh được giằng néo với trụ giữa bằng dây mây, tạo nên thế vững chắc cho cây nêu. Trên các trụ này được trang trí bằng những màu sắc tiêu biểu của vùng tây nguyên đó là màu đỏ của tiết động vật và màu đen của tro bếp, ngoài ra còn có 4 cần nêu hướng về 4 phía, trên đó trang trí các tua, hoa văn và nhiều màu sắc sặc sỡ. Cây nêu trong Lễ Đâm trâu được coi là cầu nối giữa trời và đất, giữa con người và thế giới tâm linh. 
nhảy múa xung quanh nhà 3 vòng...

          Khi trâu đã được buộc chắc chắn vào cây nêu, mọi người già trẻ, gái trai trong dòng họ cùng nắm vào dây buộc trâu, chủ nhà và thầy cúng đọc lời cúng ngụ ý mời các thần linh bốn phương về đây chứng kiến, đón nhận. Ngoài lễ vật là con trâu, gia chủ cúng thêm 1 gà, 1 heo nhỏ thể hiện sự sung túc của gia đình. Sau khi cúng, tất cả mọi người trong dòng họ cùng đánh trống, nhảy múa xung quanh nhà 3 vòng và xung quanh cột (cây nêu) 7 vòng, đây là hoạt động mở màn cho phần hội kéo dài thâu đêm suốt sáng.
...và xung quanh cột (cây nêu) 7 vòng

          Điểm khác biệt trong Lễ đâm trâu của người Ê Đê M' DHour với các dân tộc thiểu số khác là ở phần hội. Trong Lễ đâm trâu, người Ê Đê M'DHour đặc biệt không sử dụng cồng chiêng-ráp mà chỉ đánh chiêng 3, trống đôi và nhảy điệu múa "Mi - A".
Chủ lễ đâm trâu tượng trưng

          Đỉnh cao của lễ hội là lúc đâm trâu, gia chủ cầm con dao nhọn đâm hờ về phía con trâu 3 cái sau đó đưa cho 1 thanh niên khỏe mạnh, mũi dao đâm trúng huyệt, trâu ngã gục, đám thanh niên trai tráng hò reo khênh đi mổ thịt, đầu trâu được đặt cúng tại cây nêu, phần còn lại mời bà con buôn làng cùng ăn, cuộc vui bên cạnh cây nêu cùng những ché rượu cần cho đến ngày hôm sau. 
Từng hồi trống lớn gọi buôn làng tới chung vui
Mổ trâu, bò đãi khách

          Từ xa xưa, Đâm trâu là lễ tế thần quan trọng nhất trong tất cả các buổi lễ tế của người Tây Nguyên. Lễ còn được tổ chức vào các dịp như mừng chiến thắng; Tạ lễ; Cầu an; khánh thành nhà rông của làng… thể hiện niềm kiêu hãnh, tự tin của cộng đồng và nhằm xua đuổi tà thần đến quấy nhiễu dân làng. Qua đó thể hiện ước vọng cuộc sống bình an, sung túc luôn đến với mọi người, mọi nhà, đồng thời đây cũng là dịp để mỗi người đến chung vui, thăm hỏi, chúc tụng về sức khỏe, về công việc làm ăn mình■

              Van Thuy – Đài truyền thanh, truyền hình Sông Hinh- Phú Yên

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Cận cảnh cá sấu hoang bị sát hại


Cá sấu dài 3,2m nặng trên 100 kg chết nổi tại xã Ea Lâm (Sông Hinh, Phú Yên)

Xác cá sấu trên được ông Lê Đình Hùng, trú tại buôn Bai, xã Ea Lâm phát hiện vào khoảng 8h00’, ngày 29/9/2012, trong lúc câu cá cạnh hồ Ea Lâm 1, gần hồ thủy điện Sông Ba. 
Đến khoảng 15h00’ cùng ngày, xác cá sấu được đưa về trụ sở UBND xã

nhiều khả năng cá sấu sau khi chết trôi theo dòng nước dạt về


Đến khoảng 15h00’ cùng ngày, xác cá sấu được đưa về trụ sở UBND xã; Theo nhận định,  mưa lớn nhiều ngày qua làm mực nước lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ dâng cao, gây ngập Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Đắk Lắk), nhiều khả năng cá sấu sau khi chết trôi theo dòng nước dạt về. Viện Sinh thái học Miền Nam đang tiến hành phân tích ADN để xác định thế hệ, độ tuổi cũng như nguồn gốc cá sấu do con người thả nuôi hay tự nhiên.
Thêm chú thích

Thêm chú thích
Viện Sinh thái học Miền Nam đang tiến hành phân tích ADN để xác định
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Thêm chú thích
Xác cá sấu đã được các ngành chức năng của huyện Sông Hinh chôn trong khuôn viên UBND xã Ea Lâm
cá sấu chết trong tình trạng trên đầu có một sợi dây thép gần giống như ruột phanh xe đạp


Theo UBND huyện Sông Hinh, cá sấu chết trong tình trạng trên đầu có một sợi dây thép gần giống như ruột phanh xe đạp hay mô tô cuốn vào một cây gậy dài khoảng 1m; phần da có trọng lượng 50kg nhưng bị mất nhiều lớp vảy sừng; mắt lồi, bụng phình to… Điều này cho thấy, cá sấu bị chết có thể do tác động tiêu cực của con người. Xác cá sấu đã được các ngành chức năng của huyện Sông Hinh chôn trong khuôn viên UBND xã Ea Lâm.

Van Thuy