Trong những năm qua, các cây công nghiệp
ngắn và dài ngày như sắn , mía, cao su… mang lại hiệu quả kinh tế cao, làm thay
đổi rõ nét đời sống của bà con nhân dân trong huyện. Nhằm khai thác tối đa tiềm
năng lợi thế, đất đai thổ nhưỡng, hạn chế rủi ro trong sản xuất, huyện Sông
hinh tiếp tục đẩy mạnh chủ trương đa dạng hóa vật nuôi cây trồng, khuyến khích
nông dân phát triển những cây trồng mới, có giá trị kinh tế cao, đáng chú ý
trong số đó có cây mắc ca. Qua hơn một năm triển khai thực hiện, đến nay diện
tích cây mắc ca đã lên đến hàng chục hecta, cá biệt trong số đó đã có hộ thu
bói, mở ra triển vọng mới cho người nông dân.
Người dưa cây mắc ca bén rễ trên vùng đất
Sông Hinh là ông Nguyễn Đức Toán, thôn Tân An, xã Ea Bar. Được trực tiếp thăm
quan, học hỏi mô hình trồng mắc ca của bạn bè bên tỉnh Đắk lăk, cuối năm 2010,
ông Toán đã mạnh dạn đầu tư gần trăm triệu đồng mua giống cây mắc ca đem về
trồng xen với rẫy cà phê hơn hai hecta. Đến nay, mắc ca đã thành cây xum xuê
cành lá, cao ngập đầu người. Theo ông Toán, cây mắc ca phát triển nhanh, khỏe
mạnh, chịu hạn tốt, không có biểu hiện của sâu bệnh. Theo chu kỳ sinh trưởng,
sau khoảng 4 đến năm năm trồng, cây mắc ca sẽ ra quả. Nhưng thực tế sau hơn hai
năm , nhiều cây mắc ca đã đam hoa, kết trái, đem lại niềm phấn khởi và hy vọng
lớn cho gia đình ông Toán cũng như người dân nơi đây.
Khác với tự phát như
hộ ông Toán, nhiều hộ trên địa bàn Sông Hinh phát triển mắc ca theo hợp đồng
liên kết với Công ty TNHH Đức Anh, một đơn vị cung cấp giống và bao tiêu sản
phẩm cây mắc ca. Ông Nguyễn Văn Học, xã EaBar là một trong những hộ như vậy.
Theo ông Học, tham gia hợp đồng, đại diện bên A là Công ty Đức Anh cung cấp
giống cây mắc ca đảm bảo chất lượng, đã qua kiểm định. Để khuyến khích nông dân
mạnh dạn mở rộng diện tích, công ty Đức anh đã hỗ trợ trực tiếp cho người tham
gia dự án 25% tổng số tiền cây giống, công vận chuyển. Điều khiến người nông
dân an tâm hơn, ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản sản phẩm
sau thu hoạch, đại diện bên A cam kết đảm bảo bao tiêu hết số lượng sản phẩm cây
mắc ca theo giá cả thị trường đối với những hộ tham gia dự án.
Từ những kết quả bước đầu, đến nay trên địa
bàn huyện Sông Hinh đã có hàng chục hộ đầu tư vốn trồng cây mắc ca với diện
tích trên 60 hecta, tập trung chủ yếu ở các xã Ea Trol, Ea Ly, Ea Bar. Cũng như
cây cao su, trong bốn năm đầu, mắc ca cho phép trồng xen nhiều loại cây trồng
ngắn ngày khác như sắn, cà phê, bắt, đậu… Những người trồng cây mắc ca cho
biết, với khoảng cách hàng 7 mét, cây cách cây 6 mét, hiệu quả canh tác cây
ngắn ngày trên diện tích mắc ca giảm không đáng kể, ngược lại chúng còn hỗ trợ
giữ ẩm, chống sói mòn đất khi tán cây măc ca chưa phát triển. Cũng từ thực tế
cho thấy, cây mắc ca phát triển đều trên các loại đất, từ đát đỏ, đất đen hay
đất pha cát…
Mắc ca là cây trồng còn mới lạ ở vùng đất
Sông Hinh, nhưng với những địa phương khác như Đắk Lăk, Lâm Đồng hay một số
tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều nhăm qua cây mắc ca đã đem lại giá trị kinh tế
cao từ việc bán nhân quả mắc ca để xuất khẩu đến các nước trên thế giới. Với giá
thị trường 100 đến 200.000đ/kg quả như hiện nay, mỗi héc ta mắc ca cho lợi
nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tại hội thảo giới thiệu khả năng phát triển
cây mắc ca ở huyện Sông Hinh, các chuyên gia kinh tế đã khẳng định; Sông Hinh
có độ cao, khí hậu, thổ nhưỡng lý tưởng, cây mắc ca sẽ sinh trưởng và phát
triển tốt nếu trồng chăm sóc đúng qui trình hướng dẫn. Để giúp nông dân có
hướng phát triển kinh tế mới,huyện Sông Hinh đã tạo điều kiện cho Công ty TNHH
Đức Anh triển khai dự án đầu tư trồng, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cay mắc ca”. Theo đó
diện tích cây mắc ca sẽ được mở rộng lên đến 1.000 hecta, đồng thời đầu tư vốn
xây dựng nhà máy thu mua và chế biến hạt mắc ca tại địa bàn.
Văn Thùy
0 nhận xét:
Đăng nhận xét