RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

Du lịch Sông Hinh:


Pháo hoa tại công vien 25/2, mừng 25 năm thành lập huyện Sông Hinh

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN

Phòng Nghiệp vụ Du lịch
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Phú Yên
 
1. Một số vấn đề về du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái (Ecotourism) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Đây là một lĩnh vực kinh doanh đang phát triển mạnh trong những năm gần đây và đang trở thành một xu hướng tích cực đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững gắn liền với việc bảo tồn thiên nhiên và môi trường, các giá trị nhân văn giàu bản sắc văn hoá của mọi dân tộc thông qua nhận thức của xã hội và của cộng đồng.
Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch, có một số đặc trưng cơ bản: Được đầu tư, khai thác ở những khu vực thiên nhiên, đặc biệt ở các khu bảo tồn, vườn quốc gia; Có chứa đựng yếu tố giáo dục và giải thích về môi trường tự nhiên và nhân văn tại khu vực du lịch; Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá - xã hội; Tăng cường nhận thức về việc bảo tồn các tài nguyên tự nhiên và nhân văn cho cả người dân địa phương và các du khách; Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương và tạo ra những lợi ích kinh tế, lợi ích văn hoá xã hội cho cộng đồng, các tổ chức ở địa phương và đơn vị, doanh nghiệp quản lý các khu vực tự nhiên; Du lịch sinh thái thường được tổ chức bởi những doanh nghiệp chuyên kinh doanh về du lịch sinh thái…
Công viên 25/2, điểm vui chơi lý tưởng

Những mối quan hệ liên quan đến phát triển du lịch sinh thái:
Du lịch sinh thái với phát triển cộng

đồng: Phát triển cộng đồng trong du lịch sinh thái là tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương tham gia vào các dự án phát triển du lịch sinh thái, giao quyền hạn cho cộng đồng địa phương để họ kiểm soát và quản lý các tài nguyên tự nhiên và nhân văn có giá trị để đáp ứng nhu cầu về kinh tế, văn hoá, xã hội và sử dụng tài nguyên bền vững.
Du lịch sinh thái với bảo vệ tài nguyên và môi trường: Du lịch sinh thái và môi trường có mối liên quan rất gần gũi. Du lịch sinh thái chỉ có thể tồn tại và phát triển mạnh nếu chúng ta đảm bảo duy trì được môi trường hấp dẫn và các nguồn tài nguyên tự nhiên đặc sắc.
Du lịch sinh thái với phát triển bền vững: Phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch nói riêng cần phải tính đến 3 yếu tố: mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế; thời gian phát triển lâu dài; đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của những thế hệ tiếp theo.
2. Tiềm năng du lịch sinh thái ở Sông Hinh:
Phú Yên có 2 khu được xếp vào danh mục các khu bảo tồn thiên nhiên là khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai và khu rừng cấm Bắc Đèo Cả, đây được xem là hệ sinh thái rừng đặt trưng của Phú Yên. Ngoài ra còn có các hệ sinh thái cát biển, đầm phá ven biển: đầm Ô Loan, đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài; hệ sinh thái sông, suối, hồ: Sông Ba, Sông Hinh, Sông Kỳ Lộ...; các nguồn nước khoáng nóng: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Lạc Sanh…. Trải qua quá trình lịch sử, cộng đồng các dân tộc ở Phú Yên đã tạo nên nhiều di tích lịch sử - văn hoá có giá trị, các lễ hội truyền thống, các loại nhạc cụ độc đáo, các làn điệu dân ca, các điệu dân vũ rất đặc sắc. Đó là những tiềm năng to lớn, là cơ sở cho phát triển du lịch sinh thái biển, rằng gắn với văn hoá bản địa.
Đặc biệt, huyện Sông hinh được đánh giá là có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái gắn với văn hóa bản địa như: các lòng hồ thủy điện, các thác suối, rừng tự nhiên, bản làng dân tộc gắn với di sản văn hóa phi vật thể khá phong phú và đa dạng …

   3. Một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển du lịch sinh thái:
Thứ nhất chú trọng công tác quy hoạch và duyệt thiết kế :
- Khi quy hoạch xây dựng một khu du lịch sinh thái trước hết phải xác định mục tiêu đó là: Phát triển bền vững về du lịch và kinh tế; hạn chế được tác động môi trường; tạo ra lợi ích cho cộng đồng địa phương; tạo ra lợi ích cho công tác bảo tồn;
- Các công trình được xây dựng phải đảm bảo ít ảnh hưởng nhất tới sự tồn tại và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, không được làm thay đổi thiên nhiên xung quanh.
- Nhà đầu tư phải cam kết tuân thủ các nguyên tắc bảo tồn và phát triển cộng đồng, trong đó phải thực hiện công tác đánh giá môi trường chiến lượt (ĐMC) và đánh giá tác động môi trường (TĐM) theo đúng quy định.
Thứ hai: Trong quá trình triển khai mặt bằng và thiết kế công trình cho các dự án du lịch sinh thái:
- Tránh chặt, cắt các cây to và giảm thiểu sự ảnh hưởng đến các đặc điểm tự nhiên khác.
- Cần phải có kiểm soát xói mòn đối với tất cả các công trình xây dựng và đường mòn; Phải thoát nước ra khỏi các lối đường mòn và đường đi; Không nên phá bỏ mà phải duy trì thảm thực vật để gạn lọc, giảm thiểu cặn lắng;
- Các công trình xây dựng phải tương đối cách xa; Hạn chế dùng phương tiện gắn máy và các phương tiện đi lại gây ô nhiễm; Các vấn đề cụ thể về công trình phải phản ảnh mối quan tâm về môi trường trên phương tiện sử dụng gỗ và các vật liệu xây dựng khác; Công trình phải được bố trí tránh xa những khu vực có khả năng xảy ra sạt lở, hoặc trực tiếp ngăn cản các dòng chảy tự nhiên...
- Thiết lập các biển báo ở đầu đường mòn để đề cao ý thức về môi trường thiên nhiên và xác định rõ ràng nội quy hành vi;
Thứ ba: Khi xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỷ thuật khu du lịch sinh thái:
- Tận dụng kỹ thuật xây dựng, vật liệu phù hợp với môi trường; Hình dáng của công trình phải hài hoà với cảnh quan thiên nhiên; cần ưu tiên chú ý đến sự duy trì hệ sinh thái hơn là việc phô trương mỹ thuật thiết kế;
- Các công trình dịch vụ du lịch nên ưu tiên sử dụng các vật liệu của địa phương: đá, gỗ, tre, gạch…, tránh sử dụng các vật liệu có màu sắc tương phản với tự nhiên.
- Cần tiến hành nghiên cứu và dự báo về lượng khách và công suất sử dụng trước khi tiến hành xây dựng các cơ sở lưu trú để đảm bảo hiệu quả kinh doanh đồng thời tránh quá tải ảnh hưởng đến các khu vực tự nhiên khác.
- Khuyến khích sử dụng các công nghệ sinh thái trong thiết kế các công trình dịch vụ du lịch; Cơ sở lưu trú cần được trang bị đầy đủ, sạch sẽ và thuận tiện;
- Hệ thống đường giao thông phải được thiết kế sao cho khách du lịch có khả năng tiếp cận gần nhất để quan sát các hệ sinh thái động thực vật.
Thứ tư: Khi bắt đầu tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái:
- Cung cấp cho khách các tài liệu tham khảo tại chỗ cho việc nghiên cứu môi trường;
- Thiết lập các biển báo, nội quy, chỉ dẫn ở đầu đường mòn để đề cao ý thức về môi trường thiên nhiên (có Trung tâm giáo dục cho du khách và cung cấp các thông tin cần thiết về hoạt động du lịch và môi trường tại khu vực);
- Phải giám sát cẩn thận các hoạt động tham quan, du lịch ở khu vực du lịch sinh thái. Giáo dục và trang bị các kiến thức phù hợp cho các hướng dẫn viên du lịch và các nhân viên khác.   
Thứ năm: Yếu tố con người làm du lịch sinh thái: 
- Phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm việc trong ngành du lịch phải có một trình độ nghiệp vụ cao, phải có khả năng giải thích và thuyết phục các du khách bảo vệ những tài nguyên tự nhiên và nhân văn của khu vực.
- Bên cạnh những kiến thức cơ bản còn phải nắm được các thông tin đầy đủ và chính xác về đặc điểm đa dạng sinh học, về các giá trị văn hoá nhân văn truyền thống của các khu vực ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, bên cạnh đó họ cũng phải là những người được đào tạo căn bản và có năng khiếu trong việc giáo dục ý thức cộng đồng và cho du khách về môi trường và bảo tồn.
- Đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực du lịch sinh thái phải có ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp cao. Nâng cao vai trò hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch vì họ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của hoạt động du lịch sinh thái.
“Sông Hinh là huyện miền núi của tỉnh, có những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, tiềm năng đất đai, tài nguyên nước dồi dào, giao thông đi lại thuận tiện, là cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh, có khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc theo mô hình trang trại, trồng cây công nghiệp, trồng rừng kinh tế và phát triển du lịch sinh thái…” (Trích phát biểu của Đ/c Vũ Văn Phúc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Sông Hinh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2010-2015).

Với chủ trương, chính sách đã đề ra, Sông Hinh sẽ phát huy lợi thế của mình để tự mình lựa chọn, quyết định hướng phát triển du lịch nhanh và bền vững với nét riêng, vừa mang tính truyền thống và hiện đại và khai thác loại hình du lịch sinh thái là một trong hướng phát triển du lịch bền vững./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét