Niềm tin chiến thắng |
(Dân trí)- Những ngày này, dân tộc lại sục sôi trước câu chuyện về chủ
quyền biển đảo. Từ thế kỷ trước, báo chí thế giới đã từng ngợi ca Việt
Nam như một "điều kỳ diệu" qua hai cuộc chiến lịch sử. Một đất nước từ
trong máu lửa đã rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Nhiều
năm đã trôi qua, nhưng cả phía Mỹ và Việt Nam đều chưa thể quên cuộc
chiến từ thế kỷ trước. 45 năm sau, báo Mỹ vẫn nhắc lại vụ thảm sát Mỹ
Lai như một tội ác. Năm 1963, khi số lượng binh lính Mỹ tham chiến tại
Việt Nam tăng từ con số vài trăm lên tới hơn 10.000. Việc người Mỹ trực
tiếp tham gia vào cuộc chiến cách họ nửa vòng trái đất khi đó đã trở
thành đề tài lớn để báo chí Mỹ khai thác. Việt Nam khi đó là một trong
những danh từ riêng xuất hiện liên tục trên sóng phát thanh, truyền hình
của nhiều quốc gia. Việt Nam - một danh từ bí ẩn đã nhanh chóng khiến
cả nhân loại phải biết tới: một đất nước nhỏ bé với những người dân bé
nhỏ nhưng chiến đấu ngoan cường, bất khuất dù trong tay họ khi đó gần
như… chẳng có gì.
Những
bức ảnh chụp từ cuộc chiến tranh Việt Nam đoạt giải thưởng lớn, gây
rúng động khắp thế giới. Bức ảnh "Em bé Na-pan" này đã giúp phóng viên
ảnh chiến trường Nick Út đoạt giải Pulitzer.
..."Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước"..
(Trích thơ Nguyễn Khoa Điềm)
Cuộc
chiến ấy đã lấy đi bao nhiêu máu và nước mắt của dân tộc. Chính báo Mỹ
sau này đã bình luận, có lẽ máu và nước mắt đã tôi luyện cho những chiến
sỹ Việt Nam trở nên sắt đá. Chính máu và nước mắt đã biến một dân tộc
nhỏ bé trở thành anh hùng.
Đối
với người Mỹ khi đó, họ vốn quen với việc tiếp nhận thông tin từ các
kênh truyền hình, phát thanh lớn, khái niệm về việc thu nhận tin tức qua
ảnh đăng tải trên những tờ tuần báo từng khiến họ thấy sốc. Hóa ra một
phần sự thật đã bị những kênh tin tức chính thống che giấu hoặc làm giảm
nhẹ mức độ nghiêm trọng.
Nước Việt Nam từ trong máu lửa. Rũ bùn dứng dậy sáng lòa (trích thơ Nguyễn Đình Thi)
Buộc những người Mỹ đã phải cúi đầu
Khi cho đăng tải lại những bức ảnh chân thực về cuộc
chiến tranh ở Việt Nam, một tờ báo Mỹ có viết "Đối với những độc giả
trẻ, những người không sinh ra trong thời kỳ ấy, chúng tôi cho rằng rất
đáng để nhắc lại cho các bạn nhớ lại lịch sử qua những bức ảnh không hề
có sự sắp đặt hay dàn dựng này".
Chúng tôi cũng vậy. Nhìn lại lịch sử để thấy thiêng
liêng hơn với từng tấc đất của tổ quốc mình. Mỗi tấc đất ấy đều thấm đẫm
máu xương của những người đã ngã xuống. Điều ấy có thể đã nghe quen
rồi. Nhưng lịch sử là đây.
Hiền Hương- Bích Ngọc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét