RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Đề thi môn Triết: Nguồn gốc nhà nước.


Sau gần 40 thống nhất đất nước, ngày nay, Đảng, nhân dân ta, nhà nước ta đã gặt hái được nhiều thắng lợi to lớn trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. nhân dân được sống an bình, ấm no, hạnh phúc trong nền dân chủ XHCN. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn không từ bỏ âm ưu nhằm diễn biến hòa bình, xóa bỏ vai trò điều hành của nhà nước pháp quyền do nhân dân bầu ra. Chính vì vậy, nhận thức thấu đáo những tư tưởng của Mac-Lê-nin về nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chúng ta trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Theo quan điểm Mac- xít, nhà nước là một hiện tượng lihj sử gắn liền với sự tồn tại của xã hội có giai cấp. Phân tích vấn đề trên, Mác- Lê Nin cho rằng, xã hội không phải khi nào cũng có mnhaf nước, nhà nước ra dời và tồn tại khi trong xã hội xuất hiện những mâu thuẫn phát triển đến mức không điều hòa được. Ví dụ như trong xã hội cộng sản nguyên thủy không có giai cấp, nhà nước cũng chưa xuất hiện. Việc diều hành , quản lý xã hội giản đơn thông qua người đứng đầu thị tcj, bộ lạc.
Khi xã hội phân chia thành giai cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt không thể ddieuf hòa được thì nhà nước xuất hiện. Lê Nin viết: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp khoongtheer điều hòa được. Bất cứ ở đâu hễ lúc nào, chừng nào, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn  giai cấp là không thể điều hòa được”.
Như vậy, nhà nước xuất hiện và tồn tại không phải do ý muốn chủ quan của bất cứ một người nào, thế lực, giai cấp nào. Trái lại đó là một tất yếu khách quan nhằm dể giải quyết những xung đột đối kháng, thiết lập một trật tự cần thiết để duy trì ché độ kinh tế, giảm bớt áp bức, bóc lột trong xã hội.
Từ việc nghiên cứu về nguồn gốc của Nhà nước, ta thấy Nhà nước chỉ ra đời và tồn tại khi xã hội loài người đã phát triển đến một giái đoạn nhất định và trong xã hội đã có những điều kiện nhất định. Như vậy, Nhà nước là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử. Khi nào trong xã hội không còn những điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của Nhà nước thì khi đó Nhà nước sẽ tiêu vong.
Bản chát của nhà nước có chức năng giai cấp và chức năng thoongstrij.
Chức năng giai cấp là chức năng với tư cahcs một công cụ của giai cấp, nhưng phải thực hiện chức năng giai cấp do giai cấp thống trị- giai cấp nắm chính quyền gia phó. Công cụ nhà nước ở đây là công an, cảnh sát,nhà ù, thuế, tòa án, tài chính…
Chức năng xã hội : Với tư cách là một công quyền, một quyền lực công cộng. vì vậy Nhà nước phải hoàn thành các chức năng mà xã hội giao phó như: giải quyết các công việ chung của xã hội, kiến tạo và bảo vệ trật tự cộng đồng, điều tiết, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tóm lại nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan, mọt hiện tượng của klichj sử gắn liền với sự tồn tại của xã hội. Trong đó chức năng giai cáp và chức năng xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau; chức năng xã hội là cwo sở, là nền tảng của chức năng giai cấp; chức năng giai cấp hỗ trợ chức năng xã hội mnhawmf tăng cường quyền lực chính trị của giai cáp thống trị về kinh tế.
Nước Việt Nam chúng ta đang trên đường xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu “Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thực hienj đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội; chuyên chính với mọi hành động xam lợi ích của tổ quốc của nhân dân”.
Việc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa  trong thời kỳ qúa độ ở Việt nam chúng ta là một tất yếu khách quan, bắt nguồn từ đặc điểm thời đại và xuất phát từ thực tế đòi hỏi của cách mạng Việt Nam: như Hồ Chí Minh đã nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
Tuy nhiên, ở một nước có xuất phát điểm thấp như: quá độ lên chủ nghĩa xã hội khoongphair từ một nước tư bản phát triển, mà là một xã hội tiền tư bản; Công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khiến ta hao người tốn của, trình độ dân trí của nhân dân thấp… Chính vì vậy việc xây dựng nhà nước xã hội churnghiax ở nước ta là mọt quá trình lâu dài , gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc áp đặt một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa  đầy đủ là chưa phù hợp. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta chưa  nên “phát huy dân chủ đến cùng”. “Phát huy dân chủ đến cùng” không phải là sự áp đặt một hình thức dân chủ cao trong điều kiện kinh tế và dân trí còn thấp, mà là “tìm kiếm”, “thử nghiệm” và xây dựng những thiết chế, cơ chế nhà nước phù hợp với điều kiện hiện nay, nhằm thực hiện một cách hữu hiệu quyền dan chủ, quyền làm chủ của nhân dân.
Trong đổi mới, Đảng ta chủ trương dân chủ hóa xã hội, dân chủ hóa tổ chức và phương thức hoạt đọng của nhà nước, gằn liền với quá trình đổi mới căn bản tổ chức và hoạt động của nhà nước; xây dựng nhà nước theo mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bước vào đổi mới, nhận thức của Đảng ta về nhà nước pháp quyền ngày càng đày đủ hơn, rõ ràng, cụ thể hơn và quyết tâm xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới hình thức nhà nước pháp quyền cũng ngày càng cao hơn.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng đã đề ra một số nội dung về đổi nhà nước pháp quyền. Đó là sự khẳng định “quản lý nhà nước bằng pháp luật, chứ không phải bằng đạo lý”; Đến Đại hội VII, đảng bổ sung thêm nội dung: “Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp, hàn pháp và tư pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó”. Như vậy sau đổi mới năm 1986, tư duy vè đổi mới nhà nước theo hướng cxaay dựng nhà nước pháp quyền của Đảng có những bước tiến quan trọng.
Đại hội XI (2011) của Đảng coi xây dựng nhà nước pháp quyền là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Đại hội XI đã khẳng định: “Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời gian qua, đại hội XI đã nêu ra những định hướng lớn về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong suốt thời kỳ quá độ. Đó là: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân. Tổ chức và hoạt động của bộ máy theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương.
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng những yêu cầu đang đặt ra của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế là một nhân tố mang ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Cần tập trung xây dựng và hoàn thiện Nhà nước theo hướng bảo đảm thực sự trong sạch, vững mạnh, thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; phải chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân; đồng thời, có cơ chế để người dân thực hiện tốt nhất trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Cần có cơ chế phù hợp giữa nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Có cơ chế phù hợp bảo đảm mở rộng dân chủ, đồng thời, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự phát triển đất nước.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay để thực sự xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo tinh thần Đại hội XI của Đảng cần tập trung hoàn thiện chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội của Nhà nước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, trong đó tập trung: thứ nhất, thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường; thứ hai, hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển mạnh về cải cách hành chính. Đó là, đẩy mạnh cải cách lập pháp, hành pháp, tư pháp; tập trung xây dựng nền hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; hoàn thiện cơ chế phân cấp trong quản lý kinh tế và xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân;... thứ ba, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thứ tư, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của  nhân dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước.
Hiện nay, dư luận toàn Đảng, toàn dân đang hướng về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, đây là một nhu cầu cấp thiết của sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước khi nước ta bước vào một thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh mới. Sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính là mở đường cho một thời kỳ phát triển mới của đất nước. Qua dó khẳng định quyết tâm của toàn đảng, toàn dân xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhan dân, do nhân daanvaf vì nhân dân.



0 nhận xét:

Đăng nhận xét