3.
Các thành phần kinh tế.
Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa đã
được Đảng ta nêu ra từ Đại hội VI (1986). Đây là chủ trương, chính sách nhất
quán và lâu dài phù hợp với lý luận triết học Mác-LN và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cho đến nay đã trải qua 26 năm đổi mới, thực tiễn đã chứng minh rằng, đây là
một luận điểm, một chính sách hoàn toàn phù hợp với yêu cầu khách quan, là
quyết sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo đem lại những thành tựu to lớn, tự hào
cho đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn bộc lộ
nhiều tồn tại, đỏi hỏi mỗi cán bộ đảng viên cần nhận thức sâu sắc lý luận thành
phần kinh tế theo triết học Mác Lê Nin và TT HCM từ đó sáng tạo vận dụng vào
thực tế. Góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ
kinh tế đặc trưng bởi những hình thức sở hữu nhất định. Theo Mác- Lê Nin, các
thành phần kinh tế là tất yếu, khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Bởi vì, đặc điểm của thời kỳ quá độ là một thời kỳ lịch sử đặc biệt: LLSX
phát triển thấp và không đồng đều giữa các vùng, giữa các ngành trong nền kinh
tế, do đó để khai thác hiệu quả LLSX đòi hỏi phải đa dạng hóa các hình thức sở
hữu; bên cạnh dó do yếu tố cần cải tạo và xây dựng CNXH, nên phải xây dựng những thành phần kinh tế mới bên cạnh sự tồn
tại của các thành phần kinh tế cũ mà chưa thể xóa bỏ được.
Đối với Việt Nam, nước ta đi lên CNXH từ một nước
thuộc địa nửa phong kiến, LLSX phát triển thấp, dó đó có sự tồn tại nhiều thành
phần kinh tế để sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng của đất nước trong mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội; Việc cải biến các thành phần kinh tế tư nhân phải xuất
phát từ yêu cầu và trình độ phát triển của LLSX, đồng thời phải tùy thuộc vào
khả năng, tỏ chức quản lý của nhà nước. Bài học lịch sử sâu sắc để lại cho
chúng ta là trong giai đoạn sau giải phóng, do chủ quan, nóng vội, chúng ta đã
mắc phải sai lầm khi là loại bỏ hết các thành phần kinh tế, chỉ xây dựng tp
kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể (thực chất là một), LLSX thấp, không đồng
đều nhưng lại thiết lập một quan hệ SX tiên tiến, khiến đất nước ta lâm vào
khủng khoảng, trì trệ.
Đại hội Đảng lần thứ VI, Đảng ta đã thực hiện chủ
trương đổi mới, trước tiên về kinh tế. Đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI năm
2011, đã xác định cần phát triển mạnh các thành phần kinh tế sau:
. Kinh tế nhà nước: là bao gồm toàn bộ các doanh
nghiệp, ngân sách, tín dụng, ngân hàng … các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có
thể đưa vào vòng chung chuyển kinh tế. Kinh tế nhà nước dựa trên chế độ sở hữu
công cộng (công hữu ) về tư liệu sản xuất; có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân.
. Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế bao gồm những
cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn cùng sản xuất, kinh doanh, tự
quản lý theo nguyên tắc tập trung, bình đẳng và cùng có lợi; KTTT phát triển đa
dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Nhà nước giúp HTX đào tạo cán bộ , ứng
dụng công nghệ thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng quĩ để phát triển.
. Thành phấn kinh tế tư nhân: là thành phần kinh tế
hỗn hợp dựa trên hình thức sở hữu tư nhân từ qui mô nhỏ đến, vừa đến qui mô lớn
và mang tính chất tư bản chủ nghĩa về tư
liệu sản xuất. Kinh tế tư nhân được phân làm hai loại: Kinh tế cá thể (hộ sản
xuất, khuyến khích mở rộng các loại hình trang trại với qui mô phù hợp) và Kinh
tế tư bản tư nhân (sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, dưới dạng xí nghiệp hoặc công
ty trách nhiệm hữu hạn).
. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Do nhà
đầu tư nước ngoài thành lập để hoạt động đầu tư tại Việt nam, hoặc doanh nghiệp
của Việt Nam duo người nước ngoài mua cổ phần, hoặc sát nhập mua lại, nhà nước
tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu
hạ tầng- kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ và đào tạo việc làm.
Ngoài các thành phần kinh tế trên, còn có các hình
thức sở hữu hỗn hợp.
Các thành phần kinh tế có mối quan hệ biện chứng với
nhau, cùng tồn tại trong cùng một nền kinh tế quốc dân, tuân theo pháp luật,
hợp tác vừa cạnh tranh để phát triển. Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo cùng với kinh tế tập thẻ ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền
kinh tế quốc dân.
Như vậy, với những chủ trương chính sách đúng đắn trên
nền tảng chủ nghĩa nghĩa Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng, Nhà nước
ta, từ khi đổi mới đến nay, nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp hai thành
phần đã được chuyên sang nền kinh tế sản xuát hàng hóa nhiều thành phần dưới
định hướng xã hội chủ nghĩa. Thành quả mang lại là từ một đất nước khủng hoảng
đói ăn, thiếu mặc trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; GDP tăng đều
7%/năm (từ năm 1995 đến nay); trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu vừa
qua nước ta vẫn nằm trong nhóm 10 nước có mức tăng trưởng cao của thế giới. đời
sống vật chất và văn hóa của nhân dân từng bước được ổn định và nâng cao, xã
hội ngày càng lành mạnh … Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, nước
ta còn bộ lộ nhiều hạn chế mà đại hội XI, Đảng ĐCSVN, ngày 12/01/2011 đã chỉ
ra: “Kinh tế phát triển chưa bền vững, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của
nền kinh tế thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá chậm; chế độ phân phối còn nhiều bất hợp lý, phân hoá giàu nghèo tăng
lên”.
Vì vậy, từ những kinh nghiệm trong hơn 20 năm đổi mới,
chúng ta cần thực hiện tốt 5 giải pháp sau để phát triển các thành phần kinh tế
sau:
1. Phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà
nước
Lập mới và cơ cấu lại những tập đoàn kinh tế có thế
mạnh, đồng thời phải nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý giám sát phù hợp
Đổi mới và phát huy những ưu thế về kỹ thuật và công
nghệ, liên kết, liên doanh với các thành phần kinh tế khác nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh
tế xã hội/.
Phát huy vai trò trung tâm kinh tế khoa học công nghệ
trong các ngành nông lâm ngư nghiệp, phân phối lưu thông…
Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
nhưng khong đồng nhất với tư nhân hóa.
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong các doanh nghiệp
nhà nước theo cư chế tự chủ, đồng thời có cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ.
2. Củng cố, nâng cao vai trò của thành phần kinh tế
tập thể:
Khuyến khích hợp tác hóa nhưng phải căn cưa vào sự
phát triển của LLSX, căn cứ vào đặc điểm công nghệ, trình độ kỹ thuật à quản lý
Phát triển rộng rãi và đa dạng trong các ngành với qui
mô và mức độ tập thể hóa khác nhau
Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích giúp
kinh tế tập thể phát triển có hiệu quả
Giúp đỡ kinh tế cá thể tự chủ phát triển, đồng thời
hướng dẫn để từng bước đi vào kinh tế tập thể
3. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân
Xóa bỏ mặc cảm đối với kinh tế tư nhân, đặc biệt là
kinh tế tư bản, tư nhân, bảo vệ và lợi ích hợp pháp của kinh tế tư bản tư nhân
Khuyến khích các nhà tư bản tư nhân đầu tư vào lĩnh
vực sản xuất dùng công nghiệp tiên tiến và sử dụng nhiều lao động
Tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với kinh tế Tư
bản tư nhân
Khuyến khích các chủ doanh nghiệp bán cổ phần ưu đãi
cho người lao động, xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa chủ và thợ.
4. Phát triển thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài
Cải thiện môi trường đầu tư và thu hút mạnh nguồn lực
của các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài
Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của chủ doanh nghiệp
và người lao động
5. Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế
Đảm bảo các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng
trước pháp luật, hợp tác cạnh tranh theo pháp luật.
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo cùng với kinh tế
tập thể dàn trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân
Các TPKT tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
được coi là những nội lực nhằm phát triển nền kinh tế thị trường đi đúng hướng
XHCN ở Việt Nam
Lý luận các thành phần kinh tế trong
thời ký quá độ của Mác- Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng bộ, chính
quyền,nhân dân huyện Song Hinh vận dụng sáng tạo trong công cuộc ptas triển
kinh tế ở dịa phương.
Là một huyện miền núi nằm về phía tây của tỉnh Phú
Yên, Sông Hinh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm gần 50%. Là
một huyện mới thành lập, điểm xuất phát thấp, trình độ xản xuất, nhất là người
đồng bào dân tộc thiểu số, rất hạn chế, đời sống chủ yếu dực vào sản xuất nong
nghiệp. Tuy nhiên với lợi thế tiềm năng đất đai màu mỡ, rộng lớn, cùng với
những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, kinh tế, xã hội của
huyện Sông Hinh đã có nhiều khởi sắc; các thành phần kinh tế đã phát huy được
vai trò, khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh ở địa phương.
Với thành phần kinh tế nhà nước, ở
huyện Sông Hinh, đại diện tiêu biểu nhất cho thành phần này là ngân hàng và
nông trường. Trong thời gian qua, ngành ngân hàng để thực hiện tốt vai trò chủ
đạo của thành phần kinh tế nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân. Điều đó được
thể hiện rõ nét trong việc thực hiện các chính sách nhằm kiềm chế lạm phát
trong thời gian qua. Ở những thời điểm lạm phát len cao, ngân hàng hạn chế các
nguồn vốn vay không cần thiết, đồng thời có những giải pháp phù hợp nhằm thu
hút tiền nhàn dỗi trong nhân dân thông qua việc huy động gửi tiết kiệm. Khi nền
kinh tế đã đi vào ổn định, để tạo diều kiện cho các thành phần kinh tế khác
phát triển, ngân hàng đã giải ngân nhiều nguồn vốn để thúc đẩy sản xuất như:
vốn cho các hộ dân phát triển trang trại, vốn vay nuôi bò, trồng sắn mía; cao
su; vốn cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư mở rộng sản xuất. Ngoài ngân hàng
Nông nghiệp; ngân hàng chính sách xã hội huyện phối hợp tốt với các ban ngành
đoàn thể đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo được tiếp cận với các nguồn vốn vay
ưu đãi, lãi xuất thấp với số tiền mỗi họ từ 25 đén 30 triệu đồng để phát triển
sản xuất. Xác định được vai trò chủ đạo, trong thời gian qua, ngành ngân hàng đã
đã có nhiều đổi mới về chơ chế quản lý, áp dụng công nghệ vi tính mới để quản
lý liên thông, xây dựng các trụ ATM để người dân thuận lợi khi giao dịch, đội
ngũ nhân viên được đào tạo chính qui, vui vẻ khi giao dịch với khách hàng; tỏ
chức xuống trực tiếp cơ sở để giải ngân cho người dân…
Đại diện doanh nghiệp nhà nước, trên địa bàn huyện
Song hinh có nông trường. Từ năm 1985, để khai thác tiềm năng đất đai, đã có 3
nông trường được thành lập đó là: Nông trường Cà phê Ea Bá (đóng trên địa bàn
xã Ea Bar), Nông trường cà phê Buôn Kít (xã Sông Hinh) và nông trường 3/2 (xã
Ea Trol). thu hút hàng trăm công nhân, chủ yếu là thanh niên , xung phong đến
đây bám trụ, khai phấ đất đai, lao động xản xuất. Tuy nhiên, sau nhiều năm, cây
cà phê không mang lại hiệu quả kinh tế cao như các khu vực khác như Tây nguyên.
Nguyên nhân chủ yếu do khí hậu không phù hợp; đến nay hầu hết các nông trường
đã giải thể chỉ còn lại Nông trường cà phê Ea Bá. Nông trường cà phê Ea Bá cũng
đã thay đổi cơ cấu, tinh giảm biên chế theo hương gọn nhẹ, đổi thành Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên cà phê Ea Bá. Hiện công ty quản lý gần 2
nghìn hecta đất sản xuất, trong đó có khoảng 500 hcta ca phê đang khai thác. Phần
lớn diện tích trên giao khoán cho các công nhân và hộ dân xản xuất, khai thác
và nộp sản phẩm theo vụ và bán lại cho công ty. Để mang lại hiệu quả, công ty
khuyến khích trồng xen canh cà phê với cao su, cây sắn. Đến nay nhiều diện tích
đã khai thác mủ, đam lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ khi đổi mới về cơ chế, tổ chức, bộ máy, Công ty cà
phê Ea Bá hoạt động hiệu quả nhiều so với trước; tình trang nợ thuế, nợ bảo
hiểm không còn; Công ty là đơn vị đi đầu trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật
với các giống sắn mới, giống cao su co năng suất, hiệu quả, phù hợp với thổ nhữơng
khí hậu.
Với thành phần kinh tế tập thể, đại diện tiêu biểu là
hợp tác xã. Thực tế trên địa bàn chỉ còn tồn tại rất ít hợp tác xã. Ngoại trừ
hợp tác xã Ngọc Diệu, kinh doanh quản lý chợ Sông Hinh hoạt động hiểu quả có
lợi nhuận; còn lại các hợp tác xã như: HTX Đức Bình Đông, ĐBT… hoạt động kém.
Mặc dù chính quyền rất quan tâm tạo điều kiện như: tổ chức kiện toàn bộ máy
thông qua các đại hội xã viên; tạo điều kiện vay vốn, bố trí cơ sở vật chất,
nơi làm việc. Hoạt động yếu chủ yếu ở các lính vực phục vụ sản xuất nông nghiệp,
không ăng động, tính cạnh tranh thấp, xã viên thờ ơ…
Phát triển mạnh nhất, hiệu quả nhất là các thành phần
kinh tế tư nhân. Với tiềm năng đất đai màu mỡ, cùng với chính sách hỗ trợ của
nhà nước như vay vốn, đào tạo nghề, tập huấn, giới thiệu các giống cây, con
mới… ; kinh tế hộ gia đình, chủ yếu là trong nông nghiệp đã phát triển mạnh.
Hiện nay trên địa bàn huyện có trên 100 trang trại, chủ yếu là tròng cây cao
su, sắn, chăn nuôi bò, thả cá… mỗi trang trại đảm bảo việc làm từ 5 đến 10 lao
động thường xuyên, hàng chục lao động mùa vụ; lợi nhuận thu về hàng năm từ 100
triệu đến 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, kinh tế hộ gia đình ngày càng năng động
với nhiều mô hình sản xuất khác nhau như mô hình nuôi nai, nuôi nhím, heo rừng,
bò đàn, heo đen, gà sao, nhiều nhất vẫn là trồng cao su, trồng sắn mía, trồng
lúa lai… Những năm qua, giá cả ổn định, năng suất không ngừng tăng cao; mõi héc
ta đất sản xuất đem lại lợi nhuận bình quân từ 20 đến 30 triệu đồng. Nhiều hộ
nhờ biết kết hợp sản xuất chăn nuôi đã thoát nghèo trở thành hộ khá với thu
nhập bình quân mỗi năm 60 đến 70 triệu đồng.
Đồng hành với kinh tế hộ gia đình, Doanh nghiệp tư
nhân mà đại diện tiêu biểu là Công ty cổ phần tinh chế bột sắn POCOCEV, buôn
nhum, sông hinh đã không ngừng cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới, mở rộng
sản xuất, đổi mới cơ chế trên tinh thần đôi bên cùng có lợi. Trong lĩnh vực
này, chính quyền huyện đã có nhiều biện pháp tăng cường quản lý như: Thường
xuyên tổ chức kiểm tra công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ; công tác
bảo vệ môi trường, xử lý chất thải; phối hợp công ty thành lập các tổ diều hành
thu mua nguyên liệu nhằm giảm bớt rủi ro cho người trồng sắn như: ưu tiên nhổ
diện tích sắn trồng có nguy cơ ngập úng vào mùa mưa, ưu tiên cho các diện tích
sắn trồng ở các nơi khó vận chuyển, hoặc ưu tiên cho người dân tộc thiểu số… Nhờ vậy đến niên vụ sắn 2012-2013, diện tích
sắc trên địa bàn huyện đã tăng lên hơn 8.000hecta, năng suất trung bình 16
tấn/ha. Với giá bán 1.800 đồng/kg như hiện nay, mỗi héc ta sắn đem lại lợi nhuận
không dưới 20 triệu đồng. Toàn bộ sản lượng sắn trên được POCOCEV thu mua nhanh
gọn/. Để có đầu ra ổn định cho các cây trồng khác, huyện Sông Hinh đã tạo điều
kiện cho một đơn vị tư nhân xây dựng nhà máy mủ chế biến cao su tại xã Ea Bar
và đề nghị xây dựng thêm một nhà máy thu mua mía cho người dân.
Như vậy, vận dụng triết học Mac-LN, Đảng bộ, chính
quyền huyện SH đã chú trọng phát triển, tạo điều kiện cho các thành phần kinh
tế hoạch động, phần lớn các thành phần này hoạt động hiệu quả tiểu biểu như kinh
tế hộ gia đình, thành phần kinh tế tư bản tư nhân (doanh nghiep)… trong đó
thành phần kinh tế nhà nước luôn đóng vai trò chủ đạo, điều tiết, dẫn dắt các
thành phần kinh tế khác phát triển ổn định. Kết quả mang lại là đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân không ngừng nâng cao. Bên cạnh tó, thành phần kinh
tế tập thể vẫn không phát huy hiệu quả kéo dài, ô nhiễm môi trường chưa được
giải quyết dứt điểm; Các doanh nghiệp chế biến nông sản còn ít, chưa đáp ứng
nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của bà con nông dân..
Được biết, hiện huyện SH đang tích cực đề nghị cấp
trên cho phép mở thêm nhà máy tiêu thụ mía trên địa bàn huyện. Được như vậy sẽ
là điều kiện thuận lợi lớn cho bà con nông dân, bởi qua nhiều năm vùng đất Song
Hinh rất thích hợp với cây mía, cho năng suất cao; Nhà máy chế biến mủ cao su
công suất 5.000 tấn mủ đông/năm đảm bảo hàng ngàn hecta cao su yên tâm với khâu
tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách đào tạo
Tóm lại, nhờ việc vận dụng sáng tạo triết học Mac- LN,
Đảng, nhà nước ta đã chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp hai thành phần
(thực chất là một) sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần định
hướng xã hội chủ nghĩa. Thành quả mang lại đã được chứng minh ngày càng rõ nét
từ thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình đó vãn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đồi hỏi
mỗi cán bộ , đảng viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ chính trị, chuyên
môn; gắn với thực tiễn để có tư tưởng, nhận thức đúng; từ đó là nhân tố tích
cực để tuyen truyền, vận động, góp phần đưa các chủ trương, chính sách của
Đảng, NN vào cuộc sống và mang lại hiệu quả cao nhất.
Liên hệ
bản thân
0 nhận xét:
Đăng nhận xét