RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

Liên hệ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học (Tôn Giáo)


            Sông Hinh là huyện miền núi, với gần 50% là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, công tác tôn giáo trên dịa bàn huyen đã có nhiều chuyển biến tích cực, vai trò quản lý của nhà nước dần thể hiện rõ nét, đồng bào lương giáo đoàn kết, sống tốt đời đẹp đạo, hăng hái thi đua LĐXS, xây dựng đảng, chính quyền vững mạnh. Tuy nhiên bên cạnh đó, các thế lực thù địch vẫn khong từ bỏ âm mưu, lợi dụng tôn giáo lôi kéo quần chúng nhân dân, chống phá Đảng, Chính quyền địa phương.
            Hiện nay trên địa bàn huyện có 03 tôn giáo chính đó là Phật giáo, Công giáo và Tin lành; Tổng số 987 hộ, 4.131 khẩu, chiếm tỉ lệ 8,61% dân số toàn huyện. Trong đó nhiều nhất là Phật giáo: với 04 cơ sở thờ tự gồm Chùa Tuy Bình, Chùa Đồng Phú xã Đức Bình Tây; Chùa Linh Thứu thi trấn Hai Riêng và 01 Niệm Phật Đường ở xã Sơn Giang. Số lượng tín đồ: 604 hộ, 2.632 khẩu.
            Công giáo: Có 02 cơ sở thờ tự gồm: Nhà thờ Đồng Phú xã Đức Bình Tây và Nhà Nguyện thôn Vĩnh Lương xã Sơn Giang, hiện đang xây dưng mới 01 Nhà thờ Sông Hinh tại thi trấn Hai Riêng. Có 03 Ban hành giáo họ ở 03 cơ sở trên, gồm 20 người.  Số lượng tín đồ 182 hộ, 699 khẩu.
            Tin Lành: Toàn huyện có 02 điểm nhóm thuộc hệ phái CMA đã được chính quyền chấp thuận cho phép sinh hoạt là: Điểm nhóm buôn Thô, thị trấn Hai Riêng: 15 hộ, 64 khẩu và điểm nhóm buôn Zô, xã Ea Ly 23 hộ, 93 khẩu.
            Nhằm chăm lo vùng đồng bào dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn, tự do tôn giáo, trongthowif gian qua, huyện Sông Hinh đã thực hiện nhiều chính sách quan tâm cho lo đối với vùng đồng bào có đạo. Với những việc làm cụ thể như: Cấp phép hoạt động cho các nhóm,tôn giáo đủ điều kiện theo qui định của Pháp luật;  Cấp đất, vận động nhân dân hỗ trợ xây dựng nơi thờ tự, giáo đường; Hỗ trợ kinh phí thường xuyên cho các tổ chức tôn giáo và chức sắc tôn giáo hoạt động trên địa bàn huyện; Tạo điểu kiện cho tôn giáo tổ chức các hoạt động lớn như: Lễ phục sinh, Đại lễ Phật đản, An cư Kiết hạ; Nô En… cÙng với đó là các hoạt động thăm hỏi, chúc mừng thường xuyên của lãnh đạo địa phương với đồng bào tôn giáo nhân các các ngày lễ, tết…
            Cùng với các hoạt động cụ thể đó, Đảng, Chính quyền, Mặt trận các đoàn thể ngày càng có nhận thức sâu sắc hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách Tín ngưỡng, tôn giáo. Mặt trận tổ quốc Việt Nam uyện đã chủ động xây dựng chương trình phố hợp giữa Ủy ban MTTQ và Phòng nội vụ (cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo), nhằm tạo sự thoongsnhaats giữa hai đơn vị nhằm tăng cường công tác tuyên truyền , vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân dân, chức sắc, chức việc và đồng bào ton giáo, các nhà tu hàn, tín bồ và nhân dân về các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về tôn giáo; Bổ sung cán bộ phụ trách công tác toongiaos ở các thôn, buôn, vùng nhạy cảm có tôn giáo; Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng vận đọng quần chúng là tín đồ tôn giáo, và công tác quản lý nhà nước về toongiaos cho cát bộ cốt cán, nhất l;à cán bộ làm công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; Các chi bộ, thôn buôn, khu phố tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, quản lý nhà nước về ton giáo; ngày càng phát triển kết nạp nhiều đoàn viên, hội viên có đạo vào các tổ chức hội đoàn thể, nhiều đoàn viên, hội viên ưu tú có chức sắc, hoặc tín đồ tôn giáo được bầu giữ các chức vụ cốt cán trong giáo hội và trong các hội ban ngành thôn, buôn…
            Đáp lại sự quan tấm đó, đồng bào có đạo huyện Sông Hinh thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Thi đua sản xuất kin doanh giỏi, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nhiều hộ đã thoát được nghèo, vươn lên trở thành hộ khá giả với những cây trồng giá trị cao như sắn, mía, cao su… Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng ddwoif sống văn há mới ở khu dân cư; xây dựng gia đình văn hóa,  được nhân dân hưởng ứng; Các hoạt đồng tham gia đóng góp ủng hộ, twng thân, tương ái, tiếp xúc cử tri, hội họp thôn buôn, giữ gìn trật tự an ninh xóm làng… ngày cagf chuyển biến tích cực
            Tuy nhiên, bên cạnh đó, lợi dụng nhận thức hạn chế của một bộ phận người dân, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Một số kẻ xấu đã nén nút đến truyền đọa trái phép, lôi kéo, thành lạp những nhóm tôn giáo mà pháp luật chưa công nhận. Cụ thể, theo báo cáo của Phòng nội huyện SH, hiện nay trên địa bàn huyện Sông Hinh có 140 hô, 595 khẩu đang sinh hoạt tự phát lén lút ở 24 điểm nhà riêng trong các hộ theo đạo trên địa bàn 21 thôn, buôn, thuộc 9 xã, thị trấn; do chưa đủ điều kiện nên chưa được công nhận là điểm nhóm hợp pháp; Bên cạnh đó, hoạt động của một số kẻ lợi dụng chính sách tôn giáo vẫn còn tiềm ẩn các yếu tố bất lợi; một số đối tượng còn quan hệ móc nối với các đối tượng cầm đẩu ở TP HCM, Đăk Lăk, Gia Lai, các đối tượng FULRO đang lưu vong ở Mỹ lôi kéo đồng bào dân tộc đi theo chúng nhằm gây mất đoàn kết dân tộc, gây mất trật tự ANCT TTATXH, chống đối chính quyền. Thực tế đã diễn ra ở Ea Lâm vào thời điểm những năm 2002, 2007, lợi dụng đồng bào dân tộc thiểu số ở Ea Lâm, các đối tượng phản động đã truyền đạo lôi kép nhân dân vào các nhóm đạo, nhưng mục đích chính là tuyên truyenf chống phá Đảng, Nhà nước ta; Chúng đã kích độngnhân dân biểu tình đòi thành lập cái gọi là nhà nước Đê Ga; đập phá trụ sở UB xã, đốt phá hàng chục nhà của người kinh, đòi đuổi người kinh ra khỏi địa bàn xã. Từ đầu năm 2013 đến nay các hoạt đông truyền đạo trái phép giảm nhiều so với trước, nhưng còn một vài điểm nhóm vẫn còn diễn biến phức tạp như tranh giành tín đồ, liên tục thay đổi điểm nhóm, hệ phái.
            Để thực hiện tốt cong tác tôn giáo trên địa bàn huyện, ngoài việc quan tâm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vùng có đạo, huyện Sông Hinh cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ phù hợp với địa phương như sau:
            1.  tiếp tục tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức nói chung về tôn giáo nói riêng cho cán bọ, đảng viên, hooijvieen, chức sắc, tín đồ và toàn nhân dân; Tiếp tục phổ biến các chủ trương chính sách, pháp luật về tôn giáo cho chức sắc, chức việc và tín đồ tôn giáo ở địa phương.
            2. Tăng cường công tác QLNN về tôn giáo như:
            - Các Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt với chính quyền năm 2014 đúng quy định;
            - Nắm bắt kịp thời các diễn biến của tôn giáo, chủ động đề xuất với chính quyền có biện pháp giải quyết kịp thời, nhất là các đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo không để dây dưa dẫn đến phức tạp
            3. Xem xét giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng như:
            Hoạt động tôn giáo ngoài chương trình đăng ký, ngoài cơ sở tôn giáo, sửa chữa công trình tôn giáo, chấp thuận một số điểm nhóm đạo tin lành hệ phái CMA hoạt động theo Chỉ thị 01 của Thủ tướng Cính phủ.
            4. Thực hiện tốt các chương trình phối hợp với Mặt trận, các đoàn thể chính trị xã hội huyện về công tác tôn giáo.
            Tóm lại, từ nhận thức lý luận Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tôn giáo sẽ tồn tại với chúng ta và trở thành nhiệm vụ thường xuyên, quan trong trong thời kỳ quá độ xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy yêu cầu chung đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải có nhận thức đúng đắn, trên cơ sở lý luận Mác Lê Nin, tư tưởng Hò Chí Minh, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, đồng thời bám sát cơ sở, kịp thời nắm bắt thông tin, tình hình biến đọng của tôn giáo, từ đó có những quyết sách phù hợp, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương, đơn vị mình. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét