RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Môn Triết: Quy luật về sự phù hợp trình độ sản xuất với quan hên sản xuất



Xã hội tồn tại và phát triển là nhờ sản xuất vật chất của con người. Trong dó cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất được gọi là phương thức sản xuất. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, một nền kinh tế đều có một phương thức sản xuát riêng. Phương thức sản xuất là hai mặt biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, điều đó đã được triết học Mác-LN đúc kết bằng Qui luật về sự phù hợp trình độ sản xuất với quan hệ sản xuất. Việc vận dụng sáng tạo qui luật này đã đưa nước ta từ một nước nghèo nàn lạc hậu trở thành nước đang phát triển.

Theo Mác- Lê Nin, lực lượng sản xuất là phương thức kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, tạo ra một sức sản xuất nhất định trong sản xuất vật chất, hay nói cách khác là khả năng trinh phục tự nhiên của con người để tạo ra của cải vật chất trong xã hội, mà thực chất trong đó là mối qua hệ giữa con người với tự nhiên.
Kết cấu của LLSX bao gồm ba yếu tố: TLSX, Người lao động và Khoa học  ngày nay. Trong đó tư liệu sản xuât có Tư liệu lao động (công cụ lao động, phương tiện lao động hay còn gọi là kết cấu hạ tầng như: bưu chính, viễn thông, kho tàng, bến bãi, nhà xưởng…) và đối tượng lao động (Lao động 1: có sẵn trong tự nhiên: cá, biển, rừng, mỏ than, vàng…; Lao động 2: nguồn đã qua chế biến, sơ chế). Trong tư liệu lao động, yếu tố năng động nhất, tích cực nhất là công cụ lao động; đây được cho là nguồn gốc đầu tiên và cuối cùng của Lực lượng sản xuất.
Với yếu tố người lao động. Người lao động ở đây có hai vấn đề : Số lượng và chất lượng, nhưng chủ yếu được xem xét về chất lượng. Chất lượng người lao động phụ thuộc trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ sảo, sức khỏe…. Yếu tố người lao động đóng vai trò quyết định đối với lực lượng sản xuất. Người lao động tạo ra công cụ lao động; Người lao động luôn có nhu cầu cải tiến công cụ lao động để giảm sức lao động. Mắc- Ăng Ghen cho rằng, người lao động là nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất
Với yếu tố khoa học, hiện nay khoa học công nghệ thâm nhập tất cả các yếu tố của lực lượng sản xuất. Vì thế, khoa học công nghệ trở thành một yếu tố của Lực lượng sản xuát ngày nay.
Về quan hệ sản xuất, thực chất là mối quan hệ giữa người với người trong hoạt động sản xuất, bao gồm: Quan hệ sở hữu (tư liệu sản xuất); Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất và quan hệ phân phối. Trong ba yếu tố đó, quan hệ tư liệu sản xuất mang tính chất quyết định nhất. Người nào nắm giữ tư liệu sản xuất người đó làm chủ và có quyền quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn quan hệ phân phối (hợp lý, ăn chi bình đẳng…) sẽ có tác động tích cực đến người lao động, góp phần tăng năng suất lao động.
Theo Triết học Mác Lê Nin, quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có môi quan hệ biện chứng với nhau và được đúc kết bằng Qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
 Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là khách quan của mọi quá trình sản xuất vật chất. Vì trong sản xuất, con người tiến hành quan hệ song trùng: Quan hệ với tự nhiên, Quan hệ với xã hội.  Mác khẳng định: Mối quan hệ trên là khách quan, ra đời tồn tại do chính bản thân của nó. Thiếu một trong hai quan hệ đó, quá trình sản xuất vật chất không thực hiện được.
 Trong một phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, hay nói cách khác, quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Mà ở đó, trình độ sản xuất là khả năng của con người tác động vào giới tự nhiên, tạo ra của cải vật chất , đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển xã hội; đồng thời nó thể hiện qua trình độ, mức độ hiện đại của công cụ lao động, trình độ tổ chức lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội và kinh nghiệm, kỹ năng lao động của người lao động.
Từ những phân tích trên ta nhận thấy tính chất của lực lượng sản xuất, đó là: tính cá nhân hay tính xã hội trong việc sử dụng tư liệu để làm ra sản phẩm. Ví dụ như lao động thủ công mang tính cá nhân, còn sử dụng máy móc tự động hóa, cơ giới hóa mang tính tập thể.
Trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất như thế nào, thì đòi hỏi sản xuất phải như thế đó để đảm bảo sự phù hợp. Ở Việt nam chúng ta trước năm 1986 có nhiều trình độ lực lượng sản xuất khác nhau: lạc hậu có, cao có, thấp có. Tuy vậy chúng ta chỉ xác lập có 02 thành phần kinh tế, mà thực chất là một (kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, sở hữu chung là nhà nước). Do vậy quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất không phù hợp, dẫn đến năng suất đạt thấp, sản xuất không hiệu quả, không khai thác hết trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất của nước ta khi đó.
Trình độ và tính chất của lực lướng sản xuất thay đổi thì quan hệ sản xuất cũng thay đổi theo để đảm bảo sự phù hợp. Thực tế cho thấy, các nước tư bản ngày nay đã thực hiện điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất bằng việc cổ phần hóa cho công nhân. Tuy nhiên bản chất của tư bản vẫn không đổi, công nhân được tham gia cổ phần không đáng kể. Còn các nước xã hội chủ nghiã, tiêu biểu như Việt Nam đã thực hiện đổi mới năm 1986, thiết lập QHSX với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần phù hợp với từng lực lượng sản xuất; đổi mới toàn diện, trọng tâm là tư duy kinh tế. QHSX, thiết lập nhiều QHSX, mỗi QHSX phù hợp với lực lượng sản xuất nhất định.
Khi lực lượng sản xuất cũ mất đi, lực lượng sản xuất mới ra đời, thì quan hệ sản xuất cũ cũng mất đi, quan hệ sản xuất mới ra đời để đảm bảo sự phù hợp. Sự phù hợp trong QHSX và LLSX là một trạng thái nhất định, biểu hiện LLSX phát triển. Đồng thời đó là sự phù hợp biện chứng, mà trong đó vẫn diễn ra yếu tố không phù hợp.
QHSX còn tác động trở lại với sự phát triển của LLSX, nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của LLSX trong một giới hạn nhất định. Nếu QHSX lạc hậu hay tiên tiến hơn LLSX đều làm kìm hãm sự phát triển.

Qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất được thể hiện rõ nét trong quá trình xây dựng và phát triển của Việt Nam chúng ta.
Trước thời kỳ đổi mới, việc vận dụng qui luật trên ở nước ta đã mắc phải những sai lầm, lệch khu chủ trương sớm xây dựng một nền kinh tế tiên tiến trong khi lực lượng sản xuất lạc hậu, không đồng đều. Nền kinh tế quôc gia được xác lập với hai thành phần đó là kinh tế quôc doanh và kinh tế tập thể sở hữu chung của nhà nước (thực chất là một thành phần), xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất một cách ồ ạt, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất tràn lan. Những lệch lạc, sai lầm, chủ quan, không đúng với qui luật về sự phù hợp  của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất đã khiến chúng ta rơi vào tình trạng trì trệ, khủng khoảng, hơn 10 năm trời kinh tế hầu như không phát triển, đời sống nhân dân vô vàn khó khăn, thiếu thốn mọi bề.
Khắc phục những sai lầm đó, Đảng ta đã sáng suốt vận dụng qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất vơi sự phát triển của lục lượng sản xuất, chuyển từ một nền kinh tế thuần nhất xã hội chủ nghĩa sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với trình độ sản xuất ở các ngành, các vùng khác nhau, nhằm khai thác, phát huy mọi tiềm năng, năng lực sản xuất.
Gần đây nhất, Đại hội Đảng lần thứ XI, năm 20 đã chỉ các thành phần kinh tế của nước ta bao gồm : Kinh tế nhà nước ; Kinh tế tập thể ;  Kinh tế tư nhân ; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và các hình thức sở hữu hỗn hợp. Các thành phần kinh tế hoạt động bình đẳng trước pháp luật, hợp tác cạnh tranh lành mạnh. Trong đó kinh tế nhà nước vẫn giữa vai trò chủ đạo định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo nên môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo qui luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX, từ năm 1986 đến nay, nền kinh tế nước ta có bước phát triển vượt bậc, thoát khỏi tìn trạng khủng hoảng, không còn cảnh đói ăn, thiếu mặc; tinh thần tự giác, tự lực, tự cường được phát huy; các thành phần kinh tế được tạo điều kiện phát huy năng lực, phát triển nhanh,mạnh; tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia nhanh, thoát khỏi nước nghèo, trở thành nước đang phát triển.
Từ thực tiễn trên, chúng ta khẳng định, Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với độ phát triển của lực lượng sản xuất là qui luật cơ bản của mọi nền kinh tế.  Việc nhận thức đúng và vận dụng một cách sáng tạo qui luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư tản chủ nghĩa như ở Việt Nam chúng ta. Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc nghiên cứu, vận dụng sáng tạo qui luật trên càng có ý nghĩa sâu sắc và cần thiết; đó là cơ sở, là nền tảng chúng ta tin tưởng sẽ gặt hái được nhiều thành công trên con đường xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét