RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Đề thi môn Triết: Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn.


Lý luận và thực tiễn là hai phạm trù thường xuyên được đề cấp đến trong các hoạt động của con người, nhất là trong việc thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên chúng ta. Nhận thức thấu đáo mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn theo quan điểm chủ nghĩa duy vật mac-xit thì các hoạt động của chúng ta mới đi đúng hướng và đạt được hiệu quả cao nhất. Điều đó đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh chống thực dân, đế quôc xâm lược, giải phóng đất nước cũng như trong hơn 30 năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam
Theo duy vật Mac-xit, thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Để việc cải tạo đạt dược hiệu quả, con người phải nhận thức được chúng. Trong trình độ nhận thức, lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc nhất. Triết học Mác cho rằng, lý luận là hệ thống tri thức được khái quát từ những kinh nghiệm của thế giới khách quan; đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, thể hiện tính tất nhiên, tính quy luật, tính chính xác, lô gic chặt chẽ của sự vật hiện tượng, đồng thời lý luận thể hiện tính hệ thống, tính chỉnh thể các bộ phận liên hệ với nhau.
Để hình thành lý luận nhận thức, thực tiễn đóng vai trò quan trọng, nó là cơ sở, là động lực, mục đích trực tiếp và chủ yếu của nhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý.
Tại sao nói thực tiễn là cơ sở, là động lực trực tiếp và chủ yếu của quá trình nhận thức? Đó là vì thực tiễn là nơi cung cấp tài liệu, vật liệu cho quá trình nhận thức; nơi rèn luyện các hoạt động giác quan của con người và là nơi đặt hàng cho việc chế tạo ra những công cụ, phương tiện hỗ trợ giác quan của con người trong quá trình nhận thức của con người để nhận biết sự vật, hiện tượng mọt cách sâu sắc (ví dụ như kính hiển vi, kính viễn vọng… giúp con người nối dài giác quan). Thực tế cho thấy, chủ trương đổi mới năm 1986 của nước ta là kết quả quá trình nhận thức của Đảng từ thực tiễn hoạt động. Sau ngày giải phóng, hơn 10 năm trời chúng ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn, kinh  tế không phát triển, thậm chí khủng hoảng, lạm phát cao, đời sống vật chất, tinh thần nhân dân khó khăn thiếu thốn… Với những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn, sau khi đổi mới, đất nước ta đã dành được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế xã hội.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức, nhận thức phải quay về phục vụ thực tiễn. Kết quả của nhận thức phải hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn; Lý luận kho học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng ta được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Bởi vì chỉ trong hoạt động thực tiễn, qua thực tiễn mới chứng minh được nhận thức của con người là đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp, có đạt đến chân lý hay không. Trong thực tế có những đề án nói rất hay, rất chặt chẽ, logic nhưng khi triển khai vào thực tế lại bộc lộ nhiều điểm không phù hợp, khác hoàn toàn thực tế. Cụ thể hơn như Thông tư 33 của bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qui định bán thịt sống trong tám tiếng. Sau khi áp dụng thực tế thì không phù hợp, tiểu thương và dư luận nhân dân không đồng tình ủng hộ.
Thực tiễn là hoạt động vạt chất có mục đích của con người, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Để đạt được hiệu quả, con người phải nhận thức được thế giới khách quan. Vì vậy lý luận nhận thức cũng có vai trò to lớn đối với  thực tiễn.
Lý luận do phản ánh được bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng cho nên nó đem lại sự hiểu biết về sự vật hiện tượng. Vì vậy trong mối quan hệ với thực tiễn lý luận đóng vai trò soi đường, chỉ đạo, dẫn dắt thực tiễn; Lý luận khoa học luôn là kim chỉ nam cho hành động cách mạng.
Lý luận góp phần vào việc giáo dục, thuyết phục, động viên tập hợp quần chúng nhân dân để tạo thành một phong trào quần chúng rộng lớn
Lý luận phản ánh được bản chất của sự vật hiện tượng, cho nên nó có thể dự báo được xu hướng vận động phát triển của sự phát triển. Chính vì vậy nó đóng vai trò định hướng trong hoạt động thực tiễn, giúp cho con người hoạt động thực tiễn chủ động hơn, tích cực hơn và hiệu quả hơn.
Vai trò tác động của lý luận vào thực tiễn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng trước hết nó phụ thuộc vào các yếu tố sau như: tính đúng đắn, khoa học của lý luận đó; mức độ thâm nhập của lý luận vào quảng đại quần chúng nhân dân; phụ thuộc vào sự vận dụng đúng đắn của lý luận, sáng tạo lý luận hay không bởi chủ thể lãnh đạo quản lý, chủ thể hoạt động thực tiễn.
Lịch sử phát triển của nhân loại đã chỉ ra rằng, vai trò của lý luận khoa học ngày càng tăng lên. Ngày nay thế giới có những biến đổi nhanh chóng, với cuộc dấu tranh giai cấp và dân tộc ngày càng gay go, phức tạp, với sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của cuộc cách mạng hoa học và công nghệ hiện đại, vai trò của lý luận khoa học ngày càng vô cùng quan trọng. Chỉ có bằng tư duy lý luận  khoa học mới có thể lý giải được tính chất hết sức đa dạng, phức tạp và đầy mâu thuẫn với những biến động to lớn của thời đại ngày nay.
Công cuộc cải cách, đổi mới ở nước ta sở dĩ đạt được những thành tựu to lớn trước hết là nhờ có lý luận đúng đắn soi đường. tuy nhiên, tính chất khó khăn và phức tạp của sự nghiệp đổi mới cũng như chiều sâu và tầm cỡ của nó đang nảy sinh nhiều vấn đề lớn lao và gay cấn đòi hỏi phải được giải quyết. Cho nên có thể nói rằng, chưa bao giờ lý luận lại cần thiết và có tầm quan trọng lớn như hiện nay; lý luận trở thành thiết thân đối với sự nghiệp đổi mới nói riêng, đối với toàn bộ vận mệnh của chủ ngĩa xã hội nói chung.

Lý luận và thực tiễn có sự tác động qua lại biện chứng với nhau; lý luận càng cao, hiểu biết càng sâu sắc, thực tiễn càng đa dạng phong phú. Ngược lại thực tiễn càng đa dạng phong phú bao niêu, càng tạo điều kiện, càng kích thích lý luận phát trienr bấy nhiêu.  Hồ chí Minh viết: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ thực tiễn là lý luận suông”.
Việc vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thường dẫn đến sai lầm cực đoan là bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, Bệnh giáo điều là khuynh hướng cường diệu vai trò lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễ. Còn bệnh kinh nghiệm  là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học; không chịu khó nâng cao trình độ lý luận, thỏa mãn với kinhnghieemj bản thân.
Nguyên nhân mắc phải bệnh trên là do sự yếu kém về lý luận, không nắm được tinh thần khoa học của đường lối, chủ trương, chính sách. Sự yếu kém về nhận thức dẫn đến bệnh kinhnghieemj mà còn dẫn đến cả bệnh giáo điều. Vì chính sự yếu kém về lý luận, không nắm chắc đường lối , chủ trương, chính sách làm chúng ta tiếp thu lý luận, đường lối, chủ trương một cách giản đơn, phiến diện, cắt xén, không đến nới đén chốn. Mắc phải hai căn bệnh này khiến lý luận trở lên lạc hậu, thiếu sắc sống, thực tiễn kém hiệu quả.
Để khăc phục, điều quan trongjnhaats là phải nâng cao trìn h đọ lý luận, trình độ hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách



Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đã được chứng minh bằng những việc làm hiễu quả ở huyện Sông Hinh, ví dụ như xóa đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Như chúng ta đã biết, Sông Hinh là huyện miền núi có gần 50% là đồng bào dan tộc thiểu số sinh sống, trong đó nhiều nhất là đồng bào Ê Đê. Thực tế cho thấy, đa phần người dân sống bằng sản xuất nông nghiệp lạc hậu, trồng lúa rẫy, trồng bắp phụ thuộc thời tiết, năm được năm mất; ban ngày di làm, ban đêm vào rừng săn bắn để kiếm thức ăn cải thiện cuộc sống. Lâu dần, đất đai bạc màu, muôn thú thưa dần, đời sống đồng bào nơi đây càng khó khăn hơn. Tình trạng thiếu đói giáp hạt diễn ra phổ biến. Xuất phát từ thực tiễn đó, Đảng bộ, chính quyền huyện đã đề ra chủ trương làm sao để giúp bà con nâng cao đời sống nhanh nhất. Cùng với đó, chỉ đạo cán bộ huyện, xã, các ban ngành đoàn thể bám sát cơ sở tìm hiểu tình hình thực tế, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con nhân dân. Từ đó đưa ra những cách làm phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Với sự năng động, nhiệt tình, đội ngũ cán bộ uyện Sông Hinh đã có nhiều cách làm sáng tạo trong việc giúp nhân dân phát triển sản xuất. Từ thực tế, nhận thấy rằng đã phần đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa thấp, nhiều người không biết chữ, người lớn tuổi khó tiếp thu được tiếng của người Kinh…, huyện đã chỉ đạo đẩy nhanh việc xây dựng trường lớp, tích cực vận động các em học sinh trong độ tuổi đến lớp; Tổ chức các chương trình tình nguyện dạy xóa mù chữ cho người lớn tuổi; đầu tư hệ thống đài truyền thanh cấp xã, đưa thông tin bằng loa công cộng đến tận thôn, buôn; xây dựng chương trình phát thanh bằng tiếng Ê Đê giúp người lớn tuổi dễ nghe, dễ hiểu; đầu tư xây dựng các công trình đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng…
Để giúp người dân tộc thay đổi tập quán trồng lúa rẫy lạc hậu, huyện đã đầu tư xây dựng kênh mương thủy lợi; san ủi đất đồi thành ruộng lúa nước; đồng thời cử cán bộ khuyến nông bề từng buôn, cùng ăn, cùng ở cùng làm; dạy bà con cách trồng lúa nước bằng cách cầm tay chỉ việc. Nhờ vậy từ chỗ chỉ có vài trăm hec ta đến nay đã có trên 1.500ha lúa nước hai vụ, năng xuất một sào bằng cả hecta lúa rẫy; đồng bào nơi đây vô cùng phấn khởi, chấm rứt cảnh thiếu đói giáp hạt…
Hoặc tiêu biểu như ở buôn Zô, xã Ea Ly; xuất phát từ thực tiễn cho thấy rằng, đồng bào nơi đây có tiềm năng đất đai màu mỡ nhưng vẫn nghèo khó là do quanh năm chỉ bám với cây mè, cây đậu, trong khi đó nhiều cây trồng khác có giá trị cao không được làm vì thiếu mạnh dạn, thiếu kỹ thuật. Để giải quyết, chính quyền xã Ea Ly đã đề ra chủ trương xây dựng mô hình điểm chuyên canh cây mía tại vùng đất buôn Zô, cùng với nhà máy đường Tuy Hòa xuống tận địa phương để tuyên truyền, giải thích những cơ chế thu mua, đầu tư của nhà máy; đến từng nhà vận động, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, bảm hiemr giá; nhờ vậy bà con nơi đây đã tự tin làm cái mới. Trong quá trình thực hiện, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, chuyên môn thường cuyên có mặt tại buôn để hướng dẫn cho bà con cách làm. Nhờ vậy đấn nay hầu hết đồng bào Ê Đê ở buôn Zô đã biết trồng mía, hộ ít nhất 1ha, hộ nhiều 4-5 ha. Mỗi năm thu về từ vài chục đến cả trăm triệu đồng.
 Không những vậy, ý thức phát triển kinh tế bằng nội lực đã được nâng lên đối với người dân tộc thiểu số. Đến nay nhiều hộ đã giàu có nhờ cây cao su như Ma Đuông, xã Ea Ba, Y Dấc Ea Ba; Giàu lên nhờ sắn mía như Ma  xã Ea Bá.
Từ những việc làm đó cho thấy rằng, bám sát thực tiễn sẽ cho chúng ta có nhận thức đúng, và từ đó có những bước đi đúng hướng, đem lại hiệu quả cao trong công việc.

            Trong thowiuf đại của văn minh trí tuệ, thời đại của những nghiên cứu khoa học, công nghệ đã, đang đã có những biến đổi hết sức nhanh chóng, do đó lý luận khoa học có vai trò  cực kỳ to lớn nhất là đối với một quốc gia đi leenchur nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản như nước ta hiện nay. Do đó để đáp ứng yêu cầu thực tiễn cách mạng của đất nước; do đó từng cán bộ, đảng viên, tổ chức cơ sở Đảng phải tăng cường công tác tổ chức thực tiễn; tôn trọng thực tiễ; lấy thực tiễn để đánh giá nhận thức; không ngừng học tập để nang cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mới của đất nước.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét