RSS
Write some words about you and your blog here

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Thi môn Kinh tế chính trị (Đề 4)


4.Tại sao phải đẩy mạnh CNH, HĐH Nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay? Định hướng  đẩy mạnh CNH, HĐH, NN, NT giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nong thôn, nong dân ở nước ta hiện nay?
Liên hệ sự nghiệp CNH, HĐH, NN, NT giải quyết đồng bộ các vấn đề trong nghiệp,nông thôn, nông dân ở địa phwng đồng chí?
Đảng ta nhận định, nông nghiệp, nông dân, nông tôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như trong nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc. Thực hiện chủ trương đó, toàn Đảng, toàn dân cả nước nói chung, huyện Sông Hinh nói riêng đã có nhiều quan tâm, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nhờ vậy đời sống kinh tế, vật chất, tinh thần của vùng nông thôn đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện vẫn bộ lộ nhiều hạn chế, khó khăn vướng mắc, đòi hỏi chúng ta cần nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn sự cần thiết phải đẩy mạnh cnh, hđh nông nghiệp nông thôn; Các giải pháp giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân để đáp ứng kịp với yêu cầu đổi mới của đất nước.

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất dựa vào cây trồng vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm. Theo nghĩa rộng nông nghiệp bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. Còn nong thôn là khái niệm chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất noongnghieepj chiếm một tỷ trọng lớn.
Từ khi đổi mới 1986 đến nay, nông nghiệp, nong thôn nước ta đã dạt nhiều thành tựu quan trọng, sản xuất phát triển tương đối toàn diện, liê tục với tốc độ cao; nhiều mặt hàng có giá trị lớn được xuất khẩu như cà phê, cao su, tôm, gaojk…cơ sở hạ tầng như gia thông, thủy lợi được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều biến đổi  tích cực, nhưng nông nghiệp ông thôn vẫn đang đứng trước những thách thức gay gắt, đòi hỏi sự cần thiết phải đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là:
Một là, nông nghiệp nông thôn nước ta còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và khai thác chưa hiệu quả. Ví như đất đai, cả nước có hơn ba triệu hecta chưa khai thác, theo tính toán, mỗi ha tạo ra khoảng 1.300 USD/năm; 3.200km bờ biển, diện tích lãnh hải trên 1 triệu km2, trư lượng khai thác hải sản khoảng 4 triệu tấn nhưng việc khai thác chưa hiểu quả. Nhiều hàng hóa có giá trị cao nhưng chưa được khai thác triệt để còn lãng phí như cà phê; Cà phê nhân giao dịch mỗi năm trên thế giới khoảng 100 tỷ USD, nhưng việt Nam chỉ thu về khoảng 2 tỷ USD, một con số quá thấp so với tiềm năng, diện tích, nguyên nhân do thương hiệu kém, chưa xay dựng được thương hiệu cà phê.
Hai là, nông nghiệp nông thôn vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, trình độ lạc hậu, năng suất thấp. (VD như giá đường Thái lân luôn thấp hơn VN; bình quân đất nông nghiệp trên đầu người thấp, chỉ khoảng 0,12ha, trong khi đó còn manh mún, xé lẻ nên gây trở lại cho việc áp dụng khoa học, kỹ thuật. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nhiều khâu rong sản xuất noong nghieepj chỉ khoảng 50 đến 60%, do đó năng suất hiệu quả thấp. Ví dụ ở VN 1.300 USD/ năm, còn ở Thái Lan, 44,3USD/ năm, Đài loan 18.000 USD/năm; Mỗi lao động NN ở Việt Nam nuôi được 2 người, Mỗi lao động ở Mỹ nuôi được 80 người, ở Nhật 20 người; ở Úc 204 người.)
Ba là, Quan hệ sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu phát trienr nền nông nghiệp theo cơ chế mới. Khu vực kinh tế tập thể còn yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng. Tổ hợp tác da phần nhỏ, tự phát. Doanh nghiệp nhà nước trong nông thôn đổi mới chậm; hiệu quả sử dụng đất của các nông lâm trường thấp; kinh tế tư nhân, cá thể còn tự phát, năng lực hạn chế.
Bốn là, nông nghiệp, nông thôn không chỉ là nơi cung cấp nguyên liệu và thị trường rộng lớn cho công nghiệp mà còn là thị trường  tiêu thụ rộng lớn sản phẩm công nghiệp. Phát triển khu vực  sẽ kéo theo phát triển công nghiệp và thành thị.
Năm là, đời sống của người dân nông thôn còn nhiều khó khăn, chênh lệch nông thôn, thành thị có chiều hướng gia tăng.

Để khắc phục tình trạng trên và để sớm xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu hợp lý, Đảng ta đã có chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  nông nghiệp, nông thôn, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; điều đó thể hiện rõ trong nghị quyết 26, hội nghị lần thứ 7, BCH TW Đảng khóa X, trong đó các nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện chủ yếu  vào các nội dung sau:

Một là, xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại (chuyên canh đa canh ở địa phương)
Hai là đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật,  công nghệ  trong nông nghiệp và nông thôn. Chia khoa học công nghệ làm 2 loại: Thay thế lao động (giảm lực lượng lao động bằng máy móc) và công nghệ thay thế đất (1 ha đất áp dụng khoa học công nghệ tạo ra nhiều giá trị hàng hóa, đó là công nghệ sinh học hóa học… ). VD máy gặt đập liên hợp năng suất gấp 100 lao động thủ công, đáp ứng kịp mùa vụ, giảm tỷ lệ thất thoát xuống 1%.
Ba là: xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Đặc biệt Đảng ta định hướng thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ bốn nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước. (xem văn kiện đại hội XI). Ví dụ nông dân thiếu vốn, khoa học, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ… cần doanh nghiệp, nhà nước giúp vốn.. Nhà khoa học giúp kỹ thuật, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm…
Bốn là, mở rộng qui mô và nang cao chất lượng nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay lao động đã đào tạo ở nông thôn chỉ đạt 9,7%. Sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún…
Năm là, phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội cho nông thôn. (Kết cấu hạ tầng gồm: Kinh tế (các công trình phục vụ phát triển kinh tế như điện, đường…) và Xã hội (Cải thiện mức sống cho người dân như trường, trạm, bưu điện..)

Thực hiện chủ trương của Đảng nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt gần đây nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Sông Hinh đã chủ động, tích cực, vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, cùng nhân dân thực hiện có hiệu quả, đưa bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.
Là một huyện miền núi, mới thành lập, Sông Hinh có điểm xuất phát thấp; gần ½ là người dân tộc thiểu số, trình độ dân cư thấp; chỉ quen với cây lúa, rẫy, cây mè, cây đậu, năng suất thấp phụ thuộc nước trời, bấp bênh. Để tạo sự đồng thuận trong nhân dân, chính quyền từ huyện đến cơ sở chú trọng nhiều đến công tác tuyên truyền, để nhân dân hiểu được các chủ trương chính sách của Đảng  và nhà nước nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa noong nghieepj, nông thôn.
Với đặc thù đó, huyện Sông Hinh đã chú trọng đến cây lúa bằng việc đầu tư xây dựng các coongtrinhf thủy lợi; san ủi đất đồi thành ruoongjluas nowcs hai vụ rồi cấp lại cho người dân. Nhời vậy từ một huyện chỉ có vài trăm ha lúa nước, đến nay diện tích đã tăng lên hơn 1.500ha; cây lúa nước đã thay thế cây lúa rẫy; nhiều công trình thủy lợi được hoàn thành như: Thủy lợi đập dâng E Trol; Đập dâng buôn Ken, buon Bá, xã Ea Bá; Thủy lựi kênh tây sau thủy điện Sông Hinh cho xã Sơn Giang, Thủy lợi sau thủy điện Sông Ba hạ cho cánh đòng buôn quang dù, xã Đức Bình Tây; công trình thuyrlowij hồ tân lập, hồ buôn Đức, hồ la bách; trạm bơm Bến trâu, Đức Bình đông, Tuy Bình Đức Bình tây… ngoài ra còn có hàng chục công trình thuye lợi nhỏ khác do nhà nước và người dân tự làm. Nhờ vậy, đã chấm rứt cảnh thiếu đói giáp hạt, mỗi sào lúa nước bằng cả ha lúa rẫy. Không còn phải lo đến gạo ăn hàng ngày, người dân đã nghĩ các cây trồng khác có giá trị kinh tế cao để làm giàu cho gia đình.
Song song với đó, để dần hình thành các vùng chuyên canh cây trồng có giá trị kinh tế cao, huyện đã tiến hành khảo sát, lựa chọn khoanh vùng định hướng các cây trồng phù hợp; kết hợp với đó là việc triển khai tốt các mô hình, dự án; đẩy mạnh đào tạo nghề nông thôn; Tổ chức đi thăm quan học hỏi các cây trồng vật nuôi mới; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay ngân hàng. Nhờ vậy, đến nay, địa bàn huyện SÔng Hinh đã dàn hình thành các vùng chuyên canh cây trồng ví dụ như: Vùng chuyên canh cây cao su tập trung ở các xã phía tây nam của huyện như Ea Bar, Ea Ly, Ea Trol; vùng chuyên canh mía có tưới ở Sơn Giang; Vùng chuyên canh mía ca sản ở phía bắc xã EaLy; chuyên canh cà phê ở nông trường cà phê Ea Bá; Xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn ở các xã Đức Bình Đông, Sơn Giang… Ngoài ra cây sắn đã được các địa phương bố trí ở các diện tích phù hợp như triền đồi; nương rẫy ở xa khu dân cư… Việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, cũng như đưa các giống cây trồng mới có năng xuất cao. Hiệu quả thực tế mang lại cao hơ nhieuf so với trước đây. Ví dụ như vùng chuyên canh mía Ea Ly, năng xuất đã tăng từ 60 tấn/ha lên 75 tấn/ha; hoặc hiện nay bà con nhân dân trong huyện đang mở rộng diện tích trồng giống sắn mới, mắt dày, cây thấp nhưng năng suất cao; thực tế từ các hộ dân nếu chăm sóc đúng qui trình, năng suất sẽ tăng gấp đôi so với sắn thường, nghĩa là tăng từ 16 tấn/ha lên 32 tấn/ha; Đặc biệt là vùng chuyên cang cây cao su đã mang lại hiệu quả rõ nét; hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng hơn 2.800 ha, trong đó có khoảng 1000 ha đang khai thác mủ. Với giá bán như hiện nay là 18.000đồng/kg mủ đông; một lần cạo mủ, trừ hết chi phí cũng được trên dưới triệu đồng;
Để có kết quả đó, huyện soonghinh đã chú trọng đến công tác vận động nhân dân ứng dụng tiến bộ khoa học và sản xuất như: sử dụng phân vi sinh, phân chuồng, hạn chế phân hóa học để bảo vệ đất đai; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng qui định, không lạm dụng; Hỗ chợ cho nhân dân vay vốn mua máy cày, ô tô tải; sử dụng các giống cây, con mới có năng suất chất lượng cao. Tổ chức nhiều cuộc họi thảo, đối thoại như hội thảo cây lúa lai TH 3-3, hội thảo cây mắc ca… nhằm giúp các nhà khoa học với người dân đến gần nhau hơn.
Bên cạnh đó các doanh nghiệp tư nhân đã được tạo điều kiện phát triển gắn vứi vùng nguyên liệu. Tiêu biểu như nhà máy sắn POCOCEV; chính quyền địa phương là cầu lối giữa người nông dân với nhà máy; tăng cường công tác quản lý ; thành lập các tổ điều hành thu mua nguyên liệu ở các địa phương; ngoài ra huyện còn tạo điều kiện cho một đưn vị tư nhân xay dựng nhà máy chế biến mủ cao su với năng suất 10 tấn mủ khô/năm đảm bảo tiêu thụ hết sản lượng mủ trên đại bàn huyện; huyện cũng đang tích cực đề nghị được mở thêm một nhà máy tiêu thụ mía, đáp ứng nhu cầu sản xuất mía của bà con nông dân.
Cùng với các doanh nghiepj tư nhân, với môi trường thuận lợi, kinh tế hộ gia đình đã có bước phát triển vượt bậc, tiêu biểu là các trang trại qui mô vừa và nhỏ. Hiện nay toàn huyện có khoảng hơn 200 trang trại hoạt động hiệu quả, tập trung vào lĩnh cvwcj trồng trọt, chăn nuôi; lợi nhuận hàng năm từ 150 đến 300 triệu đồng; giải quyết lao động thường xuyên cho hàng trăm lao động và hàng ngàn lao động thời vụ.
Để thúc đẩy sản xuất, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, huyện Sông Hinh đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng đường xá, điện lưới, trường học, trạm y tế… Đến nay hầu hết đươcng đến trung tâm các xã đã được kiên cố hóa, đươcng giao thông nông thôn cũng đã được đầu tư nhiều; đươcng nội đồng được chú trọng mở rộng với tinh thần vận động nhà nước và nhân dân cùng làm… nhờ vậy hầu hết diện tích đất đã được khai thác triệt để..
Vowis nhữngx nỗ lực của toàn đảng, toàn dân đến nay mục tiêu coongnghjieepj hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã được đông đảo người dân đồng tình, đón nhận, bộ mặt nông thôn miền núi đã có nhieuf khởi sắc hơn trước. Đặc biệt ở hai xã điểm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã có 9/19 chỉ tiêu (cũ) được thực hiện đạt; nhieuf chỉ tiêu khó như bảo vệ môi trường; xây dựng hội đoàn thể vững mạnh cũng đã được thwcjhieenj thành công.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa vùng đồng bào dân tộc và vùng người kinh. Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, giá cả chưa thật sự ổn định; Đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã cao hơn trước nhưng còn thấp so với yêu cầu, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.
Giải pháp:  Lấy giải  pháp trong báo cáo đại hội Đảng bộ xã (Liên quan đến kinh tế)
Để đạt được yêu cầu nông thôn mới, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cầ tích cực hơn nữa trong việc học tập nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; nắm vững quan điểm, chủ chương, chính sách của nhà nước, nhất là đối với công cộng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, từ đó tích cực tuyên truyền vận động nhân dân hiểu, phối hợp tốt với chính quyền, đưa chương trinhfmucj tiêu xây dwngjnoong thôn mới về đích nhanh nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét